Đào tạo hướng dẫn viên du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
lượt xem 0
download
Bài viết "Đào tạo hướng dẫn viên du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay" trình bày quan điểm về nhu cầu đào tạo, các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hướng dẫn viên du lịch và phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập hiện nay ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đào tạo hướng dẫn viên du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY TS. Đỗ Thanh Hương1, TS. Nguyễn Hoài Nam2 Tóm tắt: Ngày nay, trong xã hội hiện đại, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu − một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Du lịch Việt Nam đang có những bước chuyển biến rõ rệt, lượng khách du lịch trong nước và nước ngoài ngày càng gia tăng. Du lịch đã dần trở thành một ngành “công nghiệp không khói” đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống người dân, trong chiến lược phát triển kinh tế − xã hội của đất nước và là con đường để nước ta hội nhập thế giới. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam cũng đang bị đánh giá ”đất nước giàu tài nguyên, nhưng nghèo sản phẩm cho khách du lịch”, sự phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết những tiềm năng vốn có. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thách thức này là sự thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn, trong đó không thể không kể đến đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, những người được coi là linh hồn, sự sống còn, sự chuyển tải thông điệp về tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch cho khách du lịch. Bài viết trình bày quan điểm về nhu cầu đào tạo, các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hướng dẫn viên du lịch và phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập hiện nay ở Việt Nam. Từ khóa: hướng dẫn viên du lịch, đào tạo, hội nhập. TOUR GUIDE TRAINING IN THE CURRENT CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION Abstract: Nowadays, tourism has become an indispensable need of modern society − a common phenomenon in society. Viet Nam’s tourism industry is undergoing significant changes, with an increasing number of domestic and foreign tourists. Tourism has gradually become a “smoke−free industry” that improves people’s lives, plays an important role in the country’s socio−economic development strategy, and is our country’s path into the world. However, Viet Nam’s tourism industry has also been evaluated as “a country rich in resources but lacking in tourist products”, the development of ecotourism in Viet 1 Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh; Email: huongdo@hcmuc.edu.vn. 2 Phó trưởng khoa Khoa khoa học xã hội - Luật, Giám đốc chương trình Luật Kinh tế Đại học Hoa Sen.
- 542 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... Nam has not yet fully utilized its inherent potential. One of the reasons for this challenge is the lack of professional human resources, including a team of tour guides, who are considered the soul, survival and transformation of the world to convey the message of tourism product attractiveness to tourists. This article presents perspectives on training needs and solutions to improve the quality of tour guide training and tourism development in the current context of Viet Nam’s integration. Keywords: Tour guide, training, integration. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bối cảnh hội nhập sâu rộng cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nền kinh tế thế giới đang chuyển sang giai đoạn “hậu công nghiệp”, phát triển theo hướng tăng nhanh tỉ trọng của nhóm ngành dịch vụ. Trong đó, du lịch là một trong những ngành có vị trí quan trọng nhất. Ngành Du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với nhiều nước trên thế giới nhưng đến nay vai trò của nó đã được khẳng định trong nền kinh tế đất nước và có tên trên bản đồ du lịch thế giới. Du lịch được xem là ngành “công nghiệp không khói”, mang lại thu nhập đáng kể cho nền kinh tế, góp phần giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, đồng thời là kênh quảng bá quan trọng cho hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam tiếp tục đạt được thành tựu mang tính đột phá. Năm 2019, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 18 triệu lượt (tăng 16,2% so với năm 2018); phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 726 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 − 2019 đạt khoảng 22,7%/năm. Việt Nam được đánh giá là một trong 10 nước tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới1. Sự ra đời của Nghị quyết 08/NQ-TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” đã trở thành đòn bẩy quan trọng thúc đẩy ngành Du lịch phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, từ đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh dịch vụ du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, chú 1 Quang Đông (2020), “Nhìn lại năm 2019, năm đột phá của Du lịch Việt Nam”, Báo Nhân nhân điện tử.
- ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 543 trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đến mở rộng hội nhập quốc tế, tạo đà cho sự phát triển nhanh, bền vững hơn theo cả chiều rộng và chiều sâu của ngành Du lịch trong những năm tới. Trên tinh thần thể chế hóa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để đều chỉnh hoạt động du lịch, Quốc hội khóa XlV kỳ họp thứ 3 ngày 19 tháng 6 năm 2017 đã thông qua Luật Du lịch năm 2017, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 và nhiều văn bản pháp luật liên quan nhằm tạo điều kiện cho ngành Du lịch phát triển, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước vào năm 2030. Trong các chỉ tiêu phát triển ngành thì chỉ tiêu việc làm trong lĩnh vực ngành nghề du lịch được nêu cụ thể cho các giai đoạn như sau: Năm 2020 tạo ra việc làm cho 2,9 triệu lao động trong đó có 870 ngàn lao động trực tiếp; Năm 2025 tạo ra việc làm cho 3,5 triệu lao động, trong đó có 1,05 triệu lao động trực tiếp; Năm 2030 tạo ra việc làm cho 4,7 triệu lao động, trong đó có 1,4 triệu lao động trực tiếp. Các chỉ tiêu này đòi hỏi du lịch Việt Nam phải có nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực hướng dẫn viên du lịch nói riêng đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng.1 Trong xu thế đó, việc nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hướng dẫn viên du lịch để từ đó nhận thức, cũng như việc bổ sung vào hành lang mang tính pháp lý cho hoạt động đào tạo nghề hướng dẫn viên và đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sẽ góp phần vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, góp phần đưa ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mà Nghị quyết 08 đã đề ra. 1 “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” với mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường; đưa Việt Nam trở thành điểm đến có đẳng cấp trong khu vực. Đến năm 2030, đưa Việt Nam thành một trong những điểm đến du lịch ưa chuộng, có đẳng cấp trên thế giới
- 544 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HƯỚNG DẪN DU LỊCH VÀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH Để làm rõ tầm quan trọng của người hướng dẫn viên đối với việc tạo ra sản phẩm du lịch cần nghiên cứu tính chất lao động là hoạt động hướng dẫn du lịch của người được cho là hướng dẫn viên du lịch Hướng dẫn du lịch là một loại dịch vụ du lịch, được các doanh nghiệp lữ hành tổ chức phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan du lịch của du khách. Thông qua dịch vụ hướng dẫn, hướng dẫn viên du lịch làm thỏa mãn nhu cầu tham quan của khách du lịch. Hoạt động hướng dẫn du lịch là một hoạt động phức tạp, bao gồm các mặt như: cung cấp thông tin cho quản cáo, tiếp thị du lịch, đón tiếp khách và phục vụ khách, giới thiệu các đối tượng tham quan du lịch trong chuyến du lịch (cả trên lộ trình và ở điểm du lịch), phục vụ khách về các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm, giải trí, y tế,… Những vấn đề phát sinh trước, trong và sau chuyến đi của du khách, cũng có sự tham gia của hoạt động hướng dẫn. Do đó, hoạt động hướng dẫn du lịch là một loại dịch vụ đặc trưng của hoạt động du lịch nói chung và do các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch tiến hành. Đó là các doanh nghiệp lữ hành, đại lý lữ hành, các văn phòng đại diện,… Bằng hoạt động hướng dẫn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch sau khi đã có hợp đồng thỏa thuận đảm bảo phục vụ quý khách du lịch, thỏa mãn nhu cầu khách đòi hỏi theo chương trình nhất định. Hoạt động này cuốn hút các bộ phận chức năng, nghiệp vụ có liên quan tới các mặt công tác khác, song chủ yếu vẫn là thông qua các hướng dẫn viên du lịch. Phần lớn các hoạt động hướng dẫn du lịch được thực hiện bởi các hướng dẫn viên du lịch. Do vậy, hướng dẫn viên du lịch không phải là chủ thể duy nhất thực hiện hoạt động du lịch nhưng là chủ thể chủ yếu, quan trọng, không thể thiếu thực hiện hoạt động hướng dẫn du lịch. Theo quy định tại khoản 11 điều 3 Luật Du lịch năm 2017 quy định: Hướng dẫn viên du lịch là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch.
- ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 545 Hướng dẫn viên du lịch là người hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch, thực hiện hoạt động hướng dẫn du lịch bằng việc cung cấp thông tin, kết nối dịch vụ phục vụ khách du lịch, hướng dẫn và hỗ trợ khách du lịch bằng cách sử dụng ngôn ngữ đã lựa chọn để trình bày, giới thiệu và giải thích những thông tin chính xác nhất về những địa điểm, những điển tích, điển cố, di sản văn hóa và thiên nhiên của một vùng, một khu vực liên quan đến mục đích du lịch của du khách. Thông qua hướng dẫn viên du lịch doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành tổ chức thực hiện và đảm bảo các điều khoản nội dung được ký kết, thỏa thuận trong hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch lữ hành, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp lữ hành, đồng thời cung cấp những thông tin liên quan đến các điểm đến, điểm tham quan du lịch trong suốt chuyến hành trình. Tính đến ngày 31/12/2018, cả nước có 23.792 hướng dẫn viên, trong đó có 15.080 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 8.450 hướng dẫn viên du lịch nội địa, 262 hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Tính đến giữa tháng 8/2019, số lượng hướng dẫn viên tiếp tục tăng, đạt trên 25.500 hướng dẫn viên1. − Tiêu chuẩn hướng dẫn viên du lịch + Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Mỗi lao động làm việc trong các khâu, các bộ phận của các lĩnh vực kinh doanh du lịch đều cần có chuyên môn, nghiệp vụ, sự am hiểu kiến thức về pháp luật không chỉ nước sở tại mà còn là các quy định pháp luật quốc tế và luật quốc gia − nơi khách du lịch đến tham quan. Vì du lịch là một nhu cầu cao cấp của con người, khi đi du lịch, du khách mong muốn được sử dụng những dịch vụ có chất lượng cao trong khi đó chất lượng dịch vụ lại phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân lực trong các ngành nghề cung cấp dịch vụ du lịch, trong đó có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Để phục vụ tốt khách du lịch, hướng dẫn viên cần được trang bị kiến thức về lĩnh 1 Nguồn: Website Tổng cục Du lịch − Vụ Lữ hành: Đào tạo hướng dẫn viên để đáp ứng cung − cầu trong du lịch.
- 546 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... vực hoạt động, thành thạo các kỹ năng, tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức pháp luật. Từ đó, tránh được những sai sót trong quá trình phục vụ. Sự tăng trưởng của khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, điểm đến du lịch đã tạo áp lực không nhỏ cho nhu cầu về hướng dẫn viên du lịch, nhất là trong mùa cao điểm. Ở Việt Nam, căn cứ vào trình độ chuyên môn được đào tạo, hướng dẫn viên du lịch theo quy định của pháp luật hiện hành được phân thành ba loại bao gồm như sau: Hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm. (i) Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài. Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế. (ii) Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc. Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa. (iii) Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch. Họ là người làm công việc thuyết minh, hướng dẫn du khách trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch bao gồm các di tích, khu phong cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tàng, cửa hàng lưu niệm, khu lưu niệm danh nhân, các công trình kiến trúc nổi tiếng,... Hướng dẫn viên du lịch tại điểm thực chất là lực lượng thuyết minh viên du lịch được xác định tên mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, để tránh trùng lặp với lực lượng thuyết minh viên bảo tàng, đồng thời thể hiện rõ được vai trò và bản chất công việc của người hành nghề hướng dẫn du lịch tại khu du lịch, điểm du lịch. Đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm không quy định yêu cầu về trình độ đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Tuy nhiên, để được cấp thẻ, người đề nghị phải đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức và cấp thẻ.
- ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 547 + Trình độ ngoại ngữ: Ngoại ngữ được xem là công cụ quan trọng trong giao tiếp với khách du lịch quốc tế. Việc thông thạo ngoại ngữ giúp hướng dẫn viên giao tiếp dễ dàng với khách, hiểu được những yêu cầu, sở thích, gây được thiện cảm cho khách hàng, từ đó tăng chất lượng dịch vụ. Hướng dẫn viên du lịch nói chung và hướng dẫn viên du lịch quốc tế càng cần phải có kiến thức ngoại ngữ tốt không chỉ để giao tiếp, giới thiệu mà còn là phương tiện để học hỏi, đọc tài liệu, kiểm tra các văn bản trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến hướng du lịch. Không có ngoại ngữ hay không có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, hướng dẫn viên không thể truyền đạt những tri thức về du lịch theo yêu cầu khách đòi hỏi. Sự yếu kém về ngoại ngữ sẽ dẫn tới làm hỏng nội dung và nghiệp vụ hướng dẫn du lịch của hướng dẫn viên. Các kiến thức cơ bản của hướng dẫn viên sẽ chỉ là kiến thức khô cứng nếu cần hướng dẫn cho khách du lịch quốc tế. Thông thường, hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ và biết ở mức độ giao tiếp thông thường một ngoại ngữ nữa. Với hướng dẫn viên du lịch quốc tế tại Việt Nam, những ngoại ngữ thường được sử dụng là: Tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc,... Theo quy định, hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải là người sử dụng thành thạo ngoại ngữ để đăng ký hành nghề. Người thông thạo ngoại ngữ đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau: (i) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành ngoại ngữ; (ii) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên theo chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài; (iii) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên ở nước ngoài theo chương trình đào tạo bằng ngôn ngữ chính thức của nước sở tại. Trường hợp được đào tạo bằng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ chính thức của nước sở tại, cần bổ sung giấy tờ chứng minh ngôn ngữ được sử dụng để đào tạo; (iv) Có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ đạt mức yêu cầu theo quy định, còn thời hạn, do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cấp. + Một số yêu cầu khác: Ngoài các yêu cầu trên, hướng dẫn viên du lịch cần đảm bảo một số yêu cầu khác như yêu cầu về ngoại hình,
- 548 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... sức khỏe tốt, có khả năng giao tiếp tốt, hiểu biết tâm lý, có kiến thức chung về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, âm nhạc, hội họa, nghệ thuật, thể thao, am hiểu về tài nguyên du lịch tại các điểm đến; có đạo đức nghề nghiệp, nhạy bén trong việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình phục vụ; được đào tạo về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch,... Tất nhiên, mỗi lao động trong các vị trí chuyên môn khác nhau thì mức độ đòi hỏi của các yêu cầu cũng khác nhau. 2. THỰC TRẠNG HƯỚNG DẪN VIÊN DẪN VIÊN DU LỊCH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY Một là, hiện nay, quá trình hành nghề nhiều hướng dẫn viên hành vượt quá các quy định của pháp luật, bao trọn các dịch vụ đoàn khách. Thiếu về số lượng và yếu về chất lượng là vấn đề nan giải. Một bộ phận hướng dẫn viên có trình độ nghiệp vụ, kỹ năng nghề chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế. Hướng dẫn viên du lịch của Việt Nam còn yếu về năng lực ngoại ngữ và thiếu về số lượng. Chủ yếu lực lượng hướng dẫn viên hiện nay sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh, trong khi đó với sự đa dạng của thị trường du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên tiếng Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Ý, Tây Ban Nha,… chưa đáp ứng đủ số lượng. Đội ngũ hướng dẫn viên tiếng Pháp, Đức, Tây Ban Nha còn thiếu và hầu hết đã lớn tuổi. Sự phát triển nóng về thị trường khách Trung Quốc, Hàn Quốc cũng dẫn đến việc thiếu hướng dẫn viên về các ngoai ngữ này trong những năm gần đây. Điều đó làm cho hướng dẫn viên mất tự tin trong giao tiếp, không hiểu rõ ý khách hàng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hoặc có những hiểu nhầm trong quá trình phục vụ khách quốc tế. Hai là, nằm ở vùng nhiệt đới, nơi có nhiều cảnh quan đặc sắc và các hệ sinh thái điển hình, với nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Tính đến năm 2013, cả nước đã có 156 khu rừng đặc dụng, trong đó có 30 vườn quốc gia, 59 khu bảo tồn thiên nhiên, 13 khu bảo tồn loài và 54 khu bảo vệ cảnh quan (rừng văn hóa − lịch sử − môi trường) với tổng diện tích là
- ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 549 2.092.466 ha triển du lịch sinh thái ở các khu rừng đặc dụng1, trong thời kỳ hội nhập, nước ta với tiềm năng thị trường khách du lịch sinh thái ở nước ngoài là rất lớn. Theo Quy chế “Quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên (Ban hành kèm theo Quyết định số 104/2007/QĐ−BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có hoạt động du lịch sinh thái có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác hướng dẫn viên, thuyết minh du lịch sinh thái. Thực tế, hướng dẫn viên ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên thường là các cán bộ kiêm nhiệm vừa làm công tác quản lý rừng vừa làm công tác hướng dẫn viên với số lượng rất ít, chưa được đào tạo nghiệp vụ và số lượng không ổn định tùy theo yêu cầu của khách du lịch và có tính mùa vụ. Theo các đánh giá của các nhà nghiên cứu về du lịch sinh thái ở Việt Nam, sự phát triển du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hiện còn chưa tương xứng với tiềm năng. Một trong số các nguyên nhân đó là thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn, cụ thể là hướng dẫn viên du lịch sinh thái. Đây là nội dung chưa được quan tâm nghiên cứu, giải quyết của các bên có liên quan từ trước đến nay. Do đó, việc đánh giá thực trạng hướng dẫn viên du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên làm cơ sở để đề xuất các giải pháp đào tạo hướng dẫn viên du lịch sinh thái là rất cần thiết nhằm góp phần đẩy mạnh việc phát triển du lịch. Khung đào tạo hướng dẫn viên du lịch ở các trường hầu hết tương tự như nhau với nội dung tổng thể cũng như ở các môn học. Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Hướng dẫn du lịch là những hướng dẫn viên du lịch với kiến thức cho tất cả các loại hình du lịch, không có chương trình đào tạo riêng biệt, chuyên sâu cho một loại hình du lịch. Chính vì lý do đó, hướng dẫn viên du lịch tại Việt Nam còn nhiều hạn chế khi thuyết minh về từng chuyên đề cụ thể, điển hình nhất là kiến thức về các tài nguyên du lịch sinh thái. 1 Thái Đắc Tửng (2014), Nhật ký tập huấn “Đào tạo hướng dẫn viên du lịch sinh thái Okinawa”, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang.
- 550 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... Ba là, Điều 59 Luật Du lịch hiện hành 2017quy định về điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên xác định có 03 loại thẻ và phân định chức năng của từng loại thẻ. Trong đó, hướng dẫn viên nội địa không được hành nghề hướng dẫn du lịch cho người nước ngoài chủ yếu dựa vào một số tiêu chí như ngoại ngữ, có bằng cao đẳng, đại học hay không. Thực tế hiện nay, có rất nhiều người được cấp hướng dẫn viên nội địa tuy không có bằng đại học nhưng họ có trình độ ngoại ngữ giỏi vẫn có thể hoàn thành hướng dẫn nếu họ kiến thức, hiểu biết về tài nguyên du lịch. Trên thế giới có rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, hiện nay, người Việt Nam chỉ biết một số ngoại ngữ chính (hoặc là hướng dẫn viên chỉ biết một số ngoại ngữ nhất định) nếu có đoàn khách lạ, các hướng dẫn viên không có trình độ ngoại ngữ thì theo quy định không được hướng dẫn hoặc dẫn đến không tổ chức đón khách. Bên cạnh đó, quy định về người nước ngoài hiện nay thì rất rộng, trong đó có cả người Việt Nam hoặc người nước ngoài biết tiếng Việt, như vậy không chỉ bản thân người hướng dẫn viên đang hành nghề phải đặt mình vào việc tự đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, bên cạnh đó cũng là vấn đề đặt ra đối với cơ sở giáo dục nói chung, cơ sở giáo dục đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch nói riêng cũng phải chuyển mình xây dựng các chương trình bồi dưỡng, chương trình liên thông trình độ từ trung cấp, cao đẳng lên đại học phù hợp, linh hoạt để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Cũng theo Điều 59 Luật Du lịch hiện hành 2017, trình độ chuyên môn của người được cấp thẻ hướng dẫn viên như sau: Hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch, trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế. Hướng dẫn viên du lịch nội địa tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch, trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tháng 8/2010, cả nước có 284 cơ sở tham gia đào tạo du lịch, gồm: 62 trường đại học; 80 trường cao đẳng (trong đó có 8 trường cao đẳng nghề);
- ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 551 117 trường trung cấp (trong đó có 12 trường trung cấp nghề); 02 công ty đào tạo và 23 trung tâm, lớp đào tạo nghề. Tính đến tháng 2/2019, cả nước có 346 cơ sở đào tạo tham gia đào tạo du lịch các cấp đào tạo từ dưới sơ cấp đến sau đại học. Trong đó, 115 cơ sở tham gia đào tạo đại học và cao đẳng du lịch, 144 cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và 87 cơ sở đào tạo nghề du lịch (trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề)1. Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trình độ cao đẳng, đại học trở lên trong lĩnh vực du lịch, các trường đại học trong cả nước đang tham gia vào việc đào tạo nhân lực trong ngành Du lịch, trong đó có hướng dẫn viên du lịch. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 15 đơn vị gồm các trường từ trung cấp đến đại học, tổ chức đào tạo các chuyên ngành Hướng dẫn du lịch và cung ứng ra các thị trường lao động trong cả nước nói chung và Thành phố nói riêng với số lượng hướng dẫn viên du lịch khá lớn. Tuy nhiên, theo nhận định của các chủ doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, hay đánh giá trực tiếp của khách du lịch thì nhóm tham gia trực tiếp trong hoạt động hướng dẫn du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành, vừa thiếu vế số lượng, vừa còn yếu về chất lượng2, còn gây lãng phí xã hội trong việc đào tạo hướng dẫn du lịch. Có thể kể đến như hiện nay là Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 06 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học, trong đó mã ngành 781 về đào tạo Du lịch, khách sạn, Thể thao và dịch vụ cá nhân không quy định về mã ngành hướng dẫn du lịch trình độ đại học. Trong khi đó, Thông tư số 2626/2020/TT−BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành danh mục 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019. Số liệu thống kê giáo dục đại học năm học 2017 − 2018; https://moet.gov.vn/thong-ke/Pages/thong-ko-giao-duc-dai-hoc.aspx? ItemID=5877. 2 Nguyễn Tấn Trung (2015), “Từ kinh nghiệm đào tạo hướng dẫn du lịch sinh thái của Nhật Bản − xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo nghiệp vụ du lịch sinh thái tại khoa du lịch”, Trường Đại học Văn Hiến. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Đại học Văn Hiến, Số 07 − Tháng 05/2015
- 552 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng quy định mã ngành 581 về đào tạo Du lịch, khách sạn, Thể thao và dịch vụ cá nhân có ghi nhận mã ngành hướng dẫn du lịch (Tour guide) trình độ trung cấp mã số 5810103, trình độ cao đẳng mã số 68101. Điều này dẫn đến một thực trạng hiện nay là sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành Du lịch được cấp mã 7810101-Du lịch; mã 7810103 − Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nếu muốn hành nghề hướng dẫn viên du lịch thì đều phải thi chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa nếu là hướng dẫn viên nội địa hoặc chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế đối với hướng dẫn viên quốc tế. Còn người học bậc cao đẳng, trung cấp vì đã có mã ngành nên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành hướng dẫn du lịch thì không phải thi chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Đối chiếu với quy định trong: (i) nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa gồm: Kiến thức cơ sở ngành: địa lý Việt Nam, lịch sử Việt Nam, văn hóa Việt Nam, hệ thống chính trị Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ: tổng quan du lịch, khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam, tâm lý khách du lịch, nghệ thuật giao tiếp và ứng xử trong hướng dẫn du lịch, kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn, y tế du lịch; Thực hành kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn và Thực tế nghề nghiệp cuối khóa; (ii) nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế gồm: Kiến thức cơ sở ngành: địa lý Việt Nam, lịch sử Việt Nam, văn hóa Việt Nam, hệ thống chính trị Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ: tổng quan du lịch, khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam, tâm lý khách du lịch, giao lưu văn hóa quốc tế, nghệ thuật giao tiếp và ứng xử trong hướng dẫn du lịch quốc tế, kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn, y tế du lịch; xuất nhập cảnh, hàng không và lưu trú, lễ tân ngoại giao; Thực hành kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn và Thực tế nghề nghiệp cuối khóa1. 1 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tư 06/2017-TT-BVHTTDL, ngày 15 tháng 12 năm 2017 Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, Điều 14.
- ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 553 Đây là những nội dung mà sinh viên ngành Du lịch khi theo học ở cơ sở giáo dục bậc đại học đều đã được trang bị trong chương trình đào tạo. Điều mà các cơ sở giáo dục đại học còn thiếu buộc sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Du lịch phải đi học chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch như hiện nay là mã ngành đào tạo hướng dẫn du lịch hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa cập nhật, chưa có trong quy định, trong khi đó xét cả về cơ sở vật chất, nguồn học liệu, đội ngũ giảng viên giảng dạy, trình độ chuyên môn và như cầu xã hội tạo thì bậc đại học ờ các cơ sở giáo dục có đào tạo chuyên ngành đào tạo về ngành Du lịch cơ bản đều đáp ứng được. Nguyên nhân của những bất cập, tồn tại: + Chất lượng hướng dẫn viên du lịch chưa đồng đều giữa các vùng, miền, giữa các công ty lữ hành. + Một số công ty lữ hành chưa nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ hướng dẫn, công tác quản lý đội ngũ hướng dẫn viên du lịch còn lỏng lẻo, chưa nhận thức được mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm với vai trò của người hướng dẫn viên. + Cơ sơ đào tạo hướng dẫn viên chưa theo kịp tình hình phát triển du lịch và nhu cầu của khách du lịch. Một số hướng dẫn viên chạy theo cơ chế thị trường, tha hóa biến chất,… ngoài yếu tố chủ quan của hướng dẫn viên, công ty, cơ sở đào tạo, còn có một phần nguyên nhân từ các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong việc ban hành văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn chưa có tầm nhìn dài hơi, văn bản nhà nước hay phải sửa đổi, bổ sung, quá trình áp dụng chế tài trong xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của hướng dẫn viên du lịch còn chưa kịp thời, nghiêm minh, làm giảm tính răn đe trong việc yêu cầu chấp hành nghiêm các quy định pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực du lịch nói chung và nghề hướng dẫn viên du lịch nói riêng. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM Thứ nhất, Chương trình đào tạo ngành Du lịch phải là chương
- 554 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... trình liên ngành cung cấp kiến thức toàn diện cho người học bao gồm cả các mặt phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và ổn định xã hội. Trong kiến thức và kỹ năng về phát triển bền vững chương trình đào tạo cần có chuẩn đầu ra về bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường thời lượng chiếm 3 − 4% và cần tích hợp chuyên đề bảo vệ tài nguyên môi trường vào các môn học chuyên ngành. Hoàn thiện chương trình ngành Du lịch theo hướng ứng dụng, quốc tế hóa theo định hướng chuẩn quốc gia và khu vực, kiểm định chường trình đào tạo ngành Du lịch theo khung trình độ quốc gia về đào tạo du lịch cũng như tham khảo MRA-TP để công bố chương trình đào tạo ngành Du lịch hoàn thiện nhất. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác đào tạo, nghiên cứu học tập trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hiệu quả với các dự án đào tạo của nước ngoài, các tổ chức quốc tế như WWWF, IUCN, JICA,… về đào tạo du lịch. Song song đó cần thành lập các câu lạc bộ hướng dẫn viên du lịch trong cơ sở giáo dục đại học để tạo cơ hội không chỉ cho sinh viên, hướng dẫn viên du lịch có thể tham gia trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao sự hiểu biết kiến thức và kỹ năng của ngành nghề. Thứ hai, mở mã ngành hướng dẫn du lịch cho các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành Du lịch để sinh viên chương trình đào tạo đại học ngành có cơ hội được đào tạo chuyên ngành hướng dẫn du lịch, xây dựng chương trình đào tạo du lịch sinh thái để có nguồn nhân lực phục vụ mảng dịch vụ du lịch tự nhiên. Đề xuất chương trình đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ chuyên về hướng dẫn du lịch sinh thái với mục tiêu, đối tượng và thời gian đào tạo cụ thể như sau: − Mục tiêu đào tạo: + Trang bị cho học viên khối kiến thức cơ bản về địa lý, sinh thái, lịch sử, văn hóa, kinh tế − xã hội. Rèn luyện các kỹ năng hướng dẫn du lịch sinh thái cho học viên tác nghiệp tại các khu bảo tồn, rừng quốc gia, khu du lịch sinh thái, các chương trình du lịch sinh
- ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 555 thái, du lịch hướng về thiên nhiên trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. + Trang bị cho học viên những kiến thức, nghiệp vụ cơ bản và chuyên biệt về du lịch, du lịch sinh thái. + Bổ sung điều kiện về chứng chỉ cho học viên để được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch. + Thỏa mãn các quy định về công tác hướng dẫn viên du lịch với loại hình du lịch sinh thái. − Đối tượng đào tạo + Người có bằng cao đẳng, cử nhân các ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành Việt Nam học, ngành Quản trị du lịch và Khách sạn − Nhà hàng, ngành Văn hóa du lịch không phải là chuyên ngành Hướng dẫn du lịch; người đang cần bổ sung điều kiện để được cấp thẻ hướng dẫn du lịch theo quy định của Thông tư 06/2017−TT−BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của luật Du lịch. + Người học đã đáp ứng được điều kiện trên nhưng bắt buộc phải có chứng chỉ hướng dẫn du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu du lịch sinh thái theo quy định của các cơ quan quản lý và các đơn vị kinh doanh loại hình du lịch sinh thái. − Văn bằng được cấp: Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch chuyên về du lịch sinh thái. − Chương trình đào tạo: Khối lượng kiến thức và thời gian đào tạo: 135 tiết (45 tiết kiến thức cơ sở; 90 tiết kiến thức ngành và nghiệp vụ), thực tập cuối khóa: 86 tiết (tương đương 2 tuần). − Cấu trúc chương trình + Kiến thức cơ sở: Địa lý Việt Nam và tình hình kinh tế xã hội Việt Nam, Lịch sử và Văn hóa Việt Nam, Hệ thống chính trị và các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch. + Kiến thức ngành và nghiệp vụ: Du lịch sinh thái, Tuyến điểm du lịch sinh thái Việt Nam, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch sinh thái,
- 556 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... Thực hành hướng dẫn du lịch sinh thái. + Thực tập cuối khóa: Thực tập hướng dẫn du lịch sinh thái tại một điểm du lịch sinh thái cụ thể. Thứ ba, các bên liên quan cần chung tay cùng với các trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực như tham gia xây dựng chương trình đào tạo ngay từ đầu và có trách nhiệm, đặt hàng cho các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cụ thể cho đơn vị mình, cung cấp tài nguyên cho các trường tạo điều kiện đào tạo có chất lượng theo yêu cầu. Xây dựng chường trình bồi dưỡng kiến thức liên thông bậc trung cấp, cao đẳng lên đại học theo hướng tinh gọn, linh hoạt (kết hợp giảng dạy trực tuyến và trực tiếp), lược bỏ các nội dung đã giảng dạy, trùng lặp ở bậc học dưới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng để hoàn chỉnh kiến thức đáp ứng chuẩn đầu ra trình độ cao đẳng trở lên đối với đội ngũ hướng dẫn viên nội địa hiện nay, nhằm vừa sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ, vừa đảm bảo chất lượng đào tạo chuyên môn, phù hợp với quy định của luật Du lịch. Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc ban hành văn bản điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực du cần xây dựng văn bản có thời gian áp dụng tương đối ổn định, quá trình áp dụng chế tài trong xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của hướng dẫn viên du lịch cần kịp thời, nghiêm minh, có tác dụng răn đe trong việc yêu cầu chấp hành nghiêm các quy định pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực du lịch nói chung và nghề hướng dẫn viên du lịch nói riêng. Thứ tư, các cơ sở đào tạo kết nối với các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp trong việc đào tạo các chương trình dài hạn, có bằng cấp cũng như các chương trình ngắn hạn thực hiện nhiệm vụ cụ thể của đơn vị. Bên cạnh việc các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình mang tính liên ngành, cần có sự liên kết, có sự góp sức từ đầu đến cuối và có trách nhiệm của các bên có liên quan cả về chính sách, kinh nghiệm lẫn cơ sở vật chất.
- ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 557 KẾT LUẬN Cùng với sự nỗ lực của Nhà nước nhằm đẩy mạnh các hoạt động du lịch với mục tiêu hàng đầu là bảo tồn, gắn kết cộng đồng và phát triển bền vững du lịch. Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch nói chung, đào tạo hướng dẫn viên du lịch nói riêng đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hội nhập quốc tế vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược. Tuy nhiên, để có một chương trình đào tạo hướng dẫn viên du lịch đảm bảo chất lượng cần phải có mô hình định hướng đào tạo lý thuyết gắn liền tính dặc thù, chú trọng phát triển kỹ năng và thực hành đặt trong chiến lược phát triển dài hạn. Sự phối kết hợp giữa Nhà nước, nhà trường và nhà quản lý trong quá trình tiến hành đào tạo nguồn nhân lực du lịch nhằm khắc phục những khiếm khuyết, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho việc cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng nghiệp vụ, phục vụ cho sự phát triển bền vững ngành Du lịch, để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo đúng tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội, Luật Du lịch năm 2017. 2. Thủ tướng Chính Phủ (2020), Quyết định số 147/QĐ−TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. 3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Chiến lược phát triển nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch 2011 − 2020. 4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011 − 2020. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 06 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học. 6. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Thông tư số 2626/2020/TT- BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung
- 558 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... cấp, trình độ cao đẳng. 7. Nguyễn Văn Cần (2016), “Nâng cao chất lượng đào tạo hướng dẫn viên du lịch tại Khoa Du lịch và Việt Nam học”. Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc về đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Nha Trang 11/10/2016. 8. Chương trình đào tạo ngắn hạn nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Trường Đại học Văn Hiến, 2009. 9. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. Đỗ Thanh Hương, Mai Hà Phương (2021), Giáo trình Luật Du lịch.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó với công việc của hướng dẫn viên nội địa tại Thành phố Hồ Chí Minh
15 p | 21 | 7
-
Giải pháp đào tạo hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch
8 p | 92 | 7
-
Phát triển kỹ năng xử lý tình huống cho sinh viên chuyên ngành hướng dẫn du lịch trường Đại học Sao Đỏ
8 p | 89 | 5
-
Áp dụng Bộ tiêu chuẩn nghề Du lịch quốc gia trong đào tạo hướng dẫn viên du lịch tại Trường Đại học Khoa học Đại học Thái Nguyên
3 p | 10 | 4
-
Đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay
6 p | 47 | 4
-
Nâng cao hiệu quả đào tạo hướng dẫn viên du lịch tại Trường Đại học Sao Đỏ
7 p | 56 | 4
-
Bàn về đào tạo hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao
10 p | 56 | 3
-
Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tình nguyện hỗ trợ nguồn nhân lực du lịch thủ đô Hà Nội
6 p | 57 | 2
-
Vai trò của tiếng Anh chuyên ngành trong đào tạo hướng dẫn viên cho ngành du lịch Thanh Hóa
9 p | 31 | 2
-
Đào tạo hướng dẫn viên du lịch ở trường đại học đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập
8 p | 8 | 2
-
Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Công ty cổ phần Du lịch Bến Thành
12 p | 6 | 1
-
Nâng cao sự hài lòng của du khách thông qua phát triển kỹ năng số cho hướng dẫn viên du lịch
6 p | 6 | 1
-
Bồi dưỡng tri thức lịch sử, văn hóa cho hướng dẫn viên du lịch tại di sản văn hóa thế giới Hội An trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
14 p | 15 | 1
-
Nâng cao chất lượng đào tạo thực tế hướng dẫn viên du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
8 p | 7 | 1
-
Từ kinh nghiệm đào tạo hướng dẫn du lịch sinh thái của Nhật Bản – xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo nghiệp vụ du lịch sinh thái tại Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn Hiến
8 p | 69 | 1
-
Thuyết minh viên tại điểm trong xu hướng phát triển du lịch nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long
10 p | 6 | 1
-
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hướng dẫn viên du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế
11 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn