Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao quản trị khách sạn trong bối cảnh hiện nay
lượt xem 3
download
Bài viết "Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao quản trị khách sạn trong bối cảnh hiện nay" trình bày về nguồn nhân lực quản trị khách sạn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cả về chất lượng và số lượng. Do đó, công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành quản trị khách sạn là vấn đề mang tính cấp thiết đối với sự phát triển du lịch của Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao quản trị khách sạn trong bối cảnh hiện nay
- ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY PGS, TS. Lê Thị Thu Thủy, TS. Nguyễn Hồng Quân Trường Đại học Ngoại thương TÓM TẮT Để đạt được mục tiêu trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực và trên thế giới đến năm 2020, đỏi hỏi ngành du lịch Việt Nam phải có sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Trong đó, chất lượng nhân lực phục vụ trong ngành du lịch là một yếu tố then chốt, cần phải được nâng cao hơn nữa, bởi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện cần thiết để du lịch Việt Nam thu hẹp khoảng cách với du lịch của các quốc gia phát triển trên thế giới và trong khu vực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn nhân lực quản trị khách sạn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cả về chất lượng và số lượng. Do đó, công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành quản trị khách sạn là vấn đề mang tính cấp thiết đối với sự phát triển du lịch của Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Đào tạo, nhân lực chất lƣợng cao, quản trị khách sạn, ngành du lịch. 1. KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ VAI TRÕ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN Kinh doanh khách sạn đƣợc hiểu là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp dịch vụ lƣu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để mang về doanh thu và lợi nhuận. Kinh doanh khách sạn là một ngành dịch vụ với một số đặc điểm cơ bản nhƣ sau: - Sản phẩm của kinh doanh khách sạn chủ yếu là sản phẩm dịch vụ, sản phẩm dƣới dạng phi vật chất, vô hình và một số bộ phận sản phẩm vật chất mà khách sạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách trong trong thời gian lƣu trú tại khách sạn. Sản phẩm của khách sạn không thể lƣu kho, vì thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng trùng hợp về không gian và thời gian.Vì vậy chất lƣợng sản phẩm dịch vụ của khách sạn đƣợc thể hiện sau khi khách tiêu dùng, mà mỗi ngƣời khách có tâm lý khác nhau, có nhu cầu khác nhau, nên có cảm nhận ra các sản phẩm dịch vụ khách sạn cũng không giống nhau. - Khách hàng chủ yếu của khách sạn thƣờng là khách du lịch vì vậy sản phầm của khách sạn có tính cao cấp.Vì khách đến khách sạn là du lịch, có khả năng thanh toán và chi trả cao hơn mức chi dùng thƣờng xuyên. Đặc điểm này đòi hỏi khách sạn một mặt phải đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lƣợng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách ngày càng cao. Với sự phát triển của du lịch quốc tế trong thị trƣờng toàn cầu hiện nay, sản phẩm khách sạn cũng mang tính quốc tế cao. - Sử dụng nhiều lao động trực tiếp: Sản phẩm của ngành kinh doanh khách sạn là dịch vụ hay mang tính chất phục vụ. Do đó, hoạt động kinh doanh khách sạn cần sử dụng nhiều lao động trực tiếp. - Hoạt động mang tính thời vụ: Hoạt động kinh doanh khách sạn gắn chặt với hoạt động du lịch. Mà hoạt động du lịch lại mang tính thời vụ. Do đó, hoạt động kinh doanh khách sạn cũng mang tính thời vụ, và thƣờng đƣợc chia làm 2 mùa: cao điểm và thấp điểm. Nhìn chung, mùa cao điểm thƣờng trùng với mùa du lịch. Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhƣ kinh doanh khách sạn, yếu tố con ngƣời là quan trọng nhất. Doanh nghiệp sẽ cần một đội ngũ nhân viên đƣợc đào tạo bài bản, thái độ phục vụ nhiệt tình và kỹ năng xử lý tình huống tốt. Chính vì vậy, nguồn nhân lực làm việc trong khách sạn, đặc biệt là nhân lực quản lý giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của một khách sạn. Nghề Quản trị khách sạn bao gồm các nhiệm vụ chính của ngƣời quản lý khách sạn tập trung vào phát triển năng lực (kỹ năng, kiến thức và thái độ/hành vi) để có thể điều hành một cách hiệu quả và chuyên nghiệp về công tác tổ chức, vận hành, quản lý các hoạt động trong khách sạn; từ việc lên kế hoạch kinh doanh, triển khai - giám sát các hoạt động trong khách sạn, quản trị chất lƣợng dịch vụ - tài chính - nhân sự cho đến quản trị rủi ro… Quản trị khách sạn bao gồm các hoạt động nhƣ quản lý hệ thống phòng, quản lý nhân viên, quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị khách sạn, quản lý khách hàng - giao tiếp với khách hàng, chuẩn bị sự kiện, giải quyết rủi ro, hoạch định chiến lƣợc mục tiêu - kế hoạch kinh doanh của khách sạn trong ngắn hạn và dài hạn… Công việc 19
- trong vị trí quản lý khách sạn rất đa dạng, yêu cầu ngƣời quản lý phải có khả năng đảm nhận và linh hoạt. Ngƣời quản lý khách sạn chịu trách nhiệm quản lý hoạt động thƣờng nhật của khách sạn và nhân viên. Họ có trách nhiệm giải trình các hoạt động kinh doanh liên quan đến việc lập ngân sách và quản lý tài chính, xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo tất cả các dịch vụ khách sạn, bao gồm cả bộ phận tiền sảnh (lễ tân, thông tin và hỗ trợ hành lý, đặt giữ buồng), phục vụ nhà hàng và phục vụ buồng. Với những đặc điểm của lĩnh vực hoạt động, đòi hỏi nguồn lực quản trị khách sạn phải có những phẩm chất và kỹ năng phù hợp nhƣ Kỹ năng tổ chức công việc và đàm phán tốt; Kỹ năng thuyết trình, giải thích vấn đề thấu đáo, rành mạch; Có tính cách hƣớng ngoại; Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, nhiệt tình và nhạy bén; Chịu đƣợc sức ép của công việc; Có vốn hiểu biết về văn hóa- xã hội sâu rộng; Khả năng ngoại ngữ tốt. Để có đƣợc nguồn nhân lực với các phẩm chất và kỹ năng cần thiết, vai trò của các cơ sở đào tạo là hết sức quan trọng để có thể cung cấp đƣợc nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các cơ sở kinh doanh khách sạn, lƣu trú. 2. NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN TẠI VIỆT NAM ―Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đƣợc Chính phủ phê duyệt năm 2011 đã xác định mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 - 10,5 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lƣợt khách du lịch nội địa. Qua số liệu thống kế cho thấy trong những năm qua lƣợng khách du lịch cả nội địa và quốc tế đến Việt Nam không ngừng tăng lên và vƣợt cả mục tiêu dự kiến. Năm 2018, Du lịch Việt Nam đón khoảng 15,5 triệu lƣợt khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lƣợt khách nội địa với tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 620.000 tỷ đồng. Các địa phƣơng là trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng… có tốc độ tăng trƣởng mạnh; số lƣợng buồng phòng khách sạn 4-5 sao tăng nhanh. Đặc biệt, năm 2018, Du lịch Việt Nam nhận đƣợc nhiều giải thƣởng uy tín trên thế giới, trong đó Việt Nam đƣợc trao tặng giải thƣởng Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á tại Lễ trao Giải thƣởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards (WTA). Bảng 1: Khách du lịch quốc tế và nội địa giai đoạn 2013-2018 Khách nội địa Khách quốc tế Năm Số lượng (triệu lượt Tốc độ tăng Số lượng(triệu Tốc độ tăng khách) trưởng (%) lượt khách) trưởng (%) 2013 35,00 - 7,57 - 2014 38,05 10,0 7,87 4,0 2015 57,00 48,0 7,94 0,9 2016 62,00 8,8 10,01 26,01 2017 73,20 18,1 12,92 29,07 2018 80,00 9,3 15,49 19,89 Nguồn: Tổng cục Duc lịch Có thể thấy sự phát triển của ngành du lịch cũng nhƣ xu thế hội nhập toàn cầu tại Việt Nam đã mở rộng cánh cửa để phát triển của ngành Quản trị khách sạn. Bên cạnh sự gia tăng số lƣợng khách du lịch bản địa và nƣớc ngoài, thì số lƣợng các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tƣ cũng ngày càng nhiều, dẫn đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ lƣu trú tại khách sạn, resort... tăng lên. Trên cả nƣớc, nhiều khách sạn, khu nghỉ dƣỡng cao cấp liên tục đƣợc mở ra tại Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc… Dự kiến đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón từ 18 đến 20 triệu khách du lịch nƣớc ngoài và 82 triệu khách nội địa mỗi năm. Nhờ số lƣợng khách du lịch tăng, ngày càng nhiều khách sạn và khu nghỉ dƣỡng xây dựng ở Việt Nam. Theo thống kê, số lƣợng khách sạn dự kiến vào tháng 12 năm 2020, sẽ đạt 26.800 với 532.000 phòng, tăng 10% mỗi năm. Sự tăng trƣởng đáng kể này gắn liền với tiềm năng lớn về cơ hội việc làm trong ngành Quản trị khách sạn. 20
- Với tiềm năng phát triển mạnh nhƣ vậy nhƣng thực tế ngành du lịch nói chung và ngành quản trị khách sạn nói riêng đang thực sự thiếu nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Hiện nay mới có trên 1,3 triệu lao động trực tiếp, trong đó 42% đƣợc đào tạo về du lịch, 38% đào tạo từ các ngành khác và 20% chƣa qua đào tạo chính quy. Còn theo Tổng cục Du lịch, với tốc độ tăng trƣởng hiện nay, mỗi năm ngành du lịch cần thêm 40.000 lao động nhƣng các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 15.000 ngƣời, trong đó 12% đến 15% có trình độ đại học, cao đẳng. Điều đó cho thấy sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong lĩnh vực đầy hứa hẹn này. Quản trị khách sạn đƣợc đánh giá là lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam phát triển mạnh về du lịch. Tại Việt Nam, hiện nay có rất nhiều trƣờng đại học có đào tạo ngành quản trị khách sạn, tiêu biểu nhƣ: Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (Chuyên ngành Quản trị khách sạn); Viện Đại học Mở Hà Nội (Ngành Quản trị kinh doanh chuyên ngành Quản trị Du lịch - Khách sạn); Đại học Kinh tế Quốc dân (Khoa Du lịch và Khách sạn, chuyên ngành Quản trị khách sạn); Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (Ngành Quản trị khách sạn, chuyên ngành: Quản trị khách sạn); Đại học Thƣơng mại (Khoa Khách sạn, chuyên ngành Quản trị khách sạn); Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh (Chuyên ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn - Resort); Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp. Hồ Chí Minh, (Chuyên ngành Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành); Trƣờng Đại học Tài chính - Marketing (Ngành Quản trị khách sạn, chuyên ngành Quản trị khách sạn);Đại học Tôn Đức Thắng (Ngành Quản trị kinh doanh - Chuyên ngành quản trị nhà hàng - khách sạn). Ngoài ra còn có một số các trƣờng khác nhƣ Đại học Phương Đông, Đại học Đông Đô, Đại học Hùng Vương, Đại học Văn Hiến, Đại học Duy Tân,… cũng đào tạo các ngành, chuyên ngành có liên quan đến du lịch, khách sạn. Các chƣơng trình đào tạo ngành quản trị Khách sạn về cơ bản nhằm giúp ngƣời học nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội và quản trị kinh doanh; cũng nhƣ các kỹ năng chuyên sâu về quản trị khách sạn, nhà hàng và các khu nghỉ dƣỡng; có khả năng hoạch định chính sách, chiến lƣợc kế hoạch kinh doanh của khách sạn; khả năng quản lý và tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch và tạo lập doanh nghiệp mới trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu ngày càng tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng nhân lực quản trị khách sạn, các cơ sở đào tạo cần tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao thì mới có thể đáp ứng nhu cầu của ngành dịch vụ này. Thực tế hiện nay, các sinh viên tốt nghiệp quản trị khách sạn chỉ cần có một chút khác biệt về khả năng ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc, đã có thể dễ dàng tìm đƣợc những công việc tốt với mức lƣơng cao. Vì vậy, trong chƣơng trình đào tạo bên cạnh tập trung đào tạo về chuyên môn công việc, Kiến thức tổng hợp về văn hóa các nƣớc, ẩm thực, dịch vụ lƣu trú đa dạng, dịch vụ ăn uống và vui chơi giải trí; Nghiệp vụ và thực hành về nghiệp vụ lễ tân, nhà hàng, buồng phòng, nghiệp vụ thanh toán, kế toán, giám sát khách sạn và quản lý cơ vật chất trong khách sạn; những môn học chuyên sâu về quản lý, lãnh đạo; việc tăng cƣờng đào tạo các kỹ năng mềm và ngoại ngữ nhƣ kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách lƣu trú, khách du lịch, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện công việc, kỹ năng tổ chức sự kiện, ứng dụng công nghệ vào quản trị du lịch, tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành chuyên sâu về nhà hàng - khách sạn sẽ giải quyết đƣợc các yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực đang có nhu cầu này. 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KHÁCH SẠN TẠI VIỆT NAM Những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tăng trƣởng mạnh mẽ của du lịch đang mở ra nhiều cơ hội và cả thách thức đối với ngành khách sạn Việt Nam, đòi hỏi những đổi mới trong mô hình, cách thức quản lý để ngày càng nâng cao chất lƣợng dịch vụ, thu hút khách du lịch. Trƣớc các yêu cầu của thực tiễn, các cơ sở đào tạo đại học về quản trị khách sạn cũng cần có những cập nhật, đổi mới trong chƣơng trình và phƣơng thức đào tạo để có thể đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong lĩnh vực này. Các cơ sở đào tạo cần tập trung vào một số giải pháp sau: - Tăng cƣờng liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, đặc biệt là các đối tác tại các quốc gia các nƣớc phát triển có uy tín và kinh nghiệm trong đào tạo quản trị khách sạn, du lịch để học hỏi, khai thác thế mạnh của của đổi tác trong xây dựng và triển khai các chƣơng trình đào tạo ngành Quản trị khách sạn hƣớng đến chuẩn Quốc tế. 21
- - Tăng cƣờng gắn kết giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp và các tổ chức, hiệp hội ngành nghề du lịch, khách sạn trong nƣớc và quốc tế: Việc gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp du lịch, khách sạn trong quá trình đào tạo, thực hành, thực tập của học sinh/sinh viên để tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng lao động sau tốt nghiệp. - Thiết kế chƣơng trình đào tạo về quản trị khách sạn có thể đáp ứng Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam - tiêu chuẩn VTOS trong đó xác định rõ cáckỹ năng, kiến thức và thái độ cần thiết đối với các công việc cụ thể trong ngành quản trị khách sạn. - Xác định tỷ lệ hợp lý giữa giờ lý thuyết và thực hành nhằm đảm bảo cung cấp cung cấp cho ngƣời học những kiến thức cấn thiết đồng thời rèn luyện các kỹ năng thực hành thực tế cho công việc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thực tế. Tăng cƣờng cho sinh viên tham quan, tìm hiểu môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp của các cơ sở kinh doanh lƣu trú; Thực tập tại các cơ sở kinh doanh lƣu trú dƣới sự hƣớng dẫn của nhà trƣờng và các cơ sở kinh doanh khách sạn; Tổ chức thực hành các kỹ năng quản lý qua các mô hình mô phỏng doanh nghiệp khách sạn. - Khai thác, ứng dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp khách sạn trong quá trình giảng dạy cho sinh viên. Trong quản lý và vận hành khách sạn, các ứng dụng kỹ thuật số, công nghệ sinh học sẽ giúp khách sạn thay đổi trong khâu quản lý dữ liệu, quản trị khách sạn thông qua các công cụ trực tuyến và số hóa bvà mang đến chất lƣợng dịch vụ tốt nhất… Để có thể ứng dụng những công nghệ mới của cuộc cách mạng 4.0 vào ngành khách sạn tại Việt Nam cần thời gian và cả quá trình chuẩn bị. Tuy nhiên, ngay trong quá trình đào tạo, các trƣờng đại học cần cho sinh viên tiếp cận đến các công nghệ mới này. - Chú trọng đào tạo rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết, ngoại ngữ và thái độ đối với khách hàng để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, có khả năng thích nghi trong môi trƣờng làm việc quốc tế. Nguồn lực con ngƣời là yếu tố quyết định mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản trị khách sạn của Việt Nam cũng không nằm ngoài yếu tố đó. Trƣớc bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành khách sạn việt Nam gặp những thách thức không nhỏ về nhân lực cả về số lƣợng và chất lƣợng. Các trƣờng đại học có vai trò quan trọng trong việc đào tạo đáp ứng nhu cầu của lĩnh vực ngành nghề nhiều triển vọng này. Đào tạo nhân lực quản trị khách sạn đòi hỏi phải có sự cập nhật thƣờng xuyên về kiến thức và công nghệ, đồng thời phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, sự đầu tƣ vào chƣơng trình và tổ chức giảng dạy. Ngành du lịch và khách sạn Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, việc đào tạo nguồn nhân lực với các chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao, đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc tế sẽ giúp nguồn nhân lực ngành khách sạn du lịch của Việt Nam tạo nên thế mạnh cạnh tranh đối với nguồn nhân lực gia nhập từ các nƣớc phát triển khác vào thị trƣờng lao động Việt Nam và nắm bắt cơ hội việc làm, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ðổi mới quản lý và kinh doanh khách sạn trong cách mạng công nghiệp 4.0, Báo nhân dân ngày 12/06/2018; 2. Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011Thủ tƣớng Chính phủ; 3. Nghị quyết số 92/NQ-CP của Chính phủ Về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, ngày 08/12/2014 của Thủ tƣớng chính phủ; 4. Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011-2020 theo quyết định số 3066/QĐ- BVHTTDL; 5. Ban thƣ ký ASEAN ―Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch‖ truy cập điện tử: http://vietnamtourism.gov.vn/dmdocuments/SachHDMRA.pdf; 6. Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) về Quản trị khách sạn: http://vtos.esrt.vn. 7. Trang Web Tổng cục du lịch Việt Nam: http://vietnamtourism.gov.vn/ 22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ứng dụng ma trận SWOT xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch Việt Nam
16 p | 64 | 10
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
6 p | 23 | 4
-
Thực trạng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam trước tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0
8 p | 11 | 3
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trình độ đại học khu vực miền Trung, Tây Nguyên
7 p | 15 | 3
-
Nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Đà Lạt
7 p | 11 | 3
-
Liên kết đào tạo quốc tế: Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch Việt Nam
12 p | 4 | 3
-
Tăng cường mối liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
6 p | 10 | 3
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Đồng bằng sông Cửu long trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0
6 p | 10 | 2
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay
6 p | 7 | 2
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
6 p | 6 | 2
-
Công tác đào tạo nguồn nhân lực của khách sạn Hyatt Regency West - Hà Nội, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023
9 p | 5 | 2
-
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Du lịch trong các trường đại học ở Việt Nam
3 p | 13 | 1
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong tình hình mới
21 p | 8 | 1
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch thông minh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
17 p | 7 | 1
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chuẩn quốc tế đáp ứng sự phát triển du lịch Thanh Hóa
15 p | 3 | 1
-
Đào tạo nguồn nhân lực cao cho mô hình du lịch sức khỏe
7 p | 4 | 1
-
Cơ hội và thách thức đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh hội nhập quốc tế
14 p | 11 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn