intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trước bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trước bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" thông qua việc phân tích bối cảnh, tổng quan thực tế đánh giá về nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, đồng thời xem xét kinh nghiệm của một số quốc gia tiên tiến trên thế giới, đưa ra những vấn đề, yêu cầu về nguồn nhân lực du lịch trước bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang lan tỏa ngày càng sâu, rộng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trước bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

  1. NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRƢỚC BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƢ TS. Đỗ Thị Thanh Hoa, ThS. Nguyễn Thị Lan Hương, CN. Vũ Chiến Thắng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch TÓM TẮT Năm 2019, theo Báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch của WEF, năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 4 bậc từ vị trí 67/136 (2017) lên 63/140 (2019). Song đáng chú ý trong đó về chỉ số cạnh tranh về nguồn nhân lực và thị trường lao động, nếu như năm 2017 Việt Nam đã tăng 18 bậc từ hạng 55/141 năm 2015, lên 37/136 năm 2017 thì đến 2019, chỉ số này lại sụt giảm, xếp hạng 47/140, với điểm số thấp, 4,8 điểm, chỉ đứng trên Lào, Campuchia, Bruney trong các nước ASEAN. Tương tự như vậy chỉ số xếp hạng về mức độ sẵn sàng về công nghệ thông tin và truyền thông cũng ở mức rất thấp với 4,3 điểm và xếp thứ hạng 83 [4]. Điều này cho thấy những hạn chế, bất cập nhất định về lực lượng lao động du lịch trong bối cảnh công nghệ số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, sự phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động của ngành du lịch phụ thuộc rất nhiều vào việc kết hợp giữa áp dụng công nghệ tiên tiến và sử dụng trí tuệ nguồn lực con người, để cung cấp dịch vụ du lịch hoàn hảo nhất, nhưng vẫn đảm bảo tính nhân văn, và sự tương tác trực tiếp của con người với kỹ năng cao mà máy móc không thể thay thế được. Bài viết này thông quan việc phân tích bối cảnh, tổng quan thực tế đánh giá về nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, đồng thời xem xét kinh nghiệm của một số quốc gia tiên tiến trên thế giới, đưa ra những vấn đề, yêu cầu về nguồn nhân lực du lịch trước bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang lan tỏa ngày càng sâu, rộng. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tƣ, nguồn nhân lực du lịch, đào tạo, năng lực cạnh tranh 57
  2. 1. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH Một thực tế hiện nay, sản xuất công nghiệp đang đối mặt với thách thức của robot hóa khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ ngày càng mạnh mẽ và ngành Du lịch Việt Nam - ngành kinh tế tổng hợp - ngành ―công nghiệp không khói‖ cũng không nằm ngoài xu thế đó. Bảng 1: Một số chỉ tiêu thống kê và dự báo ngành Chỉ tiêu ngành Đơn vị Năm 2018 Dự báo 2020 Khách du lịch quốc tế Triệu 15,5 17-20 Số lƣợt khách nội địa Triệu 80,0 82 Tổng thu ngành du lịch Tỷ USD 27,2 35 Lao động trực tiếp ngành du lịch Triệu 0,82 1,6 Đóng góp GDP % 8,39 10 Nguồn: Số liệu 2018: Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2018 Số liệu dự báo: Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 16/1/2017 Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã có những bƣớc tăng trƣởng ấn tƣợng và đang trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trƣởng du lịch cao hàng đầu thế giới (Theo đánh giá của UNWTO). Năm 2018, Việt Nam đón 15,5 triệu khách quốc tế tăng 20% so với năm 2017, phục vụ khoảng 80 triệu lƣợt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 637.000 tỷ đồng (tƣơng đƣơng với 27,2 tỷ USD); đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP khoảng 8,39% [2]. Theo số liệu thống kê, 11 tháng của năm 2019, Việt Nam đón xấp xỉ 16,3 triệu lƣợt khách quốc tế, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2018. Với mức độ tăng trƣởng của ngành nhƣ hiện nay, có thể thấy mục tiêu dự báo đóng góp 10% GDP, thu hút 20 triệu lƣợt khách quốc tế vào năm 2020 là có khả hoàn toàn khả thi. (Bảng 1) Chính sách phát triển du lịch Việt Nam đã đƣợc thể chế hóa trong các văn kiện của Đảng và Chính phủ. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển ngành du lịch thành ngành mũi nhọn và đƣa Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu ở Đông Nam Á, chú trọng (i) phát triển hạ tầng du lịch, (ii) đẩy mạnh xúc tiến du lịch, tạo môi trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, (iii) phát triển nguồn nhân lực du lịch, và (iv) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về ngành du lịch, cùng các yếu tố khác. Chính phủ hiện đang chỉ đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xây dựng Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và triển khai kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 08 nhằm thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững ngành du lịch trong thập kỷ tới. Năm 2017, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cƣờng năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và giảm thiểu những tác động tiêu cực của làn sóng này ở Việt Nam, trong đó nêu rõ du lịch là một trong những ngành kinh tế đƣợc ƣu tiên xây dựng chiến lƣợc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy du lịch thông minh ở Việt Nam. Trên thực tế, ngành du lịch đƣợc xem là có lợi thế khi phát triển dựa trên sự phục vụ con ngƣời với nhu cầu đa dạng và ngày một nâng cao. Ngành Du lịch có thể phục vụ khách hàng một cách thông minh khi áp dụng trí tuệ nhân tạo vào phục vụ con ngƣời. Với sự hỗ trợ của công nghệ số có thể tạo ra và cung cấp các dịch vụ du lịch tốt nhất cho du khách đến Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả những thay đổi do cuộc CMCN lần thứ 4 tạo ra ở các lĩnh vực lƣu trú, lữ hành, giải trí, vận chuyển… gắn với trí tuệ nhân tạo trong chuỗi sản phẩm du lịch từ cung cấp thông tin, đặt chỗ, cung cấp dịch vụ, mua sắm cho đến giao tiếp, hỗ trợ, truyền thông, quản lý… đều đòi hỏi sự tiến bộ đồng bộ và thậm chí là đi trƣớc của nguồn nhân lực. Nhƣng trên thực tế, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đang yếu và thiếu trƣớc nhu cầu phát triển du lịch nhất là vấn đề chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch trƣớc thời đại công nghệ số. Theo Báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch 2019 của WEF, năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 4 bậc từ vị trí 67/136 (2017) lên 63/140 (2019). Trong đó, chỉ số sức cạnh tranh về nguồn nhân lực và thị trƣờng lao động vẫn còn thấp, xếp hạng 47/140 đạt 4,8 điểm (Bảng 2), sụt giảm so với năm 2017, chỉ xếp trên Lào, Campuchia, Bruney trong các nƣớc ASEAN [4]. 58
  3. Đánh giá xếp hạng trên đây phản ánh thực tế khá chính xác hạn chế về lao động du lịch Việt Nam trƣớc bối cảnh công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ. Theo số liệu 2017, ngành du lịch có khoảng hơn 750 ngàn lao động trực tiếp, trong tổng số hơn 2,5 triệu lao động liên quan đến du lịch; tỷ lệ lao động có chuyên môn về du lịch (đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng về du lịch) chiếm khoảng gần 45%/tổng số. Theo tính toán, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lƣợng sinh viên chuyên ngành ra trƣờng chỉ khoảng 15.000 ngƣời/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Ngoài khoảng cách về số lƣợng này, khoảng cách về kỹ năng trong lực lƣợng lao động du lịch hiện nay cũng lớn - chỉ 42% ngƣời lao động đƣợc đào tạo chuyên ngành về du lịch, trong khi đó 38% chuyển từ ngành khác sang và 20% không đƣợc đào tạo chính quy. Nhƣ vậy, nguồn cung nhân lực du lịch trên toàn quốc đƣợc xem là yếu và thiếu. Bên cạnh đó, tỷ trọng nhân lực trực tiếp phục vụ có kỹ năng còn chƣa cân đối. Theo kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực du lịch của các nƣớc EU thì cơ cấu theo trình độ đào tạo của nhân lực ngành Du lịch nƣớc ta hiện đang mất cân đối. Nhân lực quản trị, giám sát trong doanh nghiệp du lịch hiện đang chiếm tỷ lệ cao hơn con số cần thiết và con số lao động nghề lại thấp hơn so với tỷ lệ cần. So với yêu cầu phát triển ngành, lực lƣợng lao động vừa yếu vừa thiếu ở những khâu then chốt; nhất là thiếu nhân lực chất lƣợng cao. Nhiều lĩnh vực có liên quan đến du lịch chƣa coi trọng phát triển nhân lực, chƣa đáp ứng yêu cầu công việc. Theo thống kê, hiện cả nƣớc có khoảng 156 cơ sở tham gia đào tạo chuyên ngành du lịch ở trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và đào tạo ngắn hạn, gồm: 48 trƣờng đại học; 43 trƣờng cao đẳng (trong đó có 10 trƣờng cao đẳng nghề); 40 trƣờng trung cấp (trong đó có 04 trƣờng trung cấp nghề); 02 công ty đào tạo và 23 trung tâm, lớp đào tạo nghề. Trong số đó, chỉ có 1 trƣờng trực thuộc doanh nghiệp là Trƣờng Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist của Tổng Công ty Du lịch Saigontourist. Không nhiều trƣờng có cơ sở hoặc trang thiết bị thực hành, đặc biệt gắn với doanh nghiệp. Bảng 2: Xếp hạng NLCT về lữ hành và du lịch 2019 khu vực châu Á - TBD Nguồn: WEF, 2019, Báo cáo NLCT về lữ hành và du lịch Nói riêng về kỹ năng, trình độ ngoại ngữ, hiện toàn ngành có khoảng 60% lao động biết ngoại ngữ nhƣng chủ yếu là tiếng Anh (42%), tỷ lệ biết tiếng Trung Quốc chỉ 5%, tiếng Pháp 4%... Trong đó, số lao động có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ chỉ 15%, và cũng chỉ tập trung chủ yếu ở bộ phận làm hƣớng dẫn viên du lịch, lễ tân khách sạn [5]. 59
  4. 2. KINH NGHIỆM CHUẨN BỊ SỰ SẴN SÀNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI Nƣớc Anh xác định rõ tầm quan trọng của giáo dục cơ bản để chuẩn bị cho chiến lƣợc thay đổi về việc làm trong vòng 20 năm tới, cụ thể, 90% công việc của nƣớc Anh sẽ gắn với công nghệ số. Chiến lƣợc nêu rõ nƣớc Anh đặt trọng tâm vào đào tạo suốt đời và đào tạo hƣớng nghiệp về công nghệ thông tin, nhằm đạt đƣợc các mục tiêu số hóa và đẩy mạnh nền kinh tế số. Đến năm 2022, Vƣơng quốc Anh cần thêm khoảng 1,2 triệu lao động làm việc trong các lĩnh vực liên quan tới công nghệ số. Tuy hiện tại tỷ lệ lao động trong lĩnh vực này tại nƣớc Anh cao hơn nhiều so với châu Âu, nhƣng trong tƣơng lai, cần phải bổ sung các chuyên gia có trình độ cao về công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu. Hiện nay, chính phủ Anh vẫn đang tiếp tục hợp tác với khu vực tƣ nhân để tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời lao động trong tiếp cận môi trƣờng số, sử dụng Internet trong mọi dịch vụ công, học tập nâng cao kiến thức, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, dân tộc, cộng đồng... Đồng thời, đề cao vai trò của thƣ viện đối với đào tạo công nghệ số.[6 ] Tại Đức, trƣờng Đại học Công nghệ Berlin phối hợp với trƣờng Đại học Humboldt, các viện nghiên cứu và khu vực doanh nghiệp thành lập Trung tâm Công nghệ số tƣơng lai Einstein nhằm nghiên cứu chuyên sâu về ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh, sự chuyển đổi công nghệ, giáo dục số, cá nhân hóa dịch vụ y tế, an ninh công nghệ thông tin,... Chiến lƣợc của Đức là phát triển các mô hình khởi nghiệp trong thời đại cách mạng số ở các lĩnh vực văn hóa, xã hội... Mục tiêu để Berlin trở thành trung tâm khởi nghiệp của châu Âu. Bên cạnh đó, Berlin đào tạo những nhà nghiên cứu trẻ tham gia các dự án phát huy giá trị của cộng đồng dựa trên nền tảng của phát minh số kể từ những năm 2010. Mô hình điển hình là thành phố Cologne là điểm đến của lễ hội và những dịch vụ giải trí giúp phát triển du lịch. Thƣ viện trung tâm Cologne là nơi cộng đồng tham gia sinh hoạt, đồng thời làm giàu thêm các giá trị văn hóa.[6] Nƣớc Úc: theo thống kê hiện nay, Úc đang cần tuyển dụng thêm 36.000 việc làm trong ngành du lịch, bao gồm 26.000 vị trí cần kỹ năng cao. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã hỗ trợ ngành du lịch tuyển dụng, dịch chuyển lao động, giáo dục và đào tạo nghề, đồng thời tìm cách tăng cƣờng nguồn cung nhân lực du lịch có kỹ năng và sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng, cụ thể: Xây dựng và triển khai chƣơng trình thí điểm tạo điều kiện chuyển giao kỹ năng giữa các doanh nghiệp của ngƣời địa phƣơng; Giải pháp trực tuyến về giáo dục, đào tạo; Cấp kinh phí cho dự án Đầu tƣ Du lịch Chiến lƣợc T-QUAL để đào tạo kỹ năng kinh doanh cho ngƣời bản địa tại Học viện Quốc gia về Đào tạo Du lịch; Tạo điều kiện hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch và ngƣời dân địa phƣơng để chuyển giao kỹ năng và phát triển kinh doanh, đảm bảo nhất quán với Chiến lƣợc Phát triển Kinh tế Bản địa; [3] 3. YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƢ Trong xu thế hội nhập quốc tế về tiếp cận ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ, nguồn nhân lực du lịch cần phải đáp ứng đầy đủ về số lƣợng và chất lƣợng, sử dụng và ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin, phẩm chất linh hoạt, nhạy bén, dám nghĩ và làm, khả năng ứng xử thông minh và tinh tế để không thể thay thế bằng máy móc tự động hay robot. Từ những phân tích trên cho thấy những vấn đề, yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực du lịch Việt Nam: - Thứ nhất, lao động du lịch phải đổi mới phƣơng thức làm việc, áp dụng công nghệ mới dựa trên nền tảng Internet kết nối vạn vật, gắn với chuỗi giá trị du lịch. Đội ngũ nhân lực ngành du lịch, đặc biệt là nhân lực trong khối doanh nghiệp, cần phải có khả năng ứng dụng khoa học - công nghệ vào thực tiễn từ những việc mang tính vĩ mô nhƣ xây dựng dự báo, hoạch định chiến lƣợc phát triển, đến những công việc trực tiếp trong phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, mọi sự áp dụng sáng tạo dựa trên nền tảng tri thức số, trí tuệ nhân tạo đều phải dựa trên nền tảng là phục vụ con ngƣời với tất cả sự tinh tế, tinh thần nhân văn sâu sắc, công bằng và nhân ái. Trong xu thế phát triển trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật, chuỗi giá trị thay đổi mạnh mẽ từ cách thức mọi ngƣời trải nghiệm, tiêu thụ và chia sẻ thông tin đến điều chỉnh mô hình kinh doanh và năng suất lao động. Nhƣ vậy, trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và quản lý của ngành du lịch, bao gồm lữ hành, cơ sở lƣu trú du lịch (CSLTDL), vận chuyển, marketing và đào tạo du lịch, mỗi cá nhân ngƣời lao động cần thay đổi cách suy nghĩ, cách làm, kết hợp giữa công nghệ và năng lực 60
  5. phục vụ con ngƣời và nâng cao hiệu suất lao động. Đội ngũ lao động cần phải am hiểu công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ di động, dữ liệu lớn, phân tích và xử lý dữ liệu,… Ngƣời lao động làm việc trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ ứng dụng cho du lịch cần có kiến thức chuyên sâu về lập trình phần mềm nhƣ: thuyết minh tự động, tour du lịch có sự hỗ trợ của công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cƣờng (AR). Trong lĩnh vực lữ hành: Dữ liệu mở về điểm đến với các ứng dụng thông minh giới thiệu sản phẩm du lịch và các dịch vụ du lịch tại điểm đến. Các dịch vụ, hoạt động của khách du lịch và hệ thống chung của thành phố thông minh, điểm đến thông minh đƣợc tích hợp, kết nối với nhau; Trong lĩnh vực lƣu trú: Các sàn giao dịch điện tử đem đến nhiều sự lựa chọn hơn cho du khách về các loại hình CSLTDL, bao gồm CSLTDL truyền thống nhƣ khách sạn và các hình thức mới hơn trong nền kinh tế chia sẻ nhƣ condotel, airbnb, homestay, hometel, couchsurfing...; Trong lĩnh vực vận chuyển: Dịch vụ chia sẻ phƣơng tiện giao thông (ví dụ nhƣ Grab) góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lƣợng chung của dịch vụ giao thông; Trong lĩnh vực marketing: Marketing hiệu quả thông qua các sàn giao dịch điện tử là kênh giúp nâng cao chất lƣợng và tối ƣu hóa hoạt động marketing, đồng thời là nguồn thông tin quan trọng về khách hàng; Trong lĩnh vực đào tạo du lịch: Đào tạo trực tuyến tƣơng tác về nhận thức, kỹ năng, và thái độ phục vụ khách du lịch ngày càng phổ biến; Hƣớng dẫn viên du lịch sử dụng phần mềm ứng dụng di động để liên kết với các OTA và kết hợp với công nghệ VR và AR để nâng cao trải nghiệm cho khách… Ngƣợc lại, khách du lịch cũng kỳ vọng hơn với chất lƣợng cá nhân hóa trong dịch vụ và trải nghiệm. Nhƣng chắc chắn, họ cũng vẫn cần có sự kết hợp giữa trao đổi và tƣơng tác trực tuyến và trực tiếp. Yêu cầu đặt ra là phải giải quyết các tác động của việc thay thế một số vị trí trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch bằng trí tuệ nhân tạo. Nhƣ vậy, cũng sẽ có những cơ hội việc làm mới bù đắp lại khoảng thiếu hụt của các công việc bị thay thế. Nhƣng dù nhƣ vậy, nguồn nhân lực trong thời đại số hóa cũng cần rất linh hoạt. - Thứ hai, phải có sự cải cách đồng bộ và hệ thống từ cơ sở đào tạo, cơ quan nghiên cứu, quản lý, đến doanh nghiệp và cá nhân. Lấy hiệu quả công việc và sự hài lòng của khách du lịch làm thƣớc đo, và lấy nền tảng căn bản là sử dụng hợp lý nguồn lực, bồi dƣỡng nhân lực theo hƣớng khai thác tối đa lợi thế của khoa học, công nghệ nhƣng vẫn lấy giá trị cốt lõi của việc phục vụ con ngƣời với sự tôn trọng văn hóa, truyền thống, khả năng nhận thức tinh tế, nhân văn làm trung tâm. - Thứ ba, hoàn thiện về hệ thống tiêu chuẩn nghề và đánh giá cấp chứng chỉ trong ngành phù hợp với điều kiện của Việt Nam và hội nhập với khu vực ASEAN trong những đổi mới, áp dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật. Thƣờng xuyên phổ biến, áp dụng đồng đều trên tất cả các khu vực trong cả nƣớc nhằm tạo tiền đề để xây dựng chƣơng trình và nâng cấp đào tạo đối với các cơ sở đào tạo. - Thứ tƣ, tiếp tục kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo trên cơ sở ký kết các thỏa thuận đào tạo ràng buộc. Xây dựng tốt mô hình điển hình để có thể nhân rộng thực hiện trong toàn ngành. Trong đó, Hiệp hội du lịch, khách sạn giữ vai trò chủ đạo trong việc làm trung gian kết nối và xây dựng các thỏa thuận, chƣơng trình hành động tránh để tình trạng rủi ro do thiếu hụt nhân sự hay hạn chế về trình độ, tay nghề, cơ sở vật chất… xảy ra. Các hoạt động này rất cần thiết, mang lại lợi ích nhiều mặt cho cả hai phía và cuối cùng là cho toàn ngành du lịch. - Thứ 5, đảm bảo yếu tố hội nhập quốc tế trên cơ sở đánh giá khách quan đối với các hoạt động đào tạo, đặc biệt các chƣơng trình nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ 4.0 trong du lịch. Chủ động tích cực các chƣơng trình trao đổi về nhân lực, trao đổi kinh nghiệm với các đối tác nƣớc ngoài trên cơ sở xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và thật sự bền vững, có những ràng buộc nhất định về yêu cầu của các bên. 4. KẾT LUẬN Yếu tố chủ đạo tạo nên sự thay đổi của cách mạng công nghiệp 4.0 là cách thức sản xuất áp dụng thành tựu của nhiều ngành nhƣ kỹ thuật số, công nghệ sinh học và lĩnh vực vật lý, trong đó nổi bật nhất là sự kết hợp của robot, trí tuệ nhân tạo và internet kết nối vạn vật (IoT). Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và dịch vụ du lịch. Nó đồng thời đem lại lợi ích nhiều mặt cho các bên liên quan, 61
  6. mặt khác nó cũng đặt ra những yêu cầu và thách thức mới trong quá trình phát triển. Vì vậy để có thể phát triển một cách tích cực nguồn nhân lực du lịch đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế tri thức, cần thiết có sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm và trong bản thân mỗi con ngƣời đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Làm tốt công tác phát triển nguồn nhân lực sẽ góp phần khẳng định vị thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 16/1/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam 2. Tổng cục Du lịch (2019), Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2018, Nhà xuất bản Lao động. 3. Chính phủ Úc, Bộ Tài nguyên, Năng lƣợng và Du lịch (2011), Chiến lược “Tourism Australia 2020” 4. Diễn đàn Kinh tế thế giới - WEF (2019), Báo cáo Năng lực cạnh tranh về lữ hành và du lịch (The Travel and Tourism Competitiveness Report 2019), Geneva 5. Nguyễn Văn Đính (2017), Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế: Phát triển Du lịch trong bối cảnh hội nhập, Hà Nội, 13/10/2017 6. Trang web: Chiến lƣợc chuyển đổi số Vƣơng quốc Anh 2017, https://www.gov.uk/government/publications/uk- digital-strategy/uk-digital-strategy, Truy cập ngày 18/12/2019 Hội thảo ―Đánh giá năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam‖, http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/22063, truy cập ngày 18/12/2019 Khái quát về đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay, http://daotao- vhttdl.vn/articledetail.aspx?articleid=424&sitepageid=633, truy cập ngày 18/12/2019 Khát nhân lực ngành du lịch,http://www.sggp.org.vn/khat-nhan-luc-nganh-du-lich-9621.html, truy cập ngày 18/12/2019 Trung tâm Einstein - Tƣơng lai số, https: //www.digital-future.berlin/, Truy cập ngày 16/12/2019. NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 GS, TS. Nguyễn Văn Đính Hiệp hội Du lịch Việt Nam TÓM TẮT Thế giới đang tiến vào cuộc cách mạng 4.0 một cách nhanh chóng. Một trong những xu hướng của du lịch thế giới là ứng dụng mạnh mẽ cuộc cách mạng này để phát triển du lịch nhanh chóng. Du lịch Việt Nam không thể không phát triển theo xu hướng đó. Để thực hiện được điều này thì yếu tố có tính chất quyết định chính là chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Bài viết này đề cập một số vấn đề khái quát về Cách mạng công nghiệp 4.0, tình hình nhân lực du lịch Việt nam và những vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Cách mạng 4.0; Giải pháp; Nhân lực du lịch ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị quyết 08-NQ/TW về Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngày 16-01- 2017 đã nêu Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam là: ―Đến năm 2020 cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thu hút 17-20 triệu khách du lịch quốc tế, 82 triệu lƣợt khách du lịch nội địa, đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD, tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nƣớc có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á. 62
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2