intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: BẠC HÀ

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

68
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'dược vị y học: bạc hà', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: BẠC HÀ

  1. BẠC HÀ Tên thuốc: Herba Menthae. Tên khoa học: Mentha arvensis L Họ Hoa Môi (Labiatae) bộ phận dùng cả cây (cành lá). Bộ phận dùng: Lá hái lúc cây chưa ra hoa về cuối xuân hay sang thu. Cành phải có nhiều lá, thơm; ít lá là xấu. Không dùng lá úa có sâu, không nhầm với lá Bạc hà dại (Mentha Sp) lá dày, có lông và hôi. Tính vị: vị cay, tính lương (mát). Quy kinh: Vào kinh Phế và Can . Tác dụng: phát hãn, tán phong nhiệt. Chủ trị: cảm nóng, nhức đầu, cổ Họng sưng, mắt đỏ, ngoài da nổi mày đay. - Hội chứng phong nhiệt biểu biểu hiện như sốt, đau đầu, sợ phong và hàn, đau Họng và đỏ mắt: Dùng Bạc hà với Cát cánh, Ngưu bàng tử và Cúc hoa. - Sởi giai đoạn đầu có ban nhẹ: Dùng Bạc hà, Ngưu bàng tử và Cát căn.
  2. - Can khí uất kết biểu hiện như cảm giác tức và đau ngực và vùng xương sườn: Dùng Bạc hà với Bạch thược, Sài hồ trong bài Tiêu Dao Tán. Liều dùng: Ngày dùng 2 - 6g. Cách bào chế: Theo Trung Y: Đem lá Bạc hà khô tẩm nước, để vào chỗ mát, thấy cây và lá mềm thì cắt từng đoạn, phơi trong râm cho khô để dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa qua, để ráo nước, thái ngắn độ 2 cm, phơi trong râm cho khô. Bảo quản: tránh nóng ẩm, đậy kín. Chú ý: không sắc kỹ vị thuốc này. Kiêng ky: khí hư huyết ráo, Can dương thịnh quá thì kiêng dùng. BÁCH BỘ Tên thuốc: Radix Stemonae. Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour Họ Bách Bộ (Stemonaceae)
  3. Bộ phận dùng: rễ. Rễ béo chắc, ít ngọt, đắng nhiều, mùi thơm mát, vỏ ngoài đỏ hay nâu sẫm là tốt. Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hơi ôn. Quy kinh: Vào kinh Phế. Tác dụng: ôn Phế, sát trùng. Chủ trị: - Dùng sống: trị lở ghẻ, giun sán. - Dùng chín: trị ho hàn, ho lao. Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g, có thể đến 30 - 40g Cách bào chế: Theo Trung Y: Lấy rễ Bách bộ rửa sạch bỏ vỏ, tước nhỏ, bỏ lõi, phơi trong râm cho khô (Lôi Công Bào Chích Luận). Tẩm rượu một đêm, sấy khô. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ mềm rút lõi, thái mỏng, phơi khô (dùng sống). Tẩm mật một đêm rồi sao vàng (dùng chín).
  4. Rễ nấu thành cao lỏng (1ml = 5 hay 10g dược liệu). Bảo quản: đậy kín để nơi khô ráo, thoáng gió vì dễ bị mốc. Nếu bị mốc, rửa sạch bằng nước lã, phơi hoặc sấy cho khô. Kiêng ky: Tỳ Vị hư nhược không nên dùng. BÁCH HỢP Tên thuốc: Bulbus Lili Tên khoa học: Lilium browii F.F. Br. var. colchesteri WilsHọ Hành Tỏi (Liliaceae)Bộ phận dùng: vẩy, tép của nó (vẫn gọi là củ) dài độ 3 - 4cm, rộng độ 4 - 9 mm, màu trắng ngà, trong sáng. Thứ tép khô, dày, không đen, không mốc mọt, sạch tạp chất, có nhiều chất nhớt, bề ngang trên 1cm là tốt nhất. Thứ bề ngang từ 4 - 9 mm, màu đen là vừa. Không nhầm lẫn với: - Thứ vẩy Tỏi voi (cây Loa kèn đỏ, Amaryllis bellodena Sweet, Họ Thuỷ tiên). Vẩy mỏng, to, không có chất nhớt. Thứ này gây nôn mửa. - Thứ vẩy nghi là vẩy Hải thông (Urginea maritima (L). Baker, Họ Hành tỏi) Thứ này giống vẩy Bách hợp, nhưng nhỏ hơn, ít chất nhớt, nếm hơi cay, uống vào sẽ bị say.
  5. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: Vào kinh Tâm, Phế. Tác dụng: nhuận Phế, chỉ ho, định Tâm, an thần, thanh nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: ho lao, thổ huyết, đau tim, phù thũng, đau cổ Họng, đau bụng (sao qua). Phế âm suy kèm hoả vượng biểu hiện như ho và ho ra máu: Dùng Bách hợp với Huyền sâm, Xuyên bối mẫu và Sinh địa hoàng trong bài Bách Hợp Cố Kim Thang. Giai đoạn cuối của bệnh do sốt gây ra kèm nhiệt tồn biểu hiện như kích thích, trống ngực mất ngủ và ngủ mơ: Dùng Bách hợp với Tri mẫu, Sinh địa hoàng trong bài Bách Hợp Địa Hoàng Thang Liều dùng: Ngày dùng từ 10 - 12g. Cách bào chế: Theo Trung Y: đào củ về, rửa sạch đất cát, phơi cho hơi se se, tách ra từng vẩy, tép, phơi khô hoặc nhúng qua nước sôi phơi khô. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Mua ở quốc doanh dược phẩm về (thứ đã chế biến) để nguyên cả vẩy cho vào thang thuốc. Nếu dùng làm thuốc hoàn tán thì tán bột. Thường dùng để sống. Cũng có khi sao qua tuỳ từng trường hợp.
  6. Bảo quản: dễ hút ẩm biến sang màu đỏ nâu, hoặc mốc mọt giảm chất lượng. Cần để nơi khô ráo. Không được sấy hơi diêm sinh, màu sẽ trắng, biến vị và chất. Kiêng kỵ không dùng trong các trường hợp ho do phong, hàm xâm nhiễm hoặc tiêu chảy do Tỳ Vị bị hàn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2