intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Gio Linh (1930-1975): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Gio Linh (1930-1975): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Phong trào của nhân dân Gio Linh dưới sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1936 - 1939; Phong trào cách mạng của nhân dân Gio Linh dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc vận động giải phóng dân tộc (1940 - 1944); Cao trào kháng Nhật và khởi nghĩa giành chính quyền ở Gio Linh tháng 8/1945;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Gio Linh (1930-1975): Phần 2

  1. CHƯƠNG III GIO LINH KIÊN CƯỜNG CHIẾN ĐẤU GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH CỤC BỘ" CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1965 - 1968) I. NHỮNG NĂM 1965 - 1967 Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" bị thất bại thảm hại, đế quốc Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục bộ" với quyết tâm cứu vãn tình thế và giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhất bằng chính lực lượng quân Mỹ. Ngày 1/4/1965, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn quyết định đưa quân viễn chinh Mỹ ồ ạt vào chiến trường miền Nam, đi đôi với chiến tranh phá hoại miền Bắc. Ở Gio Linh, địch bố trí toàn bộ đội hình Trung đoàn 2 bộ binh của Sư đoàn 1 với các căn cứ chính: Quán Ngang, Dốc Miếu, Cồn Tiên, Bái Sơn, Cao điểm 31. Ngoài ra, còn có 13 đồn cảnh sát dọc sông Bến Hải, quân số mỗi đồn tương đương một trung đội địa phương quân của hai chi khu quân sự Trung Lương và Gio Linh. Ở mỗi xã, tại khu đệm phía nam giới tuyến quân sự tạm thời, chúng tổ chức một trung đội dân vệ và mạng lưới chỉ điểm, tình báo dày đặc được chúng xây dựng công phu. Ngoài lực lượng Trung đoàn 2 Sư đoàn 1 ngụy nổi tiếng ác ôn, địch còn có lực lượng địa phương quân, bộ máy kìm kẹp của ngụy quyền thôn, xã. Lực lượng bộ binh địch ở Gio Linh được đặt dưới sự 196
  2. yểm trợ tối đa của hỏa lực hải quân, không quân, pháo binh Mỹ - Ngụy theo yêu cầu khi xảy ra tác chiến. Căn cứ Mỹ - Ngụy ở Dốc Miếu Từ tháng 6/1965, trên địa bàn huyện Gio Linh, lực lượng quân viễn chinh Mỹ triển khai đóng quân ở những vị trí quan trọng như Dốc Miếu, Cồn Tiên, Cửa Việt. Xác định Cửa Việt là quân cảng quan trọng nối thông đường thủy với Đông Hà nên địch tăng cường thêm quân đóng ở những điểm như Tân Xuân, Long Hà, dồn dân vào khu tập trung nhằm tạo ra vành đai trắng bảo vệ khu bắc Cửa Việt. Liên tục trong 6 tháng đầu năm 1965, quân và dân toàn huyện đã tích cực hoạt động, không ngừng mở rộng vùng giải phóng, bao vây, cô lập, giam chân các đơn vị cơ động của địch trong các căn cứ lớn của quận lỵ. Hầu hết các xã vùng giới tuyến đã làm chủ hoặc làm chủ từng phần. Bộ máy kìm kẹp ở thôn, xã 197
  3. của địch trong toàn huyện hầu như tê liệt. Bọn ngụy quyền tay sai ở thôn, xã không còn hung hăng, đàn áp nhân dân như trước mà thường xuyên giấu mặt lẫn tránh vào các căn cứ quân sự. Sau khi đoàn đại biểu của huyện đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 6 (7/1965) về thì đầu tháng 8/1965, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ tư được triệu tập tại khe Mướp (Gio An). Đại hội đã kiểm điểm lại tình hình trong huyện sau đợt đồng khởi. Đại hội xác định quyết tâm chuẩn bị tinh thần, vật chất để chủ động giáng trả ngay từ đầu khi đế quốc Mỹ cho quân viễn chinh đến địa phương, tăng cường công tác xây dựng đảng, xây dựng lực lượng bộ đội địa phương huyện và dân quân du kích các xã. Trước mắt là phối hợp với bộ đội địa phương tỉnh, bộ đội chủ lực phá tan âm mưu của địch muốn thành lập tuyến phòng ngự ngăn chặn vững chắc ở phía bắc khu vực Quảng Trị. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 13 đồng chí do đồng chí Nguyễn Công Hoạt làm Bí thư Huyện ủy. Triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện, quân và dân huyện Gio Linh đã nêu cao quyết tâm vượt qua gian khổ, ác liệt đánh địch, chống càn giữ vững vùng giải phóng. Để đánh phá phong trào cách mạng huyện Gio Linh, Mỹ - Ngụy tăng cường sử dụng máy bay, pháo binh, tàu hải quân của Hạm đội 7 Mỹ bắn phá ác liệt vào vùng giải phóng từ sông Bến Hải lên Cồn Tiên vòng qua Cam Lộ. Đồng thời, chúng ra sức lùa dân vào các khu tập trung do chúng dựng sẵn như Quán Ngang, Bắc Cửa Việt để dễ bề kìm kẹp và cắt đứt mối liên hệ giữa nhân dân với cách mạng. Ngày 9/11/1965, địch huy động một tiểu đoàn lính cộng hòa từ Gio Linh tiến về thôn Hà Lợi Trung, Diêm Hà Trung, 198
  4. Diêm Hà Thượng. Một cánh quân khác gồm một tiểu đoàn bảo an từ Cửa Việt tiến lên hòng tạo gọng kìm tiêu diệt toàn bộ lực lượng du kích hai thôn Hà Lợi Trung và Hà Lợi Thượng. Được mật báo về trận càn lớn này, Đảng ủy xã Gio Hải đã chỉ huy du kích xã phối hợp với bộ đội địa phương Gio Linh lập phương án tác chiến. Mặc dù có sự chuẩn bị, nhưng do nhận định sai hướng tấn công của địch nên ngay loạt đạn đầu lực lượng của ta hy sinh một đồng chí. Quần nhau với địch suốt 1 ngày, ta đánh bại ba đợt tiến công của chúng, đẩy hai tiểu đoàn địch về Cửa Việt, tiêu diệt 61 tên, làm bị thương 31 tên khác, bắt sống 9 tên và thu nhiều vũ khí quân trang, quân dụng. Trận thắng lớn đầu tiên ở Gio Hải làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta vô cùng phấn khởi càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và kỹ thuật, chiến thuật tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương, đồng thời thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh. Song song với đấu tranh quân sự, các cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân liên tục nổ ra ở khắp các thôn xóm. Quần chúng kéo nhau lên quận đòi địch phải chấm dứt các cuộc càn quét, bắn phá vào xóm làng, đòi bồi thường thiệt hại nhà cửa, vườn tược, tính mạng của nhân dân do địch gây ra. Phong trào binh vận diễn ra sôi nổi, kêu gọi được nhiều binh lính ngụy quay súng trở về với nhân dân. Các chi bộ Đảng tích cực phát động nhân dân đóng góp lương thực thực phẩm cho cách mạng, che chở và bảo vệ cán bộ, du kích. Cuối năm 1965, trên địa bàn huyện Gio Linh, ta vẫn giành quyền kiểm soát vùng nông thôn và rừng núi. Các xã miền Tây của huyện đã hoàn toàn giải phóng. Gio An được chọn làm căn 199
  5. cứ của huyện Gio Linh; các cơ quan như Huyện ủy, huyện đội, Mặt trận dân tộc giải phóng của huyện đều đóng tại đây. Ở các xã Gio Sơn, Gio Hà, Gio Lễ, Gio Hải, phong trào du kích phát triển rất mạnh. Địch chỉ còn chiếm Cồn Tiên nhưng không tiếp tế bằng đường bộ được, vì trên tuyến Đường 74, 75, 76, dân quân du kích các xã Gio Sơn, Gio Lễ, Gio An liên tục tổ chức phục kích, đặt mìn gây cho chúng nhiều thiệt hại. Các xã khác trong huyện đều hình thành hai căn cứ: Căn cứ cơ bản đóng sâu trong vùng giải phóng, căn cứ “lõm” đặt ngay trong vùng địch còn kiểm soát để chỉ đạo phong trào cách mạng của địa phương. Hoạt động diệt ác, trừ gian, xây dựng lực lượng bí mật trong lòng địch được đẩy mạnh. Trước âm mưu mở rộng chiến tranh ở Việt Nam của đế quốc Mỹ, Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (tháng 12/1965), sau khi phân tích một cách khoa học chỗ mạnh, chỗ yếu cả trên hai mặt thế và lực của ta và địch. Hội nghị đã quyết định: "Động viên đến mức cao nhất lực lượng nhân dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, giữ vững thế chiến lược tiến công, quyết đánh thắng Mỹ ở miền Nam Việt Nam, bảo vệ miền Bắc, đập tan ý đồ mở rộng chiến tranh bằng bộ binh của chúng ra phía bắc vĩ tuyến 17, quyết tâm đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của chúng ở hậu phương lớn". Tháng 1/1966, Hội nghị Tỉnh ủy bất thường đã nhận định: “địch hấp tấp đưa quân đến Quảng Trị là ở trong thế bị động đối phó với mặt trận chủ lực chứ chưa phải đưa quân ra đối phó nông thôn, do đó tuy lực lượng địch đông nhưng nông thôn, đồng bằng vẫn sơ hở, tương quan lực lượng trên chiến trường vẫn không thay đổi”… Với nhận định đó, Tỉnh ủy chủ trương: Tiếp tục đưa 200
  6. phong trào đồng bằng và thành thị lên theo phương châm "2 chân, 3 mũi" phối hợp chặt chẽ "3 thứ quân trên 3 vùng chiến lược" nhằm giải phóng toàn bộ nông thôn đồng bằng, đẩy mạnh phong trào thị trấn, thị xã với yêu cầu làm chủ trong từng mức độ nhất định. Sau khi học tập quán triệt Nghị quyết Hội nghị bất thường của Tỉnh ủy, quân và dân huyện Gio Linh đã triển khai lực lượng phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh, của quân khu mở đợt hoạt động mạnh ở đồng bằng và phát động phong trào "tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt". Ngày 1/2/1966, địch điều động Trung đoàn 2 của Sư đoàn 1 tập trung lực lượng về Gio Hải thúc ép, dụ dỗ nhân dân, đưa nhân dân Gio Hải vào khu tập trung, nhằm "bạch hóa" vùng Bắc Cửa Việt để triển khai thế chiếm đóng của quân viễn chinh Mỹ, hạn chế địa bàn đứng chân của lực lượng ta, tạo lá chắn bảo vệ con đường thủy từ Cửa Việt lên Đông Hà. Nhân dân Gio Hải nêu cao quyết tâm bám đất, bám quê hương làm ăn sinh sống, nhất định không vào khu tập trung. Cuộc đấu tranh giữa nhân dân với địch giằng co nhau, kéo dài suốt 20 ngày liền. Trong lúc đó, tại Triệu Phong, đêm 21/2/1966, đại đội 10 đặc công của tỉnh tập kích vào quận lỵ diệt 120 tên. Thắng lợi đó đã buộc địch vội vã rút 2 tiểu đoàn ở Gio Hải vào chi viện, đối phó với lực lượng vũ trang ta đang hoạt động mạnh ở Triệu - Hải. Cuộc càn dồn dân xã Gio Hải của chúng bị bỏ dở. Cuối tháng 2/1966, đồng chí Trần Thị Cúc - cán bộ an ninh xã Gio Hải cải trang làm người tình của một tên lính cộng hòa. Đồng chí đã đột nhập vào đồn địch giữa ban ngày diệt gọn 3 tên 201
  7. ác ôn khét tiếng. Cũng trong thời gian này, đồng chí Trần Thị Cúc đã cùng với các chiến sĩ an ninh đột nhập vào sào huyệt địch diệt 5 tên tình báo hải thuyền. Ở khu vực giới tuyến, ngày 2/3/1966, lực lượng bộ đội địa phương huyện chặn đánh một đại đội cảnh sát địch ở Giang Phao (Trung Sơn). Khi ta nổ súng đánh áp đảo, đại đội cảnh sát bỏ chạy toán loạn, lủi trốn xuống mép sông, chống cự yếu ớt. Đồng bào bờ Bắc sông Bến Hải đổ ra sông xem bộ đội Gio Linh truy đuổi địch đã vỗ tay reo hò, cổ vũ và chỉ chổ ẩn nấp của bọn cảnh sát ở dưới bờ sông để cho bộ đội ta tiêu diệt. Sau nửa giờ chiến đấu, ta tiêu diệt 31 tên, bắt sống 15 tên, thu 42 súng các loại. Thắng lợi của ta ở Giang Phao làm cho bọn cảnh sát ngụy ở đồn Hải Cụ hoảng sợ, rút chạy về quận lỵ Trung Lương. Nhân dân các thôn Giang Phao, Hải Cụ, An Xuân,... nổi dậy phá ấp chiến lược, san bằng đồn bốt, dựng cổng chào, treo cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Tiếp đó, bọn cảnh sát ở đồn Kinh Môn tháo chạy, thừa cơ hội đó, nhân dân các thôn Trung An, Phú Phụng, Tân Du,... của xã Gio Sơn nổi dậy làm chủ. Cũng trong những ngày đầu tháng 3/1966, lực lượng địch gồm 2 tiểu đoàn lính cộng hòa và bảo an kéo về xã Gio Hải phối hợp với bọn dân vệ dưới sự chỉ huy của tên Vũ Thế Mẫn, quận trưởng Gio Linh nhằm bao vây 6 thôn của xã Gio Hải đập phá nhà cửa, lùa dân vào khu tập trung Cửa Việt. Địch xây dựng khu tập trung Cửa Việt có chiều dài 800m, chiều rộng 300m, dồn dân vào trong đó 5.000 người. Vì vậy, cuộc sống của nhân dân trong khu tập trung rất khó khăn. Chúng đề ra các nội quy rất hà khắc như cấm dân trở về làng cũ hái rau, 202
  8. kiếm củi vì sợ dân móc nối với cách mạng, cấm đi đánh cá xa bờ 6km, cấm đi đánh cá ra phía bắc Cửa Việt vì sợ liên hệ với miền Bắc. Chúng cho bọn mật vụ, chỉ điểm trà trộn trên thuyền đánh cá để theo dõi hoạt động của dân. Tháng 4/1966, du kích Gio Hải đã đột nhập khu tập trung, dùng mìn đánh sập hoàn toàn hai trụ sở làm việc của ngụy quyền. Nhân cơ hội đó, nhân dân đẩy mạnh đấu tranh buộc địch cấp cho mỗi gia đình 25 tấm tôn và 6 tháng lương thực. Để hỗ trợ cho nhân dân Gio Hải đấu tranh với địch, lực lượng bộ đội địa phương huyện đã phục kích chặn đánh một địa đội địch, diệt gọn hai trung đội, thu 52 súng các loại. Trận phục kích thắng lợi làm cho bọn địch đang càn quét ở xã Gio Hải phải rút lui. Tháng 5/1966, bộ đội địa phương huyện phối hợp với Đại đội 10 đặc công của tỉnh và du kích các xã Gio Lễ, Gio An, Gio Sơn tập kích vào 2 căn cứ Dốc Miếu và Cồn Tiên. Ta diệt toàn bộ bọn lính pháo binh ở Dốc Miếu, gồm một ban chỉ huy tiểu đoàn, hai ban chỉ huy đại đội, 280 tên lính bảo vệ căn cứ. Đây là trận đánh thử sức của đặc công vào nơi bọn địch phòng thủ khá mạnh, nhằm hỗ trợ cho nhân dân Gio Linh chống địch dồn nhân dân vào các khu tập trung. Đồng thời, thăm dò phản ứng của địch, chuẩn bị cho bước mở hướng tiến công mới ở Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị. Quần chúng nhân dân ta hồ hởi, phấn khởi, tinh thần kháng chiến của cán bộ, đảng viên và lực lượng vũ trang huyện Gio Linh lên rất cao. Tháng 6/1966, lực lượng cách mạng xã Gio Hải đã chủ động hoạt động cả hai địa bàn: Tại khu tập trung và du kích bám trụ vùng ngoài. Đồng chí Nguyễn Ngọc Lễ - xã đội trưởng được 203
  9. phân công nằm vùng để hoạt động. Chỉ trong một thời gian ngắn, đồng chí đã xây dựng được 5 tổ hoạt động chính trị, 20 cơ sở mật, giác ngộ được 80 dân vệ. Kết quả hoạt động của đảng bộ và quân dân huyện Gio Linh trong thời gian vừa qua đã góp phần cùng quân dân cả tỉnh, cả miền Nam đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 của Mỹ - Ngụy. Bước đầu đã giải quyết được tâm lý nặng nề, tư tưởng băn khoăn của cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Gio Linh khi đế quốc Mỹ đưa quân ồ ạt vào miền Nam. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, tháng 6/1966, Quân ủy Trung ương quyết định mở mặt trận Đường số 9 - Bắc Quảng Trị. Sau khi triển khai xong thế trận, Sư đoàn 324 chủ lực của ta tấn công tiêu diệt gọn căn cứ Đầu Mầu - một vị trí quan trọng của địch nằm trên tuyến phòng thủ Đường 9. Mặc dù phải tập trung cao điểm vào cuộc phản công mùa khô lần thứ 2 (1966 - 1967), mà trọng điểm là Nam Bộ và Khu 5, nhưng trước áp lực của quân chủ lực ta tại Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị, lo sợ quân ngụy không đảm trách được, Mỹ buộc phải vội vã đưa nốt toàn bộ Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến và một phần Sư đoàn 1 thủy quân lục chiến Mỹ ra Quảng Trị để cùng với quân ngụy tại đây lập tuyến phòng ngự Đường 9 chạy dài từ Cửa Việt lên Lao Bảo, hình thành một hệ thống cứ điểm kết hợp với hỏa lực không quân và hải quân (kể cả B52) liên tục đánh phá, càn quét để giải tỏa áp lực của chủ lực ta và khống chế đường hành lang chiến lược Bắc - Nam của ta. Đồng thời, Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, kể cả thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng bằng không quân và hải quân. 204
  10. Ngày 15/7/1966, một tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ hành quân thám sát ở Tây Bắc Cồn Tiên. Một đơn vị của Sư đoàn 324 của ta đã chặn đánh phủ đầu làm chúng bị thiệt hại nặng. Ngày 16/7/1966, Mỹ - Ngụy mở cuộc hành quân hỗn hợp có tên Lam Sơn - 289. Lực lượng gồm 11 tiểu đoàn, trong đó có 5 tiểu đoàn thủy quân lục chiến ngụy, một tiểu toàn bộ binh thuộc Sư đoàn 1 ngụy triển khai đội hình dọc phía nam sông Bến Hải, càn quét nhằm dồn dân của ba xã Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn quận Trung Lương và hai xã Gio An, Gio Sơn quận Gio Linh vào trại tập trung, hòng bao vây tiêu diệt hai trung đoàn chủ lực của ta ở khu vực này. Suốt 19 ngày đêm quần nhau với địch trong cuộc hành quân Lam Sơn - 289, đất trời rền vang tiếng súng, bom không lúc nào ngớt. Vượt qua mưa bom, bão đạn của quân thù, du kích các xã Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn, Gio An, Gio Sơn phối hợp với Sư đoàn 324B và Trung đoàn 270 đã bẻ gãy cuộc hành quân đầu tiên quy mô lớn của Mỹ - Ngụy trên chiến trường Gio Linh, tiêu diệt hàng ngàn tên lính Mỹ, bắn cháy hàng chục xe tăng, xe bọc thép, phá hủy hàng chục khẩu pháo các loại. Ngày 17/7/1966, Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song, nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do!". Đáp Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, phối hợp với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và du kích của ta đã liên tiếp tấn công địch giành nhiều thắng lợi. 205
  11. Ngày 19/7/1966, du kích xã Gio Lễ phối hợp với đại đội Lê Hồng Phong thọc sâu đánh bọn "Trâu điên" ở xóm Rú thôn Hà Thượng diệt 70 tên, buộc chúng phải rút chạy về phía đông Quốc lộ 1A. Ngày 14/9/1966, thủy quân lục chiến Mỹ phối hợp với sư đoàn 1 ngụy mở cuộc hành quân mang tên Prie với lực lượng 10 tiểu đoàn vào phía nam cầu Hiền Lương. Một ngày sau, chúng mở tiếp chiến dịch mới có quy mô 12.000 quân từ Cửa Việt đánh ra Cát Sơn, Trung Giang. Mặc dù chênh lệch quá lớn về lực lượng giữa ta và địch nhưng các đơn vị chủ lực của ta đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội địa phương và dân quân du kích, tổ chức bám sát từng bước hành quân càn quét của địch, liên tục tấn công, tiêu diệt gần 300 tên Mỹ, làm thất bại hoàn toàn cuộc hành quân càn quét đốt phá, dồn dân của chúng. Tại trại tập trung Cửa Việt, đồng chí Trần Diêu - Bí thư chi bộ thôn An Trung và đồng chí Nguyễn Thị Ơn đã cùng với du kích mật cài mìn làm cháy 2 xe tăng địch giữa ban ngày. Hai đồng chí không may sa vào tay địch, biết được hai đồng chí là những “Việt cộng” lợi hại, Mỹ - Ngụy đã bắt giam tra tấn nhiều lần nhưng không tìm ra manh mối. Ngày 26/10/1966, hai đồng chí đã khôn khéo dụ địch về một cồn cát gần đồn địch hứa sẽ tìm tài liệu và bọn chúng đã mắc mưu. Trước sự chứng kiến của nhân dân, hai đồng chí đã nói lời động viên mọi người đoàn kết, giữa vững niềm tin vào thắng lợi và hô to “Hồ Chí Minh muôn năm”, “đả đảo đế quốc Mỹ xâm lược” và anh dũng ngã xuống trước mũi súng của quân thù. Trong thời gian này, bộ đội địa phương huyện kết hợp với du kích các xã đánh nhỏ, lẻ, đánh luồn sâu (tập kích, phục kích) 206
  12. không cho bọn địch nống ra vùng ta làm chủ. Đội 1 bộ đội địa phương và du kích xã Gio An dùng cối 60 và 82 tập kích vào tiểu đoàn "Đỉa đói" tại Hảo Sơn, Long Trùng Sơn tiêu diệt 40 tên Mỹ. Cuối năm 1966, lực lượng ta nắm bắt được tên Uyển - quận trưởng Gio Linh sẽ đi thị sát tình hình miền Tây. Ta gài mìn trên đường 75. Chiếc xe Zíp vướng trúng mìn nổ tung, tên Uyển cùng 4 tên lính đi theo bị giết chết. Ở Trung Sơn, lực lượng của ta nổ súng đánh vào bọn cảnh sát ở Võ Xá, diệt 12 tên, đồng thời tiếp tục truy kích địch chạy về quận Trung Lương nhân cơ hội đó, nhân dân nổi dậy truy nã bọn ác ôn, giải tán tề ngụy. Trung Sơn hoàn toàn giải phóng vào ngày 8/9/1966 . Ở Trung Hải, ngày 2/10/1966, lực lượng ta bao vây đánh địch ở trụ sở ngụy quyền xã diệt 14 tên, ta giải thoát số thanh niên bị địch bắt. Bọn địch buộc phải rút về co cụm ở đồn cảnh sát Xuân Hoà. Đến tháng 1/1967, lực lượng ta tấn công cụm ác ôn đồn cảnh sát Xuân Hòa diệt 8 tên (trong đó có tên đại diện xã Trung Hải). Xã Trung Hải được hoàn toàn giải phóng vào ngày 20/1/1967. Cũng trong thời gian này, lực lượng của ta tiến đánh vào bọn ngụy quân, ngụy quyền ở xã Trung Giang diệt nhiều tên, quần chúng nhân dân trong xã phối hợp nổi dậy, chỉ trong vòng 4 giờ, các mũi chiến đấu trong toàn xã đồng loạt nổ súng vừa tiêu diệt địch, vừa vây ép lực lượng cảnh sát đồn Cửa Tùng tháo chạy. Xã Trung Giang được hoàn toàn giải phóng vào ngày 21/1/1967. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn cuối năm 1966 đầu năm 1967, lực lượng vũ trang huyện đã phối hợp với quần chúng 207
  13. 3 xã vùng giới tuyến đánh tiêu hao, tiêu diệt bọn ngụy quyền tay sai buộc chúng phải rút bỏ vị trí, chạy về cố thủ ở quận lỵ Trung Lương. 3 xã vùng giới tuyến hoàn toàn được giải phóng, quần chúng bắt tay vào ổn định cuộc sống, xây dựng chính quyền cách mạng ở thôn xã. Khi đánh giá tình hình năm 1966 trong tỉnh, Tỉnh ủy đã nhận xét: "Những nơi khó khăn, ác liệt như Gio Linh, Cam Lộ phong trào không những được giữ vững mà còn mở rộng và nâng cao chất lượng, nhân dân vùng giải phóng tích cực tham gia đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, đóng góp nuôi quân" 1. Trước sự phát triển của phong trào đấu tranh cách mạng trong tỉnh, địch ráo riết huy động các đoàn "bình định" phối hợp với lực lượng địa phương tại chỗ mở những cuộc càn quét, hòng lấn chiếm vùng giải phóng, đánh phá hành lang Bắc - Nam và căn cứ địa miền núi, đồng thời tăng cường khống chế, kìm kẹp quần chúng nhân dân ở vùng địch chiếm. Thâm độc hơn, ngày 2/3/1967, Mỹ - Ngụy đã dùng thuốc độc bỏ vào thức ăn phát cho đồng bào trong khu tập trung Làng Vây làm cho 300 người bị ngộ độc thức ăn chết. Căm thù hành động giết người dã man của địch, phong trào đấu tranh của quần chúng diễn ra sôi nổi khắp trong tỉnh từ đồng bằng đến miền núi. Ở các huyện phía nam, lực lượng vũ trang ta chặn đánh quyết liệt vào lực lượng "trâu điên" và các toán "bình định" của địch đang càn quét, đánh phá ở Triệu Hải diệt hàng trăm tên địch. Đồng bào dân tộc miền núi nổi dậy phá khu tập 1 Trong thời gian ngắn cuối năm 1966, nhân dân toàn huyện Gio Linh đã đóng góp 427 tấn lương thực để nuôi quân. Toàn tỉnh có 2.440 tấn. 208
  14. trung Làng Vây trở về bản cũ. Ở Gio Linh, nhân dân các thôn Mai Xá, Lâm Xuân, Kỳ Trúc, Vinh Quang Thượng, Vinh Quang Hạ,... nổi dậy khống chế tề ngụy, phá thế kìm kẹp, buộc chúng phải co cụm vào các đồn bốt. Cùng với phong trào nổi dậy của quần chúng, để giáng trả bọn địch đóng ở Dốc Miếu thường xuyên dùng pháo bắn phá ác liệt khu vực Vĩnh Linh và các xã giới tuyến, đêm 20/3/1967, quân dân Vĩnh Linh cùng với Trung đoàn pháo Bến Hải đã dội bão lửa xuống căn cứ Dốc Miếu (lúc quân Mỹ đang dùng trực thăng đổ bộ xuống căn cứ này). Bọn Mỹ không kịp trở tay trước đòn tiến công bất ngờ của ta. Trận pháo kích thắng lợi lớn, ta tiêu diệt 1.070 tên Mỹ, phá hủy 17 khẩu pháo, 57 xe quân sự (trong đó có 22 xe tăng và bọc thép), 5 máy bay lên thẳng và 1 kho xăng. Pháo binh Quân giải phóng trong trận tập kích, tiêu diệt 1.070 tên Mỹ tại căn cứ Dốc Miếu năm 1967 209
  15. Phối hợp với trận tập kích trên, du kích Gio Lễ cùng với bộ đội địa phương Gio Linh phục kích chặn đánh bọn dịch ra ứng cứu cho Dốc Miếu, diệt 30 tên địch, phá hủy nhiều xe và đạn dược. Ở phía nam tỉnh, đêm 6/4/1967, bộ đội địa phương tỉnh đánh chiếm hậu cứ Sư đoàn 1 tại La Vang, tiến công vào thị xã Quảng Trị diệt phái đoàn cố vấn Mỹ MAG, giải phóng nhà lao. Trận đánh này gây chấn động lớn, địch thì hoang mang, dao động, nhân dân ta vui mừng, phấn khởi, lực lượng vũ trang ta luồn sâu và đánh địch liên tiếp. Ngày 21/4/1967, lực lượng bộ đội địa phương, du kích xã Gio An phối hợp với một đơn vị chủ lực chặn đánh và diệt gọn một đại đội Mỹ với hơn 100 tên và phá hủy 4 xe tăng. Từ tháng 4 đến tháng 9/1967, du kích Gio Hải dẫn đường phối hợp với các chiến sĩ đặc công Đoàn 126 Hải quân đã tổ chức nhiều trận đánh, bắn chìm 10 tàu địch. Ngày 14/5/1967, ba tiểu đoàn thiện chiến khét tiếng ác ôn Trâu Điên, Gà Tàng, Đĩa Đói có xe tăng yểm trợ đã mở trận càn quét về địa bàn xã Gio Mỹ. Để đánh trả địch, du kích xã đã phối hợp với bộ đội chủ lực xây dựng trận địa chủ động đón đánh địch trước khi chúng tiến vào địa bàn, chúng ta đã diệt 54 tên, phá hủy 12 xe tăng và thu nhiều quân trang, quân dụng. Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm đưa miền Bắc “trở lại thời kỳ đồ đá”, không còn tiềm lực, không còn đường đi để tiếp tế cho miền Nam của đế quốc Mỹ thất bại. Từ tháng 6/1966, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, lúc bấy giờ là Robert Mac-na-ma-ra đã xây dựng chiến lũy Magénot hay còn gọi là hàng rào điện tử Mac-na-ma-ra. Hàng rào điện tử Mac-na-ma-ra là tên gọi của hệ thống các thiết bị điện tử phát hiện xâm nhập để 210
  16. cắt đứt yết hầu con đường chi viện của miền Bắc nước ta vào cho chiến trường miền Nam; cắt đường mòn Hồ Chí Minh ở khu vực bao quanh vĩ tuyến 17 và Đường số 9. Hệ thống gồm 17 căn cứ quân sự kết hợp với hệ thống vật cản, các thiết bị trinh sát điện tử mặt đất,… được bố trí liên hoàn trong khu vực có chiều rộng 10 - 20km, dài khoảng 100km từ thôn Diêm Hà Thượng (Gio Hải) qua đồi 31, Dốc Miếu, Cồn Tiên lên Đường 9, tới biên giới Việt Nam - Lào, kéo dài sang Mường Phìn (Lào). Đây là ý tưởng của hơn 45 nhà khoa học quân sự Mỹ, dùng toàn công cụ và khí tài hiện đại mới được phát minh dự kiến tiêu tốn khoảng 2 tỷ đô la Mỹ. Chúng tăng cường củng cố quân sự, hầm hào, trang bị phương tiện chiến tranh tinh vi hiện đại để xây dựng những điểm cao thành những "con mắt thần", “khu vực bất khả xâm phạm” của tuyến hàng rào điện tử như: Thôn 8, điểm cao 27, đồi 31, Dốc Miếu, Bái Sơn, Cồn Tiên, Động Ngô, Động Toàn, điểm cao 544, 241... Trong phạm vi 500m chiều rộng của tuyến hàng rào điện tử Mac-na-ma-ra, chúng bố trí 6 lớp hàng rào kẽm gai đủ các kiểu "mái nhà", "mắt cáo", "ô vuông", "khung cửa",... giữa các lớp hàng rào, chúng gài đủ loại mìn như mìn ba càng, mìn râu, mìn ríp, mìn claymo, mìn chống tăng,... và đủ các loại lựu đạn. Để phát hiện lực lượng của ta, chúng cho rải các loại máy phát hiện tinh vi và hiện đại như "cây nhiệt đới", "máy thu phát âm thanh tự động", "máy cảm ứng"... Mặt khác, chúng còn tung các đơn vị thám báo, biệt kích gọi là "trâu điên", "đĩa đói", "gà tàng", "dơi nhện",... đêm ngày lùng sục, phục kích ngăn chặn lực lượng của ta. 211
  17. Với việc xây dựng tuyến hàng rào nói trên, Mỹ - Ngụy huênh hoang tuyên bố chúng có thể ngăn chặn có hiệu lực tuyến hành lang Bắc - Nam, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam. Đồng thời, khống chế, đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Gio Linh nói riêng, nhân dân bắc Quảng Trị nói chung. Để triển khai xây dựng hàng rào điện tử Mac-na-ma-ra, từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/1967, Mỹ - Ngụy đã mở cuộc hành quân càn quét trên quy mô lớn vào 3 xã vùng giới tuyến của huyện Gio Linh. Chúng huy động 21 tiểu đoàn phần lớn là quân Mỹ, 20 tàu chiến, 300 xe bọc thép, 30 máy bay cùng với pháo Hạm đội 7 yểm trợ nhằm đánh phá, càn quét liên tục trong 3 ngày vào 3 xã Trung Sơn, Trung Hải và Trung Giang. Mục đích của địch là bốc dân vào các khu tập trung, tạo ra vành đai trắng để triển khai cái gọi là "tuyến hàng rào điện tử Mac-na-ma-ra”. Lực lượng bộ đội địa phương huyện và du kích các xã đã anh dũng chống trả quyết liệt nhằm bảo vệ nhân dân. Vì lực lượng quá chênh lệch, ta chỉ tiêu diệt được một số sinh lực địch, nhưng không ngăn chặn được cuộc càn quét của chúng. Bọn Mỹ đã dùng những hành động dã man giết chết trên 500 người (phần đông là dân thường), hàng trăm cán bộ, chiến sĩ hy sinh. Trong đó, có đồng chí Nguyễn Bính (Hảo) - Bí thư Huyện ủy hy sinh. Chúng đốt phá toàn bộ nhà cửa, làng mạc, phá nát hàng ngàn héc-ta lúa vụ 5, bốc hốt 12.000 dân của 3 xã Trung Sơn, Trung Hải, Trung Giang vào khu tập trung Tân Tường (ở Cam Lộ). Sau đợt cán quét này, Mỹ - Ngụy còn bốc hốt 11.000 dân của các xã Gio Sơn, Gio Hà, Gio Mỹ, Gio Lễ vào khu tập trung Quán Ngang; 212
  18. 10.000 dân của xã Gio Hải và một phần xã Gio Mỹ vào khu tập trung Cửa Việt. Tiếp sau trận càn nói trên, bọn địch tập trung xe cày ủi trên 1.000 nóc nhà, khoảng 2 vạn ngôi mộ từ vùng Gio Hải đến Cồn Tiên, Bái Sơn chiều dài 25km, chiều rộng 500m. Cày ủi đến đâu, chúng rải quân đóng chốt và lập hàng rào đến đó. Bằng việc bốc hốt nhân dân vào các khu tập trung, triển khai tuyến hàng rào điện tử Mac-na-ma-ra, đế quốc Mỹ đã biến vùng phía nam sông Bến Hải thành vùng vành đai trắng, không dân, nơi tự do bắn phá bằng các loại máy bay, pháo hạm, pháo tầm xa của Mỹ - Ngụy. Bắt đầu từ đây, việc bám trụ của lực lượng ta để bảo vệ và giữ vững vùng giải phóng, xây dựng nơi đứng chân trở nên hết sức quyết liệt và phức tạp. Từ năm 1966 trở đi, khi ta chủ động mở mặt trận Bắc Quảng Trị để kéo quân Mỹ ra gần địa phận ta nhằm tiêu diệt địch tập trung thì lực lượng quân Mỹ - Ngụy và chư hầu trên địa bàn Gio Linh được chúng tăng cường ở mức cao nhất. Do đó, chiến trường ở Gio Linh nổi lên ba đặc điểm nổi bật mà không chiến trường nào ở miền Nam có, đó là: - Lực lượng vũ trang Gio Linh cùng một lúc phải đối mặt trực tiếp chiến đấu với cả bộ binh, xe tăng - thiết giáp, không quân, hải quân của Mỹ - Ngụy và chư hầu. - Là chiến trường duy nhất trên toàn Đông Dương, quân dân Gio Linh phải đối phó với hình thái chiến tranh điện tử hiện đại nhất của nền khoa học kỹ thuật quân sự Mỹ lúc bấy giờ, đó là 213
  19. hàng rào điện tử Mac-na-ma-ra. Trinh sát điện tử trên không và mặt đất của Mỹ. - Gio Linh là chiến trường duy nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, địch đã dùng sức mạnh quân sự hùng hậu để dồn toàn bộ dân vào ba khu tập trung lớn là Cửa Việt, Quán Ngang và Tân Tường (Cam Lộ). Sau khi thực hiện chủ trương của Trung ương giải thể hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên để thành lập khu Trị - Thiên Huế, tháng 6/1967, Khu ủy quyết định thành lập ở Quảng Trị 3 ban cán sự trực thuộc Khu ủy: - Ban cán sự Gio - Cam. - Ban cán sự Triệu - Hải. - Đảng ủy miền Tây (gồm các huyện miền núi Trị - Thiên). Thực hiện chủ trương của Khu ủy Trị - Thiên Huế, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự Gio - Cam, ngày 14/10/1967, Huyện ủy Gio Linh mở Hội nghị cán bộ tại Xuân Long (Trung Hải) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thư. Hội nghị đã quán triệt chủ trương của Khu ủy và đánh giá lại tình hình sau khi địch lập hàng rào điện tử và bốc hốt dân vào khu tập trung. Qua đó, Hội nghị đã quyết định phát động toàn quân, toàn dân trong huyện cùng các lực lượng vũ trang tích cực phá tuyến hàng rào điện tử của Mỹ - Ngụy, vây ép các vị trí của địch, đồng thời phân công cán bộ, đảng viên bám sát quần chúng nhất là quần chúng trong các khu tập trung để chỉ đạo phong trào đấu tranh, xây dựng các cơ sở mật và lực lượng vũ trang tại chỗ. 214
  20. Nhờ nắm được chủ trương của Huyện ủy, cho nên khi địch đánh phá, bốc dân vào các khu tập trung, hệ thống cơ sở mật của ta, nhất là vùng Gio Hà, Gio Mỹ, Gio Hải, Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn đã bám theo dân để lãnh đạo phong trào giữ vững được liên lạc, sự chỉ đạo của Đảng không bị gián đoạn. Đặc biệt, ở Gio Hải chi bộ bám theo dân ngay từ đầu và nắm tình hình địch thông qua các đảng viên và cơ sở mật trong quần chúng, các “hòm thư mật” nên phong trào đấu tranh của quần chúng ở đây được duy trì liên tục và phát triển ngày càng mạnh ở khu tập trung. Trong thời gian này, ngoài việc xây dựng nơi đứng chân ở chiến trường để đánh địch, huyện Gio Linh có sự giúp đỡ tích cực của nhân dân Vĩnh Linh ruột thịt, do đó tất cả các xã của huyện đều được xây dựng khu căn cứ ở các xã phía bắc sông Bến Hải. Để bảo toàn lực lượng lâu dài, tránh những hy sinh mất mát do Mỹ - Ngụy gây ra, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã chủ trương đưa con em Gio Linh, Vĩnh Linh (từ 6 - 16 tuổi) ra sơ tán, học tập ở các tỉnh phía bắc (K8). Toàn huyện Gio Linh có gần 2.000 em đã vượt bom đạn ác liệt ra ăn ở, học tập tại các tỉnh Thanh Hóa và Nam Hà. Cùng với kế hoạch đưa học sinh ra miền Bắc thì số bà con ta bám trụ ở chiến trường (không vào các khu tập trung) gồm những người già và trẻ em, tất cả có gần một vạn người thuộc dân các xã vùng giới tuyến và Gio An, Gio Sơn, Gio Mỹ và Gio Lễ đã được ta tổ chức sơ tán ra Tân Kỳ (Nghệ An) và Hà Tĩnh. Đến quê hương mới, được sự đùm bọc giúp đỡ của Trung ương và tỉnh bạn, bà con huyện Gio Linh đã tổ chức lao động sản xuất xây dựng cuộc sống mới. Một số học sinh sau này lớn lên, xung phong trở lại quê hương để chiến đấu chống Mỹ, cứu nước. 215
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1