intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Châu (1945-2015): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:209

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Châu (1945-2015): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đảng bộ huyện Yên Châu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1976-1985); Khắc phục khó khăn, tích cực đưa đường lối của Đảng vào cuộc sống (1986-2000); Yên Châu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập và phát triển (2000-2015);... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Châu (1945-2015): Phần 2

  1. 186 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) Chương 5 ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976-1985) I. KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, CỦNG CỐ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ, XÂY DỰNG QUỐC PHÒNG AN NINH VỮNG MẠNH (1976-1980) Với thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi. Ngày 30-4-1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc được thống nhất, Việt Nam bước vào thời kỳ mới - độc lập, thống nhất và quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với nhân dân và cả nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La bước vào thực hiện công cuộc tái thiết đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng và phát triển quê hương với quyết tâm cao, hướng tới hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Đảng và Nhà nước đề ra. Ngày 25-4-1976, cùng với hàng triệu cử tri cả nước, nhân dân các dân tộc Yên Châu nô nức, phấn khởi đi bầu cử đại biểu Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của cả nước. Đầu tháng 7-1976, Quốc hội khóa IV tổ chức kỳ họp thứ nhất tại Thủ đô Hà Nội. Đây là kỳ họp đầu tiên của Quốc hội trong hoàn cảnh đất nước được hoàn toàn độc lập, thống nhất. Kỳ họp quyết định các nhiệm vụ kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước, bầu ra cơ quan lãnh đạo cao nhất của cả nước; đồng thời, quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đổi tên ủy ban hành chính các cấp thành uỷ ban nhân dân các cấp105. Trong những năm 1975-1977, Yên Châu phải chịu sự tác động tiêu cực của thời tiết khắc nghiệt gây hậu quả nặng nề cho sản - Đảng Cộng sản Việt Nam: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1930- 105 2006), Nxb. Lao động, H. 2006, tr. 299-300.
  2. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 187 xuất và phát triển kinh tế - xã hội. Trận lũ lịch sử tháng 8-1975 đã phá hủy và làm hư hại nhiều công trình giao thông, thủy lợi, hơn 100ha lúa bị mất trắng. Hai năm liên tiếp (1976-1977), Yên Châu phải chịu đợt rét đậm, rét hại, sương muối và băng giá, giữa năm lại bị hạn hán nặng nề, gây tác động và ảnh hưởng xấu tới năng suất cây trồng, vật nuôi. Tháng 12-1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng được tiến hành. Đây là một sự kiện vô cùng trọng đại, có ý nghĩa lịch sử to lớn, là Đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, mở ra chương mới của đất nước ta, chuyển sang thời kỳ độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, cả nước cùng quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đề ra phương hướng của kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976 -1980). Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy Sơn La về việc tiến hành đại hội Đảng các cấp, ngày 20-10-1976, Đảng bộ huyện Yên Châu tiến hành Đại hội đại biểu khóa X (vòng 1), nhiệm kỳ 1976-1979. Đại hội phân tích, đánh giá và chỉ rõ những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng bộ huyện; đồng thời, chỉ ra những mặt khuyết điểm, hạn chế. Trên cơ sở đó, Đại hội thống nhất đề ra phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ mới. Đại hội bầu 25 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, đồng chí Nguyễn Hữu Truyền được bầu giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy, đồng chí Quàng Văn Nó giữ chức vụ Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, đồng chí Lò Văn Nhố106 giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy. 106 - Tháng 4-1979: được chuyển lên tỉnh c ng tác tại Ban Kinh tế n ng nghiệp tỉnh uỷ. Tháng 5-1979, đồng chí Quàng Văn Nó - Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ được chuyển sang c ng tác tại Ủy ban nhân dân huyện, bầu giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
  3. 188 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) Ngày 15-3-1977, Đại hội Đảng bộ huyện khóa X (vòng 2) nhiệm kỳ 1976-1979 đã quyết định mục tiêu và phương hướng trong những năm tiếp theo là: “Phát huy sức mạnh chuyên chính vô sản, tiến hành mạnh mẽ phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa, phấn đấu giải quyết lương thực tại chỗ, phát triển chăn nuôi đúng hướng, cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển theo hướng thâm canh”. Đảng bộ huyện vận động nhân dân các dân tộc trong huyện ra sức khắc phục hậu quả của thiên tai, quyết tâm phục hồi kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Toàn huyện đã huy động 104.904 ngày công sửa chữa 45km đường, làm lại 236 phai lớn, nhỏ. Chỉ đạo mở đường vào Mường Lựm (năm 1976,Chiềng Xôm đổi tên là Mường Lựm)107, Chiềng Sinh,.. để phát triển giao thông; xây dựng trại lợn giống, lúa giống, trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y, hệ thống vườn ươm cây, tổ máy kéo,.. phục vụ sản xuất. Nhằm tạo sự chuyển biến tình hình kinh tế của địa phương, Đảng bộ huyện chủ trương đẩy mạnh thâm canh lúa, phát triển cây hoa màu, gắn sản xuất với chế biến, hướng tới giải quyết vững chắc vấn đề lương thực. Đặc biệt là, hình thành từng bước vùng trồng cây ăn quả tập trung ở các xã dọc quốc lộ 6 (trước gọi là đường 6); đồng thời, thực hiện có kết quả vùng chuyên canh cây chè và nuôi bò ở các xã vùng cao biên giới... Trên cơ sở đó, khai thác tốt mọi tiềm năng và thế mạnh của huyện, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, góp phần giải quyết thỏa đáng ba mối quan hệ: Nhà nước, tập thể và hộ gia đình xã viên. 107 - Huyện uỷ phân c ng đồng chí Phạm Huy Đính - Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp chỉ đạo, huy động nhân dân sử dụng c ng cụ thủ c ng là chủ yếu để làm đường t từ quốc lộ 6 vào Mường Lựm (khởi c ng từ năm 1976 đến năm 1979 mới hoàn thành).
  4. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 189 Tiến hành thí điểm cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý ở một số xã, như: Phiêng Khoài108, Viêng Lán… Để thực hiện thành công mục tiêu trên, Đảng bộ huyện đề ra nhiều biện pháp và tập trung chỉ đạo nhân dân tích cực thực hiện. Do đó, cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý đạt được những thắng lợi bước đầu, tạo được lòng tin trong nhân dân. Trong đó, đáng chú ý là đã hình thành được vùng sản xuất chuyên canh tập trung, như vùng bò - chè ở Đông Bâu, Phiêng Khoài; vùng trồng lúa, nuôi lợn ở Viêng Lán... Năm 1977, sản lượng thóc đạt 5.033 tấn, ngô 1.252 tấn, sắn 4.576 tấn, củ dong riềng 324 tấn. Toàn huyện có 25 hợp tác xã đạt từ 5 tấn trở lên, điển hình là các hợp tác xã Viêng Lán, Chiềng Pằn, Chiềng Đông, Chiềng Khoi, Tạ Khoa... Vùng chuyên canh chè được hình thành ở Hợp tác xã Kim Chung xã Phiêng Khoài, Hợp tác xã Đông Bâu xã Chiềng On có 42 ha chè kinh doanh. Năm 1977, thu 46 tấn chè búp và 20 tấn quả, trồng được 70 ha đỗ tương, năng suất bình quân đạt 4 tạ/ha; cây ăn quả mới trồng thêm được 199 ha, trồng mới được 33 ha xoài, chuối 30 ha, dứa 30 ha... Bên cạnh đó, trồng mới được 400 ha rừng. Về chăn nuôi, phát triển mạnh cả ở hộ gia đình và tập thể. Số đàn trâu có 5.078 con, bò 4.121 con, ngựa 1.478 con, dê 1.878 con, lợn 23.794 con. Từ việc tiến hành thí điểm ở các cơ sở, Yên Châu đã xây dựng được định mức lao động cho từng loại cây, con, làm cơ sở cho việc tổ chức và điều hành lao động sản xuất của địa phương. Tháng 3-1977, Đảng bộ huyện chỉ đạo tổ chức đón và sắp xếp chỗ ở cho 22 hộ gia đình thuộc các xã Song Mai, Đức Hợp, Mai Động, Đồng Thanh thuộc huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên lên xã Viêng Lán xây dựng kinh tế mới và thành lập Hợp tác xã 1-5 sản xuất gạch ngói (nay thuộc Tiểu khu 5 thị trấn huyện Yên Châu), do ông Nguyễn Tử Khiêm làm Chủ nhiệm. Các hộ gia đình đã nhanh 108 - Trước sự phát triển của số lượng đảng viên, để đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức đảng ở xã Phiêng Khoài trong tình hình mới, ngày 8-6- 1977, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Quyết nghị số 100-QN/TU chuẩn y Chi bộ cơ sở xã Phiêng Khoài nâng lên thành Đảng bộ cơ sở xã Phiêng Khoài.
  5. 190 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) chóng ổn định tình hình, hoà nhập với cuộc sống mới, bắt tay ngay vào sản xuất, góp phần cung cấp và bán ra sản phẩm gạch, ngói phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở của nhân dân, trụ sở làm việc của các cơ quan trên địa bàn huyện. Triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế, Hợp tác xã Đông Bâu ở xã Chiềng On xây dựng thành công liên doanh chăn nuôi bò và trồng chè, có nhiều kinh nghiệm phong phú trong sản xuất, giúp cho việc phân công lao động và khai thác tiềm năng đất đai của các vùng; qua đó bồi dưỡng cho cán bộ, xã viên biết quản lý, có kiến thức hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến chè, phòng chống, chữa bệnh cho gia súc. Nhờ nguồn vốn đầu tư cho định canh, định cư 3 đập chứa nước Tràng Nặm, Soan Cốp, Đông Bâu ở xã Chiềng On đã được xây dựng để phục vụ sản xuất. Năm 1976, huyện mở rộng diện tích lúa xuân IR203 cho năng suất 4 tấn/ha/vụ, phát triển cây đỗ tương vụ thu ở Chiềng On; hình thành trại lúa giống cấp II ở Viêng Lán, xây dựng trại lợn giống ở Mường Lựm, xây dựng đồng cỏ có năng suất cao ở Chiềng On, ứng dụng thành công vườn ươm “giống cây Bương” bằng biện pháp chiết cành; ươm giống xoài trong bầu với tỷ lệ sống cao. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp được chú ý phát triển, nhất là các ngành sản xuất vật liệu xây dựng như: gạch, ngói, vôi..., giá trị sản lượng năm 1977 đạt 904.940 đồng. Tuy nhiên, việc sản xuất công cụ cho nông nghiệp như: dao, cuốc, cày, bừa... vẫn thiếu; công cụ chế biến nông - lâm sản chưa có; sản xuất đồ gia dụng như: hòm đựng đồ của dân, bàn học của học sinh... chưa đáp ứng được nhu cầu, chất lượng sản phẩm chưa cao. Trong xây dựng cơ bản, bước đầu đã quy hoạch được huyện l , kho hàng và cửa hàng bách hóa huyện; xây dựng xong nghĩa trang liệt sỹ, xây dựng trại chăn nuôi bò ở Đông Bâu. Tuy nhiên, ngành xây dựng ở huyện còn gặp nhiều khó khăn, như chưa có thợ lành nghề, cán bộ thi công, vật liệu xây dựng, phương tiện vận chuyển... còn thiếu thốn, bất cập. Từ tháng 5-1977, huyện mở hàng loạt công trường thủ công ở huyện và xã nhằm phát huy tinh thần tự lực tự
  6. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 191 cường của nhân dân trong việc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên và đất đai sẵn có, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Giai đoạn này, cùng với tình tình chung của cả nước và tỉnh, cung - cầu hàng hóa của Yên Châu bị mất cân đối lớn. Để khắc phục, huyện đã động viên nhân dân nêu cao tinh thần cần, kiệm, đẩy mạnh sản xuất, tích cực khai thác nguồn hàng tại địa phương. Năm 1977, toàn huyện thu mua hàng nông sản thực phẩm đạt 103% kế hoạch; thịt lợn hơi 137 tấn; thịt trâu 15 tấn; thịt bò 46,8 tấn; thóc nghĩa vụ 375 tấn109; trâu cày 54 con... Thương nghiệp đã nắm chắc phương thức kinh doanh, quản lý hàng - tiền, thanh quyết toán nhanh, phí lưu thông giảm. Năm 1978, thực hiện chủ trương hàng đổi hàng giữa tỉnh Sơn La và thành phố Hải Phòng, huyện Yên Châu đã đổi hàng vạn cây tre cho quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng để lấy hệ thống dẫn nước bằng ống gang từ bản Bắt Đông, xã Chiềng An về trung tâm huyện. Nhờ đó, có nước sạch tự chảy từ mó nước bản Bắt Đông về trung tâm huyện, thay thế cho việc cán bộ, nhân dân ra suối lấy nước sinh hoạt. Hoạt động quản lý tài chính - ngân hàng có chuyển biến tích cực. Việc đầu tư cho nông nghiệp đã thúc đẩy các tiểu vùng kinh tế phát triển. Đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện ngày càng được cải thiện, phong trào vệ sinh phòng dịch, chăm sóc sức khỏe của người dân được quan tâm. Công tác giáo dục - đào tạo được đẩy mạnh. Năm học 1977-1978, toàn huyện có 5.630 học sinh phổ thông, tăng 35% so với năm 1975; bổ túc văn hóa nông thôn có 672 học viên, học sinh bổ túc tập trung có 334 người; số học sinh lên lớp đạt 90%, Trường cấp II Chiềng Sàng có 100% học sinh đỗ tốt nghiệp. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên cấp II còn thiếu trầm trọng, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục ở địa phương. - Ngoài thóc nộp thuế cho Nhà nước còn có thóc nghĩa vụ với Nhà 109 nước, ngược lại Nhà nước có hàng đối lưu trao đổi lại với người đã nộp thóc nghĩa vụ.
  7. 192 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) Phong trào văn hóa - văn nghệ nông thôn phát triển và hoạt động sôi nổi ở khắp thôn, bản. Tiêu biểu là các xã Chiềng Hặc, Chiềng Sàng, Chiềng On, Sặp Vạt (năm 1979, xã Chiềng An được đổi tên là Sặp Vạt)... Song, công tác quản lý nhà nước về văn hóa còn yếu; công tác thông tin, tuyên truyền chưa theo kịp nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong 2 năm (1976-1977), trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ huyện đặc biệt nhấn mạnh đến một số vấn đề sau: Khắc phục tình trạng du canh, du cư của đồng bào Mông ở vùng cao (4.500 nhân khẩu); khắc phục tình trạng năng suất lao động, sản xuất thấp, công cụ lao động thiếu, phân phối sản phẩm chưa công bằng. Các cơ quan, xí nghiệp chưa xây dựng trách nhiệm công tác, dẫn đến hiệu suất lao động thấp. Tài nguyên rừng bị hủy hoại, công tác quy hoạch đất đai chưa được thực hiện đồng bộ. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, công tác quản lý còn bị buông lỏng, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Các tiểu vùng kinh tế đã xác định được phương hướng, nhưng biện pháp thực hiện còn chậm, chưa tập trung đồng bộ, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của chế độ làm chủ tập thể. Qua hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện đã quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, gắn chặt nhiệm vụ xây dựng và phát triển với bảo vệ Tổ quốc, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với quốc phòng và lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn, thử thách, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, tạo một bước chuyển mới về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Từ thực tiễn lãnh đạo xây dựng và phát triển quê hương, Đảng bộ huyện đã chỉ rõ những khuyết điểm, tồn tại, yếu kém; từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp để khắc phục. Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo, động viên nhân dân phát huy ý chí tự lực, tự cường, phấn đấu đưa Yên Châu tiến lên, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ II (1976-1980)
  8. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 193 với hai mục tiêu cơ bản là: Xây dựng một bước cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước, trong đó quan trọng nhất là cơ cấu công - nông nghiệp và cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đất nước thống nhất chưa được bao lâu, nước ta liên tiếp phải đương đầu với 2 cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới: chiến tranh biên giới phía Tây Nam năm 1978, chiến tranh biên giới phía Bắc tháng 2-1979. Thực hiện Nghị quyết lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV về tình hình nhiệm vụ mới, hưởng ứng Lệnh tổng động viên của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước), hàng nghìn thanh niên nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu hăng hái tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện thành công nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới, tháng 6-1978, Đảng bộ huyện chuyển hướng nhiệm vụ chiến lược sang xây dựng phát triển kinh tế, đồng thời, chuẩn bị về mọi mặt để sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Phương án tác chiến trên địa bàn huyện theo các cụm chiến đấu phòng thủ tác chiến chống các hình thức chiến tranh của kẻ địch được xây dựng. Đảng bộ huyện ban hành nghị quyết và triển khai các biện pháp củng cố quốc phòng - an ninh ở địa phương; tổ chức tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân, nhằm quán triệt sâu sắc tình hình nhiệm vụ mới, xây dựng niềm tin tuyệt đối với sự lãnh đạo của Đảng, xác định rõ kẻ thù, làm cho quần chúng nhân dân hiểu rõ và thực hiện tốt quan điểm của Đảng về quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Đảng bộ và chính quyền huyện phân công cán bộ các ban, ngành của huyện tăng cường cho các xã vùng cao, biên giới; phát động quần chúng nhân dân xây dựng phòng tuyến dọc biên giới và các điểm trọng yếu trên địa bàn huyện. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu đã đào đắp được hơn 9.000m giao thông hào, hàng vạn hầm trú ẩn; thành lập các lực lượng tham gia phục vụ chiến đấu... Cùng với lực lượng tại chỗ, huyện đã tiếp nhận 1.000 cán bộ, thanh niên các ngành ở
  9. 194 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) Trung ương và của tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) lên tăng cường cho huyện theo chủ trương của Trung ương và của tỉnh110, thành lập Nông trường Yên Châu I (nay thuộc bản Thanh Yên, xã Phiêng Khoài) trồng chè ở các xã biên giới, tăng cường lực lượng dân quân du kích. Lực lượng công an được tăng cường cả về số lượng và chất lượng từ huyện đến cơ sở, nhất là tăng cường cán bộ cho các vùng, các xã, bản xung yếu. Nhờ đó, tình hình chính trị ổn định, đập tan các luận điệu phản cách mạng, âm mưu gây bạo loạn, xưng đón vua trong đồng bào Mông, động viên giáo dục đồng bào nêu cao cảnh giác với các luận điệu sai trái của địch. Thực hiện Nghị quyết số 225-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác cán bộ trong giai đoạn mới, Đảng bộ huyện luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, tập trung vào việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ gắn với việc sắp xếp cán bộ, có đủ năng lực trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Cán bộ là cấp ủy viên ở cơ sở và các ngành quan trọng của huyện được kiện toàn từng bước. Ngoài việc cử cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng ở các trường, lớp do cấp trên tổ chức111, Đảng bộ huyện mở các lớp bồi dưỡng cho 338 đảng viên học tập lý luận chính trị theo chương trình cơ sở và các lớp ngắn ngày bồi dưỡng cho cán bộ quản lý hợp tác xã. Tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng về nâng cao chất lượng đảng viên, kết nạp thành phần ưu tú vào Đảng, đồng thời đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng để xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, Đảng bộ huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục. Qua đó, giúp cho cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc hơn về yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. Tiếp 110 - Ngày 22-2-1979: Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Sơn La ban hành Quyết định số 150-QĐ/TU về việc bổ sung đồng chí Nguyễn Văn Truy - Nguyên Phó Bí thư Huyện uỷ Thanh Oai (Hà Nội) được Trung ương tăng cường về Sơn La và tham gia Huyện uỷ Yên Châu, giữ chức vụ Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ. 111 - Cử 36 đồng chí cấp ủy xã đi học tại trường Đảng tỉnh, 5 đồng chí cấp ủy và cán bộ huyện được cử đi học tại trường Đảng Trung ương, 10 đồng chí đi học văn hóa,...
  10. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 195 tục rà soát, xem xét và đưa những đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng, đồng thời giới thiệu những đảng viên ưu tú vào giữ các vị trí then chốt, để khắc phục tình trạng đảng viên không nhận nhiệm vụ, giảm sút ý chí chiến đấu. Các hiện tượng vi phạm quyền làm chủ tập thể như: quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nợ nần dây dưa... đều được đưa ra phê bình công khai trước chi bộ và thông báo tới quần chúng nhân dân. Qua thực hiện tự phê bình và phê bình trong Đảng, đã phát hiện 163 đảng viên có vấn đề cần xem xét (giáo dục được 98 đảng viên có tiến bộ, 65 đảng viên bị xử lý nghiêm từ khiển trách đến khai trừ ra khỏi Đảng), góp phần nâng cao chất lượng đảng viên, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Một số tổ chức Đảng đã lãnh đạo hợp tác xã thực hiện 5 công khai: công khai công điểm, chi phí sản xuất, thu nhập mỗi vụ, giá trị ngày công và công khai phân phối. Nhiều hợp tác xã sau khi tổ chức lại sản xuất, Tỉnh ủy đã chỉ đạo sắp xếp lại tổ chức Đảng cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ chính trị và đơn vị kinh tế, như: năm 1979 thành lập Đảng uỷ Quân sự huyện112, Đảng uỷ nông trường Chiềng On, Chi bộ công ty cây ăn quả Yên Châu,… Quán triệt và triển khai chủ trương của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Sơn La về việc tiến hành Đại hội Đảng các cấp, từ ngày 26 đến ngày 28-10-1979, Đảng bộ huyện tổ chức Đại hội lần thứ XI (nhiệm kỳ 1979-1982). Đại hội khẳng định những thành tích to lớn mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách và đạt được kết quả trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh...; chỉ rõ những tồn tại, yếu kém cần khắc phục như: sản xuất phát triển chậm, năng suất lao động và năng suất cây trồng không đạt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu; trình độ quản lý, năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu; chưa phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân lao động... Trên cơ sở đó, Đại 112 - Quyết định số 185-QĐ/TU ngày 23-4-1979 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc thành lập Đảng uỷ Quân sự huyện Yên Châu (gồm chi bộ Ban Chỉ huy Quân sự huyện và Đảng uỷ quân sự tiểu đoàn) trực thuộc Huyện uỷ Yên Châu.
  11. 196 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) hội đề ra 3 nhiệm vụ chủ yếu trong 2 năm (1980-1982), đó là: Đẩy mạnh sản xuất, ổn định và đảm bảo đời sống nhân dân. Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc biên giới, quê hương, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời kiên quyết đấu tranh khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội, nhất là nạn trộm cắp, hối lộ, ức hiếp quần chúng. Đại hội bầu 29 đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Đảng bộ huyện, đồng chí Nguyễn Hữu Truyền tiếp tục được bầu giữ chức vụ Bí thư huyện ủy, đồng chí Nguyễn Văn Truy giữ chức vụ Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, đồng chí Quàng Văn Nó giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XI, nhất là thực hiện 3 nhiệm vụ chủ yếu trên, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu đoàn kết nhất trí, tập trung đẩy mạnh sản xuất và đạt nhiều kết quả trên các lĩnh vực. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 1980 đạt 16.000 tấn, tăng 2.015 tấn so với năm 1979; tổng giá trị sản xuất thủ công nghiệp đạt 1.287 đồng, giá trị hàng xuất khẩu vượt 46% so với chỉ tiêu tỉnh giao. Trên lĩnh vực lưu thông phân phối, công tác huy động lương thực thực phẩm, cân đối ngân sách... có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều xã đã có lương thực dự trữ, đời sống nhân dân ổn định, các mặt giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được củng cố và phát triển. Công tác an ninh, xã hội được giữ vững. Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng từ huyện tới cơ sở được phát huy có hiệu quả, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp được tăng cường và hoạt động các đoàn thể quần chúng có nhiều tiến bộ. Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, song tình hình kinh tế - xã hội huyện vẫn còn nhiều khó khăn. Năng suất, sản lượng lương thực còn thấp, chăn nuôi phát triển chậm, nhất là chăn nuôi tập thể giảm sút nghiêm trọng; nghề rừng và cây công nghiệp đều giảm,
  12. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 197 rừng bị tàn phá nặng nề... Các hợp tác xã, nông trường, công ty... đã được tổ chức lại sản xuất, kinh doanh nhưng đời sống của người lao động còn thiếu thốn. Công tác xây dựng Đảng tuy có nhiều tiến bộ nhưng chuyển biến còn chậm. Để giải quyết thực trạng trên, Đảng bộ huyện đã chú trọng hơn trong xây dựng và nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ mới; lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện đã nắm vững và từng bước giải quyết đúng đắn mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý với vai trò làm chủ của nhân dân; tạo được sự nhất trí, đồng tình của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân các dân tộc trong huyện, tin tưởng tuyệt đối với sự lãnh đạo của Đảng; đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. II. LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NHÀ NƢỚC 5 NĂM (1981-1985) Kết thúc hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam, biên giới phía Bắc, bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc, đất nước ta tiếp tục củng cố và phát triển kinh tế - xã hội. Để đưa nền nông nghiệp nước nhà ra khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ chậm phát triển, Hội nghị Trung ương 6 khoá IV của Đảng ban hành nghị quyết, đề ra chủ trương thí điểm khoán sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương. Qua thử nghiệm làm thí điểm đã tạo ra động lực mới trong sản xuất nông nghiệp, đánh dấu sự mở đầu về đổi mới quản lý nông nghiệp. Ngày 13-01-1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW về cải tiến công tác khoán và mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Chỉ thị số 100-CT/TW của Ban Bí thư là một sự đột phá đầu tiên của Đảng vào cơ chế tập trung quan liêu bao cấp; đã
  13. 198 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) tạo ra động lực mới trong sản xuất, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích thiết thực của người lao động, gợi mở hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp. Là huyện nằm trong vùng sản xuất lương thực của tỉnh, vấn đề sản xuất lương thực luôn được Đảng bộ huyện xác định là một mặt trận hàng đầu. Mặc dù còn nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của thời tiết, sâu bệnh phá hoại mùa màng, vật tư kỹ thuật nông nghiệp lạc hậu… nhưng Huyện ủy tiếp tục vận động tổ chức lại sản xuất, chấn chỉnh một bước trong quản lý, khuyến khích người lao động tận dụng đất đai, tài nguyên để phát triển sản xuất, đưa các giống lúa mới vào sản xuất như Nông nghiệp 8, Bao Thai lùn, IB…; đồng thời, chú trọng các khâu thủy lợi, phòng trừ sâu bệnh, thâm canh tăng vụ… Với tinh thần lao động cần cù, nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu đã tạo nên bước chuyển biến quan trọng trong sản xuất lương thực. Sản xuất nông nghiệp đã đem lại kết quả rõ rệt cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Tổng diện tích gieo trồng năm 1980 là 6.820 ha, năm 1982 là 7.211 ha, tăng 391 ha; tổng diện tích cây lương thực từ 6.631 ha năm 1980 tăng lên 6.894 ha năm 1982, trong đó diện tích trồng lúa chiếm 50-60%, hoa màu chiếm 40-50%. Tổng sản lượng lương thực toàn huyện tăng đáng kể: năm 1980 là 14.311 tấn; năm 1981 đạt 15.781 tấn, tăng 10%, trong đó thóc chiếm 5.769 tấn; năm 1982 đạt 16.200 tấn, trong đó thóc chiếm 6.534 tấn; nhiều cánh đồng đạt năng suất bình quân 5 tấn/ha trong đó xã Viêng Lán nhiều năm liền đạt năng suất bình quân 5 tấn/ha. Bình quân lương thực hàng năm tăng 12-14%, lương thực đầu người đạt 400kg/người (trong đó thóc chiếm 50%)113. Sản xuất cây công nghiệp, cây xuất khẩu cũng phát triển khá. Việc giao đất, giao rừng đã tăng thêm tư liệu sản xuất cho các hợp tác xã. Công tác phân công lao động xã hội 113 - Báo cáo tổng kết năm 1981 của Uỷ ban nhân dân huyện. Tài liệu lưu tại Văn phòng Hội đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân Huyện Yên Châu.
  14. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 199 trong sản xuất nông nghiệp có những mặt đổi mới, hướng vào sản xuất theo hướng chuyên canh, thâm canh. Việc thực hiện khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động đã khuyến khích nhân dân tích cực hăng hái lao động, sản xuất; công tác khoán lúa, hoa màu, chăn nuôi và các ngành nghề khác... tạo thêm việc làm cho người lao động. Nhờ đó, thu nhập và năng suất lao động xã hội tăng, góp phần giải quyết hài hòa và đúng đắn mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước, tập thể và hộ gia đình xã viên, góp phần giải quyết vấn đề lương thực trong phạm vi toàn huyện, đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ, cải thiện đời sống người dân. Trong các năm 1982-1984, nhằm cải thiện đời sống của cán bộ, công nhân viên chức và giải quyết một phần thiếu lương thực, Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập đoàn tăng gia lao động sản xuất, gồm cán bộ các cơ quan chuyên môn của huyện luân phiên vào khai hoang tại khu Nặm Rắng, bản Nà Mùa xã Lóng Phiêng để trồng dong riềng, phát triển kinh tế. Cùng với việc tổ chức lại sản xuất, phân công lao động trong nông nghiệp, Yên Châu đã mở mang các ngành nghề thủ công, củng cố lại hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp như, Hợp tác xã 1-5, Hợp tác xã 2-9 chuyên về sản xuất trong các nghề gạch, ngói, mộc, rèn... Sự nghiệp văn hóa, giáo dục huyện cũng có những bước tiến mới. Năm học 1981-1982, Trường phổ thông trung học Yên Châu được thành lập với 11 cán bộ, giáo viên, nhân viên, 3 lớp 160 học sinh (2 lớp 8 có 130 học sinh và 1 lớp 9 có 30 học sinh), khai giảng ngày 15-10-1981. Tổng số học sinh các cấp học, ngành học trong toàn huyện năm học 1982-1983 là 10.478 em, trong đó, học sinh theo học cấp phổ thông trung học là 195 em, phổ thông cơ sở 6.696 em, tăng 3 lần so với năm 1976. Hệ thống nhà trẻ mẫu giáo phát triển khá, việc xóa nạn mù chữ ở vùng cao đối với những người trong độ tuổi từ 15-35 đạt 80%114. Phong trào văn hóa, thông tin, tuyên truyền, 114 - Báo cáo tổng kết năm 1983 của Uỷ ban nhân dân huyện. Tài liệu lưu tại Văn phòng Hội đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân Huyện Yên Châu.
  15. 200 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) nhất là phong trào văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp, mang đậm sắc thái địa phương, đậm đà bản sắc dân tộc thông qua các đội văn nghệ quần chúng ở bản. Quốc phòng - an ninh có những diễn biến phức tạp do tác động của tình hình quốc tế và khu vực. Kẻ địch thường xuyên chống phá cách mạng nước ta với các hoạt động trong chiến lược diễn hòa bình của chúng trên địa bàn, như chia rẽ, gây mất đoàn kết dân tộc... Trước tình hình đó, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, tuyên truyền giáo dục cán bộ, đảng viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân trong toàn huyện nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh đập tan mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù; quan tâm xây dựng lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, xây dựng phương án tác chiến, hậu cần, đảm bảo đường dây liên lạc thông suốt từ huyện tới cơ sở, giữ vững tình hình an ninh chính trị trên địa bàn. Công tác xây dựng Đảng được chú trọng. Năm 1980, thực hiện Chỉ thị số 83-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 26-11-1979 về việc “phát thẻ đảng viên” trong Đảng, nâng cao chất lượng xây dựng Đảng, nhất là về mặt tư tưởng, qua nhiều đợt học tập, cán bộ, đảng viên thấm nhuần chủ trương chỉ đạo của Trung ương, tạo sự đồng thuận trong nhận thức, thúc đẩy công tác củng cố tổ chức Đảng và nâng cao chất lượng đảng viên. Tổng kết đợt phát thẻ đảng viên và đánh giá chất lượng đảng viên trong toàn Đảng bộ, trong tổng số 847 đảng viên được đánh giá, có 81,7% đảng viên đủ tư cách (trong đó xuất sắc 8,2%), loại phải xem xét 9% và phải đưa ra khỏi Đảng là 5,1%. Tổ chức cơ sở đảng được công nhận danh hiệu trong sạch vững mạnh là Đảng ủy xã Chiềng Hặc, Đảng ủy xã Chiềng On, Đảng ủy xã Viêng Lán và Chi bộ khối Dân - Đảng. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là về lý luận: có 19 đồng chí học xong chương trình trung - cao cấp lý luận,
  16. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 201 trên 300 đảng viên học xong chương trình sơ cấp, 80% học xong chương trình cơ sở. Công tác xây dựng và củng cố chính quyền được quan tâm củng cố từ huyện đến xã, tạo điều kiện cho cơ quan chính quyền các cấp phát huy tốt vai trò là cơ quan quyền lực ở địa phương, đảm bảo chính quyền là của dân, do dân, vì dân, nâng cao ý thức và quyền làm chủ của nhân dân. Những kết quả đạt được trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, củng cố chính quyền nhân dân, đảm bảo quốc phòng - an ninh, tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Đảng bộ Yên Châu là to lớn và có ý nghĩa quan trọng. Song, nhìn chung, trong lĩnh vực kinh tế, sản xuất tiểu thủ công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra, chưa khai thác và phát huy được tiềm năng, nguồn nguyên liệu, tay nghề lao động của nhân dân. Xây dựng cơ bản chưa thực sự đem lại hiệu quả thiết thực do phải nhờ chủ yếu vào nguồn ngân sách Nhà nước cấp, phần lớn nguồn đầu tư này đều dành cho xây dựng các công trình thủy lợi, mương phai phục vụ sản xuất nông nghiệp. Công tác trồng rừng còn yếu, chỉ đạt 20% so với kế hoạch, giao đất, giao rừng cho các hợp tác xã và tới các hộ gia đình còn chậm, đến năm 1982 giao được cho 7 xã ở dọc đường quốc lộ 6. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo mới chỉ phát triển theo chiều rộng, chưa đi vào chiều sâu, đội ngũ giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề. Tình trạng mê tín dị đoan trong một bộ phận nhân dân chưa được ngăn chặn hiệu quả. Thuốc chữa bệnh cho nhân dân còn thiếu. Từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng được tiến hành. Trên cơ sở phân tích tình hình đặc điểm đất nước và bối cảnh quốc tế, Đại hội đề ra hai nhiệm vụ chiến lược, là: Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  17. 202 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) Đại hội chỉ rõ: “... trong 5 năm (1981-1985) và những năm 1980, cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa...”115. Đây là nhận định sáng suốt, mở ra hướng đi đúng đắn, phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tiễn nước ta, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giải quyết được khó khăn trong đời sống nhân dân. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Sơn La, từ ngày 10 đến ngày 14-12-1982, Đảng bộ huyện tiến hành Đại hội lần thứ XII (nhiệm kỳ 1982-1986). Đại hội đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ, đồng thời xác định phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ là: “Tập trung phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, khai thác ba thế mạnh của huyện để tự trang trải nhu cầu lương thực trên địa bàn huyện...”116. Đại hội bầu 31 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Đảng bộ huyện, đồng chí Lê Xuân Viên được bầu giữ chức vụ Bí thư huyện ủy117, đồng chí Nguyễn Văn Xuyện giữ chức vụ Phó Bí thư Thường trực huyện ủy, đồng chí Quàng Văn Nó giữ chức vụ Phó Bí thư huyện ủy. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, với tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. 115 - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng. 116 - Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII. Tài liệu lưu tại Văn phòng Huyện uỷ Yên Châu. 117 - Tháng 4-1984, đồng chí Lê Xuân Viên - Bí thư Huyện ủy được chuyển lên tỉnh c ng tác, giữ chức vụ Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh. Đồng chí Đinh Tư - Trưởng ban Khoa giáo Tỉnh uỷ, được chuyển công tác về Yên Châu, bầu giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy.
  18. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 203 Trong sản xuất nông nghiệp, việc thâm canh cây lương thực được coi trọng, đặc biệt là cây lúa nước. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào thâm canh, đã chuyển dần diện tích cấy chiêm sang cấy lúa xuân, nâng diện tích lúa xuân từ 22% năm 1980 lên 70% năm 1985. Năng suất lúa nước hai vụ bình quân đạt 40 tạ/ha. Năm 1985, mặc dù thời tiết khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài, phải bỏ hoang 100ha nhưng năng suất vẫn đạt bình quân 31 tạ/ha. Các hợp tác xã Viêng Lán, Chiềng Pằn, Chiềng Khoi vẫn là những cơ sở điển hình có tỷ lệ cấy lúa xuân chiếm 80-100%, năng suất bình quân đạt 60-70 tạ/ha. Cùng với phát triển lúa xuân, cây ngô được xác định là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp. Nhân dân mạnh dạn đưa giống ngô mới VM1 và TBS1 vào sản xuất, đưa năng suất từ 6,7 tạ/ha năm 1983 lên 15,2 ta/ha năm 1985, góp phần tạo ra sự chuyển biến tích cực trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Vùng chuyên canh cây chè phát triển khá, sản lượng chè búp tươi đạt trên 790 tấn, tăng 15% so với năm 1982, tăng 118,6% so với Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, góp phần cung cấp vào lượng chè xuất khẩu mỗi năm trên 100 tấn chè khô loại I; sản lượng đậu tương đạt khá, năm 1985 thu hoạch trên 100 tấn, tăng 104% so với năm 1981. Về chăn nu i, số lượng đàn gia súc, gia cầm năm 1985 tăng nhiều so với 1982: đàn trâu tăng 35,38%, đàn bò tăng 68,34%, đàn gia cầm tăng 28,2%. Tuy nhiên chăn nuôi phát triển chưa đúng hướng, còn mang tính tự phát, chưa có sự chú trọng về giống và kỹ thuật chăm sóc, chăn nuôi. Về lâm nghiệp, có sự chuyển biến tích cực trong việc chỉ đạo thực hiện công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng; công tác giao đất, giao rừng được đẩy mạnh, phong trào trồng cây gây rừng có tiến bộ rõ rệt. Năm 1985 trồng mới trên 50 ha cây trẩu để xuất khẩu ở các xã Mường Lựm, Chiềng On, Phiêng Khoài. Khuyến khích phát triển mạnh cây ăn quả ở các hộ gia đình. Quán triệt đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, cũng như thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Sơn La về cuộc vận động định canh, định cư kết hợp với hợp tác hóa nông nghiệp đối
  19. 204 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) với đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác định canh, định cư ở huyện được đẩy mạnh, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương. Lãnh đạo thực hiện triệt để Chỉ thị số 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong sản xuất nông nghiệp là mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển biến tích cực về chuyển đổi cơ chế quản lý và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Với những kết quả đạt được, năm 1983, Đảng bộ huyện Yên Châu là một trong hai đảng bộ của Tỉnh ủy Sơn La được Ban Bí thư Trung ương Đảng tặng cờ Đảng bộ trong sạch vững mạnh, được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch Nước) tặng thưởng hai huân chương Lao động về thành tích phát triển sản xuất và xây dựng kinh tế. Tháng 12-1984, huyện Yên Châu vinh dự được mời làm đại biểu dự và phát biểu tham luận tại Hội nghị tổng kết phát triển kinh tế gia đình toàn quốc tại Hà Nội118. Thực hiện chủ trương liên kết kinh tế giữa huyện Yên Châu và huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên, ngày 06-02-1985, Yên Châu tổ chức đón 97 hộ gồm 395 nhân khẩu (trong đó có 199 lao động, 16 đảng viên) thuộc xã Đức Hợp, huyện Kim Động lên xã Lóng Phiêng xây dựng kinh tế mới; thành lập Hợp tác xã Yên Thi, do ông Bùi Văn Khuyện làm Chủ nhiệm, thành lập Chi bộ Yên Thi do đồng chí Phạm Quang Ngữ làm Bí thư. Được sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương, các hộ gia đình nhanh chóng ổn định cuộc sống và sản xuất, đoàn kết với nhân dân sở tại, yên tâm, phấn khởi xây dựng quê hương mới. Ngày 07-02-1985, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU thành lập Đảng ủy xã Lóng Phiêng để trực - Đoàn cán bộ của tỉnh Sơn La gồm có 3 người dự hội nghị: đồng chí 118 Phạm Văn Ngợi - Phó Trưởng ban Kinh tế tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Xuyện - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Yên Châu, đồng chí Vì Văn Héo - Bí thư Đảng ủy xã Viêng Lán huyện Yên Châu. Đồng chí Nguyễn Văn Xuyện đọc báo cáo tham luận của Yên Châu tại hội nghị.
  20. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN CHÂU (1945-2015) 205 tiếp lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương119. Việc xây dựng và phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông - lâm nghiệp được kết hợp chặt chẽ gắn với cuộc vận động định canh, định cư. Đảng bộ huyện chủ trương phát triển chăn nuôi đại gia súc (chủ yếu là đàn bò) và trồng chè làm ở các xã vùng cao... Hợp tác xã Kim Chung xã Phiêng Khoài được chọn làm nơi thí điểm thực hiện. Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt, được sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy huyện và cơ sở, với tinh thần cách mạng hăng hái, nhiệt tình và ý thức làm chủ tập thể của nhân dân các dân tộc ở Hợp tác xã Kim Chung, từ một vùng đất hoang sơ, Kim Chung đã phủ xanh bằng 115 ha chè cho sản lượng 500 tấn búp/năm; đưa giống thuần chủng và lai tạo đàn bò 600 con lấy giống từ Thanh Hóa, Hòa Bình... đưa vào chăn nuôi. Đời sống của nhân dân ngày càng ổn định và khởi sắc, 25% số hộ có nhà ngói, 50% số hộ có nhà gỗ, các công trình phúc lợi được xây dựng kiên cố, khang trang, con em các dân tộc trên địa bàn có đủ trường lớp để học hành... Với những kết quả đạt được, Hợp tác xã Kim Chung trở thành điển hình trong phát triển cây chè và chăn nuôi đại gia súc, được Hội đồng Nhà nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lao động” năm 1985120. Về xây dựng cơ bản: vốn đầu tư cho định canh, định cư đạt 5,4 triệu đồng, trong đó đầu tư cho giao thông xây dựng được 11km đường, xây dựng và đưa vào sử dụng 25 công trình với 4.120 m2 nhà ở, nơi làm việc, bệnh viện, trường học, rạp chiếu phim... Sản xuất tiểu thủ c ng nghiệp được duy trì, chưa gắn kết được giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm sản xuất còn thô 119 - Đảng ủy Lóng Phiêng có 2 chi bộ, 36 đảng viên: chi bộ Yên Thi (16 đảng viên) và chi bộ hợp tác xã Lóng Phiêng (20 đảng viên). Ban Chấp hành có 9 đồng chí, đồng chí Quàng Văn Xuân được huyện điều tăng cường vào xã, bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã. 120 - Thời điểm này, Hợp tác xã Kim Chung do đồng chí Nguyễn Xuân Điềm làm chủ nhiệm, sau này đồng chí Nguyễn Xuân Điềm được bầu giữ chức vụ Bí thư đảng ủy xã Phiêng Khoài, được bầu là đại biểu chính thức đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2