Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Cốc Pài (1946-2010)
lượt xem 1
download
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Cốc Pài (1946-2010) gồm các nội dung chính như sau: Vài nét về điều kiện tự nhiên - xã hội - con người thị trấn Cốc Pài; trong quá trình đấu tranh cách mạng dưới dự lãnh đạo của đảng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Cốc Pài (1946-2010)
- BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THỊ TRẤN CỐC PÀI TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN THỊ TRẤN CỐC PÀI 1946 – 2010 XUẤT BẢN NĂM 2015 1
- CHỈ ĐẠO NỘI DUNG BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY THỊ TRẤN CỐC PÀI CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN BÙI THỊ THANH THỦY Bí thư Đảng ủy thị trấn Cốc Pài BAN BIÊN SOẠN: Bùi Thị Thanh Thủy Hoàng Xuân Trường Vàng Văn Nghiệp Hoàng Thị Quynh 2
- LỜI GIỚI THIỆU Ôn lại quá khứ để hiểu biết hiện tại là một quy luật nhận thức. Đó cũng là phương pháp tốt nhất để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị trấn Cốc Pài khai thác và phát huy thế mạnh chính trị, sức mạnh truyền thống trong suốt quá trình phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng hiện nay và mai sau. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng đó. Ban Thường vụ Đảng ủy thị trấn Cốc Pài đã chỉ đạo tiến hành sưu tầm, khai thác tư liệu, nghiên cứu và biên soạn cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Cốc Pài 1946 – 2010”. Nội dung cuốn sách sẽ ghi lại và giới thiệu với bạn đọc những chặng đường lịch sử đầy gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng anh dũng, vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị trấn Cốc Pài; ghi nhớ và tôn vinh công lao to lớn của các thế hệ cha, anh đã cống hiến để xây dựng thị trấn. Thông qua những trang sử vẻ vang đó để giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc thị trấn Cốc Pài, nhất là thế hệ trẻ, lòng tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương. Trên cơ sở đó, kế thừa và phát huy tinh thần cách mạng của các thế hệ cha, anh đoàn kết nhất trí trong Đảng, trong nhân dân, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách để thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Trong quá trình khai thác tư liệu, nghiên cứu và biên soạn, Ban Thường vụ Đảng ủy nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện 3
- ủy Xín Mần, cùng với sự đóng góp ý kiến quý báu của các đồng chí cán bộ, đảng viên lão thành đã từng tham gia hoạt động, công tác tại thị trấn Cốc Pài. Nhân dịp này, Ban Thường vụ Đảng ủy thị trấn Cốc Pài xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Mặc dù bộ phận biên soạn đã có nhiều cố gắng với tinh thần trách nhiệm cao, nhưng do nguồn tư liệu thành văn bị thất lạc nhiều, các nhân chứng lịch sử còn lại rất ít, tuổi lại cao, sức yếu nên không thể hồi tưởng hết các sự kiện. Bởi vậy, việc biên soạn cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn đọc góp ý xây dựng, bổ khuyết để nâng cao chất lượng cuốn sách trong lần xuất bản sau. Ban Thường vụ Đảng ủy thị trấn Cốc Pài xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Cốc Pài 1946 – 2010” với toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị trấn Cốc Pài, cùng bạn đọc./. Tháng 03 năm 2015 TM. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THỊ TRẤN BÍ THƯ BÙI THỊ THANH THỦY 4
- PHẦN I VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI - CON NGƯỜI THỊ TRẤN CỐC PÀI Thị trấn Cốc Pài nằm trung tâm huyện Xín Mần, phía Đông giáp xã Tả Nhìu, phía Tây giáp xã Nàn Ma, phía Nam giáp xã Bản Ngò, phía Bắc giáp xã Pà Vầy Sủ. Chiều dài của thị trấn từ (thôn Cốc Coọc, Vũ Khí, Suôi Thầu, Chúng Chải, Na Pan)1 đến cầu treo Pà Vầy Sủ có tổng chiều dài 31,15km; chiều rộng từ thôn Suôi Thầu kéo dài đến thôn Chúng Trải, thôn Vũ Khí rộng 19,17km. Tên gọi Cốc Pài theo người dân địa phương gọi là Cốc Phây2. Mảnh đất Cốc Pài, trước kia là một vùng đất rộng lớn, bao gồm các xã Nàn Ma, Bản Ngò. Đến ngày 13/12/1962, thực hiện Nghị Định của Hội đồng Chính Phủ, xã Cốc Pài được chia tách thành 3 xã, gồm: Cốc Pài, Nàn Ma và Bản Ngò. Địa hình Cốc Pài được cấu tạo khá phức tạp, có độ dốc lớn, nhiều đồi núi, vách đá cao chia cắt, có con suối bắt nguồn từ rừng nguyên sinh xã Tả Cồ Tỷ - huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai và con suối từ rừng nguyên sinh Đèo Gió chảy qua ngăn cách giữa xã Bản Ngò, Tả Nhìu, Thèn Phàng, Chí Cà và xã Pà Vầy Sủ… Thị trấn Cốc Pài có diện tích 15,9 km2; tổng diện tích tự nhiên 1.643,27 ha. Trong đó: Diện tích đất nông 1.046,36 ha 1 Theo tiếng địa phương ngày xưa một số thôn còn có tên gọi khác như: Vũ Khí còn gọi là Bổ Khí; Coóc Cọc còn gọi là Cốc Cộc; Suôi Thầu còn gọi là Sui Thầu. 2 Ngày xưa ở Cốc Pài có một cây Phây rất to, tiếng nùng gọi là Máy Phây nghĩa là Cốc Phây, lâu dần sau này do có chữ viết nay gọi là Cốc Pài. 5
- (trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 634,47 ha, đất lâm nghiệp 411,60 ha, nuôi trồng thủy sản 0,29 ha); đất phi nông nghiệp 140,71 ha (trong đó: đất ở 33,27 ha; đất chuyên dùng 63,14 ha; đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,43 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,27 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 42,6 ha); đất chưa sử dụng 456,20 ha (đất đồi núi chưa sử dụng 456,20ha). Khí hậu của Cốc Pài chia làm hai mùa rõ riệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết oi bức bất thường, mưa gió đột ngột. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khô hanh giá buốt; khoảng tháng 2, tháng 3 hay có mưa đá. Sách “Đại Nam nhất thống chí” đã mô tả khí hậu ở vùng này là: mùa hè và mùa thu thường mưa nhiều; mùa xuân thường âm u. Mỗi khi mưa lâu tiếp đến ngày nắng thì khí nóng khác thường. Đến tiết sương giáng thường có gió rét; tháng 3 và tháng 9 khí nóng nung nấu. Nhà nông thường xem ngày 8 tháng 4 (âm lịch) có mưa hay không để xếp đặt công việc làm ruộng cũng có phần ứng nghiệm. Có câu ngạn ngữ rằng: Ngày 8 tháng 4 không mưa, ruộng trũng đừng bừa, đi phát ruộng cao. Sự khắc nghiệt của khí hậu đã gây nên nhiều khó khăn cho nhân dân các dân tộc trong các lĩnh vực sinh hoạt, sản xuất, an ninh và giao lưu văn hóa. Là thị trấn nằm ngay trung tâm huyện, có chợ trung tâm là nơi giao lưu hàng hóa, có nhiều tiềm năng cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Cốc Pài có nhiều núi đá vôi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác làm vật liệu trong xây dựng các công trình. Rừng hiện nay trên địa bàn thị trấn chủ yếu là rừng tái sinh. Để bù lại sự khai thác bừa bãi không có kế hoạch trước đây, đồng thời thực hiện những chủ trương của 6
- Nhà nước về phát triển rừng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong thị trấn đã và đang tăng cường phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đẩy mạnh giao đất, giao rừng đến hộ gia đình, từ đó không ngừng tạo nên độ che phủ của rừng trên địa bàn thị trấn. Hệ thống giao thông trên địa bàn thị trấn hiện nay đang phát triển mạnh, ngoài đường quốc lộ chạy qua huyện vào các xã còn có hệ thống giao thông liên thôn bản, đường từ Cốc Pài đi các xã lân cận cũng được thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân. Bên cảnh đó là những yếu tố thuận lợi được đem lại từ sự hoàn thiện cơ bản của hệ thống hạ tầng cơ sở thị trấn như: trụ sở, trường học, trạm y tế hai tầng cũng đã góp phần phục vụ cho đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây ngày càng phong phú hơn. Theo số liệu thống kê của phòng thống kê Huyện Xín Mần ngày 1 tháng 7 năm 2013, thị trấn có 960 hộ với 4.189 khẩu; có 14 dân tộc cung chung sống, bao gồm: Dân tộc Nùng, Kinh, H’Mông, Tày, La Chí, Phù Lá, Sán Dìu, Sán Chay (Cao Lan), Hoa Hán, Mường, Dao, Giấy, Pà Thẻn, Ngạn, trong đó đồng bào dân tộc Nùng có số dân đông hơn, chiếm 35,8%; dân tộc Kinh chiếm 23%; dân tộc Mông chiếm 18,2%; còn lại các dân tộc khác chiếm 23%. Thị trấn có 11 thôn, tổ, trong đó có 7 thôn bản, 4 tổ dân phố; có 17 chi bộ đang sinh hoạt trực thuộc Đảng bộ với 234 đảng viên, Ban chấp hành Đảng bộ có 17 đồng chí, Ban thường vụ có 5 đồng chí. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, trong quá trình lao động và sáng tạo, chinh phục tự nhiên không mệt mỏi, con người nơi đây đã tạo dựng cho mình một thế ứng xử với tự nhiên - 7
- xã hội để tồn tại và không ngừng phát triển. Trong quá trình phát triển ấy đồng thời cũng tạo ra những nét bản sắc văn hóa của từng dân tộc thống nhất trong một cộng đồng, qua đó tạo ra một tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong lao động sản xuất cũng như quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương. Tinh thần này càng được thể hiện một cách mạnh mẽ từ khi có Đảng dẫn đường, chỉ lối. Những năm cuối thập kỷ 30, đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX, màn đêm của chủ nghĩa thực dân phong kiến vẫn còn bao trùm dầy đặc trên đất nước ta. Khi đó, vùng Xín Mần (Xín Mần thuộc huyện Hoàng Su Phì) chưa có cơ sở Đảng, lúc này mọi hoạt động của địa phương trong đấu tranh cách mạng, giành và củng cố bảo vệ chính quyền đều đạt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cán bộ Việt Minh. Đặc biệt từ khi có chi bộ Đảng đầu tiên ở Hoàng Su Phì cũng đồng thời khi ấy ánh sáng cách mạng của Đảng đã bắt đầu nhen nhóm ở vùng Xín Mần. Từ người cách mạng đầu tiên là đồng chí Lê Minh Cầm (tức Mai Anh), đồng chí Tu, đồng chí Minh đến với Hoàng Su Phì để vận động, giác ngộ tinh thần cách mạng của nhân dân và được bà con nhân dân các dân tộc thị trấn đùm bọc và một lòng ủng hộ. Từ đó đã dần xây dựng được căn cứ cách mạng vững chắc, tạo thế bàn đạp cho việc đánh Pháp, tiễu Phỉ và bọn thổ ty tay sai (trong tham gia đánh Pháp, tiễu Phỉ đã có trên 20 người hy sinh vì Tổ Quốc), giải phóng huyện Hoàng Su Phì, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Trong những giai đoạn tiếp theo qua các cuộc kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, xây dựng địa phương, nhân dân thị trấn đã không ngừng tham gia đóng góp về sức 8
- người, sức của cùng cả nước làm nên những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, đã có hàng trăm người con của thị trấn lên đường tham gia chiến đấu trong đó có 5 người hy sinh vì Tổ Quốc và 6 người thương bệnh binh. Cùng với truyền thống lao động và đấu tranh, trong đời sống xã hội của nhân dân thị trấn Cốc Pài còn chứa đựng nhiều bản sắc văn hóa đa dạng và phong phú. Sau mỗi mùa vụ, những dịp lễ hội, lễ tiết … đồng bào nơi đây thường tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian vui nhộn, như: Lễ hội Rằm tháng 2 dân tộc Nùng; lễ hội cúng rừng dân tộc Nùng và Mông; lễ hội cúng Đền Thần Hoàng vào tháng 3 âm lịch ... Ngoài ra, còn có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống mang tính tập thể của từng dân tộc hoặc cũng có nhiều yếu tố truyền thống đặc sắc mà đến nay vì nhiều lý do tác động đã bị mai một. Ngày nay, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, cùng với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc thị trấn đã không ngừng nâng lên, nhân dân thị trấn đã được hưởng những phúc lợi về vật chất, tinh thần, như: điện lưới Quốc gia; hệ thống đường giao thông, … Việc thực hiện các phong trào văn hóa, gia đình văn hóa đã được thực hiện và đạt được những kết quả tốt đẹp, nếp sống văn hóa mới mỗi ngày được xây dựng vững chắc. Sau hơn 30 năm giải phóng, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, cần cù trong lao động sản xuất, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ và nhân dân thị trấn Cốc Pài từng bước khắc phục 9
- mọi khó khăn, hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước vươn lên xây dựng quê hương. Trong công cuộc đổi mới đất nước, nhân dân và Đảng bộ thị trấn Cốc Pài lại vững bước đi lên, phát huy thế mạnh, khơi dậy tiềm năng, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, quyết tâm bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. PHẦN II TRONG QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG DƯỚI DỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG I. NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÃ CỐC PÀI TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ (1946 – 1975) 1. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) Ngày 6 tháng 1 năm 1946, lần đầu tiên trong đời, nhân dân các dân tộc huyện Hoàng Su Phì, trong đó có nhân dân tộc xã Cốc Pài, cùng nhân dân cả nước cầm lá phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Ngày 6-1-1946 là ngày hội của quần chúng nhân dân, mốc son đánh dấu sự đổi đời từ thân phận nô lệ thành người chủ nước nhà. Cách mạng tháng tám thành công, Đất nước được độc lập, tự do, Tổ quốc thống nhất, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Đảng ta trở thành Đảng Cộng sản đầu tiên ở Đông Nam Á giành được chính quyền. Một kỷ 10
- nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã mở ra cho dân tộc Việt Nam. Chính phủ lâm thời do Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch đã ra mắt quốc dân đồng bào trong cuộc mít tinh tuyên bố độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Chính phủ đã tuyên thệ triệt để thi hành đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản và Mặt trận Việt Minh để lãnh đạo nhân dân phát huy thắng lợi của cách mạng, giữ vững nền độc lâp dân tộc, bảo vệ chính quyền, kiến thiết nước nhà giàu mạnh. Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” vang dội núi sông, khích lệ nhân dân cả nước, đồng bào Hà Giang, trong đó có cán bộ và nhân dân các dân tộc xã Cốc Pài. Thể hiện quyết tâm đó, ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên, Hội đồng Chính phủ đã nêu ra sáu nhiệm vụ cấp bách phải thực hiện trong cả nước, ở mỗi địa phương, tỉnh, huyện và làng xã. Đó là, phải tích cực chống nạn đói, nạn dốt, bỏ thói hư, tật xấu, cấm hút thuốc phiện; bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò,… khắc phục hậu quả của ách thống trị do thực dân Pháp và phát xít Nhật để lại; xây dựng đời sống mới tốt đẹp, lành mạnh; thi hành chính sách tự do tín ngưỡng, nam nữ bình đẳng, bình quyền; đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo; tổ chức tổng tuyển cử tự do phổ thông đầu phiếu bầu ra Quốc hội, để Quốc hội ban hành Hiến pháp và thành lập Chính phủ chính thức. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội với chế độ phổ 11
- thông đầu phiếu đã được tổ chức trong cả nước. Trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài ra sức chống phá, tổng tuyển cử đầu tiên thật sự là một cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt để xác lập quyền làm chủ của nhân dân, của Nhà nước về mặt pháp lý. Với ý thức “lá phiếu là viên đạn diệt thù”, nhân dân bất chấp sự đe dọa và phá hoại của bọn phản động, vẫn nô nức đi làm nghĩa vụ công dân, lực lượng an ninh trấn áp bọn chống đối, bảo vệ nhân dân trong ngày bầu cử. Nhân dân cả nước đã bầu 333 đại biểu Quốc hội khóa I, thể hiện sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, một sức mạnh có ý nghĩa quyết định trong công cuộc củng cố chính quyền cách mạng. Không lâu sau đó, khi đất nước đứng trước nguy cơ bị nhiều thù trong, giặc ngoài đe dọa, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ nằm giữa vòng vây bốn phía của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động quốc tế, Bác Hồ đã khái quát và nhấn mạnh ba nhiệm vụ chủ yếu của chính quyền cách mạng lúc này là chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Ba nhiệm vụ đó phải đi liền với nhau. Đi đôi với nhiệm vụ xây dựng tổ chức chính quyền, thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu của chính quyền cách mạng. Ta luôn chú ý làm tốt công tác trấn áp bọn tay sai phản động, thổ phỉ thường xuyên gây rối, quấy phá chính quyền và nhân dân. Đồng thời tổ chức cho bộ đội tiếp tục tấn công làm chủ các đồn Bản Máy, Xín Mần. Mặt khác giúp đỡ nhân dân ổn định đời sống, phát triển sản xuất, thành lập lực lượng công an nhằm củng cố, xây dựng lực lượng đấu tranh phản cách mạng tiêu diệt bọn gián điệp, chỉ điểm, đặc vụ. Để tranh thủ thời gian hòa hoãn, xây dựng lại lực lượng, ta đã ký hiệp ước Hoa – Pháp ký kết ngày 28-2-1946. Trung 12
- ương Đảng và Chính Phủ ta đã ký hiệp định sơ bộ (6-3- 1946) và bản tạm ước (14-9-1946). Nhưng với mưu đồ xâm lược nước ta thực dân Pháp bội ước Hiệp định 6-3 và Tạm ước 14-9-1946, chúng ngang ngược tấn công Hải Phòng, Hà Nội, Lạng Sơn… bộc lộ rõ dã tâm cướp nước ta một lần nữa. Ngày 19-12-1946, không còn khả năng cứu vãn hòa bình, để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, Đảng ta và Chính phủ Hồ Chí Minh đã chủ động phát động cuộc kháng chiến toàn quốc, với phương châm toàn dân, toàn diện và trường kỳ kháng chiến. Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hịch cứu nước kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên kháng chiến: “...Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước”... Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946), Nhân dân các dân tộc xã Cốc Pài đoàn kết đứng lên cùng đồng bào cả nước chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến “Phá cho rộng, phá cho sâu, phá cho bọn Pháp không lợi dụng được” và triển khai tinh thần Hội nghị quân sự toàn quốc (lần thứ nhất từ ngày 12 đến 16-1-1947)” nhanh chóng phát triển chiến tranh du kích ngăn chặn bước tiến của quân thù”. Nhân dân các dân tộc xã Cốc Pài xây dựng khối đoàn kết toàn dân, xây dựng lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến. Thực hiện sự chỉ đạo của Uỷ ban hành chính xã lãnh đạo huy động nhân dân tổ chức. Đặc biệt, để kịp thời lãnh 13
- chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ vừa kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa tiễu trừ bọn thổ phỉ đang hoạt động mạnh ở khu vực phía Tây của Tỉnh, ngày 16-5-1947, Tỉnh uỷ Hà Giang đã ra quyết định thành lập chi bộ cơ quan huyện Hoàng Su Phì và chỉ định đồng chí Lê Minh Cầm (tức Mai Anh) làm Bí thư Chi bộ. Tình hình chung của Huyện lúc này đang gặp vô vàn khó khăn thử thách, nền kinh tế kiệt quệ, đại đa số nhân dân mù chữ, công tác chăm sóc sức khỏe của người dân gặp khó khăn, dịch bệnh hoành hành, các tổ chức quần chúng cơ sở đang trong quá trình hình thành. Chi bộ sau khi được thành lập đã kịp thời chỉ đạo, tổ chức kiện toàn các cơ sở hội Cứu quốc, hội Việt Minh từ huyện đến xã. Bên cạnh đó Chi bộ đã kịp thời chỉ đạo nhiệm vụ trấn áp bọn phản động quấy nhiễu gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên địa bàn, xáo trộn cuộc sống của nhân dân. Từ tháng 7 đến tháng 8 – 1947, xảy ra liên tiếp các vụ cướp của, giết người tại các xã Xín Mần, Bản Máy, Cốc Pài do Quốc dân đảng và bọn thổ phỉ gây ra. Nghiêm trọng hơn sảy ra vụ loạn “cờ trắng” do tên Chảo Sành Phú, người dao cầm đầu, tên này đã tiến hành hàng loạt vụ giết người, cướp của với thủ đoạn dã man, tàn độc tại các xã Lùng Chún, Khuôn Lùng, tên này đề ra khẩu hiệu: “giết Tày lấy ruộng, giết Kinh lấy muối, giết Hán lấy bạc già”. Vụ nổi loạn này đã lan ra trên địa bàn rộng trong và ngoài huyện, các xã Khuôn Lùng, Nà Khao, Yên Bình, Việt Vinh, Thông Nguyên, Nam Sơn, Trung Thịnh, Hồ Thầu chìm trong cảnh tang thương. Trung ương Đảng và Khu ủy xác nhận thực chất cuộc nổi loạn này là mâu thuẫn sắc tộc trên địa bàn, trình độ dân chí còn hạn chế, các thế lực phản động xúi giục nhân dân chống phá Đảng và nhà nước ta. Nắm rõ âm mưu và thủ đoạn của địch, không để cho thực 14
- dân Pháp lợi dụng gây hại cho ta. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Khu ủy: dùng biện pháp tuyên truyền, thuyết phục là chính, không dùng vũ trang, không coi những người đi theo “cờ trắng” là kẻ thù, ta đã cử cụ Nguyễn Văn Vinh (tức Đặng Tằng Dùng) là người có uy tín trong vùng, đi vào các xã Tân Lập, Thông Nguyên, Khuôn Lùng tuyên truyền, giác ngộ một số người Dao hạ cờ trắng, treo cờ đỏ sao vàng, đồng thời thực hiện chính sách cứu đói cho đồng bào trong vùng cờ trắng. “Do có chủ trương, biện pháp đúng, cán bộ, chiến sĩ được các bậc phụ lão có uy tín trong địa phương giúp đỡ thuyết phục, lại được nhân dân giác ngộ và ủng hộ, lực lượng “cờ trắng” đã bị ta ngăn chặn, nên lực lượng này đã bị tan rã”3. Ngày 24-4-1948, Chảo Sành Phú cùng 12 tên đầu sỏ ra hàng Việt Minh. Đây là một thành tích lớn của ta tạo nên được khối đoàn kết vững chắc giữa các dân tộc cùng chung sức diệt thù, phá tan âm mưu thâm độc của thực dân Pháp, làm cho nhân dân yên tâm lao động sản xuất. Ngày 15-12-1947, thực dân Pháp với hỏa lực mạnh cùng với 400 tên thổ phỉ, cầm đầu là các tên Vòong Sán, Mùi Tao Lả đánh chiếm đồn Cốc Pài. Sau hơn 36 giờ chống trả quyết liệt, do lực lượng ta mỏng cả trung đội do đ/c Nguyễn Thơ chỉ huy đã anh dũng hi sinh, bọn phỉ chiếm lại đồn Cốc Pài, làm bàn đạp đánh chiếm đồn Xín Mần, Bản Máy. Quân ta lúc này chuyển sang đóng quân tại Bản Díu, Chiến Phố ngăn chặn quân địch tiến về Hoàng Su Phì. Tại đây, với tinh thần mưu trí, dũng cảm, biết lợi dụng địa thế, quân dân xã Cốc Pài cùng với quân dân vùng Xín Mần đoàn kết đã tổ chức 3 Xem Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.77. 15
- nhiều trận đánh trả trên đất Cốc Pài, Chế Là, Tả Nhìu, Ngán Chiên, Bản Díu, Trung Thịnh, v.v.. tiêu hao sinh lực địch, không cho thực dân Pháp thực hiện kế hoạch “vết dầu loang” của chúng. Ngày 1-4-1948, thực dân Pháp được bè lũ phản động địa phương dẫn đường, tiến hành đánh chiếm toàn bộ huyện Hoàng Su Phì và vùng Xín Mần. Mặc dù quân dân ta chống trả quyết liệt, song quân địch với ưu thế hơn hẳn về quân số và vũ khí, ta tạm thời rút lui để củng cố lực lượng. Quân Pháp chiếm đóng Hoàng Su Phì. Từ tháng 5 đến tháng 9 – 1948, Pháp xây dựng bộ máy ngụy quân, ngụy quyền do hai tên Châu Đường, Vương Văn Hòa cầm đầu, âm mưu chống lại cuộc kháng chiến của ta, dùng chính sách chia để trị, chúng tuyên truyền thành lập “xứ Nùng tự trị”, “xứ Mèo tự trị”, đề cao thổ ty, nói xấu Việt Minh gây chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc. Vùng Xín Mần, trong đó có xã Cốc Pài lúc này bị thực dân Pháp và bè lũ tay sai chiếm đóng, do tên Tráng Séo Khún ở Nặm Chà - Nấm Dẩn cầm đầu.Tên Cu Seo Lèng - Gì Thàng - Tả tửi chang. Tên Lò Seo Sì - Tả tửi phụ4. Bọn phản động địa phương còn dẫn đường cho Pháp đi càn quét bản làng, bắt cán bộ, du kích, vơ vét thóc lúa, gia súc, gia cầm để phục vụ đội quân chiếm đóng, bắt thanh niên vào đội ngụy quân. Với âm mưu “dùng người Việt trị người Việt”, đến tháng 9-1948, thực dân Pháp đã dựng lên ở Hoàng Su Phì, trong đó có Xín Mần, một bộ máy tay sai bao gồm những thổ ty phản động nhất, với đội quân hàng trăm tên chiếm giữ khắp nơi trong vùng. Đời sống nhân dân vô cùng 4 Tả Tửi Chang: nắm giữ chức vụ trung đội trưởng, Tả Tửi Phụ: chức vụ phó trung đội trưởng. 16
- khổ cực, bệnh tật ốm đau không có thuốc chữa… Mâu thuẫn giữa nhân dân các dân tộc trong huyện với đế quốc Pháp và bọn tay sai phản động địa phương ngày càng trở nên gay gắt. Tháng 6-1948, được sự phối hợp của Trung ương và tỉnh bạn, quân và dân Hà Giang đã mở các chiến dịch đánh địch ở Lao Chải (Vị Xuyên), Yên Bình (Bắc Quang), Bản Qua (Hoàng Su Phì). Các đơn vị võ trang tuyên truyền của ta đi vào vùng tạm chiếm của địch tuyên truyền, vận động giác ngộ nhân dân dưới nhiều hình thức: nói chuyện chính sách, thắng lợi của Việt Minh, viết truyền đơn, cách chống khủng bố, chống đi phu, đi lính, không nộp thóc thuế, trừng trị những tên đầu sỏ mà dân oán ghét… gây cơ sở kháng chiến, củng cố lực lượng du kích, động viên nhân dân tham gia đánh địch. Tháng 11-1948, ta tiến công chiếm đồn Bản Máy, Xín Mần buộc địch phải rút chạy. Tháng 12-1948, địch phản kích, ta tạm rút khỏi Xín Mần, Bản Máy. Từ ngày 1 đến ngày 24-1-1949, địch chiếm đóng xã Xín Mần và một số nơi khác của Hoàng Su Phì. Quân số của chúng có 654 tên do 10 tên Pháp chỉ huy, trang bị đầy đủ vũ khí. Thực hiện chủ trương của Trung ương và tỉnh Hà Giang, nhân dân các dân tộc xã Cốc Pài vẫn kiên cường, kiên quyết chống trả địch với tinh thần “một tấc không đi, một ly không dời”. Huyện đã cử các cán bộ, đảng viên xâm nhập vùng địch kiểm soát, trong đó có xã Cốc Pài để tuyên truyền, vận động, giác ngộ nhân dân vùng tạm chiếm. Ban địch vận được thành lập từ huyện xuống xã để giúp cấp ủy theo dõi, kịp thời rút kinh nghiệm chỉ đạo phong trào vùng tạm chiếm được sâu sát. 17
- Tháng 9, 10-1949, ta đưa cán bộ, đảng viên, dân quân vào gây cơ sở cách mạng ở Cốc Pài, Trung Thịnh, Bản Luốc, Tân Tiến, ngăn chặn thổ phỉ ở biên giới và tiêu hao lực lượng của Pháp, thổ phỉ. Tháng 12-1949, tại Nậm Phang, xã Khuôn Lùng, Xếp Sàng đã giết 20 người, bắt đi 5 người sang Nghĩa Đô (Lào Cai). Do ta kiềm chế mạnh, địch vẫn không thể giành lại được thế chủ động như ý đồ của chúng mà chỉ ở thế phòng thủ củng cố những vùng chúng còn tạm chiếm. Ngày 6-9-1949, tại xóm Nặm Lỳ, xã Quảng Nguyên, chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam xã Chế Là được thành lập (đây là chi bộ xã đầu tiên của huyện Xín Mần sau này). Chi bộ có ba đảng viên do đồng chí Nguyễn Tiến Lộc làm Bí thư và hai đồng chí Lò Seo Vu và Thào Seo Sài là đảng viên cộng sản đầu tiên của huyện Xín Mần. Chi bộ ra đời kịp thời đề ra những nhiệm vụ phát triển lực lượng trung kiên, lựa chọn những quần chúng ưu tú để kết nạp vào Đảng; xây dựng lực lượng dân quân, phát triển phong trào cách mạng sâu rộng sang vùng đồng bào Nùng sinh sống và các dân tộc khác. Đến tháng 12-1949, chi bộ Đảng xã Chế Là có 9 đảng viên5. Ngày 01/01/1950, huyện Hoàng Su Phì chia tách chi bộ cơ quan thành 3 chi bộ: Chi bộ cơ quan, Chi bộ dân quân, Chi bộ công sở. Chi bộ Hồ Thầu tách thành 2 Chi bộ: Chi bộ Hồ Thầu và Chi bộ Xỉn Khâu (xã Chế Là) và thành lập Chi bộ Trung Thịnh. Sự lớn mạnh của Đảng bộ đã tập trung được tất cả yếu tố tinh thần và vật chất cùng quân dân trong huyện phối hợp chặt chẽ với tỉnh, khu. Trung ương tổ chức 5 9 đảng viên gồm có: Nguyễn Tiến Lộc, đồng chí Hà, đồng chí Thanh (thoát ly), Lò Seo Vu, Thào Seo Sài, Lò Seo Chúng, Ma Seo Sì, Lò Seo Lở, Giàng Seo Chú (đảng viên người địa phương). 18
- đánh những đòn quyết định bằng những chiến dịch từ tháng 6 - 1948 đến năm 1950. Sự thắng lợi của mỗi chiến dịch đã tạo ra áp lực quân sự để ta gây dựng thêm cơ sở cách mạng, củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng, vừa đẩy mạnh mọi mặt vừa chăm lo đến đời sống nhân dân. Từ ngày 21/01 đến ngày 3/2/1950, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 3, Đảng chủ trương gấp rút xây dựng bộ đội chủ lực, đưa chiến tranh chính quy lên ngang với chiến tranh du kích. Trung ương Đảng, Chính phủ quyết định thực hiện chế độ tổng động viên theo khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Hưởng ứng chủ trương của Trung ương Đảng, của tỉnh và huyện, nhân dân xã Cốc Pài tích cực chuẩn bị sức người, sức của tham gia chiến dịch phá tề vào đầu năm 1950. Ngày 8-2-1950, tỉnh Hà Giang mở chiến dịch phá tề đánh bốt Hồ Thầu, tiêu hao sinh lực địch ở Nậm Khòa, Nậm Ai, đột nhập huyện lỵ Hoàng Su Phì, sau đó tiến công địch tại Nậm Yên, Xỉn Khâu. Ta còn thọc sâu vào Trung Thịnh chặn đường rút lui của địch, giúp đỡ cho các bộ phận làm tốt công tác diệt tề và địch vận hoạt động ở Hồ Thầu, Bản Quảng. Đến tháng 3-1950, do ngụy quân, ngụy quyền hoang mang lo sợ, nên chúng không dám áp bức nhân dân nặng nề như trước, và chúng đã phải bỏ vị trí Bản Quảng, củng cố vùng giáp Bắc Hà để lấy đường rút. Chúng cố giữ các xã Chế Là, Trung Thịnh, Bản Díu, Cốc Pài và bổ sung quân cho 2 vị trí Nậm Yên, Xỉn Khâu. Cùng thời gian này, tại Mặt trận Lê Hồng Phong ta giải phóng phố Lu, Nghĩa Đô. Tại biên giới Việt – Trung, Quân giải phóng Trung Quốc cũng 19
- đang tiến hành tiễu phỉ. Trước thắng lợi của ta, Pháp tăng quân cho những đồn tiền tiêu biên giới, vùng giáp cơ sở của ta ở Hồ Thầu, tiếp viện cho 2 vị trí Xín Mần, Bản Máy 2 trung đội. Những nơi quan trọng đều do Pháp chỉ huy. Chúng tăng cường phòng thủ các khu vực biên giới, vùng tiếp giáp cơ sở của ta và trên đường chúng rút về Bắc Hà. Ngày 10-4-1950, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ nhất được triệu tập. Đại hội khẳng định tinh thần yêu nước của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang không quản ngại hy sinh, gian khổ, hết lòng hết sức tham gia kháng chiến. Đại hội xác định vị trí, vai trò, trách nhiệm của Hà Giang là tỉnh hậu phương, góp phần bảo vệ cho căn cứ địa Việt Bắc. Được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh soi sáng, Đảng bộ Hoàng Su Phì ra sức đẩy mạnh mọi hoạt động. Tháng 6-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở rộng Chiến dịch Biên giới, đề ra yêu cầu chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng vùng biên giới phía Bắc nước ta, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc tiến tới giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường. Trong chiến dịch Biên giới, thực hiện chủ trương của Đảng bộ Hoàng Su Phì về đẩy mạnh chiến tranh du kích, phối hợp với bộ đội chủ lực, tiến công địch để giải phóng đất đai bị chiếm đóng, ngăn không cho địch tiến công bao vây thị xã Hà Giang. Ngày 14-4-1950, dân quân du kích xã Cốc Pài cùng với huyện phối hợp với bộ đội chủ lực gồm các tiểu đoàn 115 và 452 đánh chiếm được Xỉn Khâu, Hồ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngam La (1945-2020): Phần 1
54 p | 9 | 5
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961-2018): Phần 1
45 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của phụ nữ tỉnh Bình Thuận (1930-2000): Phần 1
123 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Du Già (1945-2018): Phần 1
74 p | 4 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lâm Thượng (1945-2010): Phần 1
26 p | 11 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018)
144 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giàng Chu Phìn (1961-2018): Phần 2
119 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 2
152 p | 5 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pải Lủng (1961-2020): Phần 1
56 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 2
131 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 1
60 p | 7 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lùng Tám (1961-2015)
144 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thài Phìn Tủng (1961-2020)
110 p | 3 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Là giai đoạn (1945-2018)
95 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 1
70 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đạo Đức (1945-2015): Phần 1
82 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xín Chải (1962-2015)
141 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phương Tiến (1957-2017)
86 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn