Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 1
lượt xem 3
download
Xã Cán Chu Phìn cách trung tâm huyện Mèo Vạc 6,5 km về phía Đông, đồng bào sinh sống tại đây chủ yếu là dân tộc Mông, luôn có truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, sáng tạo trong xây dựng cuộc sống. Trải qua những thăng trầm, biến động của lịch sử, thời kỳ đất nước còn nằm dưới ách thống trị của chế độ phong kiến, nhân dân xã Cán Chu Phìn luôn hăng hái tham gia các phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của giặc ngoại xâm, địa chủ phong kiến, nhằm giành lại cuộc sống tự do, hạnh phúc và bảo vệ quê hương. Cùng tìm hiểu về xã Cán Chu Phìn qua cuốn "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020)" dưới đây nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 1
- 1
- ĐẢNG BỘ HUYỆN MÈO VẠC BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ CÁN CHU PHÌN TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ CÁN CHU PHÌN (1961 - 2020) XUẤT BẢN NĂM 2021 2
- LỜI GIỚI THIỆU Xã Cán Chu Phìn cách trung tâm huyện Mèo Vạc 6,5 km về phía Đông, đồng bào sinh sống tại đây chủ yếu là dân tộc Mông, luôn có truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, sáng tạo trong xây dựng cuộc sống. Trải qua những thăng trầm, biến động của lịch sử, thời kỳ đất nước còn nằm dưới ách thống trị của chế độ phong kiến, nhân dân xã Cán Chu Phìn luôn hăng hái tham gia các phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của giặc ngoại xâm, địa chủ phong kiến, nhằm giành lại cuộc sống tự do, hạnh phúc và bảo vệ quê hương. Đặc biệt là từ năm 1961 đến nay, lúc đầu dưới sự lãnh đạo của Chi bộ rồi Đảng bộ, nhân dân các dân tộc xã Cán Chu Phìn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết đấu tranh cách mạng, tích cực lao động sản xuất, xóa bỏ chế độ áp bức bất công, hà khắc của thổ ty phong kiến, cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo con đường mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn. Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư (khóa XII) về “Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” và nhằm ghi lại truyền thống lịch sử của Đảng bộ và nhân dân trong xã cũng như những đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Cán Chu Phìn chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961 - 2020)”. 3
- Trong quá trình biên soạn cuốn sách, Ban biên soạn đã sưu tầm, tiếp thu, chọn lọc được nhiều tư liệu có giá trị và những ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên là lãnh đạo xã qua các thời kỳ, cũng như cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã; với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Huyện ủy; đặc biệt là sự phối hợp giúp đỡ tận tình của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mèo Vạc. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo và giúp đỡ quý báu của các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã giúp đỡ để nội dung cuốn sách được hoàn chỉnh. Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng, với tinh thần trách nhiệm cao, nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, như: Nguồn tài liệu bị thất lạc, các nhân chứng lịch sử tuổi đã cao, trí nhớ có phần suy giảm, bên cạnh đó, trình độ của cán bộ biên soạn có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Ban Chấp hành Đảng bộ xã mong nhận được sự tham gia góp ý của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961 - 2020)” đến cán bộ, đảng viên và bạn đọc./. T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ Lương Vũ Khoa 4
- Chương I KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI XÃ CÁN CHU PHÌN I. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Cán Chu Phìn là một trong những xã nghèo thuộc huyện Mèo Vạc. Về vị trí địa lý xã, xã cách trung tâm huyện Mèo Vạc 6,5 km về phía Đông, phía Bắc giáp xã Giàng Chu Phìn; Phía Đông giáp xã Lũng Pù, Sơn Vĩ, Khâu Vai; Phía Tây giáp Thị trấn Mèo Vạc; Phía Nam giáp xã Tát Ngà. Xã có 12 thôn gồm: Há Dấu Cò, Cán Chu Phìn, Làn Chải, Cho Do, Cán Lủng, Ha Ía, Sán Sì Lủng, Tìa Chí Đùa, Mèo Qua, Đề Chia, Nhù Cú Ha, Lủng Thà. Tổng diện tích tự nhiên là 3.506,22 ha, trong đó diện tích nông nghiệp 1.064,90 ha, đất phi nông nghiệp 138,42 ha; đất chưa sử dụng là 349,25 ha. Nằm trong vùng địa chất toàn cầu cao nguyên đá, Cán Chu Phìn có địa hình đặc trưng là núi đá, với độ cao trung bình 1.400 - 1.700m so với mặt nước biển, địa hình phức tạp, mang nét đặc trưng của vùng núi phía Bắc với độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống khe, suối. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam với độ dốc phần lớn trên 20 0. Địa hình phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội của xã. Đặc điểm thổ nhưỡng của xã chủ yếu là núi đá, ít diện tích núi đất nên thiếu đất sản xuất và ảnh 5
- hưởng rất nhiều đến phát triển kinh tế xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng. Quá trình hình thành đặc điểm thổ nhưỡng đất đai của xã Cán Chu Phìn được hình thành từ 2 nguồn gốc, đó là do phong hóa tại chỗ từ đá mẹ và đất bồi tụ do xói mòn rửa trôi tạo nên. Nhóm đất đỏ của Cán Chu Phìn chủ yếu là đất mùn vàng đỏ trên núi được chia làm 2 loại như sau: Đất mùn vàng đỏ đá nông (Fuđ1 ); Đất mùn vàng đỏ đá sâu (Fuđ2). Phần lớn đất đai của xã chịu ảnh hưởng rửa trôi, xói mòn vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. Đặc điểm khí hậu, Cán Chu Phìn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính lục địa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh kéo dài. Một năm chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân năm là 15,70C, tháng trung bình cao nhất 19,70C vào tháng 6, tháng 7, nhiệt độ trung bình thấp nhất 12,90C vào tháng 1 và 2 (tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt độ thấp nhất chênh lệch nhau tới 6,80C). Bất lợi của khí hậu trong vùng là lượng mưa tương đối lớn, lại tập trung, kết hợp với độ dốc lớn, địa hình chia cắt nên gây xói mòn rửa trôi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông, lâm nghiệp. Mưa lớn còn gây ra lũ ống, lũ quét, sạt lở làm thiệt hại về người, gia súc, nhà cửa, cơ sở hạ tầng và mùa màng của nhân dân. Một bất lợi nữa là về mùa khô lượng mưa thấp, lượng bốc hơi cao nên gây ra hiện tượng hạn hán vào 6
- các tháng mùa khô. Vì vậy, sản xuất nông, lâm nghiệp hầu hết chỉ trồng 1 vụ vào mùa mưa. Ngoài ra, sương muối, khí hậu lạnh mùa khô cũng gây hại cho cây trồng. Lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 1.760 - 2.000 mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều do chịu sự chi phối chung của chế độ mưa vùng Đông Bắc, Bắc Bộ, có những nét đặc trưng như sau: Từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 14 - 16% tổng lượng mưa cả năm. Từ tháng 5 đến hết tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa lớn chiếm tới 84 - 86% tổng lượng mưa cả năm. Trong đó tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa lớn nhất (chiếm gần 40% tổng lượng mưa cả năm) thời gian này thường trùng với mùa mưa nên hay xảy ra lũ ống, lũ quét cục bộ. Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 80%. Lượng bốc hơi trung bình 730mm. Do đặc trưng núi đá, thiếu đất nên Cán Chu Phìn ít tài nguyên rừng, trước đây xã Cán Chu Phìn là địa bàn có các loài động - thực vật khá phong phú, đa dạng và quý hiếm. Về động vật có các loài như: Khỉ, hươu, gấu… Về thực vật có các loại gỗ quý như: Đinh, nghiến, pơ mu… tuy nhiên cho đến nay đã không còn nhiều do quá trình khai phá của con người đã làm làm cho hệ sinh thái động, thực vật trên địa bàn xã bị suy kiệt. Trên địa bàn xã có sông Nho Quế chảy qua, có nước quanh năm nhưng việc khai thác sử dụng nguồn nước sông này cho sản xuất và sinh hoạt rất hạn chế do địa hình phân cắt 7
- mạnh. Nguồn cung cấp nước hiện nay chủ yếu dựa vào nước mưa và nguồn nước mặt được dự trữ tại các hồ treo, bể chứa nước của các hộ gia đình phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi. Ở đây nước sản xuất và sinh hoạt hầu như thiếu quanh năm, đặc biệt là trong các tháng mùa khô. Do thiếu nước đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã. Tài nguyên khoáng sản của xã hạn chế, chủ yếu là các loại đá có trữ lượng lớn nhưng nằm trong phạm vi Công viên địa chất toàn cầu Cao Nguyên đá Đồng Văn nên rất cần được giữ gìn, bảo tồn. Vì vậy, việc khai thác phục vụ cho các ngành công nghiệp xây dựng phải có quy hoạch, cấp phép, hướng dẫn cụ thể của Nhà nước. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có nguồn đá vôi dùng khai thác làm vật liệu xây dựng, có các hang đá trầm tích đã, đang và sẽ được khai thác để phục vụ cho phát triển du lịch. Về giao thông, do đặc điểm địa hình núi đá là chính nên hệ thống giao thông đi lại trước đây chủ yếu là đường mòn dành cho ngựa thồ và người đi bộ. Thực hiện Chương trình 1 triệu tấn xi măng đã giúp xã hoàn thành chỉ tiêu đường giao thông trong năm 2020, “100% các thôn có đường bê tông đến trung tâm thôn”. Tuy nhiên do địa hình hiểm trở, nhiều tuyến đường vào các thôn, có độ dốc và quanh co, vào mùa mưa thường bị nước lũ cuốn trôi gây ảnh hưởng lớn cho việc đi lại của người dân cũng như việc phát triển kinh tế xã hội của xã. 8
- Về đặc điểm xã hội, tính đến năm 2020 toàn xã có 1.186 hộ với 6.453 khẩu, 100% là dân tộc Mông, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm khá cao với 49,75%. Với đặc thù là địa bàn chỉ có dân tộc Mông sinh sống, trải qua những năm tháng lao động, sản xuất với tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, đặc biệt là việc tổ chức đám hiếu, đám hỉ và xây dựng nhà ở… Trước đây, người dân vùng Cán Chu Phìn sinh sống thưa thớt, chủ yếu tập trung ở các triền núi cao, sống trong cuộc sống tăm tối, không ánh điện, không có một mái trường, 100% người dân mù chữ, cùng với sự áp bức bóc lột của Thổ ty phong kiến, khiến cho đời sống của người dân vùng Cán Chu Phìn và xã Mèo Vạc chịu sự thống trị, đàn áp của nhiều tầng lớp cai trị khác nhau. Một mặt, chúng vừa thực hiện các chính sách thống trị, bóc lột nhân dân; mặt khác, chúng lại gây ra các cuộc xung đột dân tộc nhằm tranh giành thế lực và ảnh hưởng khiến cho đời sống của nhân dân nơi đây rơi vào cảnh lầm than, khổ cực. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, đến nay hệ thống trường, lớp trên địa bàn xã đã được củng cố về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Hoạt động văn hóa - thể thao được quan tâm đẩy mạnh, các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước và địa phương được tổ chức định kỳ phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của xã. Chất lượng khám, chữa bệnh cũng được nâng lên, cơ sở vật chất, 9
- trang thiết bị được đầu tư, công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai, tiêm phòng định kỳ cho trẻ em theo đúng quy định. Cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài huyện và sự nỗ lực của nhân dân đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm đạt 4,45 đến 6%/năm(1). Các công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được quan tâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Thực hiện đảm bảo các chính sách đối với người có công, với đối tượng bảo trợ xã hội. Về Văn hóa, trong quá trình xây dựng và phát triển, dân tộc Mông trên địa bàn Cán Chu Phìn có bản sắc văn hóa riêng thể hiện qua ẩm thực, nhà ở, trang phục, phong tục, tín ngưỡng cùng các sinh hoạt văn hóa khác, nổi bật là Lễ hội Gầu tào. Đồng bào có tín ngưỡng chung là thờ cúng tổ tiên, thể hiện tinh thần hướng về cội nguồn, được thực hiện trang nghiêm và lưu truyền từ đời này qua đời khác; con cháu khi đến tuổi trưởng thành đều được dựng vợ, gả chồng; gia đình có người mất được tổ chức làm đám ma... Do điều kiện kinh tế khó khăn và điều kiện mặt bằng khu vực sinh sống có độ dốc lớn nên tình trạng nhà ở của đa số các hộ gia đình còn rất tạm bợ, chất lượng thấp, nhanh xuống cấp, nhà được dựng cột, có tường bưng bằng ván gỗ và lợp 1 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 toàn xã là 590 hộ, chiếm 49,75%; năm 2019 thực hiện theo QĐ 1953 của tỉnh uỷ Hà Giang về hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm được 6 hộ với tổng kinh phí 360 triệu đồng. 10
- bằng tấm Brô Xi Măng, quy mô diện tích và không gian sống chật hẹp, đun nấu ngay trong nhà; không có sân; hầu hết không có công trình vệ sinh phù hợp nên tình trạng vệ sinh rất kém; thiếu mỹ quan do cách làm tạm bợ (kể cả đối với các hộ gia đình đã xây kiên cố và bán kiên cố). Mặc dù là vùng đất còn gặp nhiều khó khăn, gian khó, thiếu thốn, trong quá trình sinh sống, giao lưu văn hóa, lao động sản xuất, người dân xã Cán Chu Phìn luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong sản xuất, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Về kinh tế, với đặc điểm điều kiện tự nhiên khó khăn như vậy, kinh tế của xã chủ yếu là thuần nông và cây ngô là cây trồng quan trọng hàng đầu của người dân trong xã. Số dân trồng lúa dưới thung lũng chiếm diện tích không nhiều chỉ có 2 ha tập trung ở thôn Há Ía và thôn Đề Chia (chủ yếu cấy vụ hè thu), do không có hệ thống nước tưới mà chủ yếu dựa vào trời mưa nên sản lượng lương thực còn đạt thấp. Đến mùa phải đi phát nương trồng ngô và một số khu vực trồng lúa nương... Nếu gặp phải năm khí hậu bất lợi, sâu nhiều thì mùa màng bị thiệt hại. Đất đai cằn cỗi và phần nhiều là đất lẫn đá, công cụ sản xuất lại thô sơ, cày nương bằng bò, làm cỏ vun gốc cây ngô bằng cuốc bướm theo phương pháp thổ canh trên hốc đá kết quả thu hoạch năng suất thấp. Thủ công nghiệp cũng không có gì đáng kể. Đồng bào Mông biết dệt vải và làm các đồ trang sức cho phụ nữ, rèn đúc lưỡi cày, cuốc, xẻng... nhưng chỉ sản xuất để 11
- phục vụ trong gia đình, khi nào cần thiết thì mới đem ra chợ bán hay đổi lấy muối, gạo và những vật dụng cần thiết khác... Những năm 1980 trở về trước thương mại ở xã chưa phát triển vì đường giao thông đi lại khó khăn, hàng hóa sản xuất ra chỉ có tính chất trao đổi giữa người dân với nhau phục vụ đời sống hàng ngày. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước sự quan tâm của Huyện ủy Mèo Vạc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong xã Cán Chu Phìn ngày càng được nâng cao. Nhân dân đã được hưởng những phúc lợi, chính sách xã hội như: Điện lưới quốc gia, hệ thống giao thông từ trung tâm xã đến huyện và từ xã đi các thôn bản, có các cấp trường học: mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; trạm y tế, điểm bưu điện văn hóa và trụ sở làm việc của xã ngày càng được đầu tư, xây dựng khang trang; việc thực hiện các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã được thực hiện và đạt được những kết quả tích cực góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh những kết quả đạt được, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Cán Chu Phìn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do điều kiện địa hình phức tạp, thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường, rét đậm, rét hại... thường xuyên xảy ra; thiếu nước sinh hoạt và sản xuất; trình độ dân trí không đồng đều nên tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn còn cao; một bộ phận quần 12
- chúng nhân dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, chưa nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, nên đến nay Cán Chu Phìn vẫn còn là xã nghèo của huyện. Số hộ cận nghèo, hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao (chiếm 49,75% số hộ năm 2019). Phát huy những thành tích đạt được, vận dụng những bài học kinh nghiệm được rút ra, Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thách thức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội đề ra, hướng tới xây dựng quê hương Cán Chu Phìn ngày càng đổi mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc huyện Mèo Vạc nói chung và nhân dân các dân tộc xã Cán Chu Phìn nói riêng luôn tin tưởng đi theo con đường cách mạng do Đảng lãnh đạo để tiến tới xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh. III- Nhân dân các dân tộc xã Cán Chu Phìn trước năm 1961 Cán Chu Phìn là địa danh có từ lâu đời thuộc xã Mèo Vạc cũ (tiếng Mông gọi là Cán Chử Phình). Theo truyền ngôn và sử sách từ trước thế kỷ XV, xã Mèo Vạc thuộc tổng Đông Quan, châu Bảo Lạc. Đến thời thuộc Pháp, theo như trong “Danh mục các làng xã Bắc Kỳ” của Ngô Vi Liễn xuất bản 1928 thì xã Mèo Vạc thuộc tổng Đông Minh trong đại lý Đồng Văn (Sau này là châu Đồng Văn). 13
- Trước năm 1961, Cán Chu Phìn thuộc xã Mèo Vạc, huyện Đồng Văn. Thực hiện Quyết định số 91-CP, ngày 05/7/1961 của Hội đồng Chính phủ chia 13 xã thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Khu tự trị Việt Bắc thành những xã mới, chia xã Mèo Vạc thành 5 xã mới, từ đây xã Tự Do (thời đó xã Cán Chu Phìn được đặt tên là xã Tự Do) được chia tách từ xã Mèo Vạc gồm có các thôn Sán Sì Lủng, Mèo Qua và Cán Chu Phìn. Thực hiện Quyết định số 328-NV, ngày 13/12/1962 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về đổi tên các xã của tỉnh Hà Giang, lúc đó xã Tự Do đổi tên là xã Cán Chu Phìn như ngày nay. Thực hiện Quyết định số 211-CP, ngày 15/12/1962 của Hội đồng Chính phủ về chia và sáp nhập các đơn vị hành chính chính Hà Giang, chia huyện Đồng Văn và huyện Vị Xuyên thành 5 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ và Vị Xuyên. Từ đây xã Cán Chu Phìn trực thuộc huyện Mèo Vạc. Về tình hình xã hội, từ xa xưa nhân dân các dân tộc xã Cán Chu Phìn luôn có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, chống giặc ngoại xâm. Dưới chế độ Pháp thuộc đồng bào nơi đây phải chịu 2 tròng áp bức bóc lột của thực dân Pháp và các thế lực thổ ty địa phương, khiến cho đồng bào nơi đây phải chịu cuộc sống vô cùng cực khổ, đen tối. Cùng với các thủ đoạn chính trị, thực dân Pháp và bè lũ tay sai ra sức bóc lột đồng bào về kinh tế. Chúng khai thác, cướp đoạt các loại nông lâm sản của nhân dân; đặt ra hàng loạt thứ 14
- thuế hết sức nặng nề và tàn nhẫn để bóc lột nhân dân như: thuế đinh, thuế điền, thuế ngựa thồ, thuế nuôi quân… làm cho đời sống của đồng bào các dân tộc trên cao nguyên đá Đồng Văn nói chung đã đói khổ lại càng bần cùng hơn. Thêm vào đó, thực dân Pháp còn thực hiện chính sách ngu dân, mị dân không quan tâm đến giáo dục, khiến đồng bào nơi đây không biết chữ, ngược lại còn bị đầu độc, ru ngủ bằng thuốc phiện và những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan khác… Những thứ đó đã giết dần, giết mòn đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc nơi đây. Về kinh tế, người dân vùng Cán Chu Phìn chủ yếu sống bằng nghề nông, cây trồng chủ yếu là cây ngô, trồng ngô trên hốc đá, công cụ sản xuất rất thô sơ, cày cuốc nhỏ bé, bò cày kéo trên nương đá, lương thực thu hoạch không đủ cho nhu cầu của nhân dân. Phương pháp sản xuất còn lạc hậu, người dân chưa biết sử dụng phân chuồng bón để làm cho hoa màu tốt hơn mà chủ yếu dựa vào độ phì của đất, khi đất hết độ phì thì lại du canh du cư. Một số đất đai màu mỡ đều do Tổng giáp, mã phài quản lý và cho một số hộ trồng thuốc phiện, thu tô… Chúng khuyến khích các tệ nạn xã hội như rượu chè, trộm cắp, hút thuốc phiện, cờ bạc, mê tín dị đoan... không quan tâm đến việc mở mang, xây dựng trường học, hầu hết nhân dân các dân tộc trên địa bàn mù chữ, làm cho đồng bào sống trong mê muội, cam chịu thân phận nô lệ. Về y tế, nhân dân ốm đau không được chữa 15
- trị, thuốc men kịp thời. Người dân mỗi khi có bệnh chỉ biết chữa chạy bằng cúng bái hoặc thuốc nam, dịch bệnh trở thành mối đe dọa đối với đời sống nhân dân, đặc biệt là sốt rét, thương hàn... tình trạng “hữu sinh vô dưỡng” diễn ra thường xuyên. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng ở nước ta đầu thế kỷ XX. Dưới ánh sáng đường lối cách mạng của Đảng, nhân dân các dân tộc Khu vực Mèo Vạc và Cán Chu Phìn đã dần được tiếp cận ánh sáng cách mạng, nhiều cán bộ cách mạng của Đảng, của Mặt trận Việt Minh đã đến hoạt động tuyên truyền, vận động cách mạng, gây dựng cơ sở Việt Minh, tuy nhiên khu vực Cán Chu Phìn lúc này chưa hình thành được các cơ sở cách mạng. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Với ý nghĩa lịch sử to lớn của Cách mạng Tháng tám đã có tác động sâu sắc, tạo bước chuyển biến mới đối với phong trào cách mạng ở tỉnh miền núi biên giới Hà Giang trong đó có Khu vực Mèo vạc và vùng Cán Chu Phìn đã sớm giác ngộ và có nhiều thanh niên tham gia hoạt động cách mạng tại địa phương. Do đặc thù là vùng có điều kiện kinh tế, giao thông đi lại còn khó khăn, nên bọn xâm lược chưa trực 16
- tiếp tác động đến khu vực Mèo Vạc, do vậy Khu vực Mèo Vạc và vùng Cán Chu Phìn vẫn chịu sự quản lý trực tiếp của lực lượng thổ ty, bang tá địa phương là Dương Trung Nhân và Dương Nỏ Sình. Khu vực Đồng Văn thổ ty Vương Chí Sình đã hợp tác với Việt Minh và được Chính phủ công nhận cử làm chủ tịch huyện Đồng Văn, với chức vị của mình Vương Chí Sình dựa trên danh nghĩa chủ tịch huyện đã kích động, ly gián gây hiềm khích giữa đồng bào dân tộc thiểu số và cán bộ cách mạng, cản trở việc thu thuế và nộp thuế của nhân dân mà không thực hiện chính sách của Chính phủ Việt Nam. Thế lực của Vương ngày càng lớn mạnh, năm 1948 Vương cho quân sang đánh thổ ty Dương Trung Nhân ở Mèo Vạc. Trước tình thế đó dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh với chủ trương, chính quy hóa bộ đội của Vương cho cán bộ vào nắm vững bộ đội đó, ngăn cản sự xung đột giữa Dương và Vương bằng cách giải thích cho Vương không nên đánh Dương vì có hại cho tình hình biên giới và giải thích cho Dương không được cấu kết với quân Tàu Tưởng (quân của Tưởng Giới Thạch) vì như vậy là có lợi cho giải phóng quân Trung Quốc có cơ hội xâm chiếm Việt Nam. Chính phủ bảo đảm không để Vương đánh Dương và giúp Dương kế hoạch đối phó. Tình thế biến chuyển quá nhanh, sự xung đột bùng nổ, Vương đem quân đánh Mèo Vạc (trong khi phái đoàn kháng chiến liên kết vừa lên làm lễ chính quy hóa bộ đội ở Đồng Văn), quân Tàu Tưởng và 17
- quân của Dương phải rút về, quân Tàu Tưởng rút về theo sự dẫn đường của Hầu Vạn Quả, là Lý trưởng xã Lũng Phìn và Mi Chiu (nhưng dọc đường rút chạy thì Mi Chiu trốn thoát). Thừa thế Vương Chí Sình chiếm cả Mèo Vạc. Dương Trung Nhân thất bại phải chạy sang Trung Quốc. Vương Chí Sình cho quân xuống đóng ở Niêm Sơn. Từ đây Vương cho lập lực lượng ác bá gồm tổng giáp, mã phài để cai trị và bóc lột người dân, đồng thời tiếp tục chống phá chính sách của Việt Minh. Chế độ thổ ty cho đến năm 1954 mới căn bản được xoá bỏ. Nhằm củng cố chính quyền cách mạng, ngăn chặn âm mưu của Vương ở khu vực vực Mèo Vạc; Chính quyền của tỉnh Ta điều 1 trung đội cảnh vệ và 1 trung đội vũ trang đến Niêm Sơn đóng quân đối diện với nơi đóng quân của Vương (theo sử sách ghi lại, thời đó Ta đóng quân 1/3 xã, Vương đóng quân 2/3 xã). Quân Vương tỏ thái độ khiêu khích, cấm dân chúng không được tiếp tế cho quân ta, bắt dân phải thực hiện: Khi quân ta đi đến đâu thì dân phải tản cư, đồng thời đưa tay sai ra làm lý trưởng để chiêu dụ dân. Mặc dù gặp khó khăn trong công tác dân vận nhưng quân ta cương quyết đóng quân ở Niêm Sơn giữ lập trường bảo vệ dân, quân ta thu hút được ít nhiều ảnh hưởng trong dân chúng. Ly Huân (thổ ty khu vực Niêm Sơn) tỏ vẻ tin tưởng ta hơn trước, giúp ta lương thực, cho mượn súng, cho người ra làm việc, nhưng vẫn chưa thật tin hẳn bộ đội của ta. Trước thái độ đóng quân cương quyết 18
- của ta ở Niêm Sơn, Vương tìm cách ly gián ta với Ly Huân nhưng không được. Cuối tháng 3/1949, Vương cho quân rút khỏi chợ Niêm Sơn. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy Đồng Văn tháng 6 năm 1950, Ủy ban hành chính lâm thời xã Mèo Vạc được thành lập, do ông Vàng Dũng Mỷ làm chủ tịch. Từ đây nhân dân các dân tộc Khu vực Mèo Vạc cũng như vùng Cán Chu Phìn đã có chính quyền lãnh chỉ đạo về phát triển về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Dưới sự lãnh đạo của Ủy ban hành chính xã, nhân dân vùng Cán Chu Phìn đã đẩy mạnh thực hiện tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Chính quyền xã vận động người dân tích cực tham gia du kích, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động phá hoại của thực dân Pháp và tay sai phản động; tuyên truyền, vận động người dân làm thất bại các hoạt động rải truyền đơn, chống phá, kích động chia rẽ dân tộc. Tại Mèo Vạc Ban Liên Việt xã Mèo Vạc đã vận động tầng lớp trên (tầng lớp thổ ty, tổng giáp, phó tổng, lý trưởng, địa chủ, phú nông) giao lại ruộng nương để chính quyền cấp lại cho dân nghèo; thực hiện “người cày có ruộng”; đối với ruộng nương hoang hóa, không có chủ thì thực hiện tạm cấp cho người dân. Còn ruộng của Dương Trung Nhân và ruộng của Chánh Sàn thì cử người điều tra lấy tài liệu đưa ra tòa án để tịch thu số ruộng đó, giải thích thuyết phục ông Vàng Dũng Mỷ đem tạm cấp cho dân nghèo cày cấy không phải nộp tô cho nhà nước. 19
- Với chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và Đông Dương, quân Pháp rút khỏi miền Bắc. Ở miền Nam khi quân Pháp rút về nước, đế quốc Mỹ thế chân nhảy vào miền Nam dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Nước ta tạm thời bị chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Vì vậy, Đảng ta xác định: Chúng ta phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền. Đó là cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc. Bước vào giai đoạn khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế, văn hóa. Tình hình trật tự trị an ở huyện Đồng Văn còn rất phức tạp, chế độ Thổ ty phong kiến chưa bị đánh đổ hoàn toàn, bọn đặc vụ Tưởng Giới Thạch và tầng lớp trên tăng cường chống phá cách mạng. Chúng tuyên truyền đề cao Pháp - Mỹ, chống chính sách thuế, dân công, phá hoại sản xuất, chia rẽ các dân tộc. Trong khi đó tình trạng mù chữ, nạn đói giáp hạt ăn của nhân dân còn rất nặng nề. Công tác xây dựng Đảng của huyện lúc này gặp nhiều khó khăn, số lượng đảng viên ít, trình độ văn hoá và lý luận thấp, nhiều xóm bản không có đảng viên, hoạt động của các tổ chức đoàn thể còn nhiều yếu kém. Do đó, nhiệm vụ xây dựng, củng cố tổ chức 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngam La (1945-2020): Phần 1
54 p | 9 | 5
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961-2018): Phần 1
45 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của phụ nữ tỉnh Bình Thuận (1930-2000): Phần 1
123 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Du Già (1945-2018): Phần 1
74 p | 4 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lâm Thượng (1945-2010): Phần 1
26 p | 11 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018)
144 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giàng Chu Phìn (1961-2018): Phần 2
119 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 2
152 p | 5 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pải Lủng (1961-2020): Phần 1
56 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 2
131 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 1
60 p | 7 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lùng Tám (1961-2015)
144 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thài Phìn Tủng (1961-2020)
110 p | 3 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Là giai đoạn (1945-2018)
95 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 1
70 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đạo Đức (1945-2015): Phần 1
82 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xín Chải (1962-2015)
141 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phương Tiến (1957-2017)
86 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn