intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giáp Trung (1945-2020)

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:201

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giáp Trung (1945-2020)" phản ánh chân thực quá trình ra đời, đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc xã Giáp Trung dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các giai đoạn lịch sử; góp phần giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, phát huy truyền thống cách mạng, sự tin tưởng vào đường lối đúng đắn của Đảng cho toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc Giáp Trung ngày nay và các thế hệ mai sau, tạo tiền đề phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giáp Trung (1945-2020)

  1. LỜI GIỚI THIỆU Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đội tiên phong cách mạng, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và hy sinh, giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa chiến lược và mang tính thời đại. Lịch sử Đảng là một pho sử bằng vàng, để góp phần làm nên những trang sử Đảng vẻ vang đó không thể không kể đến lịch sử của những Chi bộ hay Đảng bộ cơ sở. Ôn lại truyền thống cách mạng của một Chi bộ hay một Đảng bộ cơ sở là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhằm ghi lại những chặng đường đã qua, thực hiện Kế hoạch số 342-KH/TU, ngày 02/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Mê, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Giáp Trung khóa XXI (nhiệm kỳ 2015 - 2020) và khóa XXII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) quyết định tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn “Truyền thống 1
  2. cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giáp Trung (1945 - 2020)”. Nội dung cuốn sách phản ánh chân thực quá trình ra đời, đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc xã Giáp Trung dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các giai đoạn lịch sử; góp phần giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, phát huy truyền thống cách mạng, sự tin tưởng vào đường lối đúng đắn của Đảng cho toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc Giáp Trung ngày nay và các thế hệ mai sau, tạo tiền đề phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương. Trong quá trình thực hiện, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Giáp Trung luôn nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Mê, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bắc Mê, sự giúp đỡ về chuyên môn của Phòng Lý luận Chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, của cán bộ lãnh đạo xã qua các thời kỳ, sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã. Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng, với tinh thần trách nhiệm cao, nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, như: nguồn tài liệu thành văn bị thất lạc nhiều, các nhân chứng lịch sử tuổi đã cao, trí nhớ có phần suy giảm, bên cạnh đó, trình độ của cán bộ biên soạn có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Giáp Trung mong nhận được sự tham gia góp ý của các đồng chí và bạn 2
  3. đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, Ban Chấp hành Đảng bộ xã xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo và giúp đỡ Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bắc Mê, sự giúp đỡ về chuyên môn của Phòng Lý luận chính trị và Lịch Sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để nội dung cuốn sách được hoàn chỉnh. Xin trân trọng giới thiệu cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giáp Trung (1945 - 2020)” đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã cùng bạn đọc! T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ BÍ THƯ Phạm Viết Quảng 3
  4. Chương I KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI XÃ GIÁP TRUNG 1. Điều kiện tự nhiên Giáp Trung là một xã vùng cao nằm ở phía bắc của huyện Bắc Mê; phía Bắc giáp xã Minh Sơn, phía Tây giáp xã Lạc Nông và xã Yên Phú (huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang); phía Đông giáp xã Quảng Lâm (huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng). Giáp Trung có tổng diện tích tự nhiên là 7.321,1ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 489,64ha; đất phi nông nghiệp là 224,56ha; đất chưa sử dụng là 2.202,90ha. Địa hình xã Giáp Trung có đặc trưng vùng núi cao, hiểm trở, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao có độ dốc lớn và khe suối, nét chung của địa hình là sự xen kẽ không đều giữa các núi đá vôi và núi đất, giữa các dải núi cao và vùng đồi đất có độ dốc lớn, giữa các vùng đồi núi đó là các thung lũng có diện tích nhỏ phục vụ cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Trên địa bàn xã có 3 suối to là suối Nậm Vang bắt nguồn từ Lùng Cao chạy xuống Yên Phú, suối Nặm Nậng bắt nguồn từ Khuổi Phủng chạy ra Km49 (xã Lạc Nông), suối Nặm Thíu bắt nguồn từ Nà Viền chảy xuống Yên Phú; ngoài ra còn có nhiều khe nhỏ tạo thành nguồn thủy sinh phong phú, cung cấp nước, thủy sản phục vụ đời sống, 4
  5. sản xuất của nhân dân. Suối, khe của Giáp Trung có độ dốc cao dễ gây lũ quét vào mùa mưa, tiêu biểu là trận lũ năm 2012 làm chết 3 người, Nhân dân phải sơ tán ra khỏi vùng nguy hiểm. Do địa hình bị chia cắt mạnh nên hệ thống giao thông của xã đi lại khó khăn, sự gắn kết giữa các vùng dân cư, các điểm kinh tế - xã hội còn hạn chế. Trước năm 1999, hệ thống giao thông trên địa bàn xã chủ yếu là đường mòn, sau năm 1999, nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước, giao thông đi lại trên địa bàn đã khá thuận lợi, trục đường giao thông từ huyện đến xã đã được rải nhựa, các tuyến giao thông từ trung tâm xã đến các thôn bản được mở rộng và từng bước bê tông hóa. Đến năm 2020, toàn xã có 9 km đường tỉnh lộ; đường trục xã liên thôn có 5 tuyến dài 43 km, nền đường rộng 2,5m; đường ngõ xóm gồm 8 tuyến dài 20 km. Hệ thống công trình thủy lợi toàn xã có 15 công trình thủy lợi tưới tiêu cho 255,9 ha lúa; có 15 tuyến kênh mương, tổng chiều dài 16,48km. Đường điện quốc gia đã kéo đến trung tâm các xã, thôn. Xã Giáp Trung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 220c - 240c, nhiệt độ cao nhất khoảng 330c - 350c, nhiệt độ thấp nhất khoảng 110c - 130c. Lượng mưa bình quân hàng năm 2.800 mm - 3000mm. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp của xã, đặc biệt là việc trồng những loại cây có nguồn gốc nhiệt 5
  6. đới và cận nhiệt đới. Tuy nhiên, nằm sâu trong nội địa, được che chắn bởi nhiều dãy núi cao, xã Giáp Trung thường hay có gió lốc và gió xoáy không theo chu kỳ, mùa lạnh nhiều sương, đầu mùa hè hay có mưa đá, mùa mưa thường có lũ ngắn đột ngột, nguy cơ sạt lở cao. Địa hình đa dạng đem lại cho xã Giáp Trung sự phong phú về động, thực vật. Trước đây, trên địa bàn xã có nhiều loại muông thú quý: hổ, báo, lợn rừng, khỉ, Voọc hũi hếch, tắc kè, trăn...; có nhiều loại gỗ quý: đinh, lim, lát, nghiến, trai... cùng các loại cây dược liệu quý: trầm hương, sa nhân, kim tuyến, cây chè cổ...và một số cây nguyên liệu: nứa, giang, vầu...Tuy nhiên, do quá trình khai thác rừng và săn bắn, một số loại động thực vật không còn, số lượng các loại động vật khác cũng giảm nhiều. Hiện nay, Nhân dân các dân tộc Giáp Trung đã tận dụng diện tích rừng đồi để tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, các thung lũng trồng các loại cây lương thực, cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Về tài nguyên khoáng sản, xã có quặng Măng gan, Ăng timon tại thôn Nà Viền, thôn Thôm Khiêu và thôn Khuổi Phủng hiện đang được thăm dò và khai thác. Nguồn khoáng sản địa phương là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và luyện kim. Điều kiện tự nhiên mang lại cho xã Giáp Trung những thuận lợi để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Trong quá trình xây dựng quê hương thế mạnh trên dần được khai thác, phát huy trong tiến trình hiện đại hóa, 6
  7. công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy vậy, sự phức tạp của địa hình cùng với dân cư sống phân tán, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, hạn chế đã gây khó khăn lớn cho việc phát triển giao thông liên lạc, xây dựng các khu trung tâm dân cư và phát triển kinh tế văn hóa - xã hội. 2. Điều kiện xã hội và con người xã Giáp Trung Thời kỳ Pháp thuộc, Giáp Trung thuộc tổng Yên Phú, châu Vị Xuyên, trấn Tuyên Quang. Ngày 01/8/1949, Ủy ban kháng Chiến hành chính Liên khu 10 ra Quyết định số 263-QĐ/HC về thiết lập trong địa hạt Vị Xuyên tỉnh Hà Giang một xã mới, lấy tên là xã Giáp Trung và một khu phố, lấy tên là khu phố chợ Mới. Theo đó xã Giáp Trung được thành lập gồm 5 thôn: Khâu Nhòa, Lùng Ngòa, Nà Pồng, Khâu Rút, Nà Viền với khoảng 20km2 của xã Yên Phú và 5km2 của xã Lạc Nông. Ngày 27/12/1975, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về bỏ cấp khu, mở rộng quy mô tỉnh phù hợp với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang được hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên. Xã Giáp Trung thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên. Ngày 18/11/1983, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 136/HĐBT về việc chia tách huyện Vị Xuyên thành hai huyện lấy tên là Vị Xuyên và Bắc Mê, từ đó xã Giáp Trung thuộc huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Tuyên. Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 7
  8. VIII quyết định chia tách tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Xã Giáp Trung thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Dân cư bản địa của xã Giáp Trung trước đây chủ yếu là người Dao sinh sống, dòng họ Trương là cư dân đến khai phá sớm nhất trên địa bàn xã Giáp Trung. Trước Cách mạng tháng Tám, trên địa bàn xã Giáp Trung có khoảng 60 hộ dân rải rác ở các thôn Khâu Nhòa, Phia Bióc, Nà Viền, Nà Bó, trong quá trình hình thành và phát triển Giáp Trung là nơi tiếp nhận nhiều cư dân ở các vùng biên giới và cư dân miền xuôi tới. Khi cuộc chiến tranh biên giới diễn ra ác liệt, xã Giáp Trung là hậu cứ tiếp nhận nhiều dân di cư từ các vùng biên giới về1. Trong thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới, dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu giữa các vùng miền, nhiều cư dân miền xuôi từ các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc tới sinh cư lập nghiệp. Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2019, xã Giáp Trung có tổng số 969 hộ, 5.561 nhân khẩu, với 5 dân tộc sinh sống, trong đó: dân tộc Dao 657 hộ, 3.061 nhân khẩu, chiếm 55% dân số toàn xã; dân tộc Mông 247 hộ, 1.888 nhân khẩu, chiếm 33%; dân tộc Tày 52 hộ, 375 nhân khẩu, chiếm 33,95%, còn 1 Trong các năm 1979, 1984 nhân dân thuộc các huyện Hoàng Su Phì, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và các xã Xín Chải, Lao Chải thuộc huyện Vị Xuyên di cư đến Giáp Trung. Cư dân chủ yếu là người Dao và người Mông với khoảng 150 hộ. 8
  9. lại là các dân tộc khác. Sau nhiều lần chia tách2 đến năm 2020 xã Giáp Trung có 12 thôn bản (Khâu Nhòa, Phia Bióoc, Nà Viền, Nà Đén, Nà Bó, Bó Lòa, Nà Pồng, Thôm Khiêu, Khuổi Phủng, Phìn Sủi, Lùng Ngòa, Lùng Cao). Trải qua nhiều thế hệ cùng đoàn kết chung sống, lao động, chinh phục và cải tạo thiên nhiên, nhân dân các dân tộc xã Giáp Trung đã bền bỉ, cần cù lao động, cải tạo thiên nhiên, biến những thung lũng hoang thành đồng ruộng bậc thang, đất cằn, gò đồi thành làng bản, vườn cây, ao cá, lợi dụng các khe suối, ngòi lạch xây dựng nên các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phục vụ đời sống dân sinh. Phát huy truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, đồng bào các dân tộc trong xã đã tự sản xuất ra các đồ dùng, vật dụng riêng phục vụ đời sống và sản xuất hàng ngày. Với đôi bàn tay khéo léo, các thiếu nữ đã dệt nên những hoa văn tinh xảo trên những tấm chăn, chiếc gối, quần áo... các chàng trai đã biết tạo ra cây nỏ, súng kíp, cày, bừa,...Từ trong cuộc sống lao động sản xuất, những nét đẹp về đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc đã hình thành, phát triển xây dựng được những nét văn hóa phong phú, đặc sắc, phản ánh ý chí vươn lên 2 . Năm 1970, chuyển thôn Khâu Rút về xã Yên Phú; năm 1971 tách thôn Khâu Nhòa ra thành thôn Phía Bióc và Khâu Nhòa; năm 1972, thành lập thôn Nà Bó; năm 1974 tách thôn Nà Viền thành Nà Viền và Nà Đén; năm 1982 thành lập thôn Khuổi Phủng; năm 1998 tách thôn Lùng Ngòa thành 2 thôn Lùng Ngòa và Lùng Cao; năm 2012 tách thôn Khâu Nhòa ra thành lập 2 thôn Bó Lóa và Khâu Nhòa, tách Nà Pồng thành 2 thôn Thôm Khiêu và Nà Pồng. 9
  10. và khát vọng về một cuộc sống, một xã hội vui tươi hạnh phúc. Bên cạnh những nét chung trong đời sống tâm linh là coi trọng tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, mỗi dân tộc đều có những giá trị văn hóa riêng, thể hiện trên các phương diện như trang phục, nhà ở, cưới xin, tang ma... các nghi lễ, lễ hội mang đậm bản sắc của dân tộc mình như: lễ hội cấp sắc của dân tộc Dao, lễ hội múa khèn của dân tộc Mông, lễ hội xuống đồng của dân tộc Tày... những kho tàng tục ngữ, câu đối phong phú, những truyền thuyết đậm chất nhân văn, những tấm vải, vỏ chăn tự dệt, những váy áo bằng thổ cẩm với những đường nét hoa văn tinh xảo của đồng bào Dao, Mông là kết quả của một quá trình lao động lâu dài, kết tinh của một đời sống văn hóa tinh thần chứa đựng sức sống sáng tạo và khả năng phát triển mạnh mẽ. Trong các thời kỳ lịch sử của đất nước, nhân dân các dân tộc xã Giáp Trung luôn đoàn kết, yêu nước, cùng nhân dân các dân tộc trong huyện kiên cường đấu tranh chống áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến phản động, cùng nhau vươn lên cải tạo thiên nhiên, xây dựng quê hương. Năm 1887, quân Pháp chiếm đóng Hà Giang, châu Vị Xuyên bị đặt dưới sự cai trị hà khắc của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, tại Bắc Mê thực dân Pháp đặt dưới chế độ quân quản, nằm trong vùng kiểm soát của đạo quan binh số 3 và cắt cử một bang tá3 cai 3 Bang tá là một chức quan nhỏ coi việc trật tự an ninh thời Pháp 10
  11. quản Bắc Mê, chúng chia Bắc Mê thành hai tổng4: Yên Phú, Yên Định, trong đó xã Giáp Trung nằm trong tổng Yên Phú. Thực dân Pháp đặc biệt coi trọng chính sách “chia để trị”. Chúng chia rẽ các dân tộc, phân biệt từng vùng, từng dân tộc để lập bộ máy hành chính: người Dao bị phân thành Dòng5 do Quản chiêu đứng đầu. Người Mông bị chia thành từng Giáp6 do bọn Tổng giáp, mã phài đứng đầu... nhằm trông coi việc làm đường, bắt phu, thu thuế… Cùng với bộ máy hành chính, thực dân Pháp xây dựng bộ máy quân sự để kiểm soát địa bàn, kiểm soát các đường giao thông chủ yếu. Năm 1939, chúng cho xây dựng “Căng”7 Bắc Mê để làm đồn binh (đồn biên phòng) nhằm kiểm soát con đường đi tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang qua Hà Giang. Với hệ thống đồn bốt ấy, cộng thêm sự hoạt động ráo riết của bộ máy hành chính, Bắc Mê, trong đó có Giáp Trung bị cô lập và bị kiểm soát chặt chẽ. Dựa vào bộ máy hành chính, quân sự hoàn chỉnh từ tỉnh, huyện đến xã, thực dân Pháp dung túng, mặc sức cho bọn phong kiến địa phương bóc lột nhân dân để thu thuế, vơ vét tài nguyên, khoáng sản và các sản phẩm 4 Tổng là đơn vị hành chính tương đương cấp xã ngày nay, nhưng phạm vi hành chính rộng lớn hơn, bằng một vài xã ngày nay. 5 Dòng là những nhóm người Dao có điểm chung về văn hóa 6 Giáp là đơn vị dân cư gồm 10 hộ gia đình cạnh nhau, chính quyền thực dân lập ra để tiện bề kiểm soát dân chúng. 7 Căng là tên gọi biến âm của từ “Camp” tiếp Pháp, có nghĩa là đồn binh, trại lính 11
  12. nông - lâm nghiệp phục vụ chiến tranh. Pháp để cho các tầng lớp trên duy trì các hình thức bóc lột phong kiến “Địa tô lao dịch, địa tô cống vật”, đồng thời tăng cường các loại thuế. Ngoài các thuế áp dụng chung, ở Bắc Mê và các vùng biên giới Hà Giang, còn có nhiều thứ thuế vô nhân đạo như thuế ngựa thồ, thuế rửa bát, thuế thuốc phiện... Dưới ách thống trị của thực dân Pháp hầu hết những ruộng đất tốt trong xã đều tập trung trong tay bọn thổ ty, lý trưởng và các chức sắc trong xã. Ngoài mức thuế nặng nề nhân dân còn chịu nạn phu phen, tạp dịch, phạt vạ, biếu xén, lạm dụng của thổ ty. Hằng năm, mỗi lao động phải đi lao dịch từ một đến hai tháng để làm đường, xây dựng đồn bốt, cầu cống, phục dịch. Về đời sống đa số các hộ dân trong xã đều thiếu đói quanh năm, đồng bào phải vào rừng đào củ mài và hái lượm để thay lương thực. Về mặt văn hóa - xã hội, Giáp Trung là vùng kém phát triển do chính sách cai trị “ngu dân” của thực dân Pháp. Toàn xã không có một lớp học nào, 99% dân số mù chữ. Cả xã không có cơ sở y tế, nhân dân ốm đau chỉ trông chờ vào các thầy lang chữa bệnh bằng thuốc nam và đón thầy cúng về nhà để xua đuổi tà ma… Để kìm hãm về trình độ dân trí, dễ bề cai trị, thực dân phong kiến còn khuyến khích phát triển các hủ tục lạc hậu, rượu chè, nghiện hút... kiểm soát chặt chẽ các tuyến giao thông, nhân dân không có điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các địa phương khác. 12
  13. Dưới sự cai trị của thực dân Pháp và bọn tay sai, đời sống nhân dân Giáp Trung hết sức khó khăn, khổ cực, bị đàn áp về chính trị, đói khổ về kinh tế, tối tăm về văn hóa tinh thần. Chính vì vậy, đông đảo đồng bào các dân tộc vùng Giáp Trung căm thù sâu sắc bọn thống trị, sẵn sàng vùng dậy đấu tranh làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương khỏi áp bức bóc lột của kẻ thù và bè lũ tay sai, tìm lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. 13
  14. Chương II NHÂN DÂN XÃ GIÁP TRUNG TRONG THỜI KỲ ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN; KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ (1945-1975) 1. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân Giáp Trung tham gia cuộc đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 03/02/1930) là một sự kiện quan trọng, một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng và bế tắc về đường lối cách mạng. Từ đây, cách mạng Việt Nam bước sang thời kỳ mới, thời kỳ có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản - Đảng của giai cấp công nhân, đại diện cho quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ năm 1932 đến năm 1945, Xứ ủy Bắc Kỳ đã bí mật cử cán bộ của Đảng, của Mặt trận Việt Minh đến các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang để gây dựng cơ sở, tuyên truyền, vận động đồng bào giác ngộ và tham gia phong 14
  15. trào cách mạng. Tại địa bàn tỉnh Hà Giang cán bộ của Đảng đã đến hoạt động tuyên truyền cách mạng, gây dựng cơ sở Việt Minh, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê nin, tuyên truyền chủ trương, đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, vận động đồng bào đoàn kết lại để đấu tranh chống ách áp bức, bóc lột của đế quốc phong kiến và bọn tay sai phản động ở địa phương. Tháng 5/1941, Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng được triệu tập đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh nhằm đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân chiến đấu đánh đuổi Pháp - Nhật giành độc lập, tự do cho dân tộc. Trung ương Đảng quyết định lấy Việt Bắc làm căn cứ xây dựng lực lượng vũ trang, duy trì và phát triển căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, đồng thời ra sức củng cố, mở rộng căn cứ Cao Bằng, xây dựng hai nơi này thành trung tâm của công cuộc vũ trang khởi nghĩa tại Việt Bắc. Quá trình phát triển của phong trào Việt Minh ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn tạo điều kiện và ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng cơ sở, phong trào cách mạng ở tỉnh Hà Giang nói chung và khu vực Bắc Mê nói riêng trong đó có Giáp Trung. Tháng 9/1943, một số cán bộ Việt Minh do đồng chí Hồng Tụ và Tô Vũ phụ trách từ Bảo Lạc (Cao Bằng) đã bắt mối vào đồng bào Dao ở Thoôm Toòng, xã Đường Âm. Ngày 25/9/1943, khu Thiện Thuật được thành lập gồm những vùng núi đá cao của đồng bào Dao, Mông ở Nguyên Bình, Hòa An, Bảo Lạc, Hà 15
  16. Quảng, Trà Lĩnh thuộc tỉnh Cao Bằng; Đồng Văn, Vị Xuyên, Bắc Mê thuộc tỉnh Hà Giang; Chợ Rã thuộc tỉnh Bắc Cạn và huyện Nà Hang thuộc tỉnh Tuyên Quang. Đến cuối năm 1943, đầu năm 1944, cơ sở cách mạng ở Thoôm Toòng phát triển vững chắc, có thêm nhiều cán bộ Việt Minh đến hoạt động. Tháng 5/1944, một đoàn cán bộ do đồng chí Đặng Việt Hưng được phái lên khu Thiện Thuật với nhiệm vụ vừa củng cố phong trào vừa phát triển phong trào sang Hà Giang và Tuyên Quang. Tại khu vực Bắc Mê, các đồng chí đã tăng cường tuyên truyền cách mạng đến các bản dân tộc Mông, Dao thuộc 2 tổng Yên Phú và Yên Định. Cán bộ Việt Minh đi đến đâu cũng nhận được sự ủng hộ của đồng bào các dân tộc. Ở những thôn bản, lần đầu cán bộ đặt chân tới, đồng bào tổ chức ăn thề quyết tâm theo cách mạng. Tháng 9/1944, Ban Việt Minh tổng Đường Thượng gồm các xã Mậu Duệ, Đường Thượng (Yên Minh), Yên Phú, Yên Định (Bắc Mê) và Nam Thắng (Cao Bằng) được thành lập. Các Ban Việt Minh trên đây gồm đủ các đại biểu dân tộc, các xã có nhiệm vụ vận động, tổ chức các hội cứu quốc như Phụ nữ cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc. Lúc này, phong trào Việt Minh đang dâng lên mạnh mẽ ở các xã trong huyện Vị Xuyên, Ban Việt Minh ở các xã được thành lập, chính quyền của bọn thực dân, phong kiến hoàn toàn bị tê liệt. Tình hình trên cho thấy khởi nghĩa giành chính quyền toàn huyện đã chín muồi. Tại Giáp Trung lòng căm thù thực dân Pháp và tay sai đã biến 16
  17. thành ngọn lửa cách mạng, dân quân dưới sự giúp đỡ của nhân dân đã tham gia đột kích nhà Bang tá tại Tiểu khu Bắc Mê. Ngày 09/3/1945, phát xít Nhật thực hiện đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Tại Bắc Mê, chính quyền tay sai của thực dân Pháp do Đinh Ngọc Thiện cầm đầu hoang mang, dao động cực độ. Nhận được chủ trương mới, một đội vũ trang của ta đã hành quân từ Thái Học - Bảo Lạc - Cao Bằng đến Phú Nam, đóng quân tại nhà ông Tô Văn Nhai thôn Bản Tính để chuẩn bị cho việc giải phóng Đồn Căng và khu vực Bắc Mê do Bang tá Đinh Ngọc Thiện cầm đầu. Ngày 28/3/1945, đội vũ trang tiến quân vào chiếm giữ Đồn Căng Bắc Mê, Đinh Ngọc Thiện phát lệnh cho quân lính bỏ súng, đầu hàng. Lực lượng cách mạng đã nhanh chóng tiếp quản đồn Căng Bắc Mê, thu 4 tấn gạo, 6 tạ muối, 40 súng trường và nhiều quân trang, quân dụng khác. Cuộc tiến công giải phóng đồn Căng Bắc Mê thành công một cách nhanh chóng đã mở đầu cho quá trình giành chính quyền ở khu vực Bắc Mê, cổ vũ động viên kịp thời phong trào cách mạng ở khu vực này nói riêng và tỉnh Hà Giang phát triển. Trên đà thắng lợi của phong trào cách mạng, chính quyền cách mạng lâm thời ở tổng Yên Phú và nhiều xã được thành lập. Tháng 4/1945, chính quyền cách mạng lâm thời đầu tiên ở tổng Yên Phú được thành lập do ông Tô Văn Uyên làm Chủ tịch, các ông Nông 17
  18. Văn Tuyên, Giáo Thụ, Hoàng Văn Vương làm ủy viên, ông Nguyễn Đình Thừa làm cố vấn. Tháng 4/1945, quân Nhật từ Hà Giang kéo vào Bắc Mê. Được Nhật tiếp tay, bọn phản động thân Nhật do tên Nguyễn Đình Phù, Hoàng Văn Sài, Nguyễn Văn Cấp cầm đầu ra sức hoạt động chống phá cách mạng. Chúng đe dọa cán bộ, khống chế quần chúng, giết hại hai cán bộ cốt cán là Bảo Toàn và Tài Nam vào ngày 04/6/1945. Cùng thời gian, bọn phản động từ Bảo Lạc (Cao Bằng) câu kết với bọn phản động ở Bắc Mê đã giết hại 11 cán bộ Việt Minh trong đó có các đồng chí từng hoạt động ở Bắc Mê như Hồng Quân, Mệnh Lệnh, Minh Ngọc. Trước những tổn thất to lớn của cách mạng ở Bắc Mê, Ban Việt Minh đã cử lực lượng vũ trang từ huyện Na Hang (Tuyên Quang) đến tăng cường để diệt trừ bọn phản động cách mạng, giết hại cán bộ. Lực lượng cách mạng đã phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương nhanh chóng tổ chức lại đội ngũ, ổn định tình hình và từng bước khắc phục những khó khăn trước mắt… Nhờ vậy phong trào cách mạng từng bước được hồi phục và phát triển. Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của cách mạng Việt Nam đã chín muồi. Hội nghị cán bộ chủ chốt của Đảng họp từ ngày 13 đến 15/8/1945 tại xã Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đã quyết định lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, Quốc dân Đại hội cũng họp tại xã Tân Trào, tán thành 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2