Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Hữu Vinh (1999-2020): Phần 2
lượt xem 3
download
Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Hữu Vinh (1999-2020) phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đảng bộ xã Hữu Vinh được thành lập lãnh đạo nhân dân tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo (1999 - 2020). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Hữu Vinh (1999-2020): Phần 2
- PHẦN HAI ĐẢNG BỘ XÃ HỮU VINH ĐƯỢC THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO (1999 - 2020) I. ĐẢNG BỘ XÃ HỮU VINH ĐƯỢC THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI, BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH MỚI (1999 - 2010) Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội của xã Yên Minh cũng như của huyện Yên Minh có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, do địa giới của một số xã quá rộng khiến cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Để thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, ngày 20/8/1999 Chính phủ ban hành Nghị định số 74/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn, huyện lỵ và các xã thuộc các huyện Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Quang, Hoàng Su Phì và thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang. Theo đó, xã Hữu Vinh được thành lập trên cơ sở 2.554,9 ha diện tích tự nhiên và 2.587 nhân khẩu từ xã Yên Minh. Để đảm bảo yếu tố về nhân sự, các tổ chức chính trị của những xã mới thành lập, trong đó có Hữu Vinh, ngay sau khi có quyết định chia tách, Huyện ủy Yên 55
- Minh đã chỉ định Ban Chi ủy lâm thời xã Hữu Vinh gồm 5 đồng chí: đồng chí Chảo Văn Sinh làm Bí thư Chi bộ, đồng chí Nguyễn Văn Lượng - Phó Bí thư Chi bộ, đồng chí Nguyễn Văn Chinh, Lục Xuân Hân, Hoàng Thị Ngấn - Ủy viên. Về tổ chức chính quyền: Ngày 23/8/1999, Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh ban hành Quyết định số 217/QĐ-UB về chỉ định Ủy ban nhân dân lâm thời xã Hữu Vinh với 7 thành viên và 5 cán bộ chuyên giúp việc, bao gồm: 7 thành viên bao gồm: Đồng chí Nguyễn Văn Lượng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, đồng chí Nguyễn Văn Chinh - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, đồng chí Lục Xuân Hân - Xã đội trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Phong - phụ trách Tài chính - thuế, đồng chí Nguyễn Văn Tơ - phụ trách Địa chính, đồng chí Nguyễn Văn Quân - phụ trách Văn hóa - xã hội, đồng chí Nguyễn Đình Lâm - phụ trách Văn phòng Ủy ban. 5 cán bộ giúp việc bao gồm: đồng chí Chảo Văn Vinh - phụ trách Tư pháp, đồng chí Nguyễn Văn Toàn - phụ trách Tài chính kế toán, đồng chí Nguyễn Văn Cháu - Xã đội phó, đồng chí Chảo Vần Lù - phụ trách Thương binh xã hội, đồng chí Lục Xuân Yên - Phó Công an xã. Về các đoàn thể, các tổ chức chính trị. Tại thời điểm thành lập xã, Mặt trận Tổ quốc xã có 259 thành viên, do đồng chí Nguyễn Văn Điều làm Chủ tịch. Đoàn Thanh niên xã có 114 đoàn viên (trong đó đoàn viên 46, thanh niên 68) do đồng chí Nguyễn Văn Như làm Bí 56
- thư. Hội Liên hiệp Phụ nữ xã có 349 hội viên, do đồng chí Hoàng Thị Ngấn làm Chủ tịch. Hội Nông dân xã có 413 hội viên, do đồng chí Vừ Pàng Hầu làm Chủ tịch. Hội Cựu Chiến binh xã có 76 hội viên, do đồng chí Nguyễn Thái Dương làm Chủ tịch. Công an xã do đồng chí Nguyễn Văn Chinh - Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Công an; Ban Chỉ huy Quân sự xã do đồng chí Lục Xuân Hân làm Chỉ huy trưởng. Ngày 01/9/1999, xã Hữu Vinh chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Ngày 25/9/1999,Huyện ủy Yên Minh ban hành Quyết định số 205-QĐ/HU về việc thành lập Chi bộ xã Hữu Vinh với 23 đảng viên sinh hoạt trong 2 tổ Đảng (Tổ Đảng Bản Vàng có 8 đảng viên và tổ Đảng Viềng có 15 đảng viên). Đồng chí Chảo Văn Sinh làm Bí thư Chi bộ, đồng chí Nguyễn Văn Lượng - Phó Bí thư Chi bộ, đồng chí Nguyễn Văn Chinh, Lục Xuân Hân, Hoàng Thị Ngấn - Ủy viên. Ngày 14/11/1999, Chi bộ xã lãnh đạo tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) thành công tốt đẹp với gần 100% cử tri bỏ phiếu. Kết quả, các cử tri bầu 19 đại biểu vào Hội đồng nhân dân xã khóa I (nhiệm kỳ 1999 - 2004). Trong kỳ họp đầu tiên, Hội đồng nhân dân xã bầu đồng chí Chảo Văn Sinh giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân, đồng chí Nguyễn Văn Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; đồng chí Nguyễn Văn Lượng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, đồng chí Nguyễn Văn Chinh - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. 57
- Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo nhân dân xã thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, ngày 26/4/2000, Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Minh ban hành Quyết định số 35-QĐ/HU về nâng chi bộ xã Hữu Vinh lên thành Đảng bộ với 32 đảng viên, gồm 4 chi bộ trực thuộc: Chi bộ Nà Hảo có 9 đảng viên (8 chính thức, 1 dự bị), do đồng chí Lục Xuân Nhương giữ chức Bí thư Chi bộ, đồng chí Nguyễn Văn Chinh - Phó Bí thư Chi bộ. Chi bộ Bản Chang có 6 đảng viên (3 chính thức, 3 dự bị), do đồng chí Nguyễn Văn Bình giữ chức Bí thư Chi bộ. Chi bộ Bản Trưởng có 4 đảng viên (4 chính thức), do đồng chí Nguyễn Văn Như giữ chức Bí thư Chi bộ. Chi bộ Vàng có 13 đảng viên (10 chính thức, 3 dự bị), do đồng chí Nguyễn Văn Chinh giữ chức Bí thư Chi bộ, đồng chí Vùi Văn Péng giữ chức Phó Bí thư Chi bộ, đồng chí Lý Thị Bích - Ủy viên. Ban Chấp hành Đảng bộ được chỉ định gồm 7 đồng chí. Đồng chí Chảo Văn Sinh được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy, đồng chí Phạm Hồng Thu và Nguyễn Văn Lượng - Phó Bí thư Đảng ủy, các đồng chí: Nguyễn Văn Chinh, Nguyễn Văn Bình, Lục Xuân Hân, Hoàng Thị Ngấn - Ủy viên. Sự kiện thành lập xã là dấu mốc lịch sử quan trọng đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương. Từ đây, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ xã, nhân dân các dân tộc xã Hữu Vinh phát huy truyền thống 58
- đoàn kết, tương thân tương ái, cần cù chịu khó trong lao động sản xuất, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vui mừng, phấn khởi, quyết tâm xây dựng quê hương phát triển đi lên. Sau một chặng đường dài sát cánh cùng nhân dân các dân tộc xã Yên Minh, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Đặc biệt, những năm tháng dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ xã Yên Minh đã trau dồi, rèn luyện một lớp cán bộ tâm huyết, đoàn kết, sẵn sàng cống hiến cho quê hương. Tuy nhiên, trở thành đơn vị hành chính độc lập cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã. Đó là điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra; kinh tế chưa phát triển, hạ tầng cơ sở còn thiếu thốn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn thấp; trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới... Nắm rõ thực trạng của địa phương, với quyết tâm tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 22/5/2000 của Bộ Chính trị “về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng”, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Yên Minh, ngày 11/9/2000, Đảng bộ xã Hữu Vinh tổ chức Đại hội lần thứ I (nhiệm kỳ 2000 - 2005) tại trụ sở xã. Đại hội đề ra 59
- các mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2000 - 2005 là: tập trung phát triển sản xuất, tích cực khai thác tiềm năng đất đai, chăm sóc, trồng mới các loại cây ăn quả; quan tâm phát triển văn hóa, giáo dục, từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân; tăng cường công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể vững mạnh; giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí: Chảo Văn Sinh, Phạm Hồng Thu, Nguyễn Văn Lượng, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn Chinh, Hoàng Thị Ngấn, Lý Thị Bích, Lục Xuân Hân, Nguyễn Văn Như. Tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ gồm 3 đồng chí, đồng chí Chảo Văn Sinh được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy, đồng chí Phạm Hồng Thu và Nguyễn Văn Lượng - Phó Bí thư Đảng ủy(1). Bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất, được sự quan tâm giúp đỡ của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và các ban, ngành của huyện Yên Minh, Đảng bộ xã Hữu Vinh lãnh đạo nhân dân đoàn kết, phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách và thu được nhiều kết quả trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Với những thành tích đạt được trong những năm đầu thành lập xã, tháng 02/2002, Tỉnh ủy Hà Giang tổ . Theo Quyết định số 82-QĐ/HU ngày 25/9/2000 của Huyện ủy Yên Minh về (1) công nhận cấp ủy cơ sở. 60
- chức Hội nghị biểu dương các tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Đảng bộ xã Hữu Vinh vinh dự được tỉnh tặng cờ thi đua Quyết thắng cùng số tiền thưởng là 20 triệu đồng. Đây là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ và nhân dân xã Hữu Vinh, tạo động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân xã nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương phát triển đi lên. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác, tháng 9/2002, đồng chí Chảo Văn Sinh chuyển công tác khác, đồng chí Nguyễn Văn Lượng được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Văn Bình giữ chức Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy. Cùng tháng, Hội đồng nhân dân xã bầu đồng chí Nguyễn Văn Lượng giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, đồng chí Nguyễn Văn Chinh giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Xác định sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chính của địa phương, Đảng bộ chỉ đạo mở rộng diện tích gieo trồng, đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ. Đến năm 2005, tổng diện tích gieo trồng của xã đạt 460 ha, trong đó diện tích lúa nước 120 ha, ngô 328,8 ha; tổng sản lượng lương thực đạt 1.440,46 tấn, bình quân lương thực đạt 503 kg/người/năm. Bên cạnh việc trồng cây lương thực, nhân dân tích cực gieo trồng các loại cây rau màu, cây công nghiệp (đậu tương, dong riềng), cây ăn quả (xoài, nhãn, mía...). Sản lượng rau màu không những đáp ứng nhu cầu của xã mà còn cung cấp cho thị trường trung 61
- tâm huyện lỵ và một số địa phương lân cận, từng bước trở thành một thế mạnh của địa phương. Chăn nuôi từng bước được xác định là một thế mạnh của địa phương, được Đảng bộ và chính quyền xã tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong 5 năm (2000 - 2005), nhiều hộ dân trong xã được tạo điều kiện vay vốn để mở rộng quy mô chuồng trại và tăng đàn gia súc, gia cầm. Diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc tăng mạnh; nhân dân chủ động việc phòng, chống dịch bệnh. Qua đó, số lượng đàn gia súc của xã tăng nhanh. Năm 2005, tổng đàn gia súc của xã là 3.445 con (tăng hơn 800 con so với năm 2000), trong đó đàn trâu 464 con, đàn bò 469 con, đàn lợn 1.446 con, đàn dê 507 con; đàn gia cầm trên 6.500 con, đàn ong mật 86 tổ. Hàng năm, ngoài đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nhân dân, xã đã cung cấp một lượng lớn thực phẩm ra ngoài thị trường (chủ yếu là thị trấn Yên Minh), tạo nguồn thu đáng kể cho xã, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Công tác quản lý và phát triển rừng được đẩy mạnh, nhất là hoạt động khoanh nuôi, bảo vệ và tái sinh rừng. Đảng ủy chỉ đạo tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân quản lý, bảo vệ rừng, đẩy mạnh việc trồng rừng vừa phủ xanh đất trống, đồi trọc, tăng độ che phủ đảm bảo tốt việc bảo vệ môi trường sinh thái... Xã lập dự toán giúp dân vay vốn đầu tư mua cây - con, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ... Vì vậy, các hộ gia đình nhận rừng phấn khởi, tích cực chăm sóc và 62
- trồng hết diện tích, những hộ vi phạm bị xử lý nghiêm, ý thức người dân được nâng lên, chấm dứt tình trạng phá rừng bừa bãi. Trong 5 năm (2000 - 2005), toàn xã trồng mới gần 300 ha rừng. Công tác xây dựng kết cấu hạ tầng trong xã được quan tâm, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, hàng năm xã huy động hàng nghìn ngày công để mở rộng và tu sửa các tuyến đường liên thôn, tạo điều kiện cho người dân đi lại và giao lưu hàng hóa thuận tiện. Các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng, bảo dưỡng hàng năm, nhằm đảm bảo cho tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất lúa và hoa màu trong nhân dân. Về công tác giáo dục, sau khi chia tách xã, ngày 25/10/1999, Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh ban hành Quyết định số 337/QĐ-UBND về việc chia tách trường Tiểu học Yên Minh. Thời điểm đó, xã Hữu Vinh có 13 lớp, 229 học sinh, 2 phân hiệu: phân hiệu 1: trường Phổ thông cấp I - II Hữu Vinh do đồng chí Nguyễn Minh Mẫn làm Hiệu trưởng, đồng chí Lý Thị Bích làm Phó Hiệu trưởng; phân hiệu 2 là trường Phổ thông cấp I Viềng do đồng chí Nguyễn Việt Vinh làm Hiệu trưởng, đồng chí Nông Thị Tặng làm Phó Hiệu trưởng. Đến năm 2001, Ủy ban nhân dân huyện ra Quyết định số 260/QĐ-UBND về việc giải thể trường phổ thông cấp 1 Viềng và sát nhập với trường cấp I - II Hữu Vinh; đồng thời đổi tên trường cấp I - II Hữu Vinh thành trường Phổ thông cơ sở Hữu Vinh, do đồng chí Lương 63
- Thị Chích làm Hiệu trưởng, đồng chí Nông Thị Tặng, Lý Thị Bích làm Phó Hiệu trưởng. Cũng từ năm 2001, trên địa bàn xã Hữu Vinh đã hình thành lớp học Mầm non với 30 - 40 cháu, 3 giáo viên. Do cơ sở vật chất còn khó khăn nên lớp Mầm non học ghép trong trường Phổ thông cơ sở của xã. Đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong xã, ngày 04/3/2004, Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh ban hành Quyết định số 92/QĐ-UBND về chia tách trường Phổ thông cơ sở Hữu Vinh thành 3 trường: Trường Tiểu học Hữu Vinh(1) do đồng chí Phạm Ngọc Quyết làm Hiệu trưởng, đồng chí Nông Thị Tặng, Phạm Thị Thỏa làm Phó Hiệu trưởng. Trường Trung học cơ sở xã Hữu Vinh(2) với 7 lớp, 212 học sinh, 16 cán bộ, giáo viên. Đồng chí Lương Thị Chích làm Hiệu trưởng đầu tiên, đồng chí Tạ Thị Gấm, Võ Thị Hằng làm Phó Hiệu trưởng. Điểm trường chính đặt tại thôn Nà Tậu. Trường Mầm non Hữu Vinh với 5 lớp mẫu giáo, 1 nhóm trẻ, tổng số 60 cháu, 6 giáo viên, do cô giáo Phan Thị Nga làm Hiệu trưởng đầu tiên, đồng chí Nguyễn Thị Nhung làm Phó Hiệu trưởng. (1) . Năm 2016, trường được đổi tên thành trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Hữu Vinh theo Quyết định số 1682/QĐ-UBND ngày 02/8/2016 của Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh về thành lập trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Hữu Vinh. (2) . Trường Trung hoc cơ sở Hữu Vinh được thành lập theo Quyết định số 92/QĐ-UBND ngày 04/3/2004 của Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh. 64
- Tiếp tục quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII) về giáo dục và đào tạo, trong 5 năm (2000 - 2005), Đảng bộ xã đề ra các chương trình hành động sát thực nhằm chỉ đạo nhà trường tăng cường nâng cao chất lượng dạy và học cho con em trên địa bàn. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học được bổ sung, nâng cấp đảm bảo nhu cầu dạy, học của giáo viên và học sinh. Đội ngũ giáo viên nhà trường thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, đảm bảo chất lượng công tác giảng dạy. Hàng năm, tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đi học từ 90% - 95%; tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp đạt 98%. Công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học được thực hiện tốt. Với sự cố gắng của Đảng bộ và nhân dân xã, đặc biệt là đội ngũ thầy và trò Hữu Vinh, năm 2004, xã được công nhận phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập Trung học cơ sở. Về công tác y tế, sau khi chia tách xã, Trạm y tế xã được thành lập với 5 cán bộ, do đồng chí Nguyễn Thị Tuyết làm Trạm trưởng đầu tiên. Trong 5 năm (2000 - 2005), cơ sở vật chất của trạm y tế xã được đầu tư và phát triển. Đội ngũ cán bộ y tế xã chủ động triển khai nhiệm vụ, kế hoạch từng năm, đáp ứng yêu cầu phòng bệnh, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành y tế phục vụ thiết thực cho lao động sản xuất. Hàng năm, trạm y tế xã khám và điều trị cho gần 2.000 lượt người. Công tác truyền thông dân số và thực hiện kế hoạch hóa gia đình 65
- tiếp tục được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Đội ngũ cộng tác viên dân số thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp với các ngành, các tổ chức chủ động, bám sát địa bàn, nắm vững và tích cực vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Đến năm 2005, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của xã trên 2%. Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới được nhân dân tích cực hưởng ứng. Hàng năm có trên 50% hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa. Đến năm 2005, xã có 8/13 thôn đạt danh hiệu Làng văn hóa. Nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của địa phương, đất nước, các hoạt động giao lưu văn nghệ được tổ chức thường xuyên đồng thời khuyến khích duy trì các làn điệu dân ca, nhạc cổ của các dân tộc, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, động viên quần chúng nhân dân hăng say thi đua lao động sản xuất. Các đội bóng đá, bóng chuyền duy trì tập luyện và tích cực tham gia giao lưu thi đấu. Công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, bầu cử Quốc hội khóa XI, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và các ngày lễ lớn trong năm diễn ra sôi nổi. Hệ thống loa truyền thanh ở các thôn hoạt động đều đặn, kịp thời truyền tải đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương đến quần chúng nhân dân. Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tinh thần tương thân tương ái, nhân dân các dân tộc xã Hữu 66
- Vinh đã quyên góp được hàng chục triệu đồng để giúp đỡ các đối tượng chính sách có cuộc sống ổn định. Kết hợp các nguồn vốn cùng với sự đóng góp của nhân dân, xã xây dựng các nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết cho các gia đình chính sách. Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã cũng chỉ đạo các đoàn thể phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp tạo điều kiện, giúp đỡ, hỗ trợ cho những hộ gia đình thuộc diện nghèo được vay vốn để phát triển sản xuất. Nhiều hộ dân đã sử dụng vốn vay hiệu quả, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đến năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 32%(1). Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII) và Nghị quyết 8 của Bộ Chính trị (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trong nhiệm kỳ 2000 - 2005, Đảng ủy xã lãnh đạo, chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh. Ban Thường vụ Đảng ủy chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu, nâng cao chất lượng chính trị và huấn luyện của lực lượng dân quân, dự bị động viên; quán triệt thực hiện nghiêm túc Luật Nghĩa vụ quân sự, Pháp lệnh Dân quân tự vệ, Pháp lệnh Dự bị động viên. Lực lượng dân quân xã thường xuyên luyện tập, đảm bảo đủ mạnh để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tích cực cùng nhân dân làm giao thông, thủy lợi, làm các công trình . Cuối năm 2005, sau khi áp dụng chuẩn nghèo mới của Chính phủ, tỷ lệ hộ (1) nghèo của xã được tính lại là 68%. 67
- kinh tế gắn với quốc phòng. Công tác khám tuyển nghĩa vụ quân sự được thực hiện nghiêm túc, đạt chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, lực lượng công an xã tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”; chủ động xây dựng kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ cụ thể, chỉ đạo kịp thời các đồng chí công an viên các thôn thực hiện đồng bộ các biện pháp từ tuyên truyền, rà soát, theo dõi quản lý, giáo dục các đối tượng và kịp thời xử lý các vụ việc vi phạm ngay tại cơ sở. Cán bộ, chiến sĩ công an thường xuyên tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, giáo dục chính trị, tư tưởng, góp phần nâng cao nhận thức về tình hình, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới; nâng cao lập trường giai cấp, quan điểm chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công tác. Qua đó, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững. Quán triệt quan điểm phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, công tác xây dựng Đảng được Đảng ủy xã chú trọng thực hiện trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Từ năm 2000 - 2005, Đảng ủy đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động, tăng cường đoàn kết trong nội bộ Đảng và nhân dân. Tỷ lệ cán bộ, đảng viên tham gia các lớp học tập, quán triệt nghị quyết đạt 68
- từ 85 - 90%. Thông qua các đợt sinh hoạt chính trị, cán bộ, đảng viên nắm vững quan điểm, đường lối, định hướng chiến lược của Trung ương, tỉnh, huyện và địa phương, những thuận lợi, khó khăn và những nảy sinh trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, trong 5 năm (2000 - 2005), Đảng ủy cử 7 đồng chí đi học các lớp lý luận, 5 đồng chí đi học chuyên môn, nghiệp vụ. Đảng bộ xã tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng nguồn bổ sung đối tượng Đảng, làm cơ sở để triển khai công tác tạo nguồn phát triển đảng viên mới. Từng cá nhân mỗi đảng viên có kế hoạch giúp đỡ, tuyên truyền đối với từng quần chúng nhằm lựa chọn, giới thiệu, kết nạp vào Đảng những người đủ tiêu chuẩn. Từ năm 2000 đến năm 2005, toàn xã có 54 quần chúng ưu tú được kết nạp Đảng, nâng tổng số đảng viên của Đảng bộ lên 86 đồng chí, sinh hoạt trong 14 chi bộ. Công tác kiểm tra Đảng được tăng cường, kiểm tra định kỳ việc chấp hành Điều lệ Đảng, tư cách đảng viên, thực hiện các nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong các chi bộ. Trong 5 năm (2000 - 2005), Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã tổ chức 18 cuộc kiểm tra, giám sát. Qua kiểm tra, những lệch lạc trong tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong cách làm việc của một bộ phận đảng viên được uốn nắn kịp thời. Công tác đánh giá chất lượng, phân loại tổ chức Đảng và đảng viên được thực hiện nghiêm túc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII. Qua 69
- đánh giá chất lượng đối với tổ chức Đảng, đảng viên, hàng nămcó trên 95% đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có 15 - 18% đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; trên 40% số chi bộ đạt trong sạch vững mạnh; Đảng bộ xã xếp loại Khá trở lên. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, ngày 25/4/2004, gần 100% cử tri xã tham gia bỏ phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009. Kết quả, 25 đại biểu trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã. Tại kỳ họp đầu tiên, Hội đồng nhân dân xã bầu đồng chí Nguyễn Văn Lượng giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân, đồng chí Chảo Văn Vinh - Phó Chủ tịch Hội đồng và bầu các thành viên của Ủy ban nhân dân: đồng chí Nguyễn Văn Chinh được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, đồng chí Lục Xuân Hân - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có nhiều đổi mới, hiệu lực quản lý của chính quyền xã nâng lên rõ rệt. Đội ngũ cán bộ được trẻ hóa, có năng lực và có trách nhiệm trong công việc. Thông qua các kỳ họp, quyền dân chủ được phát huy, kịp thời đưa ra các phương hướng, biện pháp kích thích nền sản xuất phát triển, tăng cường được các biện pháp quản lý làm cơ sở cho Ủy ban nhân dân thực hiện tốt chức năng điều hành. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của xã thực hiện tốt việc tập hợp và động viên đoàn viên, hội viên tham gia các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, góp phần tăng cường và củng cố khối đại 70
- đoàn kết toàn dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 06/12/2004 của Bộ Chính trị “Về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng”, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Yên Minh, tháng 6/2005, Đảng bộ xã Hữu Vinh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II(nhiệm kỳ 2005 - 2010). Sau khi đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ 2000 - 2005, Đại hội thảo luận và nhất trí thông qua mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2005 - 2010: đẩy mạnh phát triển kinh tế trọng tâm nông nghiệp, tập trung khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa; chú trọng phát triển văn hóa - xã hội; đảm bảo quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể chính trị vững mạnh... Đại hội đề ra một số mục tiêu cụ thể đến năm 2010: tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt 500 ha, tổng sản lượng lương thực đạt hơn 1.500 tấn; bình quân lương thực đạt 550 kg/người/năm; thu nhập bình quân đạt 5 triệu đồng/người/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2 - 3%/năm; huy động trẻ em trong độ tuổi 6 - 14 tuổi đến trường đạt 98%; hạ tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,8%; bình quân mỗi năm kết nạp từ 5 đảng viên trở lên. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ xã khóa II (nhiệm kỳ 2005 - 2010) gồm 11 đồng chí: Nguyễn Văn 71
- Lượng, Nguyễn Lương Vân, Nguyễn Văn Chinh, Chảo Văn Vinh, Nguyễn Văn Như, Lục Xuân Hân, Hoàng Văn Bảo, Nguyễn Thị Dân, Lục Xuân Yên, Nguyễn Văn Hiêm, Lương Thị Chích. Tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành đã bầu Ban Thường vụ gồm 3 đồng chí. Trong đó, đồng chí Nguyễn Văn Lượng được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy(1), đồng chí Nguyễn Lương Vân - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Văn Chinh - Phó Bí thư Đảng ủy (Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã). Tháng 7/2009, đồng chí Nguyễn Văn Lượng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã chuyển công tác khác, đồng chí Nguyễn Đình Quý được huyện chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy xã; công tác Hội đồng do đồng chí Chảo Văn Vinh - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã phụ trách. Đến tháng 12/2009, đồng chí Chảo Văn Vinh chính thức được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã. Thực hiện nhiệm vụ chính trị nhiệm kỳ 2005 - 2010, Đảng bộ và nhân dân xã Hữu Vinh có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn: tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, thiên tai xảy ra liên tiếp trên diện rộng. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Ngoài ra, Hữu Vinh còn là xã thuần nông, kinh tế nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, trong khi đó thời tiết diễn biến thất thường . Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Minh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2005 - (1) 2010), diễn ra từ ngày 03 - 05/10/2005, đồng chí Nguyễn Văn Lượng - Bí thư Đảng ủy xã được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện. 72
- gây khó khăn đối với sản xuất; nhận thức của nhân dân còn hạn chế, phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại, một bộ phận quần chúng còn nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước... Song được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ xã tới các thôn, cùng với sự đoàn kết, quyết tâm cao của nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã phát huy các mặt thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ xã lần thứ II đề ra. Trong sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh thâm canh gối vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, khai hoang ruộng bậc thang, đưa cây ngô xuống chân ruộng một vụ; đưa giống mới vào sản xuất… Vì vậy diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng các cây lương thực ngày càng tăng cao. Tổng diện tích gieo trồng của xã năm 2009 là 489,9 ha (tăng 29,9 ha so với năm 2005). Trong đó, diện tích lúa đạt 139,9 ha (tăng 19,9 ha so với năm 2005), năng suất đạt 53,3 tạ/ha, sản lượng đạt 7.456,67 tấn. Diện tích cây ngô là 350 ha (tăng 21,2 ha so với năm 2005), tổng sản lượng đạt 985,920 tấn. Đậu tương 125,5 ha (tăng 50,5 ha so với năm 2005), năng suất đạt 12,76 tạ/ha, sản lượng đạt 160,1 tấn. Diện tích cây mía 48 ha, xoài 89,96 ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 1.704,570 tấn (tăng 264,110 tấn so với năm 2005), bình quân lương thực đạt 518 kg/người/năm, tăng 15 kg so với năm 2005. 73
- Chăn nuôi tiếp tục được xác định là một trong những thế mạnh của địa phương. Đảng bộ chỉ đạo, khuyến khích các hộ gia đình vay vốn phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại hộ gia đình. Một số hộ gia đình đã tập trung đầu tư cho phát triển chăn nuôi trở thành ngành nghề chính của hộ gia đình. Đến cuối nhiệm kỳ, toàn xã có 21 trang trại quy mô vừa và nhỏ. Tổng đàn gia súc toàn xã là 3.745 con, tăng 400 con so với năm 2005. Trong đó đàn trâu 522 con, đàn bò 724 con, đàn dê 546 con, đàn lợn 1.953 con; đàn gia cầm là 8.800 con; đàn ong 190 tổ. Cấp ủy, chính quyền xã thường xuyên chú trọng việc chăm sóc và bảo vệ rừng. Các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến nhân dân không chặt phá và đốt rừng làm nương. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác trồng và bảo vệ rừng đã đạt nhiều kết quả. Trong những năm 2005 - 2010, toàn xã trồng mới 683,66 ha rừng, trong đó rừng tái sinh là 360,5 ha, rừng khoanh nuôi phục hồi 110 ha, rừng phòng hộ 279,5 ha. Hoạt động thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp có những bước phát triển, song chủ yếu phát triển với quy mô nhỏ (theo hộ gia đình), phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân địa phương. Đến năm 2010, toàn xã có 13 hộ kinh doanh dịch vụ - thương mại, 21 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (chủ yếu tại khu trung tâm xã). 74
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngam La (1945-2020): Phần 1
54 p | 9 | 5
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961-2018): Phần 1
45 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của phụ nữ tỉnh Bình Thuận (1930-2000): Phần 1
123 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Du Già (1945-2018): Phần 1
74 p | 4 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lâm Thượng (1945-2010): Phần 1
26 p | 11 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018)
144 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giàng Chu Phìn (1961-2018): Phần 2
119 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 2
152 p | 5 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pải Lủng (1961-2020): Phần 1
56 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 2
131 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 1
60 p | 7 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lùng Tám (1961-2015)
144 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thài Phìn Tủng (1961-2020)
110 p | 3 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Là giai đoạn (1945-2018)
95 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 1
70 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đạo Đức (1945-2015): Phần 1
82 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xín Chải (1962-2015)
141 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phương Tiến (1957-2017)
86 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn