Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Kim Ngọc (1945-2015)
lượt xem 2
download
Nội dung cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Kim Ngọc (1945-2015)" tập trung tái hiện lại quá trình hình thành, xây dựng, phát triển của Chi, Đảng bộ xã; vai trò lãnh đạo đối với nhân dân xã trong thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng; từ đó rút ra những kinh nghiệm quý, phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ xã trong thời gian tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Kim Ngọc (1945-2015)
- ĐẢNG BỘ HUYỆN BẮC QUANG ĐẢNG ỦY XÃ KIM NGỌC * TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ KIM NGỌC (1945-2015) Xuất bản, năm 2018 1
- 2
- LỜI GIỚI THIỆU Kim Ngọc là xã cửa ngõ của Tiểu khu Trọng Con – Căn cứ cách mạng, cái nôi của phong trào cách mạng ở Hà Giang; nằm cách trung tâm huyện 20 km về phía Đông Nam. Nhân dân các dân tộc xã Kim Ngọc với tinh thần yêu nước, truyền thống cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu, đoàn kết, sáng tạo trong xây dựng quê hương, đã góp phần viết lên những trang sử vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới thời phong kiến, người dân xã Kim Ngọc cũng như bao địa phương khác phải sống trong cảnh màn đêm đen tối. Đặc biệt từ khi thực dân Pháp và bè lũ tay sai áp đặt sự thống trị hà khắc càng đẩy cuộc sống của đồng bào lâm vào bước đường cùng. Song, nhân dân xã Kim Ngọc luôn nung nấu ý chí đấu tranh, quét sạch bọn quân xâm lược, bọn địa chủ phong kiến nhằm giành lấy cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu bước ngoặt của lịch sử cách mạng Việt Nam, ánh sáng cách mạng của Đảng đến với Tiểu khu Trọng Con, khơi dậy tinh thần cách mạng của nhân dân nơi đây đứng lên chống lại các thế lực thống trị. Trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều quần chúng ưu tú là nòng cốt của phong trào cách mạng. Sự ra đời của Chi bộ Đảng ghép Kim Ngọc - Liên Hiệp tháng 4/1948 là một trong những cơ sở Đảng ra đời sớm trong toàn tỉnh Hà Giang. Từ đây, đánh dấu bước lớn mạnh của phong trào cách mạng ở địa phương. Trải qua các thời kỳ chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và đấu tranh chống lại các thế lực phản động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc xã Kim Ngọc đã cùng 3
- với nhân dân các địa phương trong cả nước anh dũng đứng lên đánh đuổi thù trong giặc ngoài, giành lại nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xã Kim Ngọc đã có nhiều đóng góp về sức người, sức của góp phần làm nên những thắng lợi chung của đất nước. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ Đại hội VI (1986) với mục tiêu xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, dân chủ, công bằng và tiến bộ, Đảng bộ xã đã lãnh đạo nhân dân không ngừng vượt qua những khó khăn, thử thách, xây dựng nền kinh tế - xã hội của địa phương không ngừng phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Nhằm ghi lại quá trình lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Kim Ngọc trong giai đoạn lịch sử 1945-2015; thực hiện Chỉ thị số 20- CT/TW, ngày 18/1/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đảng bộ xã (12/7/1968- 12/7/2018), Ban Thường vụ Đảng ủy xã Kim Ngọc quyết định biên soạn, xuất bản và phát hành cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Kim Ngọc (1945 - 2015)”. Nội dung cuốn sách tập trung tái hiện lại quá trình hình thành, xây dựng, phát triển của Chi, Đảng bộ xã; vai trò lãnh đạo đối với nhân dân xã trong thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng; từ đó rút ra những kinh nghiệm quý, phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ xã trong thời gian tiếp theo. Cuốn sách được xuất bản và phát hành sẽ là một tài liệu góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống 4
- “Uống nước nhớ nguồn”, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Trong quá trình sưu tầm và biên soạn cuốn sách, Ban biên soạn đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các đồng chí lão thành cách mạng, cán bộ, lãnh đạo của xã qua các thời kỳ; phòng Lý luận Chính trị - Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hà Giang; Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Bắc Quang. Nhân dịp này, Ban Thường vụ Đảng uỷ xã xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi để việc biên soạn cuốn sách được hoàn thành. Do trình độ biên soạn có hạn, công tác lưu trữ tài liệu qua các thời kỳ không được đầy đủ, các nhân chứng lịch sử nay đã già yếu, trí nhớ có phần suy giảm nên một số nội dung được phản ánh trong cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. Trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Kim Ngọc (1945- 2015)”. T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ BÍ THƯ Mai Trọng Luận 5
- Chương một ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ KIM NGỌC I. Điều kiện tự nhiên Về vị trí địa lý, Kim Ngọc là xã cửa ngõ của Tiểu khu Trọng con, cách trung tâm huyện Bắc Quang 20 km về phía Đông Nam. Phía Bắc giáp các xã Đồng Tâm - Đồng Tiến; phía Nam giáp xã Vô Điếm; phía Tây giáp xã Quang Minh; phía Đông giáp xã Bằng Hành và xã Thượng Bình. Xã có tổng diện tích tự nhiên 3.972 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 332,1ha, đất lâm nghiệp 3.130,2 ha, đất khác 509,7 ha. Chiều rộng của xã từ núi Pù Trù (thôn Tân Điền) đến xóm Cốc Phày (thôn Nặm Mái) là 9 km; chiều dài từ núi Khò Mò Lài (thôn Quý Quân) đến núi Đán Đút (thôn Nặm Vạc) là 15km. Địa hình thuộc loại thung lũng nhỏ nằm xen kẽ đồi núi thấp và được bao quanh bởi 4 dãy núi cao: Dãy núi Đán Đút ở phía Đông Nam cao trên 1.500m; núi Phia Chỉ (Nặm Mái) cao 1.305m; núi Khâu Xóm (thôn Mâng) cao 907m; núi Pù Trù (Tân Điền) cao trên 600m so với mặt nước biển. Do địa hình và quá trình phong hóa tự nhiên, đất đai của xã tương đối phong phú, gồm một số loại hình như: Đất đỏ vàng dưới chân núi đá, đất bồi đắp trầm lắng, đất phù sa ven sông suối. 6
- Hệ thống sông ngòi trên địa bàn xã phân bố khá đồng đều. Trong đó, dòng suối Sảo chảy dọc từ đầu xã đến cuối xã dài 8 km, chảy theo hướng Đông - Tây chia cắt diện tích xã thành hai phần, tạo thuận lợi cho lưu thông đường thủy, cung cấp nước phục vụ sản xuất. Hàng năm, diện tích soi bãi ven bờ suối Sảo được bồi đắp khá màu mỡ, tạo điều kiện cho nhân dân canh tác một số cây lương thực, hoa màu, rau xanh như: Ngô, khoai, lạc, bí... Xã còn có dòng sông Lô dài 9 km, chảy theo hướng Bắc - Nam chia ranh giới giữa xã Kim Ngọc với xã Quang Minh. Trên địa bàn xã còn có nhiều con suối khá lớn và có chiều dài, nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nước, độ ẩm như: Suối Nặm Mái, suối Buột, suối Nặm Vạc, suối Mâng v.v. Ngoài hệ thống sông, suối phân bố khá đồng đều, người dân xã đã tận dụng nguồn nước từ các khe đồi, núi và làm hệ thống máng bằng tre, nứa dẫn nước về để phục vụ sinh hoạt, sản xuất; đào, đắp được trên 60 ha ao, hồ phục vụ tưới tiêu và nuôi thuỷ sản. Điều kiện khí hậu của xã thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp. Nhiệt độ trung bình hằng năm 22,10c, cao nhất vào tháng 6 khoảng 390c, thấp nhất từ tháng 2 đến tháng 3 trung bình khoảng 100c; độ ẩm trung bình 87%, lượng mưa trung bình 1.900 mm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9. Xã Kim Ngọc là địa bàn được thiên nhiên ưu đãi về nguồn động vật, thực vật phong phú, đa dạng cả về nguồn gen và trữ lượng, chất lượng. Trước đây, trên địa bàn xã có nhiều loại động vật quý hiếm như: Hổ, Báo, 7
- Hươu, Nai, các loại chim, cá. Về thực vật, có nhiều loại gỗ quý như: Đinh, Sến, Trai, Nghiến, Trò và một số loại cây dược liệu quý, các cây phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày như: Nứa, Dùng, Vầu... Tuy nhiên, do tình trạng khai thác quá mức, đến nay nhiều loài động, thực vật quý hiếm đã không còn trên địa bàn xã. Diện tích rừng đã bị khai phá và ngày càng bị thu hẹp. Trước tình hình đó, cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, huy động việc trồng mới, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Đến năm 2015, độ che phủ rừng trên địa bàn xã đạt 65% chủ yếu là rừng trồng theo dự án 661 và rừng kinh tế. Về tài nguyên khoáng sản, trên địa bàn xã có trữ lượng vàng sa khoáng và một số kim loại quý hiếm phân bố trong lòng đất và các sông, suối khá phổ biến. Ngoài ra còn có các nguồn tài nguyên có trữ lượng và chất lượng lớn như: Cát, sỏi (sông Lô); đá vôi (Nặm Mái, Nặm Vạc); đất làm gạch xây dựng… Nguồn khoáng sản do trước đây khai thác tự phát, thiếu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng đã làm ảnh hưởng lớn đến trữ lượng và không có hiệu qủa kinh tế cao. Những năm gần đây, cấp uỷ, chính quyền xã đã tăng cường công tác quản lý, qui hoạch hợp lý nhằm đảm bảo khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản của địa phương. Bên cạnh những thuận lợi, điều kiện tự nhiên cũng gây ra những khó khăn nhất định như: Thổ nhưỡng, khí hậu không phù hợp với một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nên từ trước đến nay nhân dân xã đã tập trung chủ yếu vào trồng lúa và hoa màu; hệ thống sông 8
- ngòi phân bố khá đồng đều nên vào mùa mưa lượng nước lớn gây ngập úng, lũ lụt trên diện rộng, xảy ra lũ quét, sạt lở, khó khăn cho giao thông, thiệt hại trong sản xuất cho nhân dân. II. Điều kiện kinh tế - xã hội Kim Ngọc là vùng đất có từ lâu đời. Trải qua quá trình lịch sử, vùng đất này có nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính. Đầu thế kỷ XIX, vùng đất Kim Ngọc có tên gọi là xã Ngọc Liễn thuộc tổng Gia Tường, châu Vị Xuyên, phủ Yên Bình. Nửa cuối thế kỷ XIX, xã Ngọc Liễn thuộc tổng Bằng Hành, châu Vị Xuyên, phủ Tương Yên. Sau ngày 14/6/1945, xã Ngọc Liễn (Hay còn được gọi là Ngọc Luyện) được tách thành ba xã: Hồng Minh, Cứu Quốc, Minh Khai. Tháng 10/1946, ba xã gồm: Hồng Minh, Cứu Quốc, Minh Khai (tức xã Ngọc Liễn (Ngọc Luyện) trước đây) cùng với xã Kim Đồng (tức xã Bằng Hành) được sáp nhập với tên gọi chung là xã Kim Ngọc thuộc huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Lúc này xã Kim Ngọc gồm 9 thôn là: Mâng, Vãng, Minh Khai, Qúy Quốc, Thác, Luông, Linh, Lái, Thượng Bình với tổng số 135 hộ, 4.800 nhân khẩu. Như vậy, từ tháng 10/1946, xã Ngọc Liễn (Ngọc Luyện) được đổi tên thành xã Kim Ngọc. Ngày 30/4/1962, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương và theo đề nghị của Uỷ ban hành chính tỉnh Hà Giang, Hội đồng Chính phủ đã 9
- ra Quyết định số 50/QĐ-CP chia tách xã Kim Ngọc thành hai xã: Xã Kim Ngọc và xã Bằng Hành. Lúc này, xã Kim Ngọc có 04 thôn gồm: Thôn Mâng, thôn Vãng, thôn Minh Khai và thôn Cứu Quốc với 160 hộ và 1.020 khẩu. Xã Bằng Hành gồm các thôn: Thôn Thác, thôn Lái, thôn Linh, thôn Luông và Thượng Bình. Năm 1991, qua việc chia tách các hợp tác xã hợp nhất thành các hợp tác xã nhỏ, xã Kim Ngọc đã tiến hành tách mới thêm 3 thôn và lấy tên là: Thôn Nặm Mái, thôn Tân Điền, thôn Quý Quân. Ngày 20/7/1997, xã Kim Ngọc được tiếp nhận thêm thôn Nặm Vạc (xã Vô Điếm) theo quyết định Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Năm 1999, thôn Minh Khai (xã Kim Ngọc) được tách thành hai thôn là: Thôn Minh Khai, thôn Minh Tường. Trải qua quá trình có nhiều thay đổi về địa giới hành chính, đến năm 2015, xã Kim Ngọc có 09 thôn gồm: Mâng, Vãng, Quý Quốc, Minh Khai, Nặm Mái, Tân Điền, Quý Quân, Minh Tường và Nặm Vạc. Hoạt động giao thông của nhân dân xã trước đây chủ yếu là đường bộ, đường ngựa thồ. Khi di chuyển trên con đường này, người dân phải qua một số con dốc cao (Dốc suối Mâng, Khuổi Cáy…) và nhiều suối, ngòi, sông, do đó gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa, lũ. Ngoài ra Kim Ngọc còn có tuyến đường thủy hoạt động khá sôi động và được gọi là ngã ba sông - nơi trung chuyển lương thực, hàng hoá của các xã Bằng Hành, Thượng Bình, Liên Hiệp, Hữu Sản, Đức Xuân qua suối Sảo. Nhiều hoạt động lưu thông hàng hoá, vận 10
- chuyển hành khách bằng bè, mảng, thuyền từ xã đến trung tâm huyện, xã Tân Quang, Ngòi Sảo đến miền xuôi như Việt trì (Phú Thọ) và ngược lại được thực hiện. Trong những năm cuối thế kỷ XIX, hoạt động lưu thông hàng hóa, vận chuyển hàng khách qua dòng sông Lô bằng thuyền, phà… diễn ra khá sôi động. Ngày 2/1/2002, cầu Sảo trên dòng sông Lô được khánh thành. Đây là cây cầu có chiều dài nhất huyện nằm trên quốc lộ 279, góp phần tạo điều kiện thuận lợi, nối liền mọi hoạt động cho nhân dân trong và ngoài xã. Từ đây, nhân dân được đi lại, trao đổi hàng hóa thuận tiện. Hệ thống giao thông xã đã từng bước được xây dựng cơ bản và hoàn thiện. Trên địa bàn xã có trục đường quốc lộ 279 dài 6 km nối xã với trung tâm huyện và các xã Bằng Hành, Liên Hiệp đi huyện Lâm Bình, Chiêm Hoá (Tuyên Quang). Xã còn có các tuyến đường giao thông quan trọng khác nối liền với các xã khác như: Kim Ngọc – Thượng Bình dài 4,5 km; xã Kim Ngọc – Đồng Tâm, Đồng Tiến dài 6 km; xã Kim Ngọc - Vô Điếm dài 3 km... Hệ thống đường giao thông nông thôn cũng được đầu tư. 100% thôn có đường ô tô đến trung tâm, tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại và giao lưu vận chuyển hàng hoá. Cùng với đó, hệ thống cơ sở hạ tầng của xã như: Trụ sở xã, trường học, trạm y tế, hệ thống lưới điện quốc gia đã từng bước được quan tâm đầu tư xây dựng kiên cố, góp phần phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân. Từ xa xưa, cư dân sinh sống trên địa bàn chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày (Chiếm trên 90%), số còn lại là 11
- người Dao. Qua nhiều giai đoạn lịch sử và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã có nhiều dân tộc đến đây để định cư. Đặc biệt từ những năm cuối thế kỷ thứ XIX, khi hoạt động giao thương bằng đường thủy trên sông Lô nối liền với miền xuôi ngày càng phát triển, đã xuất hiện một số hộ dân tộc Kinh đến định cư tại khu vực ngã ba sông Lô - suối Sảo (Minh Khai, Minh Tường ngày nay), từ đây dần hình thành trung tâm buôn bán, trao đổi hàng hóa “Phố Sảo”. Thực hiện chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng vùng kinh tế mới cũng có một số đợt chuyển cư đến xã gồm các dân tộc Kinh, Mông, Nùng, trong đó có đợt chuyển cư năm 1963 xã Kim Ngọc đã tiếp nhận một số hộ đồng bào ở miền xuôi lên phát triển kinh tế miền núi với 24 hộ, 108 khẩu… Với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã đã sớm hòa nhập, luôn kề vai sát cánh bên nhau để xây dựng và bảo vệ quê hương, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần cố kết cộng đồng bền chặt. Đến năm 2015, toàn xã đã có 9 dân tộc, gồm: Tày, Dao, Kinh, H’Mông, Nùng, Hoa, Cao Lan, Ngạn, Mường, tổng số có 1.026 hộ với 4.349 khẩu. Mật độ dân cư phân bố trên địa bàn xã khá đồng đều. Trong đó, người Tày có 491 hộ và 2.089 khẩu, chiếm 48% dân số toàn xã; người Kinh 270 hộ, 996 khẩu, chiếm 22,9%; người Dao 114 hộ, 596 khẩu, chiếm 13,7%; người Nùng 129 hộ, 564 khẩu, chiếm 13%; người Mông 16 hộ, 81 khẩu, chiếm 1,8%, các dân tộc còn lại chiếm 0,6%. Là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều dân tộc sinh sống, văn hóa của các dân tộc trên địa 12
- bàn xã đã sớm phát triển, có sự giao thoa, nhưng vẫn giữ được nét độc đáo của từng dân tộc, như: Hát cọi, hát iếu, quan làng, đặc biệt các hoạt động tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được lưu giữ từ đời này sang đời khác thông qua ghi chép và truyền miệng…Trên địa bàn xã có ngôi đền Đức Ông nằm ngay cạnh bên bờ dòng sông Lô. Đây trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, thu hút khá đông đảo người dân trên địa bàn xã và một số xã lân cận đến lễ bái, đặc biệt là dịp đầu năm, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Kinh. Kinh tế của xã trước đây chủ yếu là tự cung, tự cấp, sản xuất còn nhỏ lẻ. Ngành nghề truyền thống của nhân dân nơi đây chủ yếu là hai nghề chính trồng trọt, chăn nuôi. Trong trồng trọt, nghề trồng lúa nước và làm nương rẫy chiếm vị trí hàng đầu. Do đó, nhân dân xã đã sớm hình thành tinh thần đoàn kết cộng đồng trong xây dựng công trình thủy lợi, mương, phai, làm cọn… để dẫn nước phục vụ tưới tiêu. Ngoài ra nhân dân xã đã sớm tập trung phát triển các cây hoa màu, ngô, khoai, sắn. Trong chăn nuôi, nhân dân xã chủ yếu phát triển chăn nuôi trâu, lợn, gà… tuy nhiên quy mô còn nhỏ bé, chủ yếu là hình thức hộ gia đình. Bên cạnh đó, có một số nghề phụ như: Dệt thổ cẩm, đan lát, khai thác lâm sản, thổ sản nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt. Từ xa xưa, dưới chế độ phong kiến lạc hậu, nhân dân vùng Kim Ngọc chịu sự cai trị của Quăng họ Ma. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đến năm 1887, chúng chiếm đóng đến Hà Giang và áp đặt hệ thống cai trị hà khắc. Tại Kim Ngọc, chúng sử dụng bộ 13
- máy tay sai làm công cụ, đưa người của dòng họ Nguyễn lên làm Chánh tổng, bộ máy giúp việc là lý trưởng và cường hào, quan lại. Do đó, đời sống của người dân Kim Ngọc vốn đã cùng cực dưới chế độ phong kiến lạc hậu, hà khắc nay phải sống dưới chế độ thực dân - phong kiến ngày càng trở nên khó khăn hơn. Dưới chế độ cai trị đó, trên địa bàn Kim Ngọc đã xuất hiện một giai tầng mới và có sự phân biệt đối xử, chênh lệnh về tài sản, địa vị giữa các tầng lớp nhân dân: Một bộ phận lớn là người dân mất đất sản xuất, nợ nần, không có quyền tự do, phải làm thuê “ăn nhờ ở đợ” cho bọn Chánh tổng, quan lại, tay sai, phải chịu muôn vàn loại thuế, đời sống vô cùng khổ cực; một bộ phận là quan lại, tay sai cho Pháp, chiếm giữ tài sản lớn, có quyền hành áp bức nhân dân... Để kìm hãm sự phát triển, ngăn chặn tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân, thực dân Pháp và tay sai thi hành chính sách thâm độc, chúng khuyến khích người dân chơi cờ bạc, rượu chè, hút thuốc phiện, mê tín dị đoan, cúng bái để chữa bệnh. Mặc dù bị kìm hãm mọi mặt về đời sống dưới chế độ thực dân phong kiến, nhưng với truyền thống kiên cường, bất khuất không cam chịu áp bức, bóc lột, nhân dân trong xã đã đứng lên đấu tranh, tiến hành một số vụ kiện đòi quyền lợi chính đáng nhưng đều thất bại, thậm chí bị đánh đập, đàn áp dã man. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Dưới ánh sáng cách mạng của Đảng, nhân dân các dân tộc trên địa 14
- bàn Kim Ngọc đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng và đi theo tiếng gọi của Đảng, Bác Hồ, quyết tâm giành độc lập, tự do, xây dựng cuộc sống no ấm, hạnh phúc. Trải qua các thời kỳ lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Chi, Đảng bộ xã, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong xã từng bước được nâng cao. Thu nhập bình quân trên đầu người đạt 25,2 triệu đồng. Tỷ lệ hộ khá, giàu đạt 34%; hộ trung bình đạt 63%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 2%. Tỷ lệ gia đình văn hoá, thôn văn hoá được nâng lên, 76% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá, 9/9 thôn đạt danh hiệu thôn văn hoá. An sinh xã hội luôn được cấp uỷ, chính quyền xã chú trọng, công tác xã hội hoá giáo dục, y tế… được triển khai sâu rộng. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, giữ vững. Đảng bộ xã đã không ngừng được củng cố, vững mạnh với tổng số 301 đảng viên sinh hoạt tại 14 chi bộ. Những kết quả đó đã góp phần củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân xã vào con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. 15
- Chương hai NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÃ KIM NGỌC TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ (1945-1975) I. Nhân dân các dân tộc Kim Ngọc tham gia cuộc vận động cách mạng, xây dựng chính quyền (1945-1947) Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Đây là sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng của nhân dân trong cả nước phát triển ngày càng mạnh mẽ. Ở Hà Giang, trong những năm từ 1932 đến 1939 đã có nhiều cán bộ của Đảng bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động đến xây dựng cơ sở cách mạng ở nhiều địa phương. Tại tổng Bằng Hành, năm 1938 đã có một vài đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương và một số thanh niên yêu nước từ Cao Bằng, Bắc Kạn đến đây dạy học, đồng thời tìm cách tuyên truyền, giáo dục cách mạng cho đồng bào. Một trong những người hoạt động ở Bằng Hành lâu nhất là thầy giáo Văn (tức đồng chí Phạm Trung Ngũ), đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương từ huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng được cấp trên phân công tới bắt mối tại thôn Linh, xã Bằng Hành để gây dựng cơ sở cách mạng. Thông qua việc dạy học, đồng chí đã tìm cách tuyên truyền cách mạng cho đồng 16
- bào đồng thời tố cáo ách thống trị của thực dân - phong kiến đối với đồng bào ta. Khi bị thực dân Pháp phát hiện, đồng chí phải rời khỏi Bằng Hành, chuyển sang địa bàn khác để hoạt động. Trong một thời gian ngắn mặc dù chưa xây dựng được cơ sở cách mạng ở đây nhưng các hoạt động của đồng chí đã khơi dậy lòng yêu nước, ý thức cách mạng của nhân dân trong vùng Bằng Hành. Cuối năm 1938, thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng trong cả nước, nhiều chiến sỹ cách mạng đã bị Pháp giết hại hoặc bị bắt bớ, tù đầy. Trước tình hình đó, Đảng ta chủ trương rút vào hoạt động bí mật. Mặc dù bị kiểm soát gắt gao, song các chiến sỹ cách mạng vẫn tìm mọi cách để tuyên truyền vận động, gây dựng lại phong trào cách mạng một cách bí mật, những hoạt động đó đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với quần chúng nhân dân, góp phần thức tỉnh lòng yêu nước, hướng tới cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Nước Pháp bị cuốn vào cuộc chiến. Ở Đông Dương, thực dân Pháp thi hành một chính sách cực kỳ phản động, phát xít hóa bộ máy thống trị, tăng cường đàn áp phong trào cách mạng, chĩa mũi nhọn vào Đảng Cộng sản, ban bố lệnh tổng động viên, thực hiện chính sách kinh tế thời chiến nhằm tăng cường vơ vét sức người, sức của phục vụ cho chiến tranh đế quốc. Tháng 9/1940 Nhật kéo vào chiếm Đông Dương. Năm 1942, Nhật đặt chân tới Hà Giang. Lúc đầu chúng 17
- chỉ đóng ở tỉnh lỵ, dần dần mới mở rộng sự kiểm soát xuống các châu lỵ, thị trấn. Thực dân Pháp và phát xít Nhật cấu kết với nhau, từ đây nhân dân Kim Ngọc cũng như nhân dân các địa phương trên địa bàn tỉnh phải chịu cảnh áp bức “Một cổ hai chòng”. Một lúc mấy kẻ thù sâu xé, vô cùng khổ cực. Thực dân Pháp tăng mức các bài thuế cũ, đặt thêm nhiều loại thuế mới và bắt nhiều người đi phu, đi lính làm bia đỡ đạn cho chúng. Phát xít Nhật vơ vét thóc lúa, cướp bóc của cải. Người dân phải ăn củ nâu, hoa chuối thay bữa, lâm vào cảnh chết chóc, đói nghèo. Ngoài việc tăng cường cướp bóc tài sản, thóc gạo của nhân dân, cưỡng ép nhân dân dùng rượu cồn, khuyến khích đánh cờ bạc, hút xách, chúng còn ra sức bắt phu, bắt lính để phục vụ cho việc xây dựng đồn bốt, căn cứ. Chúng tăng cường bộ máy thống trị, cất nhắc những tên tay sai gian ác phục vụ cho chúng. Ngày 28/1/1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc về nước để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Người đã chọn Cao Bằng là vùng đất để đứng chân thực hiện đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam. Tháng 5/1941, Người đã triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ tám, quyết định thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Gọi tắt là Việt Minh). Hội nghị đã chỉ rõ “mở rộng sự tổ chức vào các tỉnh phong trào còn yếu ớt và dân tộc thiểu số”1. 1 Văn kiện Đảng (1930-1945), Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, xuất bản, Hà Nội, 1977, t.III, tr.215. 18
- Thực hiện chủ trương đã đề ra, tháng 2/1943, cán bộ Việt Minh đã đến một số xã Hùng An, Vĩnh Hảo… trên địa bàn huyện Bắc Quang. Sau khi được tuyên truyền, giác ngộ về đường lối cách mạng, quần chúng nơi đây đã phấn khởi gia nhập Mặt trận Việt Minh. Phong trào đang phát triển rầm rộ thì thực dân Pháp và tay sai tiến hành cuộc càn quét và khủng bố dã man. Như vậy, từ năm 1939-1943, tại các xã lân cận vùng Kim Ngọc (Xã Bằng Hành, Hùng An, Vĩnh Hảo…) đã xuất hiện một số phong trào cách mạng dưới sự dẫn dắt của cán bộ Việt Minh. Tuy phong trào cách mạng chỉ tồn tại một thời gian ngắn, nhưng đã mở đầu cho thời kỳ chuẩn bị lực lượng đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai, dưới sự lãnh đạo của Đảng và đã có tác động tích cực đến nhân dân vùng Kim Ngọc cùng với một số xã khác trên địa bàn huyện Bắc Quang. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương. Ngày 12/3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Bản chỉ thị nhận định rằng cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương đã tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa thực sự chưa chín muồi. Chỉ thị xác định kẻ thù cụ thể, trước mắt và duy nhất sau cuộc đảo chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật đồng thời đề ra chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Đầu tháng 5/1945, trước khí thế cách mạng đang ngày càng lan rộng ở Hà Giang cũng như trong cả nước 19
- ta, quân Nhật thấy khó có thể tồn tại được nếu lực lượng của chúng dàn mỏng ra khắp nơi. Trên địa bàn Hà Giang, chúng đã rút bỏ những vị trí nhỏ để tập trung lực lượng về những đồn bốt quan trọng, các thị trấn và đặc biệt là thị xã Hà Giang. Ngày 1/6/1945, thi hành Chỉ thị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân gồm 54 chiến sỹ do các đồng chí Lê Tâm (Lê Quảng Ba), đồng chí Nam Hải (Bế Triều) và các đồng chí Nam Long, Hồng Quang, Lĩnh Thành, Nông Quốc Chủng (Chí Sùng)… chỉ huy từ Cao Bằng đã đến Bằng Hành để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng về kháng Nhật cứu nước, gây dựng cơ sở Việt Minh, đẩy mạnh cao trào đấu tranh, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Lúc này bộ máy cai trị cũ của Pháp bị tê liệt hoàn toàn. Phát xít Nhật chưa lập được chính quyền tay sai, bọn chúng đang lúng túng. Thời cơ giành chính quyền ở Kim Ngọc cũng như các vùng lân cận trong tổng Bằng Hành đã tới. Ngày 7/6/1945, lực lượng vũ trang với sự đồng tình, ủng hộ của đồng bào, Uỷ ban Việt Minh lâm thời xã Bằng Hành được thành lập. Tiếp đó, ngày 10/6/1945, Ban Việt Minh xã Quang Minh đã được thành lập. Lực lượng cách mạng đang tìm mọi cách phát triển lên phía bắc vượt qua đèo Than tới Ngô Khê nhưng bị bọn chánh Chung, tổng Kế ngăn chặn, buộc phải rút về Kim Ngọc (Ngòi Sảo) để củng cố lực lượng. Tại đây, lực lượng cách mạng đã được đồng bào các dân tộc Kim 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngam La (1945-2020): Phần 1
54 p | 9 | 5
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961-2018): Phần 1
45 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của phụ nữ tỉnh Bình Thuận (1930-2000): Phần 1
123 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Du Già (1945-2018): Phần 1
74 p | 4 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lâm Thượng (1945-2010): Phần 1
26 p | 11 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018)
144 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giàng Chu Phìn (1961-2018): Phần 2
119 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 2
152 p | 4 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pải Lủng (1961-2020): Phần 1
56 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 2
131 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 1
60 p | 7 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lùng Tám (1961-2015)
144 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thài Phìn Tủng (1961-2020)
110 p | 3 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Là giai đoạn (1945-2018)
95 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 1
70 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đạo Đức (1945-2015): Phần 1
82 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xín Chải (1962-2015)
141 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phương Tiến (1957-2017)
86 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn