intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Kim Thạch (1949-2019)

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:160

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Kim Thạch (1949 - 2019)” nhằm ghi lại những chặng đường lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược đầy gian khổ, hy sinh và xây dựng quê hương với nhiều gian lao vất vả của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Kim Thạch là điều cần thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Kim Thạch (1949-2019)

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN VỊ XUYÊN BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ KIM THẠCH TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ KIM THẠCH (1949 - 2019) Xuất bản năm 2020 1
  2. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Kim Thạch là một trong 24 xã, thị trấn của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, nhân dân các dân tộc xã Kim Thạch luôn đoàn kết, anh dũng đấu tranh bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Dưới ánh sáng cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân các dân tộc Kim Thạch cùng nhân dân cả nước phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước và anh hùng cách mạng, đứng lên đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, góp công sức cùng quân và dân cả nước tiếp tục giành chiến thắng vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp (1946 - 1954) và đế quốc Mỹ (1954 - 1975). Đất nước hòa bình, nhân dân các dân tộc xã Kim Thạch bắt tay vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy truyền thống cách mạng và những lợi thế của địa phương, bằng sức mạnh đoàn kết, nhất trí một lòng, nhân dân Kim Thạch đã đạt nhiều kết quả to lớn trong phát triển kinh tế, ổn định về chính trị, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh. Thực hiện Kế hoạch số 342-KH/TU, ngày 02/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục tăng 3
  4. cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”; Kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy Vị Xuyên về sưu tầm, biên soạn, xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ các xã, thị trấn, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Kim Thạch khóa XXV (nhiệm kỳ 2015 - 2020) quyết định tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Kim Thạch (1949 - 2019)”. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và những thành tích đạt được, việc xuất bản cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Kim Thạch (1949 - 2019)” nhằm ghi lại những chặng đường lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược đầy gian khổ, hy sinh và xây dựng quê hương với nhiều gian lao vất vả của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Kim Thạch là điều cần thiết. Mặt khác, cuốn sách ra đời góp phần cổ vũ, động viên và giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ của huyện Vị Xuyên nói chung và xã Kim Thạch nói riêng. Trong quá trình biên soạn, Đảng ủy đã sưu tầm được nhiều tư liệu có giá trị, nhận được những ý kiến đóng góp nhiệt tình của các đồng chí cán bộ lão thành, các đồng chí nguyên là lãnh đạo xã qua các thời kỳ, của cán bộ, đảng viên, nhân dân xã Kim Thạch và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Vị Xuyên và Ban Tuyên giáo 4
  5. Tỉnh ủy. Đảng ủy xã Kim Thạch xin cảm ơn các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã giúp đỡ để nội dung cuốn sách được hoàn thiện. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu và biên soạn nhưng do nguồn tư liệu thành văn bị thất lạc nhiều, các nhân chứng lịch sử qua các thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ (1945 - 1975) không còn nhiều... do đó, cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong những ý kiến đóng góp của các đồng chí và bạn đọc để nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Kim Thạch (1949 - 2019)” đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã cùng bạn đọc. T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ BÍ THƯ Nông Trọng Quang 5
  6. Phần một KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI XÃ KIM THẠCH I. Điều kiện tự nhiên Kim Thạch là xã nằm về phía đông của huyện Vị Xuyên, cách trung tâm huyện trên 30km, phía Đông giáp xã Yên Định (huyện Bắc Mê), phía Tây giáp xã Phú Linh, phía Nam giáp xã Kim Linh, phía Bắc giáp thành phố Hà Giang. Tổng diện tích đất tự nhiên là 2.571,59 ha; trong đó đất nông nghiệp 2.201,7ha; đất phi nông nghiệp 213,14ha; đất chưa sử dụng 156,75ha. Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, gió mùa Đông Nam hoạt động mạnh, mưa nhiều, độ ẩm cao; mùa khô mưa ít, thời tiết lạnh và khô, tập trung chủ yếu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Bắc kèm theo giá rét. Nhiệt độ trung bình năm 24oC; độ ẩm không khí đạt 85-95%, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp của xã, đặc biệt là việc phát triển những loại cây có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuy nhiên trong mùa mưa, lượng mưa lớn cùng với địa hình dốc dễ xảy ra sạt lở đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. 6
  7. Về tài nguyên thiên nhiên, trước đây xã Kim Thạch có diện tích rừng nguyên sinh khá lớn, với nhiều loại gỗ quý như: Đinh, Lát hoa, Nghiến, Trai, Ngọc am... và nhiều động vật quý hiếm sinh sống như: Hổ, gấu, hươu, nai, gà lôi… song do việc khai thác các tài nguyên thực vật, động vật chưa có quy hoạch, đến nay các loại gỗ quý, động vật quý hiếm trên địa bàn xã hầu như không còn. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về trồng cây gây rừng, ý thức chăm sóc, bảo vệ rừng của người dân từng bước được nâng cao, diện tích rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trên địa bàn xã đang dần được khôi phục, lâm nghiệp đã trở thành ngành nghề chính của nhiều hộ gia đình. Xã có hệ thống các khe suối nhỏ, được tạo ra từ nhiều mạch nước ngầm trong các triền đồi, chân núi, đây là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho nghề trồng lúa nước, nuôi thuỷ sản của người dân. Hệ thống giao thông nông thôn tương đối hoàn chỉnh. Trước kia, việc đi lại giữa các thôn, bản còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Ngày nay, được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, các trục đường liên thôn, liên xã được cứng hóa, 100% đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa, 100% đường trục thôn, liên thôn đã được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa với bên ngoài. 7
  8. Có thể khẳng định, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của nhân dân. Tuy nhiên do sự chia cắt về mặt địa hình nên khó khăn cho việc đi lại giữa các xã lân cận, thực tế đó đã phần nào làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. II. Kinh tế, xã hội và con người Thời kỳ pháp thuộc xã Kim Thạch là địa bàn 2 thôn Kiêm Thảo và Thượng Thôn thuộc tổng Phú Linh Châu Vị Xuyên. Trong đó thôn Kiêm Thảo bao gồm các bản: Bản Thẳm, Bản Chang, Bản Thấu, Bản Ngàn; Thượng Thôn bao gồm các bản: Bản Lù, Bản Hồ, Nà Ngoan, Bản Lầu, Nà Thuông, Bản Mạ, Nà Pồng. Ngày 16/9/1949, Ủy ban kháng chiến Hành chính Liên Khu 10 ra quyết định số 433 - QĐ/HC về thành lập các xã thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Theo đó xã Kim Thạch là một trong 29 xã của huyện Vị Xuyên, xã Kim Thạch được thành lập với các thôn: Bản Thẳm, Bản Thấu; Khau Ngoa, Tân Lập, Bản Khò, Bản Lù, Lùng Bẻ và Bản Ngàn. Tháng 12 năm 1975 tỉnh Hà Giang sáp nhập với tỉnh Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên. Ngày 03/10/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 125/QĐ - HĐBT về sáp nhập xã Kim Thạch vào thị xã Hà Giang tỉnh Hà Tuyên. Tháng 8 năm 1991 tỉnh Hà Tuyên được chia tách thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên 8
  9. Quang, xã Kim Thạch thuộc thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang Ngày 20/8/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/1999/NĐ - CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, xã Kim Thạch được chia tách thành 2 xã: Xã Kim Thạch và xã Kim Linh, sau khi chia tách xã Kim Thạch có tổng diện tích 3.050ha, với 2.063 nhân khẩu. Đến ngày 23/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2006/NĐ - CP về điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường của thị xã Hà Giang và huyện Vị Xuyên, xã Kim Thạch sáp nhập vào huyện Vị Xuyên cho đến nay. Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân xã Kim Thạch cũng như nhân dân cả nước sống dưới ách thống trị, bóc lột của thực dân, phong kiến, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Về kinh tế, Thực dân Pháp và địa chủ tay sai ra sức vơ vét bóc lột, khai thác tài nguyên, khoáng sản như: vàng, quặng và các loại gỗ quý. Chúng bắt nhân dân đi phu làm đường, xây đồn, đắp lũy ở bất cứ nơi nào đem lại kinh tế cho chúng và những nơi có lợi cho mục đích quân sự. Người đi phu phải lao động trong điều kiện đói khổ, ốm đau không có thuốc men điều trị, đã có rất nhiều người chết vì bệnh tật, tai nạn và bị đánh đập nếu không đáp ứng được các nhu cầu hèn hạ của chúng, nhân dân luôn phải chịu cảnh cơ cực, lầm than, sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp; 9
  10. ngoài sự bóc lột trên, người dân còn phải chịu nạn lao dịch thuế khoá nặng nề của thực dân đè lên đầu lên cổ. Cơ sở hạ tầng, giao thông thiếu thốn, chỉ có đường dành cho ngựa và người đi bộ. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, nạn mê tín dị đoan còn nặng nề, ốm đau chỉ có cúng bái, không có thầy thuốc; các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, nghiện thuốc phiện, rượu chè, trên 90% nhân dân trong xã mù chữ… Để dễ bề cai trị, thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị” gây mâu thuẫn mất đoàn kết giữa các dân tộc để các dân tộc chống lại nhau, quên mất kẻ thù chính là thực dân Pháp. Với chính sách cai trị hà khắc của chế độ thực dân phong kiến, đồng thời thiên tai, hạn hán xảy ra liên tiếp, đời sống nhân dân cả nước nói chung và nhân dân xã Kim Thạch nói riêng càng thêm điêu đứng, khổ cực, sản suất không đủ ăn, sưu thuế ngày càng nặng thêm, không những bần cố nông bị lao đao mà cả một số trung nông cũng bị phá sản... Từ khi có Đảng lãnh đạo, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Kim Thạch đã đứng lên hưởng ứng và đi theo Đảng làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước. Từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc xã Kim Thạch luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, gắn bó với những đức tính cần cù, chịu khó, dũng cảm đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Tích cực khai phá, cải tạo đất đai thành những nương, ruộng, góp phần nâng cao đời sống. 10
  11. Trong quá trình phát triển ấy đã tạo cho đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân trong xã khá phong phú, đặc sắc. Mỗi dân tộc đều mang một bản sắc văn hóa riêng. Nhiều nghi lễ, lễ hội được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ như: Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Lễ Cấp sắc của dân tộc Dao... Đặc biệt, phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên thể hiện tinh thần hướng về cội nguồn, được người dân trong xã thực hiện trang nghiêm và lưu truyền từ đời này qua đời khác. Có thể khẳng định, dưới thời Pháp thuộc, đời sống của nhân dân Kim Thạch lúc bấy giờ cũng như các địa phương khác của tổng Phú Linh, Châu Vị Xuyên lạc hậu và cực khổ. Cũng chính từ đây, cùng với nhân dân trên địa bàn tổng Phú Linh, Châu Vị Xuyên, nhân dân các dân tộc Kim Thạch đã khơi dậy được tinh thần đấu tranh chống thực dân Pháp, căm thù sâu sắc bọn thống trị, sẵn sàng đấu tranh giải phóng quê hương khỏi áp bức bóc lột của kẻ thù và bè lũ tay sai, tìm lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc Kim Thạch đã đoàn kết một lòng kiên trì đấu tranh vượt qua mọi khó khăn, tích cực phấn đấu xoá bỏ những tàn dư do chế độ thực dân phong kiến để lại, bắt tay vào xây dựng chế độ mới. Trải qua quá trình cách mạng đến năm 2019, xã có 8 thôn: Bản Thẳm, Bản Chang, Nà Cọ, Bản Thấu, Bản 11
  12. Lù, Cốc Lải, Bản Khò, Nà Ngoan. Là địa bàn cư trú của 16 dân tộc, trong đó đông nhất là dân tộc Tày, chiếm 78,7%, dân tộc Dao chiếm 21,3%, còn lại là các dân tộc khác. Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở 01/4/2019, toàn xã có 581 hộ với 2.578 nhân khẩu, đồng bào các dân tộc trong xã cư trú xen kẽ, đoàn kết. Cùng với đó Đảng bộ đã củng cố xây dựng tổ chức Đảng, xác định đây là nhiệm vụ then chốt và quan tâm triển khai thực hiện về cả tư tưởng, chính trị và tổ chức. Năm 2019, toàn Đảng bộ có 13 chi bộ trực thuộc với 294 đảng viên, 8/8 thôn đều có Chi bộ Đảng lãnh đạo. Đồng thời Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã phát triển kinh tế, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất theo hướng phát triển hàng hoá và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong công tác giáo dục: Nhân dân trong xã có truyền thống hiếu học, là địa phương có phong trào giáo dục phát triển của huyện. Năm học 2018 - 2019, xã có tổng số 23 lớp với 545 học sinh ở 3 bậc học. Trong đó bậc Trung học cơ sở 4 lớp với 98 học sinh, bậc Tiểu học 10 lớp với 223 học sinh, bậc Mầm non 09 lớp với 224 cháu. Cơ sở vật chất của các trường đều đã được đầu tư xây dựng khang trang, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị dạy và học cơ bản đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ của công tác giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trường Mầm Non, Trường Tiểu học đã được công nhận đạt 12
  13. chuẩn quốc gia mức độ một, xã được công nhận phổ cập giáo dục bậc Trung học cơ sở. Công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân luôn được quan tâm và từng bước nâng cao, trang thiết bị khám, chữa bệnh đã được Nhà nước quan tâm đầu tư tương đối đầy đủ, đội ngũ cán bộ y tế từ xã đến thôn được củng cố cơ bản đáp ứng được yêu cầu về khám, chữa chăm sóc sức khỏe của nhân dân trên địa bàn xã, phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục, thể thao được đẩy mạnh, củng cố. Xã đã thành lập được Hội nghệ nhân dân gian (đội hát then, hát cọi...). Các lễ hội truyền thống được giữ gìn và tổ chức thường xuyên như: Lễ hội xuống đồng, cúng cơm mới, lồng tồng, cấp sắc... Công tác quốc phòng - an ninh được củng cố, công tác huấn luyện được thực hiện đảm bảo theo kế hoạch chỉ đạo của huyện, tỉnh nhằm đảm bảo sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra, hằng năm công tác tuyển quân trên địa bàn xã luôn đạt 100% chỉ tiêu cấp trên giao. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ xã đến năm 2019 đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Bình quân thu nhập đạt 28,05 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ giàu, khá tăng lên, hộ nghèo giảm xuống còn 9,25%, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các 13
  14. dân tộc. Với những kết quả đã đạt được, tin tưởng rằng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã sẽ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương trong chặng đường cách mạng mới. 14
  15. Phần hai QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÃ KIM THẠCH DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG (1949 - 2019) I. Chi bộ Đảng xã Kim Thạch được thành lập, lãnh đạo nhân dân trong xã thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc và tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1949 - 1954) Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, sự ra đời của Đảng đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam. Ngày 19/5/1941 Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) với sứ mệnh là tổ chức, tập hợp rộng rãi các lực lượng quần chúng đấu tranh giải phóng dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, phong trào đấu tranh cách mạng cả nước phát triển ngày càng mạnh mẽ. Tại Hà Giang, do điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh miền núi có nhiều khó khăn, nên phong trào cách mạng phát triển muộn hơn. Từ năm 1939 phong trào cách mạng ở Hà Giang mới được nhen nhóm gây dựng và từ năm 1943 phát triển mạnh. Tháng 9/1943 cơ sở cách mạng được xây dựng ở Đường Âm, Bắc Mê; cuối năm 1944 phát triển tới Ngọc Long, Du Già, Đường Thượng (Yên Minh); đến đầu năm 1945 15
  16. phát triển mạnh ra hầu khắp các xã khu vực thuộc châu Vị Xuyên. Tại những nơi này, Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc như Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Nông dân cứu quốc và du kích, tự vệ cứu quốc được thành lập, trực tiếp giữ gìn an ninh trật tự và giải quyết các công việc hành chính ở địa phương. Cùng với nhân dân các dân tộc trong tổng Phú Linh nói chung và xã Phú Linh nói riêng, trong đó có thôn Kiêm Thảo, Thượng Thôn được cán bộ Việt Minh tuyên truyền chủ trương đánh Pháp, đuổi Nhật của Đảng. Được tuyên truyền những chủ trương, quan điểm lãnh đạo của Đảng, quần chúng nhân dân trong xã đã hết lòng ủng hộ cán bộ Việt Minh, tin tưởng và một lòng theo cách mạng, phục vụ cách mạng, từ đó phong trào cách mạng được hình thành và phát triển mạnh mẽ, rộng khắp tới các thôn bản trong xã. Phong trào Việt Minh phát triển mạnh mẽ đã ảnh hưởng trực tiếp tới phong trào cách mạng ở vùng Kim Thạch, đội tuyên truyền vũ trang của xã Phú Linh và một số quần chúng giác ngộ cách mạng đã tuyên truyền, vận động được đông đảo quần chúng nhân dân tự giác tham gia cách mạng. Tuy nhiên, thời kỳ này tại xã Phú Linh nói chung, chính quyền thực dân phong kiến kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của cán bộ Việt Minh, vì thế đã phần nào gây khó khăn cho công tác tuyên truyền, vận động cách mạng tại địa phương. Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới, chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa 16
  17. giành chính quyền trên phạm vi cả nước. Cán bộ Việt Minh đã lựa chọn những quần chúng ưu tú, những người được giác ngộ cách mạng của các xã Phú Linh, Linh Hồ, Bạch Ngọc thuộc tổng Phú Linh để tổ chức mở các lớp bồi dưỡng, huấn luyện quân sự, chương trình, điều lệ của Việt Minh, phương pháp vận động quần chúng tham gia cách mạng và phương pháp hoạt động của tổ chức hội. Lực lượng này đã cùng cán bộ Việt Minh tích cực tuyên truyền, giác ngộ, vận động nhân dân ở các xã trong tổng Phú Linh tự giác tham gia vào các tổ chức đoàn thể và lực lượng dân quân du kích. Tháng 8/1945 chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nổi dậy tổng khởi nghĩa và giành thắng lợi trên phạm vi cả nước. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà đã tuyên bố nước nhà độc lập trước quốc dân và đồng bào thế giới. Từ đây, cách mạng nước ta bước sang một kỷ nguyên mới, độc lập dân tộc, dân chủ và đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự kiện trọng đại ấy đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng ở Hà Giang tiến nhanh vào giai đoạn đấu tranh giành chính quyền toàn tỉnh. Ngày 06/01/1946, nhân dân các dân tộc thôn Kiêm Thảo - Thượng Thôn cùng với nhân dân trong xã và nhân dân cả nước hăng hái tham gia cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng 17
  18. hòa. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, người dân được cầm lá phiếu đi bầu những người đại diện cho mình vào cơ quan quyền lực Nhà nước. Trước tình hình cách mạng nước ta ngày càng gặp nhiều khó khăn, thử thách. Tháng 02/1946, thực dân Pháp đưa quân ra miền Bắc thay cho quân Tưởng làm nhiệm vụ tước khí giới quân Nhật. Tại đây quân Pháp tăng cường khiêu khích cách mạng, Chính phủ ta đã thực hiện chính sách nhân nhượng để tranh thủ thời gian hòa hoãn, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, kẻ thù càng lấn tới. Trước tình hình đó, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định chúng ta chỉ có một con đường là đứng lên cầm vũ khí chống lại thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập còn non trẻ của dân tộc. Đêm ngày 19, rạng sáng ngày 20/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến với quyết tâm “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”; ngày 22/12/1946, Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, trong đó khẳng định tính chất cuộc kháng chiến do Đảng lãnh đạo là Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh". Từ đó, nhân dân ta thấy được tính chất ác liệt, gian khổ và lâu dài của cuộc kháng chiến, củng cố lòng tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, giải phóng dân tộc. Những năm 1947 - 1948, hưởng ứng lời kêu gọi diệt "giặc đói, giặc dốt" và giặc ngoại xâm của Đảng và 18
  19. Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự chỉ đạo trực tiếp của cán bộ Việt Minh, nhân dân thôn Kiêm Thảo, Thượng Thôn cùng với nhân dân các xã trong tổng Phú Linh đã hăng hái, tích cực tăng gia sản xuất với khẩu hiệu "Tấc đất, tấc vàng" sản xuất để cứu đói và ủng hộ kháng chiến kiến quốc. Các tổ chức đoàn thể quần chúng như: Thanh niên, Phụ nữ, nông dân… đã tuyên truyền, vận động những gia đình khá giả, có tiền của, thóc gạo cho chính quyền vay để cứu đói cho đồng bào, tổ chức giúp đỡ nhau với hình thức đổi công. Bên cạnh đó thực hiện Sắc lệnh "Bình dân học vụ" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào học tập ở thôn Kiêm Thảo - Thượng Thôn diễn ra sôi nổi, trong một thời gian ngắn phong trào đã lôi cuốn nhiều người tham gia, nhiều quần chúng ưu tú trên địa bàn đã được cử đi học các lớp bồi dưỡng, huấn luyện công tác chính trị, quân sự ở huyện, nhiều đồng chí là người con của Kiêm Thảo - Thượng Thôn đã trở thành cán bộ lãnh đạo của xã như: Đồng chí Nông Văn Thọ, Nguyễn Đình Long (Hoàng Đình Long), Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Văn Thảo. Ngày 16/9/1949, Ủy ban kháng chiến Hành chính xã Kim Thạch được thành lập, do ông Lục Văn Chương (người thôn Nà Thuông xã Kim Linh ngày nay) làm Chủ tịch; ông Nguyễn Văn Thảo (thôn Bản Thẳm) làm Phó Chủ tịch. Cùng với việc thành lập Ủy ban kháng chiến Hành chính, năm 1949 chi bộ Đảng xã Kim Thạch được thành lập gồm 3 đảng viên, đồng chí Nông Văn Thọ 19
  20. được chỉ định giữ chức Bí thư chi bộ1. Ngay sau khi được thành lập, Chi bộ Đảng và Ủy ban kháng chiến Hành chính xã đã tập trung lãnh đạo việc giảm và bãi bỏ một số loại thuế vô nhân đạo của chế độ cũ đối với nhân dân theo chủ trương của Chính phủ, đồng thời phát động phong trào tăng gia sản xuất, xây dựng lực lượng, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến và chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cho Đại hội chi bộ. Tháng 8 năm 1952, Chi bộ Đảng xã Kim Thạch tiến hành Đại hội lần thứ II (nhiệm kỳ 1952 - 1954). Đại hội đã đánh giá kết quả lãnh đạo của Chi bộ từ khi được thành lập là: Mặc dù trong điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội còn gặp nhiều khó khăn, kinh nghiệm chỉ đạo của cán bộ, nhận thức của nhân dân còn hạn chế… song với sự đoàn kết thống nhất cao, chỉ đạo chặt chẽ, phân công cụ thể đến từng đảng viên trong Chi bộ, cùng với sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc trong xã, tình hình của xã đã có những thay đổi. Tư tưởng của nhân dân được ổn định, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng. Sản xuất nông nghiệp được quan tâm chỉ đạo, từng bước phát triển, song chủ yếu là giống lúa dài ngày, năng suất thấp, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, sản lượng thu được không cao, sản phẩm làm ra chủ yếu tự cung tự cấp là chính, ngoài lãnh đạo việc sản xuất, Chi bộ luôn quan tâm chỉ đạo và củng cố chính quyền, các tổ 1 Sự kiện thành lập chi bộ Đảng được xem như một kỳ Đại hội Chi bộ (nội dung được thống nhất tại Hội thảo đánh giá nội dung cuốn Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Kim Thạch (1949 - 2019) ngày 25/6/2020) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0