intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Cú (1961-2015)

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:189

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Cú (1961-2015) được biên soạn nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân các dân tộc xã Lũng Cú, đồng thời rút ra những bài học lịch sử bổ ích, phục vụ công tác nghiên cứu và giáo dục truyền thống cách mạng, công tác lãnh đạo của Đảng bộ trong những năm tiếp theo, cũng như đáp ứng yêu cầu (nguyện vọng) của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Cú (1961-2015)

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỒNG VĂN BCH ĐẢNG BỘ XÃ LŨNG CÚ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ LŨNG CÚ (1961 - 2015) Xuất bản năm 2019 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Lũng Cú là xã biên giới của huyện Đồng Văn , nằ m ở vị trí địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, xã có 5 dân tộc sinh sống là dân tộc Mông, Lô Lô, Tày, Kinh, Hán, trong đó 2 dân tộc chủ yếu là Mông và Lô Lô vì vậy đã tạo nên nét văn hóa đặc sắc trên Cao nguyên đá Đồng Văn, người dân xã Lũng Cú có tinh thần cần cù lao động, kiên cường chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên và tinh thần đấu tranh bất khuất với các thế lực phản động, ngoại xâm để sinh tồn và phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần đó được phát huy cao độ làm nên truyền thống hào hùng, tô thắm thêm trang sử vẻ vang của dân tộc, của quê hương nơi địa đầu cực Bắc Tổ quốc . Truyề n thố ng đó là nguồn cổ vũ lớn lao cho các thế hê ̣ xã Lũng Cú tiếp tu ̣c phát huy trong công cuộc đổi mới, phát triển về kinh tế - văn hóa - xã hội; giữ vững quốc phòng - an ninh, làm cho Lũng Cú xứng đáng là nơi địa đầu Tổ quốc, là xã trọng điểm về phát triển du lịch, dịch vụ; xã điểm về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; xã tiêu biểu về phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Đồng Văn. Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân các dân tộc xã Lũng Cú, đồng thời rút ra những bài học lịch sử bổ ích, phục vụ công tác nghiên cứu và giáo dục truyền thống cách mạng, công tác lãnh đạo của Đảng bộ trong những năm tiếp theo, cũng như đáp ứng yêu cầu (nguyện vọng) của cán bộ, đảng viên và nhân dân . Ban Thường vụ Đảng uỷ xã Lũng Cú chỉ đạo nghiên cứu biên soạn cuốn“Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Cú, giai đoạn 1961 - 2015”. 2
  3. Đây là một tài liệu quý, là một công trình nghiên cứu khoa học, công phu, tái hiện lại lịch sử truyền thống hào hùng của nhân dân các dân tộc xã Lũng Cú qua các giai đoạn lịch sử . Trong quá trình sưu tầm , nghiên cứu và biên soạn , Ban Thường vụ Đảng ủy luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường vu ̣ Huyện ủy , sự phối hợp, giúp đỡ của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng với sự đóng góp ý kiến quý báu của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là sự đóng góp của các đồng chí cán bộ chủ chốt của xã qua các thời kỳ. Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng, với tinh thần trách nhiệm cao, nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, như: nguồn tài liệu bị thất lạc, các nhân chứng lịch sử tuổi đã cao, trí nhớ có phần suy giảm, bên cạnh đó, trình độ của cán bộ biên soạn có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Ban Thường vụ Đảng ủy xã Lũng Cú mong nhận được sự tham gia góp ý của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Lũng Cú xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo và giúp đỡ quý báu của các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã giúp đỡ để nội dung cuốn sách được hoàn chỉnh. Xin trân trọng giới thiệuđến toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân và cùng bạn đọc! T/M BAN THƯỜNG VỤ Vàng Mí Cấu Ủy viên BCH Đảng bộ huyện Đồng Văn, Bí thư Đảng ủy 3
  4. Phần một KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI XÃ LŨNG CÚ 1. Điều kiện tự nhiên Lũng Cú là xã biên giới, nằm cách trung tâm huyện lỵ Đồng Văn 26km về phía Bắc, là nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc. Phía Tây và Tây Bắc tiếp giáp trấn Đổng Cán, huyện Malypho, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; phía Đông và Đông Bắc tiếp giáp trấn Đổng Cán, huyện Malypho và trấn Mộc Ương huyện Phú Ninh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; phía Nam tiếp giáp với xã Ma Lé huyện Đồng Văn. Trong bút ký của nhà văn Nguyễn Tuân “Mõm Lũng Cú tột Bắc”, có đoạn viết: “Lũng Cú tột Bắc này và Cà Mau cực Nam Nam bộ trong đó là hai mũi nhọn nằm trên cùng một đường kinh tuyến 105 độ, mũi Lũng Cú đây ngả sang mặt Đông, và mũi Cà Mau trong ấy chênh chếch sang phía Tây. Nó cũng như một chữ ét xì hoa nhưng gập góc hơn, so với chữ ét xì viền theo con đường biển từ bãi Móng Cái đến bờ núi biển Hà Tiên. Như thế là, về hình thể nước ta, ta có những hai chữ “S”, một chữ ét xì ở biển ngoài và một chữ ét xì nữa ở lưng núi trong này. Và khi ta nói về chiều dài của 4
  5. nước ta, ta phải tính từ mũi Lũng Cú tới mũi Cà Mau, phải tính theo đường kinh tuyến xương sống đó thì mới là đúng”1 Lũng Cú có địa hình đồi núi cao, bị chia cắt mạnh, không đồng nhất, cao thấp xen kẽ nhau, độ dốc lớn gây khó khăn cho việc canh tác, phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác cũng như đời sống sinh hoạt của nhân dân. Diện tích đất tự nhiên từ sau khi chia tách thành lập xã đến năm 1978 là 2.423,5ha, trong đó đất nông nghiệp 859 ha, đất lâm nghiệp 648,8ha, đất chuyên dùng 40,9ha, đất có khả năng lâm nghiệp 432,9 ha, sông suối 19,2ha, các loại đất khác 422,7 ha. Đến 2015, diện tích đất tự nhiên của xã là 3.391,76ha, trong đó đất nông nghiệp có 2.997,8 ha, đất phi nông nghiệp 87,38 ha, đất khác 306,57ha2. Đất đai được hình thành từ 2 nguồn gốc đó là do phong hóa tại chỗ từ đá mẹ và đất bồi tụ do xói mòn rửa trôi tạo nên: Nhóm đất đỏ vàng: Đây là nhóm đất chiếm tỷ lệ lớn nhất, phát triển tại chỗ với quá trình hình thành đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm - quá trình feralit. Do địa hình dốc nên quá trình này diễn ra trong điều kiện các silicat bị rửa trôi và các hợp chất sắt, nhôm được tích luỹ. Vỏ phong hoá giầu ôxit và hydroxit sắt hình thành các loại đất có màu đỏ vàng. Nhóm đất này có các loại đất chính sau: Đất đỏ vàng 1 Trích bút ký của Nguyễn Tuân: “Mõm Lũng Cú tột Bắc”, trang 100. Trong tuyển tập truyện ngắn – bút ký về Hà Giang: “Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng” – Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, xuất bản năm 1995. 2 Số liệu do Phòng Tài Nguyên – Môi trường huyện Đồng Văn cung cấp. 5
  6. trên đá sét và biến chất (Fs), đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa), đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất mùn nâu vàng trên đá vôi (Fv). Nhóm đất này thích hợp với nhiều loại cây như cây lương thực và hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Nhóm đất này cũng phát triển tại chỗ. Trên đất nương rẫy, nhóm đất này có các loại đất chính sau: Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và biến chất (Hs), đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq), đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha). Đây cũng là nhóm đất thích hợp với hầu hết các loại cây trồng cũng như cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Xã có điều kiện về thổ nhưỡng phù hợp, thuận lợi cho phát triển cây lâm nghiệp, cây trồng hàng năm ít có điều kiện phát triển nhất là các loại cây lương thực. Khí hậu xã Lũng Cú mang nhiều sắc thái của khí hậu ôn đới, chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa thường có bão, gió lốc, tổng lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng 1760mm - 2000mm. Do nằm trên cao nguyên đá vôi, khả năng giữ nước kém nên về mùa khô tình trạng thiếu nước thường xảy ra. Thời gian chiếu sáng trung bình năm khoảng 1.420 - 1.445 giờ. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, số giờ nắng chiếm khoảng 920 - 950 giờ. Mùa lạnh từ tháng 11 - 4 năm sau, số giờ nắng chiếm khoảng 500 - 520 giờ. Số giờ nắng tháng cao nhất tuyệt đối 248 giờ (tháng 08 năm 2009), Số giờ nắng tháng thấp nhất tuyệt đối 42,5 giờ (tháng 03 năm 2009). 6
  7. Nhiệt độ trung bình năm của xã Lũng Cú là 23,10C phân bố khá đồng đều trên địa bàn xã. Mùa hè, nhiệt độ trung bình năm 27,10C. Mùa đông, nhiệt độ trung bình năm 19,10C. Độ ẩm trung bình năm là 84%, độ ẩm cao nhất trong năm là 86%, độ ẩm nhỏ nhất trong năm là 78%. Các hướng gió thường phụ thuộc vào địa hình thung lũng, nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Lũng Cú là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã. 2. Điều kiện xã hội. Trước năm 1961, Lũng Cú là một thôn của xã Đồng Văn (nay là thị trấn Đồng Văn). Ngày 5/7/1961 Hội đồng Chính phủ ban hành quyết định số 91-CP chia 13 xã thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, khu tự trị Việt Bắc thành những xã mới. Xã Đồng Văn được chia tách thành 4 xã mới là: Đồng Văn, Lũng Cú, Ma Lé, Pai Lũng (nay là xã Pải Lủng, thuộc huyện Mèo Vạc). Sau chia tách, xã Lũng Cú gồm có thôn Lũng Cú cũ, trong đó có 7 xóm, tổng số350 hộ/2068 khẩu, gồm các dân tộc: Mèo, Lô Lô, Hán. Đến năm 1975, xã Lũng Cú có 9 hợp tác xã với 15 đội sản xuất. Trong thời kỳ chiến tranh biên giới từ năm 1979 đến 1983, 2 thôn Séo Lủng, Thèn Ván người dân phải di chuyển vào nội địa để sinh sống, giai đoạn này xã Lũng Cú duy trì 7 thôn; đến năm 1984, thực hiện chính sách đưa dân trở lại biên giới, các hộ dân trở lại biên giới và thành lập lại thôn thôn Séo Lủng, Thèn Ván. 7
  8. Đến năm 2015 xã có 9 thôn bao gồ m 1 thôn nội địa: Thèn Pả; 8 thôn biên giới: Thèn Ván, Lô Lô Chải, Séo Lủng, Cẳng Tằng, Sáy Sà Phìn, Tả Giao Khâu, Sín Mần Kha, Sán Trồ. Toàn xã có 864 hộ/4.454 khẩu, gồm các dân tộc Mông, Lô Lô, Tày, Kinh, Hán. Trước cách mạng tháng 8/1945, hệ thống giao thông vận tải chủ yếu là đường mòn đi bộ cho người và ngựa. Đầu năm 1978, tuyến đường ô tô Sà Phìn - Lũng Cú chính thức được khai thông, tuyến đường mang ý nghĩa lớn lao đó là đất nước thống nhất nối liền một dải từ Lũng Cú đến Mũi Cà Mau. Sự kiện này gắn liền với cột cờ Lũng Cú trên đỉnh núi Rồng được dựng nên từ cây Sa mộc có đường kính gốc 20cm, cao 15m là tiền thân của Cột cờ Quốc gia Lũng Cú ngày nay. Ngày 17/7/1996, UBND tỉnh Hà Giang cho chủ trương xây dựng: “Cột cờ Lũng Cú là biểu tượng của tỉnh Hà Giang”3, tháng 7/2000 công trình cột cờ được khởi công xây dựng, cuối năm 2000 Cột cờ Lũng Cú khánh thành, lần đầu tiên lá cờ 54m2 tung bay trên bầu trời Lũng Cú khẳng định chủ quyền biên giới quốc gia và tượng trưng cho sự đoàn kết của 54 dân tộc Việt Nam. Ngày 16/11/2009 Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng “Di tích Quốc gia Cột cờ Lũng Cú”, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Năm 2010 Cột cờ Lũng Cú được trùng tu, tôn tạo mang tầm cỡ Quốc gia. Từ đây Lũng Cú thực sự trở thành xã trọng điểm 3 Công văn số 460/UB-CV ngày 17/7/1996 của UBND tỉnh Hà Giang – tài liệu lưu trữ tại Văn phòng HĐND & UBND huyện Đồng Văn. 8
  9. trong phát triển du lịch của huyện Đồng Văn, là điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế. Trên địa bàn xã hiện có 8 hộ kinh doanh cá thể và 2 hợp tác xã, trong đó có 1 hợp tác xã toàn thôn với 50 thành viên. 01 Tổ hợp tác thêu thổ cẩm trang phục tại thôn Lô Lô Chải với 30 thành viên, sản xuất 870 sản phẩm/năm, thu nhập 112 triệu đồng; 01 nhóm sở thích trồng rau thôn Thèn Pả với 10 hộ tham gia. Xã có 01 chợ hoạt động định kỳ vào ngày thứ 6 hàng tuần, có 2 nhà hàng phục vụ ăn uống và giải khát, mở được 3 nhà chuyên phục vụ ăn nghỉ cộng đồng tại thôn Lô Lô Chải. Tổ chức điểm bán các mặt hàng tranh ảnh, bánh kẹo, quần áo các dân tộc phục vụ và thu hút du khách tham quan. Trong năm 2013, xã đã khai thác hang Hàm Rồng đưa vào là địa điểm tham quan, năm 2015 đã thu hút 25.702 đoàn với 209.642 lượt khách đến tham quan. Công tác phục vụ và hướng dẫn khách du lịch đến thăm và làm việc tại địa bàn luôn được quan tâm và dần được cải thiện, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của du khách. Văn hóa - xã hội trên địa bàn xã từng bước được nâng cao, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được thực hiện và đạt kết quả tích cực. Năm 1996, xã chưa có làng văn hóa, đến năm 2000 xã có 6/9 thôn đạt danh hiệu văn hóa; toàn xã có 1 trạm TVRO, có 2 màn hình ti vi 20 inch, máy rađiô bình quân 3 cái/100 dân, điê ̣n thoa ̣i có 01 cái tại trụ sở xã . Năm 2012 lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô được công nhận “Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia”. Đến năm 2015, có 2 thôn được chọn xây 9
  10. dựng điểm du lịch cộng đồng (Thôn Lô Lô Chải và thôn Thèn Pả); số hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa là 410 hộ. Các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng được phát triển: Duy trì 02 đội văn nghệ dân gian, bảo tồn và phát huy truyền thống của các dân tộc như Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô, các bài khèn của người Mông...; có 9/9 thôn được trang cấp loa phóng thanh, được trang cấp ti vi và đầu tiếp sóng. Tỉ lệ hộ có ti vi chiếm 56% tổng số hộ. Tỉ lệ phủ sóng phát thanh đạt 100%. Về giáo dục, trước thời điểm thành lập xã Lũng Cú, tại địa bàn đã có điểm trường và có từ lớp vỡ lòng, lớp 1, lớp 2; đến năm 1962 xã triển khai về thanh toán nạn mù chữ và triển khai dạy chữ Miêu; Năm 1995 xã tổ chức được lớp học dân nuôi, năm 1999 hoàn thành Xóa mù chữ và Phổ cập giáo dục Tiểu học, năm 2004 hoàn thành Phổ cập Trung học cơ sở. Đến năm 2015, toàn xã có 3 đơn vị trường học: Giáo dục Mầm non: Tổng số nhóm trẻ 3 nhóm với 77 cháu; tổng số 15 lớp mẫu giáo với 415 cháu; tỷ lệ duy trì sỹ số học sinh hàng ngày trên lớp đạt 97%. Giáo dục phổ thông: Bậc Tiểu học 29 lớp/ 561 học sinh; tỷ lệ huy động trẻ 6 -14 tuổi đến trường đạt 99,15%, tỷ lệ duy trì sỹ số học sinh đạt 98,3%. Bậc giáo dục THCS: Tổng số lớp 8 lớp/206 học sinh; tỷ lệ học sinh vào lớp 6 đạt 100%, tỷ lệ duy trì sỹ số học sinh đạt 92,7%. Xã Lũng Cú quản lý cột mốc biên giới số 17 (từ thời kỳ Pháp - Thanh), với chiều dài đường biên giới 16km. Sau phân giới cắm mốc ngày 18/11/2009 Chính phủ nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước CHND 10
  11. Trung Hoa đã ký nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, có hiệu lực ngày 14/7/2010, đoạn biên giới do xã Lũng Cú quản lý dài 15,976 km, trong đó đoạn biên giới đất liền dài 6,769 km, từ Mốc số 418 đến Mốc số 428 + 270m; gồm 10 cột mốc chính (419, 420, 421, 422, 423, 424, 425, 426, 427, 428); đoạn biên giới trên sông dài 9,207 km, từ Mốc số 428 + 270m đến khe Lùng Mấn (điểm tiếp giáp giữa xã Lũng Cú và xã Ma Lé). Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân luôn được quan tâm, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Từ tổ đảng xã Lũng Cú với 2 đảng viên sinh hoạt tại chi bộ xã Ma Lé (được tách ra từ chi bộ xã Đồng Văn năm 1961), năm 1963 chi bộ đảng xã Lũng Cú được thành lập với 4 đảng viên, ngày 26/3/2000 chi bộ Lũng Cú được nâng lên thành Đảng bộ xã Lũng Cú gồm 24 đảng viên, với 4 chi bộ; đến năm 2015, Đảng bộ có 165 đảng viên, với 14 chi bộ trực thuộc, 9/9 thôn bản đều là người địa phương làm bí thư chi bộ, có 3 bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn. Trải qua những năm tháng sinh sống và phát triển , người dân xã Lũng Cú đã nêu cao ý chí tự lực , tự cường vượt khó đi lên. Trong lao động sản xuất, người dân đã tích cực cải tạo nương thành ruộng để tạo ra những cánh đồng màu mỡ, khai phá nương rẫy để tạo ra nương, ruộng bậc thang canh tác ổn định. Trong thời kỳ kháng chiến cũng như trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, người dân đã 11
  12. đoàn kết, đồng lòng bảo vệ thôn, xóm, bảo vệ đường biên, mốc giới. Đến nay, người dân đã có điều kiện phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, một bộ phận người dân đã chuyển sang hoạt động dịch vụ du lịch; sản xuất và chăn nuôi đã chuyển dần theo hướng hàng hóa; kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp, là tiền đề quan trọng để đến năm 2018 xã Lũng Cú đạt chuẩn Nông thôn mới. Có thể khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và sự đoàn kết của nhân dân các dân tộc xã Lũng Cú qua các thời kỳ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao, người dân yên tâm bám trụ nơi biên giới cực Bắc. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, tàn dư của chế độ cũ để lại khá nặng nề, là xã xa trung tâm huyện, có 3 hướng tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc nên có nhiều phức tạp về an ninh trật tự. Bên cạnh đó, điều kiện địa hình phức tạp, thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường, rét đậm, rét hại, mưa đá, lốc xoáy thường xuyên xảy ra; thiếu đất canh tác, thiếu nước sinh hoạt; trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo có nguy cơ tái nghèo cao; một bộ phận quần chúng nhân dân còn tư tưởng trông trờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, chưa nỗ lực vươn lên trong xóa đói giảm nghèo, chính vì vậy đến nay Lũng Cú vẫn là một trong những xã nghèo của huyện Đồng Văn. 3. Nhân dân các dân tộc xã Lũng Cú thời kỳ trước năm 1961 Trong suốt các triều đại phong kiến Việt Nam, địa danh Lũng Cú chưa xuất hiện. Năm 1884 người Pháp đến Hà Giang, năm 1887 quân Pháp chiếm được Hà Giang. 12
  13. Chúng thiết lập chế độ đạo quan binh nhằm quản lý thực hiện tất cả các quyền lực về quân sự theo lệnh của Tổng chỉ huy tối cao quân đội và tất cả các quyền lực về dân sự theo lệnh của Thống sứ Bắc Kỳ, dưới sự chỉ đạo tối cao của Toàn quyền Đông Dương trên toàn bộ khu vực vùng cao Bắc Kỳ. Địa danh Lũng Cú lần đầu tiên xuất hiện tại Nghị định 60 ngày 17/6/1904, do Tướng chỉ huy tối cao quân đội Đông Dương ban hành, lập khu vực Đồng Văn, Lũng Cú và Ma Lung Ca thành công xã (commune), gọi chung là Đồng Văn4. Thời kỳ này địa danh Lũng Cú thuộc công xã Đồng Văn. Ranh giới của công xã Đồng Văn như sau: - Ở phía tây là bộ tộc người Mèo Tia Bình, tiếp đó là biên giới với tỉnh Vân Nam-Trung Quốc từ Ma La đến Lũng Cú. - Ở phía bắc là đoạn vòng của sông Pon Mei Hồ hay còn gọi là sông Nho Khê. - Ở phía đông là từ sông Nho Khê đến tận khe Danh Liếp. - Ở phía nam là đất của bộ tộc người Mèo ở Mèo Vạc. Ngày 28/11/1905, Quyền Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định: Kể từ ngày 01/01/1906 thiết lập các trung tâm hành chính tại các Đạo quan binh 2, 3 và 4. Theo đó, địa danh Lũng Cú thuộc xã Đồng Văn, tổng Quang Mậu, châu Đồng Văn. Lũng Cú khi này có 9 làng, bao gồm: Lũng Tư liệu Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. 4 13
  14. Cô, Tả Gia Khâu, Sải Sán Phin, Cam Tẳng, Chu Tin Ván, Khá Sử, Xi Mán Khán, Thiền Van, Sán Chò5. Từ cuối năm 1929 đến sau cách mạng tháng 8/1945 địa danh Lũng Cú cơ bản không thay đổi, về mặt hành chính thời kỳ này Lũng Cú là một thôn của xã Đồng Văn. Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta. Từ đây, cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn mới, giai đoạn có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản. Tháng 8 năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc . Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà đã tuyên bố nước nhà độc lập trước quốc dân và đồng bào thế giới . Sự kiện trọng đại ấy đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng ở Hà Giang tiến nhanh vào giai đoạn đấu tranh giành chính quyền toàn tỉnh. Đến cuối năm 1945, cuộc đấu tranh giành chính quyền cách mạng trong toàn tỉnh Hà Giang cơ bản hoàn thành thắng lợi. Tại châu Đồng Văn , do thế lực Thổ ty , Bang tá, Tổng giáp, Mã phài còn mạnh, nên ta vẫn duy trì chế độ Thổ ty , Bang tá đồng thời đẩy mạnh vận động tuyên truyền cách mạng trong vùng Thổ ty, Bang tá. Đối với Vương Chí Sình, một Bang tá lớn có thế lực trong đồng bào Mông ở Đồng Văn, cán bộ Việt Minh đã tiếp cận, tuyên truyền chủ trương chính sách của Mặt trận Việt Minh , vận động ông ủng hộ Việt Minh, tạo điều kiện để ông về Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Tư liệu Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. 5 14
  15. Chí Minh. Người đã giao cho Vương Chí Sình làm Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Đồng Văn. Như vậy, ở Đồng Văn không có cuộc đấu tranh giành chính quyền như các nơi khác , mà trên thực tế ta tạm thời thừa nhận chính quyền của Thổ ty với danh nghĩa “Ủy ban hành chính” để từng bước cải tạo chinh quyền của Thổ Ty ́ thành chính quyền cách mạng. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 thắng lợi, kết thúc chín năm kháng chiến chố ng thực dân Pháp của dân tộc ta6, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam và Đông Dương. Nhưng ngay sau đó, đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, phá hoại hiệp định Giơnevơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Trong giai đoạn này tình hình trật tự trị an ở huyê ̣n Đồng Văn còn rất phức tạp , bọn đặc vụ Tưởng Giới Thạch và tầng lớp trên tăng cường hội họp bàn cách chống phá cách mạng. Chúng tổ chức buôn lậu có vũ trang để đi lại móc nối với nhau, đe dọa, khủng bố tinh thần những người tích cực theo cách mạng, đưa tay chân của chúng vào lực lượng dân quân, gạt bỏ thành phần tích cực của ta, tìm mọi cách chia rẽ cán bộ, bộ đội với nhân dân, đe doạ lực lượng cốt cán của ta. Chúng tuyên truyền đề cao Pháp - Mỹ, chống chính sách thuế, dân công, phá hoại sản xuất, chia rẽ các dân 6 Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng bào nhân dân các dân tộc Lũng Cú đã động viên 2 công dân tham gia kháng chiến. 15
  16. tộc. Nhiệm vụ xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng trở nên vô cùng cấp bách7. Tại thôn Lũng Cú, xã Đồng Văn, do tình hình chính trị còn rất phức tạp, thế lực kinh tế, chính trị của Tổng giáp, Mã phài còn mạnh8, trong giai đoạn 1955 - 1957, Ủy ban hành chính xã Đồng Văn thực hiện chủ trương của huyện Đồng Văn là chưa tiến hành cải cách ruộng đất, mà chỉ tiến hành một số chính sách như: giảm tô, giảm tức, tạm cấp ruộng đất, thực hiện thuế nông nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm tình hình ở Đồng Văn là chế độ Thổ ty phong kiến nên ở thôn Lũng Cú, xã Đồng Văn thi hành sắc lệnh giảm tô ởmức bình thường, nhằm giải quyết nhiệm vụ trước mắt là “người cày có ruộng”. Lúc này, do ảnh hưởng sai lầm của cuộc cải cách ruộng đất ở miền xuôi và cải cách ruộng đất ở Trung Quốc làm cho giai cấp bóc lột ở thôn Lũng Cú hoang mang, lo sợ bị mất quyền lợi, tìm cách tẩu tán tài sản, ruộng đất. Chúng câu kết với các phần tử phản động, bất mãn xuyên tạc và chống lại chính sách giảm tô, giảm tức của ta, đặc biệt là chính sách thuế nông nghiệp và các cuộc vận động xã hội khác. Tháng 4/1957, xẩy ra vụ âm mưu gây bạo động tại Lũng Cú, số tên đặc vụ Tưởng bị công an Trung Quốc truy Sau hoà bình lập lại (1954), huyện Đồng Văn còn có 13 xã chưa có 7 chính quyền nhân dân, mà vẫn nằm dưới sự khống chế của các thế lực Thổ ty địa phương - Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn tâ ̣p I (1944-1975), trang 72. 8 Thời kỳ này, tại thôn Lũng Cú do Tổng giáp Giàng Vạn Sùng nắm giữ. 16
  17. quét đã chạy sang Lũng Cú liên lạc, phối hợp với bọn đặc vụ và thổ phỉ ở đây chiếm trại Lô Lô Chải, bắn giết cán bộ, lấy Lũng Cú làm nơi xây dựng căn cứ hoạt động để chống phá cách mạng. Huyện ủy Đồng Văn đã điều 1 đơn vị bộ đội và một số trinh sát đến Lũng Cú để trấn áp bọn phản động, quản chế một số tên cầm đầu, giải thích cho số dân Lô Lô bỏ chạy trở về, động viên bà con nhân dân yên tâm làm ăn, tình hình Lũng Cú ổn định trở lại9. Ngày 10/8/1957, Đảng bộ huyện Đồng Văn tổ chức Đại hội toàn thể đảng viên lần thứ Nhất. Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ chủ yếu trong nhiệm kỳ tới là : Tăng cường củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc; tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo và cải thiện đời số ng nhân dân ; tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang từ huyện đến xã; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, xây dựngchính quyền và các tổ chức đoàn thể để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo mọi mặt trong giai đoạn cách mạng mới. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ Nhất, Ủy ban hành chính xã Đồng Văn đã lãnh đạo nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp. Trong các cuộc vận động này, Chi bộ đảng xã Đồng Văn đã phối hợp với Đồn Công an nhân dân 9 Theo công văn số 20-CV/BTG, ngày 18/11/2017 của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đồng Văn về việc tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo cuốn lịch sử Đảng bộ xã Lũng Cú. 17
  18. Vũ trang Săm Pun10 quan tâm lãnh đạo củng cố cơ sở chính quyền, đoàn thể quần chúng, lực lượng dân quân, du kích ở địa bàn Lũng Cú. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Hà Giang về “cải cách dân chủ” ở vùng cao. Ở Đồng Văn, tầng lớp trên cũng họp với Đặc vụ Quốc dân Đảng vạch kế hoạch nổi loạn, triển khai lực lượng, vũ khí, phân công người phụ trách từng khu vực. Nhất là sau bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính cấp huyện, xã (tháng 5/1959) chúng phản ứng rất mạnh, kích động quần chúng, đe dọa cán bộ mới được bầu cử. Nhằm ngăn chặn âm mưu gây rối của địch, tháng 9/1959, Tỉnh ủy Hà Giang quyết định mở đợt truy quét Đặc vụ Quốc dân Đảng ở dọc biên giới, bắt 51 tên (riêng ở Đồng Văn có 49 tên, thu 2000 súng). Cay cú trước đòn đánh bất ngờ này, địch ra sức tuyên truyền chống chính sách, tích cực chuẩn bị nổi loạn. Tên Vàng Chúng Dình (đặc vụ Trung Quốc) được phân công làm tổng chỉ huy quân sự, tại địa bàn Lũng Cú do tên Giàng Vạn Sùng chỉ huy. Đầu tháng 11 năm 1959 Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đồng Văn ra Nghị quyết về công tác củng cố tổ đổi công và xây dựng hơ ̣p tác xã . Đây là cuộc đấu tranh giai cấp gay go , quyết liệt nhằm hạn chế , tiến tới xóa bỏ quyền lợi chính trị , kinh tế của tầng lớp Thổ ty , Bang tá , Tổng giáp, Mã phài vì tầng lớp này đang sở hữu hàng chục ngàn 10 Đồn Công an nhân dân Vũ trang Săm Pun được thành lập ngày 3/3/1959 là tiền thân của Đồn Biên phòng Lũng Cú ngày nay. 18
  19. ha nương rẫy (thôn Lũng Cú có 3 địa chủ, sở hữu hàng trăm ha ruộng đất). Do không nắm chắc tình hình, cấp ủy chính quyền tỉnh, huyện coi nhẹ công tác tuyên truyền ổn định tư tưởng tầng lớp trên và quần chúng nhân dân, chủ quan coi thường địch, vẫn đánh giá “địch không có khả năng bạo loạn, chúng phản ứng chỉ để gây áp lực, đòi yêu sách” nên không có biện pháp đối phó. Do đó bọn đặc vụ, phản động lợi dụng kích động quần chúng, lôi kéo tầng lớp trên chống lại chủ trương chính sách của Đảng, âm mưu nổi loạn cướp chính quyền. Máy bay Mỹ xuất hiện ở vùng biên giới Việt - Trung thả biệt kích, gián điệp xuống móc nối với bọn phản động ở Lũng Cú, Ma Lé chống lại chính quyền, kích động bọn phản động gây bạo loạn. Ngày 13/11/1959 bọn phản động ở Lũng Cú do tên Giàng Vạn Sùng cầm đầu đã bắt cóc thôn đội trưởng Vàng Mí Chứ11 và truy đuổi, phóng hỏa bắt đồng chí Vàng Dũng Sính là công an viên. Ngay đêm hôm đó, vợ đồng chí Vàng Dũng Sính đã chạy bộ suốt đêm đến chợ Đồng Văn để gặp và báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban hành chính xã Đồng Văn. Nhưng tên Giàng Vạn Sùng và đồng bọn đã giết, thủ tiêu đồng chí Thôn đội Trưởng và công an viên tại địa bàn thôn Ma Lé (thuộc địa phận thôn Khi Lía, xã Thài Phìn Tủng 11 Đồng chí Vàng Mí Chứ, là cán bộ Quân sự huyện Đồng Văn, được huyện phân công về địa bàn thôn Lũng Cú để phụ trách công tác quân sự (Lũng Cú khi này là một thôn của xã Đồng Văn). Sau khi hy sinh, đồng chí Vàng Mí Chứ được công nhận là Liệt sỹ. Hiện nay, Liệt sỹ Vàng Mí Chứ có tên tại Nhà bia ghi tên liệt sĩ của xã Lũng Cú. 19
  20. hiện nay). Khi Phỉ nổi loạn tại Lũng Cú, đã làm cho toàn bộ người dân thôn Lô Lô Chải phải bỏ chạy khỏi làng, nhiều tháng sau khi tình hình ổn định trở lại, người dân mới tiếp tục trở về bản làng để ổn định cuộc sống12. Ngày 26/11/1959, tại Sà Phìn một toán Phỉ đã truy đuổi và bắn chết đồng chí dân quân xã. Ngày 30/11/1959 bọn phản động đưa 40 tên lên gác cổng trời Cán Tỷ, làm trận địa chiến đấu. Ngày 02/12/1959 bọn phản động ở cổng trời Cán Tỷ giữ 2 đoàn ngựa thồ hàng của tỉnh vào Đồng Văn, đuổi dân công quay trở lại. Ngày 4/12/1959 huyện Đồng Văn đưa đoàn cán bộ lên cổng trời giải giáp, chúng bắn chết 1 cán bộ công an huyện, bắn bị thương 1 cán bộ huyện đội. Từ ngày 5 đến 8/12/1959 bọn phản động hoạt động mạnh ở các xã vùng cao Đồng Văn, chúng ngăn chặn dân nộp thuế, đi họp, kích động lôi kéo dân quân theo chúng. Ngày 9/12/1959 bọn phản động chiếm nhiều nơi trong huyện , cuộc bạo động phản cách mạng đã thực sự nổ ra . Chúng tung ra khẩu hiệu “Chống lên hơ ̣p tác xã , chống bộ máy Chính quyền mới được bầu cử, chống giảm trồng thuốc phiện, không đi làm đường, không nộp thuế, không nộp súng”. Ngày 12/12/1959, khi phiên chợ xã Đồng Văn đang lúc đông nhất, 2 toán phỉ theo 2 hướng tấn công vào xã Đồng Văn. Công an Đồng Văn, dân quân tự vệ và nhân dân xã Đồng Văn đã anh dũng chiến đấu , bẻ gẫy cuộc tấn công liều lĩnh, hung bạo đó của phỉ. Ngày 14/12/1959, Phỉ đánh Lời kể của ông Vàng Dỉ Đô - nguyên Chánh án Tòa án nhân dân 12 huyện Đồng Văn, hiện đang nghỉ hưu tại thị trấn Đồng Văn. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0