Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Má Lé (1961-2018)
lượt xem 2
download
Nội dung cuốn sách Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Má Lé (1961-2018)" ghi lại những thành quả mà Đảng bộ và nhân dân xã Má Lé đã giành được trong giai đoạn 1961 – 2018. Đây là một tài liệu quý, là một công trình nghiên cứu khoa học, công phu, tái hiện lại lịch sử truyền thống hào hùng của nhân dân các dân tộc xã Má Lé qua các giai đoạn lịch sử.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Má Lé (1961-2018)
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỒNG VĂN BCH ĐẢNG BỘ XÃ MÁ LÉ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ MÁ LÉ (1961 - 2018) Xuất bản năm 2019 1
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định LỜI GIỚI THIỆU Má Lé là xã biên giới của huyện Đồng Văn, được tách ra từ xã Đồng Văn năm 1961. Nằm cách trung tâm huyện 12 km về phía Bắc. Hiện nay, Má Lé là trung tâm của 3 khu du lịch trọng điểm của huyện Đồng Văn: Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, Nhà Vương Sà Phìn và Phố cổ Đồng Văn. Đó là một lợi thế mà không phải địa phương nào cũng có được. Nhân dân các dân tộc xã Má Lé đã có một quá trình lịch sử hào hùng trong việc chống kẻ thù áp bức bóc lột, cùng với nhân dân cả nước chống ách phong kiến thực dân, lập nên những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Trong hoà bình, Đảng bộ và nhân dân Má Lé đã năng động, sáng tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, chuyển dịch mùa vụ phù hợp với thời tiết, với cơ chế thị trường, mạnh dạn đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giải phóng sức lao động, tăng nhanh giá trị kinh tế hàng hoá, xây dựng bộ mặt nông thôn miền núi ngày thêm giàu đẹp, văn minh. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, giai đoạn nào thì đường lối đúng đắn của Đảng, sự đoàn kết, nhất trí, sự tận tuỵ của cán bộ, đảng viên, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong xã vẫn là bí quyết của mọi thành công. Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân các dân tộc xã Má Lé, đồng thời rút ra những bài học lịch sử bổ ích, phục vụ công tác nghiên cứu và giáo dục truyền thống cách mạng, công tác lãnh đạo của Đảng bộ trong những năm tiếp theo, cũng như đáp ứng yêu cầu của cán bộ, đảng viên và nhân dân . Ban Thường vụ Đảng uỷ xã Má Lé chỉ đạo sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Má Lé, giai đoạn 1961 - 2018”. Nội dung cuốn sách ghi lại những thành quả mà Đảng bộ và nhân dân xã Má Lé đã giành được trong giai đoạn 1961 – 2018. Đây là một tài liệu quý, là một công trình nghiên cứu khoa học, công phu, tái hiện lại lịch sử truyền thống hào hùng của nhân dân các dân tộc xã Má Lé qua các giai đoạn lịch sử. Trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn, Ban Thường vụ Đảng ủy luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường vu ̣ Huyện ủy, sự phối hợp, giúp đỡ của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng với sự đóng góp ý kiến quý báu của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là sự đóng góp của các đồng chí cán bộ chủ chốt của xã qua các thời kỳ. Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng, với tinh thần trách nhiệm cao, nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, như: nguồn tài liệu bị thất lạc, các nhân chứng lịch sử tuổi đã cao, trí nhớ có phần suy giảm, bên cạnh đó, trình độ của cán bộ biên soạn có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Ban Thường vụ Đảng ủy xã Má Lé mong nhận được sự tham gia góp ý của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản , Ban Thường vụ Đảng ủy xã Má Lé xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo và giúp đỡ quý báu của các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã giúp đỡ để nội dung cuốn sách được hoàn chỉnh. 2
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định Xin trân trọng giới thiệu cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Má Lé, giai đoa ̣n 1961 - 2018” đến toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân cùng bạn đọc! T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ Chu Văn Hương Chương I KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI XÃ MÁ LÉ 1. Điều kiện tự nhiên Má Lé là xã biên giới, nằm cách trung tâm huyện lỵ Đồng Văn 12 km về phía Bắc. Phía Đông giáp trấn Mộc Ương huyện Phú Ninh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; phía Tây bắc giáp trấn Đổng Cán, huyện Malypho, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; phía Nam giáp thị trấn Đồng Văn, giáp xã Thài Phìn Tủng; phía Tây giáp xã Lũng Táo; phía Bắc giáp xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn. Má Lé có địa hình đồi núi cao, bị chia cắt mạnh, không đồng nhất, cao thấp xen kẽ nhau, có độ dốc tương đối lớn hình thành nên nhiều sông, suối. Khu vực phía Đông có địa hình đồi núi đất xen đá, có sông Nho Quế là con sông lớn nhất của huyện Đồng Văn, bắt nguồn từ phía Tây Bắc xã Lũng Cú chảy qua xã Má Lé, qua thị trấn Đồng Văn và sang huyện Mèo Vạc; suối Lùng Mấn giáp ranh giữa xã Má Lé và xã Lũng Cú chảy vào dòng sông Nho Quế; suối Má Lé bắt nguồn từ thôn Má Lủng chảy vào hang Tia Sáng (hang Tia Sáng nằm giữa xã Lũng Táo và xã Má Lé là di sản cấp quốc gia - là hang hoạt động, có dòng sông ngầm dài 1.154m, sâu 107m, phát triển theo hướng á kinh tuyến trong đá vôi Devon), vì vậy Má Lé có nguồn nước dồi dào thuận tiện cho canh tác lúa nước, tuy nhiên lại có nguy cơ sạt lở cao vào mùa mưa. Đất đai được hình thành từ 2 nguồn gốc đó là do phong hóa tại chỗ từ đá mẹ và đất bồi tụ do xói mòn rửa trôi tạo nên: Nhóm đất đỏ vàng: Đây là nhóm đất chiếm tỷ lệ lớn nhất, phát triển tại chỗ với quá trình hình thành đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm - quá trình feralit. Do địa hình dốc nên quá trình này diễn ra trong điều kiện các silicat bị rửa trôi và các hợp chất sắt, nhôm được tích luỹ. Vỏ phong hoá giầu ôxit và hydroxit sắt hình thành các loại đất có màu đỏ vàng. Nhóm đất này có các loại đất chính sau: Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa), đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất mùn nâu vàng trên đá vôi (Fv). Nhóm đất này thích hợp với nhiều loại cây như cây lương thực và hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Nhóm đất này cũng phát triển tại chỗ. Trên đất nương rẫy, nhóm đất này có các loại đất chính sau: Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và biến chất (Hs), đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq), đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha). 3
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định Đây cũng là nhóm đất thích hợp với hầu hết các loại cây trồng cũng như cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Xã có điều kiện về thổ nhưỡng phù hợp, thuận lợi cho phát triển cây lâm nghiệp và cây công nghiệp. Nhiệt độ trung bình năm của xã Má Lé là 23,50c. Mùa hè, nhiệt độ trung bình năm 27,10c. Mùa đông, nhiệt độ trung bình năm 19,10C, những ngày thời tiết xuống thấp dưới 00c thường tập trung ở các điểm cao Gì Thàng, Má Lủng, Má Lầu… kèm theo hiện tượng băng giá, tuyết rơi. Nhìn chung điều kiện khí hậu của xã Má Lé tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác cũng như đời sống sinh hoạt của nhân dân. Diện tích đất tự nhiên từ sau khi chia tách thành lập xã đến năm 1978 là 3.206,71 ha, trong đó đất nông nghiệp 1.372,39 ha, đất lâm nghiệp 453,42 ha, đất chuyên dùng 41,97 ha, đất có khả năng lâm nghiệp 1.143,67 ha, sông suối 14,68 ha, các loại đất khác 180,58 ha. Đến 2018, diện tích đất tự nhiên của xã là 4.247,26 ha, trong đó đất nông nghiệp có 4.040,18 ha, đất phi nông nghiệp 149,86 ha, đất chưa sử dụng 57,22 ha1. Với đặc điểm là xã vùng cao núi đá, nhưng lại không có tài nguyên về khoáng sản, vì vậy đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt và quan trọng của người dân địa phương. Đất lâm nghiệp có tiềm năng tương đối lớn, có khả năng trồng rừng sản xuất, trồng chè, trồng thảo dược, cây ăn quả, đặc biệt là đất khu vực biên giới và khu vực giáp ranh đỉnh cao 1911 xã Lũng Táo…. Thảm thực vật chủ yếu là cây bụi ở các núi đá, ở diện tích rừng trồng của nhân dân và diện tích rừng phòng hộ. Nhìn chung, tài nguyên rừng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân cũng như bảo vệ môi trường sinh thái. 2. Điều kiện xã hội. Là địa bàn biên giới của huyện Đồng Văn, từ xa xưa nhân dân các dân tộc xã Má Lé đã phải liên tục đấu tranh để vượt qua những khó khăn trở ngại của thiên nhiên và chống lại sự áp bức, bóc lột của Thổ ty phong kiến địa phương, đối phó với thổ Phỉ từ bên kia biên giới vào để cướp của, giết người. Từ khi chiếm đóng Hà Giang (1887), quân Pháp thiết lập chế độ đạo quan binh nhằm quản lý thực hiện tất cả các quyền lực về quân sự theo lệnh của Tổng chỉ huy tối cao quân đội và tất cả các quyền lực về dân sự theo lệnh của Thống sứ Bắc Kỳ, dưới sự chỉ đạo tối cao của Toàn quyền Đông Dương trên toàn bộ khu vực vùng cao Bắc Kỳ. Ngày 17/6/1904, Tướng chỉ huy tối cao quân đội Đông Dương ban hành Nghị đinh 60, lập khu vực Đồng Văn, Lũng Cú và Ma Lung Ca thành công xã (commune), gọi chung là Đồng Văn2. Thời kỳ này, địa danh Má Lé3 với tên gọi Ma Lung Ca thuộc công xã Đồng Văn. 1 Nghị quyết số 01/NQ-HĐND ngày 29/6/2018 của HĐND huyện Đồng Văn về Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. 2 Tư liệu Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. 4
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định Ngày 28/11/1905, Quyền Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định: Kể từ ngày 01/01/1906 thiết lập các trung tâm hành chính tại các Đạo quan binh 2, 3 và 4. Theo đó, địa danh Má Lé thuộc xã Đồng Văn, tổng Quang Mậu, châu Đồng Văn. Má Lé khi này có 9 làng, bao gồm: Mia Ré, Tắc Tằng, Chùng Sử Phìn, Lý Sử Phìn, Xi Cá, Má Lũng Khá, Hảng Chá Lũng, Má Là, Má Lò4. Từ cuối năm 1929, đến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 địa danh Má Lé cơ bản không thay đổi, về mặt hành chính thời kỳ này Má Lé là một thôn của xã Đồng Văn. Ngày 5/7/1961 Hội đồng Chính phủ ban hành quyết định số 91-CP chia 13 xã thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, khu tự trị Việt Bắc thành những xã mới. Xã Đồng Văn được chia tách thành 4 xã mới là: Đồng Văn, Lũng Cú, Ma Lé (Má Lé)5, Pai Lũng (nay là xã Pải Lủng, thuộc huyện Mèo Vạc). Sau chia tách, xã Má Lé gồm có thôn Ma Lé cũ, với 9 xóm, tổng số có 259 hộ/1.266 khẩu: xóm Má Lủng 50 hộ, Ngài Trồ 25 hộ, Lèng Sảng 23 hộ, Má Xí 41 hộ, Thùng Chứ Phìn 20 hộ, Hạng Chá Lủng 31 hộ, Gì Thàng 30 hộ, Tắc Tằng 10 hộ, Má Lé 29 hộ. Gồm 5 dân tộc Mèo, Pu Péo, Giấy, Tày, Hán. Trong thời kỳ chiến tranh biên giới từ năm 1979 đến 1985, toàn bộ nhân dân của 2 thôn Gì Thàng, Má Lủng người dân phải di chuyển vào nội địa để sinh sống, giai đoạn này xã Má Lé duy trì 7 thôn; đến năm 1986, thực hiện chính sách đưa dân trở lại biên giới và tách thành lập thôn Má Lủng thành 2 thôn mới là Má Lủng A và Má Lủng B; thôn Gì Thàng đổi thành xóm Má Lầu A, thôn Hạng Chá Lủng đổi thành Má Lầu B. Đến hết năm 2017 xã có 12 thôn, trong đó 6 thôn biên giới, gồm: Má Xí A, Má Xí B, Má Lủng A, Má Lủng B, Má Lầu A, Má Lầu B; 6 thôn nội địa, gồm: Má Lé, Lèng Sảng, Bản Thùng, Tắc Tằng, Ngài Trồ, Khai Hoang; toàn xã có 843 hộ/4.125 khẩu, gồm 8 dân tộc Mông, Giấy, Tày, Kinh, Pu Péo, Lô Lô, Nùng, Hán. 3 Má Lé - Theo người Tày thường gọi là “Mya Rê”, người Pháp gọi “Mia Ré”. Từ “Mya” của người Tày ở vùng này qua các thời kỳ lịch sử đến nay trở thành “Má”. “Mya” theo tiếng Tày để chỉ tộc người Lô Lô; “Mya” hay “Cân Mya” tức là người Lô Lô. Địa danh “Mya Rê” xuất phát từ ý nghĩa của một làng Kèn (Pí Lè). Tục truyền rằng, ở làng này trước đây là của tộc người Lô Lô, có một đội Kèn rất giỏi, được khắp nơi ngưỡng mộ; nơi nào có đám tang, đám cưới đều đến làng này để mời đội Kèn này đến thổi. Tin đồn gần, xa khắp nơi và đội Kèn này trở thành nổi tiếng nhất trong khu vực. Từ sự nổi tiếng của đội Kèn này, người ta đã đặt tên cho làng này là làng Kèn – Làng Kèn của người Lô Lô “Mya Rê” nay là Má Lé. 4 Tư liệu Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. 5 Từ khi thành lập, có những giai đoạn lịch sử không chú ý đến tên địa danh nên đến nay, tên của Đảng ủy (con dấu) là Ma Lé, tên gọi UBND và các đoàn thể (con dấu) là Má Lé. Thực hiện công văn số 1130/UBND- KGVX, ngày 11/4/2018 của UBND tỉnh Hà Giang v/v xác định tên gọi đối với trường THCS&THPT Nà Chì, theo đó Sở Nội vụ đã chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh và UBND các huyện thành phố rà soát tên các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả hội nghị đã làm rõ tên của một số đơn vị hành chính cấp xã. Riêng xã Ma Lé (Má Lé) vẫn có mâu thuẫn giữa tên gọi khi thành lập và tên gọi trong các Nghị định của Chính phủ qua các thời kỳ với tên gọi của đơn vị khi thành lập hồ sơ địa giới hành chính 364 và con dấu của HĐND – UBND đang thực hiện hiện nay. Sở Nội vụ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo UBND tỉnh Hà Giang cho ý kiến chỉ đạo – Theo báo cáo số 70/BC-SNV, ngày 20/4/2018 của Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang. 5
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, hệ thống giao thông vận tải chủ yếu là đường mòn đi bộ cho người và ngựa. Tháng 9/1975, tuyến đường từ Sà Phìn đến Lũng Táo khánh thành, huyện tiếp tục chỉ đạo thi công tuyến đường từ Lũng Táo đến Má Lé, thời gian thi công trong hơn 2 năm, ngày 15/10/1977 tuyến đường Lũng Táo - Má Lé chính thức khánh thành, tuyến đường hoàn thành đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đồng Văn và đảm bảo an ninh - quốc phòng khu vực biên giới. Trong hoạt động thương mại – du lịch, xã có 01 chợ hoạt động từ ngày 8/4/2000, chợ họp định kỳ vào ngày thứ 7 hàng tuần, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân trong xã và các xã lân cận, cùng một số cư dân bên kia biên giới sang buôn bán hàng hóa. Trên địa bàn xã có 94 hộ kinh doanh buôn bán hàng hóa, thành lập được 01 tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp tại thôn Má Lé. Năm 2013, “Khu vực Hóa thạch Tay cuộn” được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng Di tích Quốc gia, đó là một điểm nhấn thu hút du khách dừng chân tại Má Lé; xã thường xuyên duy trì và tổ chức các Lễ hội như: Lễ hội xuống đồng tại thôn Má Lé, Lễ cúng thần rừng tại thôn Tắc Tằng; Năm 2014, tổ chức Lễ hội cùng với Hội chọi dê lần thứ Nhất, những lễ hội trên đã tạo thành điểm nhấn về văn hóa trên địa bàn xã. Năm 2016, thu hút được một doanh nghiệp đầu tư tu sửa 2 nhà cổ dân tộc Giấy phục vụ du lịch. Đến năm 2018, trên địa bàn xã có 1 nhà hàng phục vụ ăn uống và giải khát tại nhà cổ và thành lập được 01 Hợp tác xã du lịch cộng đồng thôn Má Lé, thu hút hàng nghìn lượt du khách tham quan du lịch đến với xã mỗi năm. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được thực hiện và đạt kết quả tích cực. Năm 1996, xã chưa có làng văn hóa, đến năm 2000 xã có 5 làng văn hóa được ra mắt, có 114 gia đình văn hóa; toàn xã có 2 trạm TVRO, 440 đài radio, 3 cái ti vi. Đến năm 2018, hệ thống loa truyền thanh không dây đã tiếp sóng đến 7/12 thôn, sóng điện thoại được phủ sóng đến 12 thôn, tỷ lệ hộ được xem truyền hình và nghe đài đạt 90%. Về giáo dục, trước thời điểm thành lập xã Má Lé, tại địa bàn đã có điểm trường dạy lớp vỡ lòng và lớp ánh sáng văn hóa; năm 1999 hoàn thành Xóa mù chữ và Phổ cập giáo dục Tiểu học; năm 2001 tổ chức được lớp học nội trú dân nuôi với 50 học sinh; năm 2005 hoàn thành Phổ cập Trung học cơ sở; năm 2013, hoàn thành Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đến năm học 2017-2018, giáo dục Mầm non 21 nhóm, lớp/460 cháu, có 04 nhóm trẻ/67 cháu; giáo dục Tiểu học 27 lớp/ 508 học sinh; giáo dục Trung học cơ sở 08 lớp/ 200 học sinh. Xã Má Lé quản lý cột mốc biên giới số 16 (từ thời kỳ Pháp - Thanh), với chiều dài đường biên giới 13,8 km. Sau phân giới cắm mốc ngày 18/11/2009 Chính phủ nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa đã ký nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, có hiệu lực ngày 6
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định 14/7/2010, đoạn biên giới do xã Má Lé quản lý dài 10,938 km, gồm 16 cột mốc (từ mốc 404 đến mốc 417). Trải qua những năm tháng sinh sống và phát triển , người dân xã Má Lé đã nêu cao ý chí tự lực, tự cường vượt khó đi lên. Trong lao động sản xuất, người dân đã tích cực cải tạo nương thành ruộng để tạo ra những cánh đồng màu mỡ, khai phá các sườn đồi để tạo ra nương, ruộng bậc thang canh tác ổn định. Trong thời kỳ kháng chiến cũng như trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, người dân đã đoàn kết, đồng lòng bảo vệ thôn, xóm, bảo vệ đường biên, mốc giới. Đến nay, người dân đã có điều kiện phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, một bộ phận người dân đã chuyển sang hoạt động dịch vụ du lịch; sản xuất và chăn nuôi đã chuyển dần theo hướng hàng hóa; kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp. Có thể khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và sự đoàn kết của nhân dân các dân tộc xã Má Lé qua các thời kỳ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao, người dân yên tâm bám trụ nơi biên giới cực Bắc. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, tàn dư của chế độ cũ để lại khá nặng nề, bên cạnh đó, điều kiện địa hình phức tạp, thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường, rét đậm, rét hại, mưa đá, lốc xoáy thường xuyên xảy ra; thiếu đất canh tác, thiếu nước sinh hoạt; trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo có nguy cơ tái nghèo cao; một bộ phận quần chúng nhân dân còn tư tưởng trông trờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, chưa nỗ lực vươn lên trong xóa đói giảm nghèo, chính vì vậy đến nay Má Lé vẫn là một trong những xã nghèo của huyện Đồng Văn. 3. Nhân dân các dân tộc xã Má Lé thời kỳ trước năm 1961. Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta. Từ đây, cách mạng Việt Nam bước sang giai đọan mới, giai đoạn có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản. Tháng 8 năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà đã tuyên bố nước nhà độc lập trước quốc dân và đồng bào thế giới. Sự kiện trọng đại ấy đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng ở Hà Giang tiến nhanh vào giai đoạn đấu tranh giành chính quyền toàn tỉnh. Đến cuối năm 1945, cuộc đấu tranh giành chính quyền cách mạng trong toàn tỉnh Hà Giang cơ bản hoàn thành thắng lợi. Tại châu Đồng Văn , do thế lực Thổ ty , Bang tá, Tổng giáp, Mã phài còn mạnh , nên ta vẫn duy trì chế độ Thổ ty , Bang tá đồng thời đẩy mạnh vận động tuyên truyền cách mạng trong vùng Thổ ty, Bang tá. Đối với Vương Chí Sình, một Bang tá lớn có thế lực trong đồng bào Mông ở Đồng Văn, cán bộ Việt Minh đã tiếp cận, tuyên truyền chủ trương chính sách của Mặt trận Việt Minh, vận động ông ủng hộ Việt Minh, tạo điều kiện để ông về Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh . Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao cho Vương Chí Sình làm Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Đồng Văn. 7
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định Như vậy, ở Đồng Văn không có cuộc đấu tranh giành chính quyền như các nơi khác, mà trên thực tế ta tạm thời thừa nhận chính quyền của Bang tá với danh nghĩa “Ủy ban hành chính” để từng bước cải tạo chinh quyền của Bang tá thành chính quyền ́ cách mạng. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 thắng lợi , kết thúc chín năm kháng chiến chố ng thực dân Pháp của dân tộc ta 6, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam và Đông Dương. Nhưng ngay sau đó, đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, phá hoại Hiệp định Giơnevơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Trong giai đoạn này tình hình trật tự trị an ở huyê ̣n Đồ ng Văn còn rất phức tạp , bọn đặc vụ Tưởng Giới Thạch và tầng lớp trên tăng cường hội họp bàn cách chống phá cách mạng. Chúng tổ chức buôn lậu có vũ trang để đi lại móc nối với nhau, đe dọa, khủng bố tinh thần những người tích cực theo cách mạng, đưa tay chân của chúng vào lực lượng dân quân, gạt bỏ thành phần tích cực của ta, tìm mọi cách chia rẽ cán bộ, bộ đội với nhân dân, đe doạ lực lượng cốt cán của ta. Chúng tuyên truyền đề cao Pháp - Mỹ, chống chính sách thuế, dân công, phá hoại sản xuất, chia rẽ các dân tộc . Nhiệm vụ xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng trở nên vô cùng cấp bách7. Tại thôn Má Lé, xã Đồng Văn, do tình hình chính trị còn rất phức tạp, thế lực kinh tế, chính trị của Lý trưởng còn mạnh8, mọi quyền hành đều tập trung trong tay Thổ ty. 100% người dân đều sống bằng nghề nông, đất đai cằn cỗi và phần nhiều là đá, phần diện tích đất màu mỡ đều do Lý trưởng và địa chủ nắm giữ, diện tích đất này tập trung ở khu vực thôn Má Lé, Tắc Tằng, còn ở các địa bàn khác chủ yếu là núi đá. Công cụ sản xuất thô sơ, trâu bò không đủ phục vụ sức kéo cho người nông dân; phương pháp sản xuất còn lạc hậu, kết quả thu hoạch không đáng kể. Nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu, dân chúng còn mê tín nhiều, phương pháp ăn ở vệ sinh chưa được phổ biến, có xóm việc ăn ở của người và gia súc lẫn lộn, 100% người dân đều mù chữ. Trong khi đó, Thổ ty bóc lột người dân rất nặng nề. Hằng năm, người dân phải thay nhau tới hầu hạ các gia đình Thổ ty và đến làm không công cho các gia đình Lý tưởng, địa chủ. Mọi thông tin đều bị chúng bưng bít, vì vậy đã làm cho người dân sống dưới chế độ của Thổ ty phong kiến vô cùng cực khổ, đói rét, bệnh tật… Nguyện vọng của người dân lúc này là chỉ cần đủ ăn, đủ mặc, nhất là có đủ muối dùng. Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy, trong giai đoạn 1955 - 1957, Ủy ban hành chinh xã Đồng Văn thực hiện chủ trương của huyện Đồng Văn là ́ 6 Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng bào nhân dân các dân tộc xã Má Lé đã động viên 1 công dân tham gia kháng chiến. 7 Sau hoà bình lập lại (1954), huyện Đồng Văn còn có 13 xã chưa có chính quyền nhân dân, mà vẫn nằm dưới sự khống chế của các thế lực Thổ ty địa phương - Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn tâ ̣p I (1944-1975), trang 72. 8 Thời kỳ này, tại thôn Má Lé do lý trưởng Hoàng Chỉ Vần cai quản. 8
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định chưa tiến hành cải cách ruộng đất, mà chỉ tiến hành một số chính sách như: giảm tô, giảm tức, tạm cấp ruộng đất, thực hiện thuế nông nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm tình hình ở Đồng Văn là chế độ Thổ ty phong kiến nên ở thôn Má Lé, xã Đồng Văn chỉ thi hành sắc lệnh giảm tô ở mức bình thường, nhằm giải quyết nhiệm vụ trước mắt là “người cày có ruộng”. Lúc này, do ảnh hưởng sai lầm của cuộc cải cách ruộng đất ở miền xuôi và cải cách ruộng đất ở Trung Quốc làm cho giai cấp bóc lột ở thôn Má Lé hoang mang, lo sợ bị mất quyền lợi, tìm cách tẩu tán tài sản, ruộng đất. Chúng câu kết với các phần tử phản động, bất mãn xuyên tạc và chống lại chính sách giảm tô, giảm tức của ta, đặc biệt là chính sách thuế nông nghiệp và các cuộc vận động xã hội khác. Ngày 10/8/1957, Đảng bộ huyện Đồng Văn tổ chức Đại hội toàn thể đảng viên lần thứ Nhất. Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ chủ yếu trong nhiệm kỳ tới là: Tăng cường củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc; tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo và cải thiện đời số ng nhân dân; tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang từ huyện đến xã; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các tổ chức đoàn thể để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo mọi mặt trong giai đoạn cách mạng mới. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ Nhất, Ủy ban hành chính xã Đồng Văn đã lanh đa ̣o nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động đẩy mạnh sản xuất ̃ nông, lâm nghiệp. Trong các cuộc vận động này, Chi bộ đảng xã Đồng Văn đã phối hợp với Đồn Công an nhân dân Vũ trang Săm Pun9 quan tâm lãnh đạo củng cố cơ sở chính quyền, đoàn thể quần chúng, lực lượng dân quân, du kích ở địa bàn thôn Má Lé. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Hà Giang về “cải cách dân chủ” ở vùng cao. Ở Đồng Văn, tầng lớp trên cũng họp với Đặc vụ Quốc dân Đảng vạch kế hoạch nổi loạn, triển khai lực lượng, vũ khí, phân công người phụ trách từng khu vực. Nhất là sau bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính cấp huyện, xã (tháng 5/1959) chúng phản ứng rất mạnh, kích động quần chúng, đe dọa cán bộ mới được bầu cử. Nhằm ngăn chặn âm mưu gây rối của địch, tháng 9/1959, Tỉnh ủy Hà Giang quyết định mở đợt truy quét Đặc vụ Quốc dân Đảng ở dọc biên giới, bắt 51 tên (riêng ở Đồng Văn có 49 tên, thu 2000 súng). Cay cú trước đòn đánh bất ngờ này, địch ra sức tuyên truyền chống chính sách, tích cực chuẩn bị nổi loạn. Tên Vàng Chúng Dình (đặc vụ Trung Quốc) được phân công làm tổng chỉ huy quân sự, tại địa bàn Má Lé do tên Thào Nhè Chính chỉ huy. Đầu tháng 11 năm 1959, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đồng Văn ra Nghị quyết về công tác củng cố tổ đổi công và xây dựng hơ ̣p tác xã . Đây là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt nhằm hạn chế, tiến tới xóa bỏ quyền lợi chính trị, kinh tế của tầng lớp Thổ ty, Bang tá, Tổng giáp, Mã phài vì tầng lớp này đang sở hữu hàng chục ngàn ha nương rẫy (thôn Má Lé có 2 địa chủ, sở hữu hàng trăm ha ruộng đất). 9 Đồn Công an nhân dân Vũ trang Săm Pun được thành lập ngày 3/3/1959 là tiền thân của Đồn Biên phòng Lũng Cú ngày nay. 9
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định Do không nắm chắc tình hình, cấp ủy chính quyền tỉnh, huyện coi nhẹ công tác tuyên truyền ổn định tư tưởng tầng lớp trên và quần chúng nhân dân, chủ quan coi thường địch, vẫn đánh giá “địch không có khả năng bạo loạn, chúng phản ứng chỉ để gây áp lực, đòi yêu sách” nên không có biện pháp đối phó. Do đó bọn đặc vụ, phản động lợi dụng kích động quần chúng, lôi kéo tầng lớp trên chống lại chủ trương chính sách của Đảng, âm mưu nổi loạn cướp chính quyền. Máy bay Mỹ xuất hiện ở vùng biên giới Việt - Trung thả biệt kích, gián điệp xuống móc nối với bọn phản động ở Má Lé và Lũng Cú chống lại chính quyền, kích động bọn phản động gây bạo loạn. Ngày 13/11/1959 bọn phản động ở Lũng Cú do tên Giàng Vạn Sùng cầm đầu đã bắt cóc thôn đội trưởng và truy đuổi, phóng hỏa bắt đồng chí công an viên. Ngày 26/11/1959, tại Sà Phìn một toán Phỉ đã truy đuổi và bắn chết đồng chí dân quân xã. Ngày 30/11/1959 bọn phản động đưa 40 tên lên gác cổng trời Cán Tỷ, làm trận địa chiến đấu. Ngày 02/12/1959 bọn phản động ở cổng trời Cán Tỷ giữ 2 đoàn ngựa thồ hàng của tỉnh vào Đồng Văn, đuổi dân công quay trở lại. Ngày 4/12/1959 huyện Đồng Văn đưa đoàn cán bộ lên cổng trời giải giáp, chúng bắn chết 1 cán bộ công an huyện, bắn bị thương 1 cán bộ huyện đội. Từ ngày 5 đến 8/12/1959 bọn phản động hoạt động mạnh ở các xã vùng cao Đồng Văn, chúng ngăn chặn dân nộp thuế, đi họp, kích động lôi kéo dân quân theo chúng. Ngày 9/12/1959 bọn phản động chiếm nhiều nơi trong huyện, cuộc bạo động phản cách mạng đã thực sự nổ ra. Chúng tung ra khẩu hiệu “Chống lên hơ ̣p tác xã , chống bộ máy Chính quyền mới được bầu cử, chống giảm trồng thuốc phiện, không đi làm đường, không nộp thuế, không nộp súng”. Ngày 12/12/1959, khi phiên chợ xã Đồng Văn đang lúc đông nhất, 2 toán phỉ theo 2 hướng tấn công vào xã Đồng Văn. Công an Đồng Văn, dân quân tự vệ và nhân dân xã Đồng Văn đã anh dũng chiến đấu, bẻ gẫy cuộc tấn công liều lĩnh, hung bạo đó của phỉ. Ngày 14/12/1959, Phỉ đánh chiếm Lũng Phìn, chúng giết người, đốt ảnh Bác Hồ, phá trụ sở Ủy ban hành chính xã, cướp cửa hàng mậu dịch, phá kho chứa lương thực. Trước tình hình diễn biến phức tạp của cuộc bạo loạn, Tỉnh ủy đã báo cáo xin chủ trương giải quyết của Trung ương và quyết định thành lập Ban chỉ huy chiến dịch, trụ sở Ban chỉ huy đóng tại xã Quản Bạ. Ngày 18/12/1959, các đơn vị tham gia chiến dịch lên tới Đồng Văn, sau khi giải phóng cổng trời Cán Tỷ, ngày 23/12/1959, tiểu đoàn 12 Công an nhân dân vũ trang, Trung đoàn 246 quân khu Việt Bắc, Đại đội 10 Tỉnh đội Hà Giang và Phân đội 55 Công an nhân dân vũ trang Cao Bằng, sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiễu phỉ ở Mèo Vạc, Sơn Vĩ đã hành quân hỏa tốc đến xã Đồng Văn. Quân ta phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, trong đánh ra, ngoài đánh vào. Bọn phỉ ở xã Đồng Văn không chống đỡ nổi sức tấn công vũ bão của quân ta. Trùm phỉ Vàng Chúng Dình và đồng bọn hoảng hốt chạy vào vùng Mã Sồ giáp biên giới (thuộc địa bàn xã Lũng Táo hiện nay). Chủ trương của Ban Chỉ huy chiến dịch là phải tiêu diệt xong vị trí Mã Sồ mới ăn tết. Ngày 26/01/1960, ta mở cuộc công kích vào cụm cứ điểm Mã Sồ. Ngày 27/01/1960 10
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định (ngày 29 tết – theo Âm lịch là tháng thiếu nên không có ngày 30 tết)), ta chính thức nổ súng đánh vào Mã Sồ. Ngày 28/01/1960 (mùng 1 tết)10, ta giải phóng Mã Sồ. Chiến dịch tiễu phỉ ở Đồng Văn giành được thắng lợi, vụ bạo loạn cơ bản bị dập tắt, còn một số tên tướng Phỉ ngoan cố lẩn trốn trong rừng sâu, hang đá sau đó phải lần lượt ra hàng hoặc bị bắt. Chiến dịch tiễu Phỉ từ tháng 3/1960, chuyển từ hình thức đấu tranh vũ trang sang hình thức vận động quần chúng tiễu Phỉ kết hợp với củng cố chính quyền, đẩy mạnh sản xuất, tiếp tục thực hiện các mục tiêu “cải cách dân chủ” ở Đồng Văn. Sau một thời gian vận động, thuyết phục đến tháng 5/1960 còn một số tên Phỉ ngoan cố lẩn trốn trong rừng sâu, hang đá đã ra hàng 300 tên. Riêng tên Thào Nhè Chính lẩn trốn sang Trung Quốc, đến năm 1962 thì bị phía bạn bắt và trao trả về Việt Nam. Tháng 10/1961, tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang mở 3 phiên tòa xét xử những tên cầm đầu cuộc bạo loạn ở Đồng Văn, tử hình 3 tên (trong đó có tên Giàng Vạn Sùng cầm đầu vụ nổi loạn tại thôn Lũng Cú). Sau chiến dịch tiễu Phỉ ở Đồng Văn Tiểu đội trưởng Công an vũ trang Mai Xuân Hùng được kết nạp ngay vào đảng; huyện đội trưởng Mã Chính Lâm được thưởng Huân chương chiến công hạng Nhất và được gặp Bác Hồ; Xã Đội phó xã Vần Chải Sùng Dúng Lù được Chủ tịch nước tuyên dương “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”11. Thành công lớn nhất trong việc đập tan cuộc bạo loạn phản cách mạng ở Đồng Văn (1959 - 1960) là làm cho đồng bào các dân tộc hiểu rõ bộ mặt xấu xa của bọn đặc vụ Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch và bọn phản động, bấy lâu lừa bịp nhân dân chống lại cách mạng. Nhân dân các dân tộc ở Đồng Văn đã ý thức được vai trò quần chúng của mình trong cuộc đấu tranh vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính dân tộc đang diễn ra ở miền núi. Nhiều cụ già, phụ nữ, kể cả những người trước đây làm Phỉ đã tự nguyện đứng vào đội ngũ quần chúng cách mạng. Nhiều Tổng giáp, Mã phài đã phấn đấu trở thành cán bộ tỉnh, huyện, xã, con cháu của họ được tạo điều kiện học tập, công tác như mọi công dân khác. Trong vụ bạo loạn này, cán bộ, nhân dân và dân quân du kích thôn Má Lé đã tích cực đấu tranh chống lại bọn phản động gây bạo loạn, góp phần ổn định tình hình nơi biên giới. Các gia đình Lý trưởng, địa chủ một số theo Phỉ, đã giác ngộ và đã chấp hành tốt chủ trương chính sách do địa phương triển khai, tích cực tham gia cải cách dân chủ và phong trào hợp tác xã. Thắng lợi công tác tiễu Phỉ ở Đồng Văn thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và tinh thần đoàn kết, chiến đấu dũng cảm, kiên cường của quân và dân các dân tộc huyện Đồng Văn. Có nhiều nguyên nhân gây ra cuộc bạo loạn, nhưng bao trùm 10 Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn 1944 – 1975 (tập I), trang 126 ghi: ngày 31/01/1960 là ngày mùng 1 tết, nhưng thực tế ngày mùng 1 tết năm Canh Tý (1960) là ngày 28/01/1960. 11 Đồng chí Sùng Dúng Lù được Chủ tịch nước tuyên dương “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” ngày 01/01/1967 11
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định nhất là do bọn Đặc vụ, thổ Phỉ bên trong, bên ngoài cấu kết với Thổ ty phản động gây ra. Trong khi uy thế chính trị, kinh tế, quân sự của bọn Thổ ty phong kiến địa phương còn mạnh, cơ sở chính trị của ra còn yếu, trình độ giác ngộ cách mạng của quần chúng ở nhiều nơi còn hạn chế, ta đã nôn nóng thực hiện hàng loạt chính sách lớn nhằm đẩy nhanh “Cải cách dân chủ” ở vùng cao, mà buông xuôi công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân, tranh thủ tầng lớp trên. Những chủ trương lớn trên có đem lại quyền lợi cho quần chúng nhưng lại đụng chạm gay gắt tới quyền lợi từ bao đời nay của giai cấp phong kiến cũ ở Đồng Văn, cũng như địa bàn Má Lé. Sau chiến dịch tiễu Phỉ, Đảng bộ huyện Đồng Văn đã nghiêm túc kiểm điểm, rút ra bài học kinh nghiệm xương máu từ cuộc bạo loạn, chấn chỉnh những quan điểm nhận thức lệch lạc trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện, góp phần củng cố khố i đa ̣i đoàn kế t dân tô ̣c, đẩ y ma ̣nh sự nghiê ̣p cải cách dân chủ , từng bước xây dựng cuô ̣c số ng ấ m no , hạnh phúc cho các dân tộc vùng cao nguyên đá, góp phần vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đấ u tranh thố ng nhấ t đấ t nước. Chương II NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÃ MÁ LÉ TRONG THỜI KỲ VỪA XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, VỪA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1961 - 1975) 1. Chi bộ Đảng xã Má Lé được thành lập, lãnh đạo nhân dân trong xã thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ Nhất (1961 - 1965) Tháng 9/1960, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã đề ra kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ Nhất (1961 - 1965). Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là “Chuyển sang lấy xây dựng CNXH là trọng tâm, thực hiện một bước công nghiệp hóa XHCN, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH, đồng thời hoàn thành cải tạo XHCN làm cho nền kinh tế miền Bắc nước ta trở thành một nền kinh tế XHCN”. Ở Đồng Văn, sau chiến dịch tiễu Phỉ, chính quyền cách mạng ở cơ sở tiếp tục được củng cố một bước. Tuy nhiên do dân số đông, địa bàn rộng, trình độ, khả năng quản lý của cán bộ hạn chế, trong khi đó có xã có từ 6 nghìn đến 8 nghìn dân12, sau chiến dịch tiễu Phỉ vẫn còn có nhiều diễn biến phức tạp, trình độ giác ngộ chính trị của quần chúng nhân dân các dân tộc còn thấp, đường xá đi lại từ xã đến thôn có nơi phải mất một ngày đường, hầu hết cán bộ đầu ngành của xã chưa biết chữ. Trước thực tế trên, ngày 18/9/1960, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đồng Văn xây dựng Phương án chia xã trình Tỉnh và Chính phủ. Ngày 5/7/1961, Hô ̣i đồ ng Chinh phủ ra quyế t đinh số ́ ̣ 91-CP chia 13 xã thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, khu tự trị Việt Bắc thành những xã mới, xã Đồng Văn được chia tách thành 4 xã mới là: Đồng Văn, Lũng Cú, Ma Lé (nay là Má Lé), Pai Lũng (nay là xã Pải Lủng, thuộc huyện Mèo Vạc). Xã Má Lé sau 12 Xã Đồng Văn trước khi chia tách có 1.294 hộ/6.510 nhân khẩu, gồm các dân tộc: Mèo, Lô Lô, Hán, Giấy, Tày, Pu Péo. 12
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định khi chia tách gồm có thôn Ma Lé cũ13 với 9 xóm: xóm Má Lủng, Ngài Trồ, Lèng Sảng, Má Xí, Thùng Chứ Phìn, Hạng Chá Lủng, Gì Thàng, Tắc Tằng, Má Lé; tổng số 296 hộ/1.422 khẩu, gồm các dân tộc: Mèo, Pu Péo, Giấy, Tày, Hán. Được sự nhất trí của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy ban hành chính huyện Đồng Văn quyết định chỉ định đồng chí Thào Súa Sì làm Chủ tịch lâm thời Ủy ban hành chính xã (đồng chí Thào Súa Sì là Chủ tịch Ủy ban hành chính đầu tiên của xã Má Lé). Đồng thời thành lập và củng cố Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhằm đáp ứng nhiệm vụ cách mạng của một xã mới thành lập. Cuối năm 1961, Ủy ban hành chính xã Má Lé chính thức bước vào hoạt động, trụ sở làm việc đầu tiên tại thôn Má Lé. Đồng thời, thành lập chi bộ Má Lé với 4 đảng viên, trong đó có 1 đảng viên của xã Lũng Cú, đồng chí Bế Kim Mông – người quê ở Cao Bằng là cán bộ tăng cường của huyện được chỉ định làm Bí thư chi bộ. Ngay sau khi thành lập, chi bộ đã tập trung lãnh đạo cuộc vận động cải cách dân chủ ở xã, phòng chống gián điệp, biệt kích và tuy bắt bọn phản động, phỉ địa phương. Công tác phát triển đảng viên được đặc biệt quan tâm, sau hơn một năm thành lập, đến giữa năm 1962 chi bộ đảng xã đã kết nạp được thêm 5 đảng viên, nâng số đảng viên của chi bộ lên 9 đồng chí. Từ ngày 22 đến 26/8/1962, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Đồng Văn lần thứ II được tổ chức. Đồng chí Bế Kim Mông - Bí thư chi bộ và đồng chí Thào Súa Sì - Chủ tịch Ủy ban hành chính xã tham dự đại hội . Đại hội Đảng bộ huyện đã xác định nhiệm vụ tro ̣ng tâm của huyê ̣n là : Tập trung phát triển nông nghiệp như lúa, ngô, chăn nuôi; phát triển lâm nghiệp, các cây dược liệu; phát triển mạng lưới giao thông, thương nghiệp, tài chính và sự nghiệp văn hoá, giáo dục. Nhiệm vụ cụ thể trước mắt của Đảng bộ huyện là tiếp tục hoàn thành cải cách dân chủ kết hợp với tổ chức lại sản xuất . Tăng cường mở rộng phong trào tổ đổi công , từng bước đưa lên bình công chấm điểm, làm cơ sở cho thành lập Hợp tác xã nông nghiệp sau này. Để tiến tới Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ IV, tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ Nhất, từ ngày 4 đến ngày 7/5/1963, Đảng bộ huyện Đồng Văn tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ III, báo cáo chính trị trình Đại hội đã khẳng định: tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa nhiệm vụ xây dựng hợp tác xã, tiến tới hoàn thiện quan hệ sản xuất mới - quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đại hội xác định: Nhiệm vụ trọng tâm vẫn là mặt trận kinh tế, trong đó nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu. Đồng thời tích cực mạnh dạn đầu tư vào phát triển các ngành, nghề kinh tế phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa - xã hội, góp phần nâng cao dân trí, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III, được sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đồng 13 Ngày thành lập xã Má Lé là ngày 5/7/1961 (theo quyết định số 91-CP của Hội đồng Chính phủ) 13
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định Văn, Ủy ban hành chính xã Má Lé đã tâ ̣p trung lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới, củng cố và xây dựng tổ đổi công chuẩn bị tiến tới thành lập Hợp tác xã nông nghiệp, phát triển văn hóa - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Tập trung thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ Nhất, xây dựng CNXH và chi viện cho cách mạng miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước. Trong xây dựng Đảng, chi bộ đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động chỉnh đốn Đảng của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương với phương châm “Chỉnh huấn tốt, công tác tốt, sản xuất tốt”, từng bước nâng cao nhận thức, giác ngộ cách mạng cho đảng viên, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng CNXH, chi viện cho cách mạng miền Nam đánh Mỹ, thống nhất Tổ quốc. Thực hiện chỉ đa ̣o của Ban Thường vụ Huyê ̣n ủy , Ủy ban hành chính xã Má Lé đã cử đồng chí Chủ tịch Ủy ban hành chính và Ủy viên thư ký tham gia tập huấn 7 ngày tại huyện ở Ph ó Bảng về thực hiê ̣n cải cách dân chủ , sau đó phố i hơ ̣p với tổ công tác của huyện tổ chức hội nghị HĐND , hô ̣i nghi của các đoàn thể ở xã để truyên truyề n tới ̣ người dân. Bước đầ u triể n khai thực hiê ̣n cải cách dân chủ gă ̣p rấ t nhiề u khó khăn, như ngôn ngữ bấ t đồ ng, tư tưởng quầ n chúng còn hoang mang , lo sơ ,̣ khi tổ cán bô ̣ đế n vâ ̣n đô ̣ng có xóm nhân dân đã bỏ chạy lên nương , hoă ̣c cán bộ cố t cán đế n ở nhưng người dân ngăn cản không cho ở … Khi tổ chức gă ̣p gỡ đươ ̣c người dân thì người dân lo lắ ng , nhấ t là đổi công lên hơ ̣p tác xã , có người đã phát biểu “đi học để sản xuấ t thì tôi đi , chư đí học lên hợp tác xã đổi công thì có thái từng miếng thịt tôi ra cũ ng không đi”. Bên ca ̣nh đó, bọn phản động ra sức tuyên truyền nói xấu lên hợp tác xã, kích động dân chúng, gây chia rẽ giữa các dân tộc, chúng còn trắng trợn công khai chống đối lại sản xuất, điển hình như tên Chín Ngải đã công khai chống đối và đe dọa dân chúng làm cho dân chúng lo sợ; đồng thời làm cho những gia đinh bóc lô ̣t thì nghi ̃ rằ ng: “cán bộ cải cách dân chủ ̀ sẽ l ấy hết ruộng đất , trâu bò… , nhân dân lao động sợ sản xuấ t nhiề u sẽ đóng thuế nhiề u, phải bán cho Nhà nước”. Nhiề u người dân bỏ không làm ruô ̣ng , nương dẫn đế n nạn nói bắt đầu hoành hành , tình hình thiếu giống sản xuất , thiếu trâu bò , nông cu ̣ khá phổ biế n. Trong cải cách dân chủ đợt II này, tổ công tác của huyện tại xã Má Lé đã nhận thức rõ hơn những khó khăn tại cơ sở, đặc biệt xã đã rút kinh nghiệm sâu sắc sau vụ bạo loạn giết người năm 1959. Vì vậy tổ công tác đã tổ chức họp dân để tuyên truyền , vận động, thực hiê ̣n 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm), đồ ng cam cô ̣ng khổ với người dân. Từ đó, tư tưởng sơ ̣ lên hơ ̣p tác xã, sơ ̣ phải đóng thuế , sơ ̣ phải bán cho Nhà nước ngày mô ̣t diu đi và chuyể n sang lòng tin ở lời nói của cán bô ̣ là đúng ; tin ở chinh sách của ̣ ́ Đảng, thấ y rõ sự quan tâm của Đảng , Chính phủ đối với nhân dân lao động. Các hộ Địa chủ, Phú nông đã tự nguyện hiến đất, lương thực, trâu bò cho hợp tác xã. Cũng qua công tác vận động, tuyên truyền người dân đã mạnh dạn nói lên những tội ác của chế độ cũ, điển hình như anh Lù Sè Nô nói: “tên Lý trưởng vu cho bố anh đi hủ hóa, chúng bắt 14
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định đi Phó Bảng chết, sau đó chúng về thu hết tài sản làm cho 3 mẹ con đói khổ phải đi ăn xin, hết xóm này sang xóm khác, nay nhờ ơn đảng đã cứu sống mẹ con tôi”14. Đế n cuố i năm 1962, cuộc vận động cải cách dân chủ ở xã Má Lé cơ bản hoàn thành, chế độ Thổ ty, Bang tá bị ta đánh đổ tận gốc rễ, các ổ nhóm thổ phỉ, phản động do Pháp, Mỹ, Tưởng gây dựng bị dẹp tan. Ban Mặt trận xã đã vận động Địa chủ về huyện học lớp cải tạo do Mặt trận huyện tổ chức, lớp cải tạo Phú nông được mở tại xã do Ban liên lạc Mặt trận xã đảm nhiệm. Trong cuộc vận động này, chính quyền xã Má Lé đã thu đồ cúng của 2 thầy mo là địa chủ: Sần Pò Cáo và Hoàng Chỉ Vần. Tuy nhiên, sau khi quy vạch thành phần địa chủ xong, bọn chúng vẫn cấu kết với nhau lấy lại ruộng đã hiến, đe dọa cốt cán như địa chủ Hoàng Chỉ Vần, hoặc cho trâu bò phá hoại hoa màu của nông dân như Hoàng Mui Dín. Trước tình hình đó, được sự giúp đỡ trực tiếp của tổ cải cách dân chủ của huyện, chi bộ đảng đã tập trung lãnh đạo giải quyết ổn định tình hình, từ đây đồng bào các dân tộc trong xã vươn lên làm chủ bản làng nương rẫy, yên ổn làm ăn nơi địa bàn biên giới. Trong lĩnh vực sản xuấ t nông nghiê ̣p , chi bộ lãnh đạo triển khai trồng và chăm sóc các loại cây trồng đảm bảo theo kế hoạch huyện giao, như bắp, lúa, rau đậu các loại… Riêng vụ đông xuân 1961 – 1962, xã đã vận động quyên góp được 735 kg thóc và bắp để làm giống, 173 kg đậu để làm giống, 1.368 công trâu bò làm tập thể… Phong trào xây dựng tổ đổi công được triển khai tích cực15, đến cuối năm 1963 xã thành lập được 2 tổ đổi công , đồ ng thời có lực lươ ̣ng thanh niên tiế n bô ̣ của xã làm nòng cốt phong trào nên phong trào tổ đổi công , bình công chấm điểm được thực hiện tương đối tốt. Phong trào tương trợ, giúp đỡ các gia đình khó khăn, neo đơn ngày càng được chú trọng, đã có nhiề u hô ̣ gia đinh chia sẻ lương thực cho các hô ̣ lúc khó khăn, chỉ ̀ tính riêng đợt cuối năm 1961 đầu năm 1962, xã đã vận động quyên góp được 2.307 kg thóc và bắp cho nhân dân vay ăn. Để tăng năng xuấ t cây trồ ng, xã đã thí điểm bón phân đa ̣m cho bắ p , đồ ng thời tich cực vâ ̣n đô ̣ng nhân dân ủ phân xanh , phân chuồ ng, bình ́ quân một ố ng giố ng bón đươ ̣c 15 - 17 điu phân..., nhờ đó trong năm xã không phải đề ̣ nghị Nhà nước hỗ trơ ̣ cứu đói lương thực. Tuy nhiên, do công tác quản lý không tố t, cán bô ̣ xã không thâ ̣t sự gương mẫu nên không thu đươ ̣c thuế , không bán đươ ̣c thóc , bắ p cho Nhà nước , trong khi đó mô ̣t số hô ̣ dân bán sang bên kia biên giới , nhưng lanh đa ̣o ̃ Ủy ban hành chính xã không có biện pháp giải quyết kịp thời . Trước tinh hinh đó , ̀ ̀ huyê ̣n đã chỉ đa ̣o tổ công tác của huyện trực tiế p về xã làm viê ̣c và chấ n chinh ổ n đinh ̉ ̣ tình hình. Trong giai đoạn này, chi bộ đảng đã thực hiện nghiêm túc chủ trương vận động nhân dân giảm diện tích trồng thuốc phiện, vì vậy Má Lé là xã giảm diện tích trồng nhiều nhất so với các xã khác trên địa bàn huyện, đánh giá của chi bộ: “tiến tới có thể 14 Trích báo cáo tổng kết công tác hợp tác hóa, kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ trong 35 xã khu Bắc huyện Đồng Văn năm 1962 – Tài liệu lưu trữ tại kho lưu trữ Huyện ủy Đồng Văn. 15 Đến hết năm 1962, trong 35 xã khu Bắc huyện Đồng Văn mới thành lập được 1 hợp tác xã Đồng Tâm ở xã Đồng Văn – theo báo cáo số 308/BC ngày 13/01/1963 của Huyện ủy Đồng Văn về Tổng kết tình hình mọi mặt năm 1962. 15
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định căn bản bỏ hẳn việc trồng thuốc phiện”. Để đạt được kết quả đó là do từ chi bộ, chính quyền xã, các tổ chức như mặt trận, thanh niên và phụ nữ được học tập kỹ, tự nguyện giảm diện tích và tích cực tìm các thứ hoa màu khác để thay thế. Đi sát với mọi tầng lớp nhân dân, có hướng vận động hẳn hoi, kiên quyết với những tên ngoan cố, lạc hậu. Về lâm nghiệp, được sự giúp đỡ trực tiếp của cục lâm nghiệp tỉnh, huyện Đồng Văn cử cán bộ xuống xã phối hợp tổ chức đi khoanh vùng diện tích rừng, đồng thời cử cán bộ đi nghiên cứu rừng cây, kết quả phát hiện được cây hạt dẻ phù hợp với điều kiện địa phương, tổ công tác đã nhận xét về cây hạt dẻ “là loại cây có nhiều mà lại là loại cây lấy gỗ rất tốt, quả có nhiều chất bột quý như lương thực, địa phương sẵn có mà ta chưa tích cực trồng…”. Cũng trong năm 1963, việc trồng cây công nghiệp có sự lãnh đạo quyết liệt của huyện, của chi bộ nên xã Má Lé đã trồng được một diện tích cây sở tương đối lớn và là một trong những xã trồng nhiều nhất huyện, tổng số 27.867 cây, trồng trên 6 quả đồi, và phục hồi được 5.998 cây. Qua việc triển khai trồng cây sở, địa phương đã rút ra kinh nghiệm đó là “trồng cây sở vào dịp tháng 6 có mưa nhiều thì tỷ lệ sống cao, chắc chắn hơn trồng vào dịp tháng giêng, tháng hai”. Về chăn nuôi đã được chú trọng phát triển, tính trung bình mỗi h ộ nuôi được 1,4 con trâu và bò cơ bản đáp ứng đủ sức cày kéo và cung cấp được lượng phân bón cho cây trồng; đàn lợn bình quân mỗi hộ có 2 con, là xã có tỷ lệ nuôi lợn cao trong huyện. Tuy nhiên, nhiều hộ làm đám ma, đám cưới xin giết mổ một con nhưng đã giết mổ đến 4-5 con, nên tổng đàn gia súc không tăng so với kế hoạch giao. Tiểu thủ công nghiê ̣p , xã đã vận động xây dựng được 4 lò ngói phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn xã , kết quả đó đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận nhân dân. Công tác văn hóa - giáo dục ở địa bàn xã Má Lé giai đoạn này nhìn chung chưa được sự quan tâm đúng mức, phong trào bình dân học vụ từ những năm 1959 – 1960 được triển khai nhưng đa phần người dân đã bị tái mù chữ. Giai đoạn 1961 – 1965 công tác giáo dục có nhiều chuyển biến, xã đã mở được lớp vỡ lòng, lớp 1, lớp 2. Tổ cải cách dân chủ ở xã đã tổ chức dạy được 1 lớp xóa mù chữ với 25 học viên. Về văn hóa - văn nghệ, xã không thành lập được đội văn nghệ, vì vậy cũng không có kế hoạch hoạt động, xong trước các buổi học tập chính sách, một số anh chị em biết thổi khèn, hát… đã thể hiện những điệu khèn, tiếng hát để nhân dân được giải trí. Các ngày lễ, tết xã đã trưng tập lực lượng này để biểu diễn góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Công tác y tế đươ ̣c triể n khai tích cực , cán bộ trạm xá xã đã cùng với y tế của huyện triển khai phun thuốc khử trùng, tiêu độc tới 100% nhà ở các hộ dân, chuồng trại, nhà vệ sinh. Quá trình phun thuốc cán bộ y tế đã tổ chức tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, nên nhân dân đã có ý thức tin tưởng vào khoa học, biết dùng thuốc. Bên cạnh đó các ngành, đoàn thể xã tích cực vận động nhân dân ăn ở hợp vệ sinh, thực hiện vệ sinh cá nhân… Tuy nhiên, phong trào được triển khai rộng rãi nhưng chưa thực sự hiê ̣u quả, 16
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định phong trào làm hố xí , hố ủ phân triể n khai không quyế t liê ̣t nên viê ̣c ăn ở của người dân không đảm bảo vê ̣ sinh, mô ̣t số người dân bi ̣mắ c bê ̣nh như tiêu chảy , kiế t ly.̣ Điển hình vào những tháng đầu năm 1962 tại địa bàn xã Má Lé và Lũng Cú đã xảy ra dịch kiết lỵ trên diện rộng, sau đó dịch đã được khống chế và dập tắt… cán bộ y tế của xã duy trì 1 y tá và một vệ sinh viên ở thôn bản. Phong trào quần chúng bảo vệ trị an được chi bộ quan tâm, xã đã thành lập được Ban bảo vệ trị an gồm 5 thành viên, do 1 Ủy viên Ủy ban làm Trưởng ban, Trưởng công an làm Phó ban, các thành viên gồm: Quân sự, Bí thư đoàn Thanh niên, Chủ tịch Phụ nữ. Đồng thời chỉ đạo thành lập tổ bảo vệ trị an được 9 tổ/9 thôn, thành phần gồm Tổ trưởng tổ sản xuất hoặc Trưởng thôn và Công an, Dân quân tại tổ sản xuất, thôn. Sau khi thành lập được Ban bảo vệ trị an ở xã và Tổ bảo vệ trị an ở tổ sản xuất, thôn bản, chi bộ xã đã chỉ đạo xây dựng quy ước, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, lịch sinh hoạt định kỳ vì vậy hoạt động của Ban và Tổ đã đi vào nề nếp, ý thức cảnh giác và tinh thần hăng hái của anh em rất rõ. Đặc biệt, giai đoạn này, công an viên và dân quân phát hiện những tên phản động xuất hiện ở địa phương đã tự tập hợp nhau đi bắt. Có một vài tên phản động nói là “bây giờ ở đây không được, cán bộ đông, dân quân, công an nó lùng sục nhiều, phải chạy sang bên kia biên giới ở”, có tên chạy sang bên kia biên giới rồi phải ra hàng ở bên bạn, như tên Thào Nhè Chính. Cũng trong năm 1962, dân quân Má Lé đã bắt được một số tên phản động cách mạng Trung Quốc đã lẩn trốn ở địa bàn từ lâu nhưng nhiều người không biết, sau khi bắt ta đã trao trả cho nước bạn xử lý. Từ năm 1963 trở đi, phong trào bảo vệ trị an được phát động rộng rãi trong quần chúng; gắn liền với nhiệm vụ phòng chống gián điệp, biệt kích, sẵn sàng đối phó với chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, công tác huấn luyện cho dân quân được quan tâm, xã đã tổ chức luyện tập báo động cả trong nhân dân, đánh giá chất lượng dân quân giai đoạn này đạt khá. Tháng 8 năm 1964, Đảng bộ huyện Đồng Văn tiến hành Đại hội lần thứ IV. Đại hội đã xác định phương hướng nhiệm vụ chủ yếu của Đảng bộ trong giai đoạn này là: tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và an ninh - quốc phòng để Đồng Văn cùng với các địa phương trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chi bộ Đảng xã Má Lé đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, chỉ đạo các thôn, bản xây dựng và hoàn thiện Hợp tác xã nông nghiệp, vì theo quan niệm của Đảng ta lúc đó, xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp là xây dựng quan hệ sản xuất mới XHCN, cho nên bằng bất kỳ giá nào cũng phải thực hiện bằng được mô hình Hợp tác xã, mô hình làm ăn tập thể ở nông thôn. Trong thực tế, xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp là một nội dung quan trọng của cuộc cải cách dân chủ, xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất ở nông thôn. Từ đây, phong trào xây dựng Hợp tác xã bắt đầu triển khai tại xã Má Lé, tuy nhiên bước đầu có nhiều khó khăn nhất định, do nhận thức của người dân, nhưng quan trọng nhất là trình độ, năng lực của cấp ủy, chính quyền xã, đặc biệt là Chủ nhiệm và kế toán hợp tác xã 17
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định nên phong trào xây dựng hợp tác xã tại xã Má Lé chưa phát triển, chủ yếu hình thành tổ đổi công chiếm trên 60% số hộ, trong đó có một số tổ lên bình công chấm điểm. Cũng trong năm 1964, sau khi chi bộ xã Vần Chải xây dựng thành công chi bộ 4 tốt, chi bộ Má Lé đã đăng ký với Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng chi bộ 4 tốt và đạt kết quả, được huyện biểu dương. Cuối năm 1964, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở miền Nam bị phá sản, chúng chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam, phát động chiến tranh phá hoại miền Bắc. Ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ cho máy bay, tàu chiến đánh phá miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng CNXH và ngăn chặn miền Bắc chi viện cho miền Nam. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9, khóa III (5/1965) đã quyết định chuyển hướng hoạt động kinh tế - xã hội của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến. Nhiệm vụ của miền Bắc lúc này là vừa xây dựng CNXH, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và chi viện cho cách mạng miền Nam. Trải qua thời kỳ cải tạo và xây dựng CNXH, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, nhân dân các dân tộc xã Má Lé đã giành được những thắng lợi to lớn trên nhiều mặt. Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, quốc phòng - an ninh được củng cố vững chắc. Trong công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH đã xoá bỏ về cơ bản tàn tích của chế độ Thổ ty, Bang tá phong kiến, từng bước xây dựng thành công chính quyền dân chủ nhân dân , xây dựng con người mới XHCN; tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và lực lượng dân quân, du kích được củng cố vững mạnh. 2. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, nhân dân xã Má Lé tích cực sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần chi viện cho tiền tuyến đánh Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1965 - 1975) Bước sang năm 1965, máy bay Mỹ liên tục do thám bầu trời Hà Giang, thả tuyền đơn tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng. Ngày 10/8/1965, máy bay Mỹ bắn phá cầu Vĩnh Tuy làm một số thường dân chết và bị thương, quân dân Hà Giang trực tiếp đương đầu với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Từ khi đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh đánh phá miền Bắc và Hà Giang, bọn phản động bắt đầu ngóc dậy chống lại chính quyền, chúng vừa công khai, vừa ngấm ngầm tuyên tuyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Tại địa bàn Má Lé, bọn phản động cũ từ năm 1959 chưa chịu cải tạo cùng với bọn địa chủ, phú nông định ngóc đầu dậy, chúng lợi dụng những khó khăn của nhân dân và Nhà nước ta để phản tuyên truyền, nói xấu chế độ, gây hoang mang trong nhân dân và phá hoại phong trào hợp tác xã của nông dân, chúng tuyên truyền “Mỹ chiếm nước rồi, nuôi trâu bò ít thôi, sắp loạn đến nơi rồi”, chúng còn xuyên tạc chính sách nghĩa vụ quân sự, phong trào thanh niên 3 sẵn sàng, phụ nữ 3 đảm đang, chúng nói rằng “phụ nữ rồi cũng phải đi bộ đội…”. 18
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định Trước tình hình đó, Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 22/10/1965 đã nhận định: Đồng Văn là vùng còn nhiều cơ sở xã hội do bọn phản động hoạt động. Tại các xã Phố Là, Sủng Cháng, Lũng Cú, Má Lé… còn nhiều tên đặc vụ hoạt động, nhiều tên không chịu cải tạo sau vụ bạo loạn năm 1959, là nơi có một số tên quan lại, thổ ty chạy theo Pháp năm 1954. Như vậy Đồng Văn là vùng quan trọng, có điều kiện thuận lợi để đế quốc Mỹ thả biệt kích, gián điệp xuống móc nối với bọn phản động ở địa phương chống lại cách mạng. Xuất phát từ nhận định trên, chủ trương biện pháp của ta là: - Tập trung lực lượng điều tra, xác minh và kết luận để kịp thời chấn áp khi chúng chưa kịp gây bạo loạn. - Tích cực phát động quần chúng nhân dân vận động, tố giác bọn phản động, tham gia giữ gìn trật tự an ninh thôn bản, luôn cảnh giác không mắc mưu kẻ xấu. - Khẩn trương tiến hành cải tạo các phần tử nguy hiểm. Lấy xã Lũng Cú làm thí điểm cải tạo tại chỗ để nhân rộng ra các địa phương khác. Tỉnh ủy giao trách nhiệm cho Huyện ủy Đồng Văn và Đảng ủy Công an vũ trang mở cuộc phát động bảo vệ trị an ở 2 xã Lũng Cú và Má Lé. Với các biện pháp trên, được sự giúp đỡ của tỉnh, của huyện, chi bộ xã Má Lé đã tập trung lãnh đạo nhanh chóng dập tắt các ổ nhóm phản động, thường xuyên tổ chức kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu, ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép, tuần tra biên giới, giải quyết tốt các trường hợp xâm canh, xâm cư, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia Đầu tháng 5/1967, chi bộ xã Má Lé tổ chức Đại hội, đồng chí Vừ Mí Sính được Đại hội bầu làm Bí thư chi bộ (không xác định được các kỳ Đại hội từ khi thành lập chi bộ đến năm 1967; kỳ Đại hội tháng 5/1967 không xác định được có bao nhiêu đảng viên). Chi bộ xác định: chuyển hướng xây dựng kinh tế sang điều kiện có chiến tranh, tăng cường khả năng quốc phòng - an ninh bảo vệ hậu phương, chi viện sức người, sức của cho tiề n tuyến đánh Mỹ; ổn định đời sống nhân dân và xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, sẵn sàng chiến đấu đánh thắng chiến tranh phá hoại của địch. Phong trào xây dựng Hợp tác xã ở xã Má Lé giai đoạn này bắt đầu được tập trung chỉ đạo, triển khai, đến cuối năm 1965 xã xây dựng được 1 hợp tác xã16 và một số tổ đổi công, trong đó có 2 tổ lên bình công chấm điểm. Việc xây dựng Hợp tác xã là hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nông dân, vì nó xóa bỏ được chế độ bóc lột ở nông thôn; người dân được giải phóng, trở thành người chủ ruộng đất, làm chủ xã hội; do đó chủ trương xây dựng Hợp tác xã của Đảng được nông dân nhiệt tình hưởng ứng, tự nguyện đem ruộng đất, trâu, bò vào làm ăn tập thể trong Hợp tác xã. Đây là một cố gắng rất lớn và là thắng lợi quan trọng của Chi bộ Má Lé đã đạt được, bởi vì 16 Toàn huyện Đồng Văn đến cuối năm 1965 có 32 hợp tác xã, bao gồm 25 hợp tác xã mới và 7 hợp tác xã cũ, với 887 hộ tham gia, chiếm 17% số hộ nông dân trong toàn huyện, so với kế hoạch Tỉnh giao vượt 170% - theo báo cáo của Ủy ban Hành chính huyện Đồng Văn tại kỳ họp thứ 3 HĐND huyện khóa III, năm 1965. 19
- Truyền thống CM của Đảng bộ và nhân xã Má Lé (1961-2018)- đã thẩm định Má Lé là địa bàn xa xôi, hẻo lánh, trình độ dân trí thấp, tư tưởng của hầu hết quần chúng đều sợ lên hợp tác xã, khả năng lãnh đạo, quản lý của hợp tác xã còn kém, nhất là khâu cán bộ quản trị và kế toán. Nhưng chi bộ đã tin tưởng vào quần chúng và làm được nguyện vọng của quần chúng, chi bộ đã có những chủ trương rất mạnh dạn, vận dụng linh hoạt những nguyên tắc cơ bản về xây dựng hợp tác xã, áp dụng vào thực tiễn địa bàn Má Lé, vì vậy phong trào hợp tác xã từ đây bắt đầu phát triển mạnh. Đặc biệt, chi bộ đã vận động được cả các hộ là địa chủ, phú nông tham gia vào hợp tác xã. Hưởng ứng cuộc vận động “Cải tiến quản lý Hơ ̣p tác xã , cải tiến kỹ thuật, phát triển nông nghiệp mạnh mẽ và vững chắc” và cuộc vận động “Nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế, tài chính, chống tham ô, lãng phí, quan liêu” do Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Tỉnh ủy đề ra, Chi bộ Đảng đã tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân đường lối chủ trương, quan điểm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy, nhằm làm cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, điều kiện thuận lợi, khó khăn của địa phương. Từ đó tăng cường đoàn kết, nâng cao ý chí chiến đấu và niềm tin tưởng ở thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ ở miền Nam. Thông qua đó, Chi bộ Đảng xã đã chỉ đạo gắn việc xây dựng Hợp tác xã với phong trào thi đua sản xuất nhằm ổn định đời sống nhân dân và hoàn thành nghĩa vụ lương thực, thực phẩm đối với Nhà nước. Trong thời gian này, Hợp tác xã nông nghiệp từng bước được củng cố, hoàn thiện, là nhân tố chủ đạo thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển, toàn xã có trên 90% số hô ̣ nông dân lao đô ̣ng đi vào làm ăn tập thể xã hội chủ nghĩa. Đây là mô ̣t thắ ng lơ ̣i lich sử , nói lên kết quả to lớn mà dưới sự lãnh đạo của ̣ Đảng bô ̣ huyê ̣n và sự lãnh đạo của chi bô ̣ đảng xã Má Lé đã đa ̣t đươ ̣c. Trong phát triển kinh tế, Chi bộ đã tập trung lãnh chỉ đạo việc hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp, phát triển nông nghiệp toàn diện, chú trọng phát triển cây hoa màu, chăn nuôi, cây công nghiệp và lâm nghiệp. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chi bộ đảng, sản xuất trên địa bàn xã được đẩy mạnh và phát triển, lượng phân bón cho cây trồng được chú trọng hơn, bình quân 1 kg ngô giống bón 16 địu phân, lúa bón 5 tấn phân /ha vì vậy năng suất ngô đa ̣t 11 đến 12,5 tạ/ha, lúa ruộng đạt 18 tạ/ha. Đặc biệt giai đoạn này, chi bộ đã tập trung chỉ đạo nhân dân trồng xen canh các loại cây rau đậu với bắp, có năm triển khai trồng xen canh khoai lang với bắp cho năng xuất cao, vì vậy đời sống của xã viên các tổ đổi công và Hợp tác xã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, người dân chưa tận dụng được phân xanh, việc bón phân đạm chưa trở thành phong trào rộng rãi nhằm tăng năng xuất cây trồng. Bắt đầu từ năm 1965, xã triển khai trồng su hào lấy giống, ngay trong năm đầu tiên triển khai trồng đã thu hoạch được 2.000 kg, vượt chỉ tiêu huyện giao. Từ năm 1965 trở đi, mỗi năm xã triển khai trồng và cho thu hoạch được từ 1.900 kg đến 2.700 kg hạt, kết quả đó đã góp phần cho bà con nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Dưới sự chỉ đa ̣o của Ban Chấ p hành Đảng bô ̣ huyê ̣n , Chi bộ đã lãnh đạo triể n khai phong trào 3 chuồ ng: mỗi hơ ̣p tác xã có 1 nhà kho chứa phân ; đô ̣i sản xuấ t có 1 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngam La (1945-2020): Phần 1
54 p | 9 | 5
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961-2018): Phần 1
45 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của phụ nữ tỉnh Bình Thuận (1930-2000): Phần 1
123 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Du Già (1945-2018): Phần 1
74 p | 4 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lâm Thượng (1945-2010): Phần 1
26 p | 11 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018)
144 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giàng Chu Phìn (1961-2018): Phần 2
119 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 2
152 p | 5 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pải Lủng (1961-2020): Phần 1
56 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 2
131 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 1
60 p | 7 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lùng Tám (1961-2015)
144 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thài Phìn Tủng (1961-2020)
110 p | 3 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Là giai đoạn (1945-2018)
95 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 1
70 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đạo Đức (1945-2015): Phần 1
82 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xín Chải (1962-2015)
141 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phương Tiến (1957-2017)
86 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn