intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Mậu Long (1997-2020): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Mậu Long (1997-2020): Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân các dân tộc Mậu Long thời kỳ trước năm 1997. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Mậu Long (1997-2020): Phần 1

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN MINH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ MẬU LONG * TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ MẬU LONG (1997 - 2020) ---o0o--- Xuất bản năm 2021 1
  2. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Mậu Long là xã vùng cao núi đất thuộc huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm huyện 32 km về phía Đông. Nhân dân các dân tộc Mậu Long giàu lòng yêu nước, có truyền thống đoàn kết, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống thiên tai và giặc ngoại xâm. Trong các giai đoạn lịch sử, nhân dân các dân tộc Mậu Long đều có những đóng góp xứng đáng vào thành tích chung của địa phương và đất nước. Trước năm 1997, vùng đất Mậu Long ngày nay thuộc xã Mậu Duệ, Ngọc Long và Ngam La. Năm 1997, xã Mậu Long được chính thức thành lập, tổ chức Đảng của địa phương ra đời, gánh vác trọng trách lịch sử, lãnh đạo nhân dân các dân tộc tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Trải qua hơn 20 năm thành lập (1997 - 2020), với truyền thống cần cù lao động, quyết tâm không cam chịu đói nghèo, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ xã (1997 - 2000), Đảng bộ xã (từ năm 2000), nhân dân các dân tộc xã Mậu Long đã kề vai sát cánh, chung sức đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Từ địa phương nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở hạ tầng còn nhiều thấp kém, Mậu Long đã có bước trưởng thành về mọi mặt. Cơ sở hạ tầng từng bước được quan tâm đầu tư. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng lên. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã 3
  4. hội được giữ vững. Hệ thống chính trị từ xã đến thôn bản thường xuyên được củng cố, kiện toàn, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Nhằm ghi lại những chặng đường đã qua, thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII), Kế hoạch số 342- KH/TU ngày 02/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Minh, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Mậu Long khóa IV (nhiệm kỳ 2015 - 2020) và khóa V (nhiệm kỳ 2020 – 2025) quyết định tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Mậu Long (1997 - 2020)”. Nội dung cuốn sách phản ánh chân thực quá trình ra đời, đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc xã Mậu Long dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các giai đoạn lịch sử; góp phần giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, phát huy truyền thống cách mạng, sự tin tưởng vào đường lối đúng đắn của Đảng cho toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc Mậu Long ngày nay và các thế hệ mai sau, tạo tiền đề phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương. Trong quá trình thực hiện, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Mậu Long nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban 4
  5. Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang, Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Minh, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Yên Minh, cán bộ lãnh đạo xã Mậu Duệ, Ngọc Long, Ngam La qua các thời kỳ, sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã. Tuy nhiên, không gian và thời gian được đề cập trong cuốn sách là rộng lớn, các sự kiện lịch sử diễn biến phong phú, do đó không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Mậu Long mong nhận được những ý kiến đóng góp cả về nội dung và hình thức của bạn đọc để khi có điều kiện tái bản cuốn sách sẽ đầy đủ hơn. Trân trọng cảm ơn! T/M BCH ĐẢNG BỘ XÃ MẬU LONG Bí thư Giàng Mí Sùng 5
  6. Phần một KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC MẬU LONG THỜI K T ỚC NĂM 1997 I. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CON NG ỜI Mậu Long là xã vùng cao núi đất của huyện Yên Minh, cách trung tâm huyện 32 km về phía Đông. Phía Đông giáp xã Nậm Ban (huyện Mèo Vạc); phía Tây giáp xã Mậu Duệ và xã Ngam La; phía Nam giáp xã Lũng Hồ và xã Ngọc Long; phía Bắc giáp xã Lũng Phìn (huyện Đồng Văn). Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.734,29 ha(1), trong đó đất sản xuất nông nghiệp 2.335,07 ha, đất lâm nghiệp 2.211 ha, đất trồng lúa 164 ha, đất chuyên dùng 98,54 ha và đất ở 45,5 ha. Xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi núi cao liên tiếp, độ dốc lớn, diện tích đồi núi chiếm trên 90%. Yếu tố địa hình ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội giữa địa phương với các xã lân cận. Về thổ nhưỡng, đất đai ở Mậu Long chủ yếu là đất feralit, được hình thành từ 2 nguồn gốc đó là do (1) Theo số liệu năm 2020. 6
  7. phong hóa tại chỗ từ đá mẹ và đất bồi tụ do xói mòn rửa trôi tạo nên. Đất đai ở Mậu Long tương đối màu mỡ, phù hợp trồng rừng sản xuất, cây lương thực (lúa, ngô), cây công nghiệp (chè, đậu tương, sắn...), cây ăn quả (đào, lê, mận, hồng, dưa hấu...) và trồng nhiều loại dược liệu quý hiếm. Ngoài ra, diện tích đất canh tác hàng năm có thể mở rộng, nếu như xây đủ hệ thống ống dẫn nước và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, có thể chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và đầu tư thâm canh tăng vụ trên diện tích đất trồng cây hàng năm. Về khí hậu, Mậu Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình khoảng 230C. Độ ẩm khoảng 80%. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm. Xét về lượng mưa, khí hậu của xã được chia thành 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, kèm gió mùa Đông Nam với đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều (tập trung trên 80% lượng mưa cả năm). Do yếu tố địa hình, nên hàng năm đến mùa mưa thường gây sạt lở, sói mòn, làm ách tắc giao thông ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trùng với gió mùa Đông Bắc, với đặc điểm là lạnh, ít mưa, khô hanh. Đôi lúc xuất hiện thời tiết cực đoan như sương muối, sương mù, băng, tuyết, rét đậm, rét hại, mưa đá... Về nguồn nước, trên địa bàn xã có sông Nhiệm chảy từ Mậu Duệ qua địa bàn xã rồi sang huyện Mèo 7
  8. Vạc, ngoài ra còn có các con suối, khe nước chảy tự nhiên. Tuy nhiên, lưu lượng nước của các con sông, suối, khe nước thấp, bị khô cạn nhanh sau mưa, nên nguồn nước phục vụ đời sống và nước tưới tiêu cho sản xuất còn hạn chế, gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt của nhân dân và sự phát triển của cây trồng, vật nuôi. Tài nguyên rừng của xã trước kia khá phong phú và đa dạng với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, trải qua quá trình khai thác và sử dụng không hợp lý, rừng đã bị cạn kiệt về động thực vật. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương phủ xanh đất trống đồi núi trọc của Chính phủ, xã tiến hành khoanh nuôi, bảo vệ và chăm sóc rừng, góp phần trả lại màu xanh cho đất và nâng độ che phủ rừng. Do đặc điểm của kiến tạo địa chất, trên địa bàn hình thành hang động tự nhiên, trong đó có hang Nà Luông - một trong những hang động đẹp nhất tỉnh Hà Giang. Hang được phát hiện lần đầu tiên năm 2010 trong trạng thái nguyên sơ, chưa có tác động của con người; có độ cao khoảng 15 m, rộng 30 m, có nhiều nhánh rẽ đi vào sâu trong lòng núi, với nhiều nhũ đá có hình thù khác nhau, đây cũng là nơi trú ngụ của hàng ngàn con dơi, sống thành bầy từ nhiều năm nay. Theo người dân địa phương cho biết, nơi đây có 7 hang động độc lập gần nhau, ngoài ra còn nhiều hang khác, tạo thành một quần thể hang động sinh thái. Hang có diện tích khá rộng, được ví như “kiệt tác của thiên nhiên” với 8
  9. hệ thống nhũ đá đồ sộ, vẻ đẹp lung linh, huyền bí, tạo cho người xem có những liên tưởng phong phú. Từ khi được công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia (năm 2014), tỉnh và huyện đã đầu tư, bảo tồn, xây dựng danh lam thắng cảnh hang Nà Luông trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách khi đến với Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Tóm lại, Mậu Long là địa phương có tiềm năng về kinh tế nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, vì là một xã vùng sâu, vùng xa, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh nên điều kiện đi lại, phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. Tài nguyên khoáng sản không nhiều, đất đai tuy rộng lớn và khá phì nhiêu nhưng những khu vực bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất ít, phân tán. Những khu vực có độ dốc cao chiếm diện tích lớn cũng gây khó khăn không nhỏ trong việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương. Điều này đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã cần phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa trong việc khắc phục những khó khăn, trở ngại của tự nhiên, đồng thời tìm ra một hướng phát triển thích hợp cho mình. Trước đây, vùng đất xã Mậu Long ngày nay thuộc 3 xã Ngọc Long, Mậu Duệ và Ngam La. Năm 1997, thực hiện Nghị định số 08-CP ngày 29/01/1997 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã thuộc các huyện Yên Minh, Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Theo đó, xã Mậu Long được thành lập trên cơ 9
  10. sở thôn Bản Khoang của xã Mậu Duệ (với 6.209,3 ha diện tích và 1.897 nhân khẩu), 5 thôn của xã Ngọc Long (Ngàm Án, Khau Cùa, Lũng Màng, Hạt Trả và Khau Nhang) với 862,50 ha diện tích tự nhiên và 1.331 nhân khẩu) và diện tích, dân số thôn Lầu Khắm của xã Ngam La2. Tại thời điểm thành lập, xã Mậu Long có diện tích 7.071,8 ha, 471 hộ với 3.669 nhân khẩu, sinh sống tại 14 thôn: Nà Tườm, Hạt Trả, Nà Liêu, Nà Đé, Hạt Đạt, Ngàm Án, Lũng Màng, Bản Mà, Nà Mòn, Khau Cùa, Khau Nhang, Nà Luông, Bản Khoang, Lầu Khắm. Mặc dù địa danh Mậu Long mới xuất hiện khoảng hơn 20 năm gần đây, nhưng lịch sử hình thành các thôn trong xã đã có từ lâu. Thời điểm năm 1945, về cơ bản các thôn trên địa bàn Mậu Long ngày nay đã hình thành các điểm quần cư cố định. Thôn Bản Khoang là một thôn lớn thuộc xã Mậu Duệ, với các xóm: Nà Tườm, Nà Mòn, Nà Liêu, Nà Luông, Bản Mà, Bản Khoang, Bản Sẩu (nay là xóm Tà Chủ); các thôn Khau Cùa, Lũng Màng, Hạt Trả và Khau Nhang lúc đó thuộc xã Ngọc Long về cơ bản cũng đã được xác lập; thôn Lầu Khắm cũng đã tồn tại từ trước khi Cách mạng tháng Tám năm 1945. Năm 2009, được sự nhất trí của cấp trên, xã thành lập thôn Tà Chủ trên cơ sở tách từ thôn Hạt Đạt; thành lập thôn Nà Mu trên cơ sở tách từ thôn Bản Mà, thành (2) Tên gọi xã Mậu Long được đặt bởi tên đầu của xã Mậu Duệ kết hợp với tên cuối của xã Ngọc Long. 10
  11. lập thôn Mùa Lệnh trên cơ sở tách từ thôn Nà Đé, thành lập thôn Khuôn Vình trên cơ sở tách từ thôn Bản Khoang. Đến năm 2020, sau hơn 20 năm thành lập, xã Mậu Long có 1.219 hộ với 6.669 nhân khẩu, sinh sống ở 18 thôn, bao gồm: Nà Tườm, Hạt Trả, Nà Liêu, Nà Đé, Hạt Đạt, Ngàm Án, Lũng Màng, Bản Mà, Nà Mòn, Khau Cùa, Khau Nhang, Nà Luông, Bản Khoang, Lầu Khắm, Nà Mu, Mùa Lệnh, Khuôn Vình, Tà Chủ. Toàn xã có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Mông chiếm hơn 60%, còn lại là các dân tộc khác như: Giấy, Tày, Dao, Cờ Lao, Pu Péo, Cao Lan... Trải qua quá trình hình thành và phát triển, nhân dân các dân tộc Mậu Long đã tạo nên nền văn hóa đa dạng và phong phú. Mỗi dân tộc đều mang một bản sắc văn hóa riêng, được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ, thể hiện rõ nét trong các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, cuộc sống sinh hoạt của đồng bào. Những nét đẹp đó góp phần tạo sức hấp dẫn cho vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Dân tộc Tày, Dao, Giấy ở nhà sàn 4 mái. Dân tộc Mông ở nhà Trình tường. Trang phục truyền thống dân tộc Mông, Tày, Dao, Giấy mặc áo vải màu chàm. Tín ngưỡng của các dân tộc là “vạn vật hữu linh”, thờ cúng tổ tiên. Những câu tục ngữ, ca dao, những truyện cổ tích, thần thoại giải thích nguồn gốc dân tộc, phản ánh khát vọng cuộc sống, những bài hát ca ngợi quê hương, những bài hát đối, hát giao duyên của 11
  12. dân tộc, hay các lễ hội xuân, tết, lúa mới của dân tộc Tày, dân tộc Dao... và những đường nét hoa văn tinh xảo trên trang phục, đồ trang sức của dân tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Tày thể hiện sinh động đặc sắc, phong phú đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc trên địa bàn xã. Trải qua các cuộc kháng chiến, nhân dân địa bàn Mậu Long luôn phát huy cao độ truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, góp phần đóng góp sức người, sức của, kề vai sát cánh cùng nhân dân trong huyện, tỉnh, chiến đấu với kẻ thù chung, góp phần công sức nhỏ bé vào sự nghiệp chung của dân tộc. Đặc biệt trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, nhân dân các dân tộc xã Mậu Long đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, tích cực đóng góp sức người, sức của, góp phần đánh bại cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. Nhân dân trên địa bàn Mậu Long đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động. Đã bao đời nay đồng bào các dân tộc xã Mậu Long cư trú theo quan hệ huyết thống hoặc sống xen kẽ với nhau. Dân tộc Tày sống ở vùng thung lũng thấp; dân tộc Dao sống ở núi đất, đồi gần các khe suối, khe nước; dân tộc Mông sinh sống và canh tác chủ yếu ở đồi núi đá... Trải qua nhiều năm tháng lao động sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi đã trở thành nghề chính của nhân dân. Để 12
  13. đảm bảo cho đời sống tự cung, tự cấp, nhân dân Mậu Long rất thành thạo và khéo léo trong nghề thủ công, trồng cây lanh dệt vải, nhuộm chàm tạo nên những bộ trang phục dân tộc tinh xảo và đẹp mắt. Những năm gần đây, đặc biệt từ khi thành lập xã (1997), được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với những chương trình phát triển kinh tế - xã hội phù hợp của địa phương, kinh tế của xã Mậu Long đã có những thay đổi rõ rệt; nhân dân phát huy tinh thần lao động cần cù, chịu khó, đẩy mạnh khai thác những yếu tố thuận lợi của tự nhiên gắn với áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, từng bước đưa xã Mậu Long vươn lên thoát nghèo. Trong cơ cấu kinh tế của xã, sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính. Ngoài cây lúa và cây ngô, trên địa bàn xã còn trồng một số loại cây khác như: cây công nghiệp (đậu tương, chè…), cây rau màu (bí, rau, đậu các loại), cây ăn quả (xoài, lê, mận, đào, hồng, dưa hấu…) và một số loại cây dược liệu quý hiếm. Về chăn nuôi, đồng bào các dân tộc trong xã chủ yếu phát triển đàn bò, trâu, dê và lợn để lấy thịt, sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất. Sau nhiều năm phát triển, hiện nay Mậu Long trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu huyện về đàn gia súc. Đây là niềm tự hào của địa phương. 13
  14. Do các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên nên một số sản phẩm nông nghiệp của xã có chất lượng cao như: nghệ củ, mật ong, cây xa nhân; cùng một số thực phẩm có nguồn gốc bản địa (thịt trâu, bò, dê và gia cầm…) đã được thị trường trong và ngoài xã biết đến, người tiêu dùng ưa chuộng. Đây là một trong những thế mạnh của xã trong việc phát triển kinh tế hàng hóa. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở Mậu Long nhìn chung chưa phát triển. Ngoài một số ngành, nghề truyền thống như rèn, đúc công cụ sản xuất, dệt vải lanh, thổ cẩm... trong những năm gần đây đã hình thành và phát triển thêm một số ngành nghề khác như sản xuất chế biến nông sản (xay xát ngô, lúa, chế biến chè), sản xuất gạch không nung, khai thác đá sản xuất vật liệu xây dựng, nhưng quy mô còn nhỏ, phân tán, năng lực sản xuất thấp. Trước năm 1997, hệ thống giao thông đường bộ của xã chưa phát triển, việc đi lại trên địa bàn xã rất khó khăn, toàn bộ các tuyến đường trong xã đều là đường mòn dân sinh đi bộ ngựa thồ với nhiều đoạn dốc đứng, trơn trượt nguy hiểm. Từ năm 1997, được sự đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, hệ thống giao thông của xã ngày càng phát triển. Trong đó quan trọng nhất là trục đường từ tỉnh lộ 176B đến trung tâm xã hiện nay đã được rải nhựa, 18/18 thôn đều có đường ô tô đến trung tâm. Ngoài ra còn có hệ thống giao thông liên 14
  15. thôn, tuy nhiên tỷ lệ cứng hóa còn thấp, vào mùa mưa đi lại còn gặp khó khăn. II. NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC MẬU LONG THỜI K T ỚC NĂM 1997 Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, địa bàn Mậu Long cũng như vùng cao nguyên đá Đồng Văn sống dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến thổ ty. Đời sống của nhân dân các dân tộc vô cùng khổ cực, lầm than; không có đủ cơm ăn, áo mặc, không được học hành, ốm đau không được chữa trị. Sản xuất nông nghiệp lạc hậu, đình đốn, giao thông đi lại khó khăn. Nạn đói hoành hành triền miên, nhiều người bị chết vì đói rét và bệnh tật. Có thể nói, địa bàn Mậu Long nói riêng và vùng cao nguyên đá Đồng Văn là nơi điển hình của đói khổ và lạc hậu. Tháng 8/1945 chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh; nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đã nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong phạm vi cả nước. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Cách mạng lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để nhanh chóng hợp pháp hóa bộ máy Nhà nước, thực hiện Sắc lệnh số 14-SL ngày 08/9/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Về việc mở cuộc tổng tuyển cử bầu 15
  16. Quốc dân Đại hội”, ngày 06/01/1946, cùng với nhân dân cả nước, cử tri trên địa bàn Mậu Long đã hăng hái, phấn khởi tham gia cuộc bầu cử Quốc hội khóa I và Hội đồng nhân dân các cấp. Trước nguy cơ chiến tranh không thể tránh khỏi, ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, phát động cả nước đoàn kết đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tiếp đó, đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập của đất nước. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Người, cả dân tộc Việt Nam đã một lòng đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong những năm 1946 - 1954, dưới chế độ mới, thực hiện chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc của Đảng, nhân dân các dân tộc địa bàn Mậu Long tích cực phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm để ổn định đời sống và đóng góp lương thực, thực phẩm cho kháng chiến; vận động tầng lớp trên giao một phần ruộng đất cho nông dân nghèo không có đất sản xuất. Qua đó, hàng chục héc-ta nương rẫy trên địa bàn Mậu Long trước kia bỏ hoang nay được phủ xanh bởi cây ngô, sắn, khoai và hoa màu. Công tác giáo dục bước đầu được hình thành, trên địa bàn Mậu Long đã mở các lớp bình dân học vụ tại các thôn bản. Cán bộ xã tích cực vận động nhân dân 16
  17. thực hiện “ăn chín uống sôi”, ngủ phải nằm màn, rời chuồng gia súc ra xa nhà, vệ sinh nhà cửa... Đời sống văn hóa tinh thần nhân dân được cải thiện, nhiều hủ tục lạc hậu được xóa bỏ, nếp sống mới dần hình thành. Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phát triển, động viên nhân dân hăng hái tăng gia sản xuất, đóng góp cho kháng chiến. Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, địa bàn Mậu Long có anh Vầy A Lo tham gia bộ đội3, hàng chục người đi dân công phục vụ các chiến dịch; nhân dân địa bàn Mậu Long đóng góp hàng trăm kilogam lương thực, thực phẩm cho kháng chiến. Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (ngày 07/5/1954) và ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (ngày 20/7/1954) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Bước vào giai đoạn mới, địa bàn Mậu Long có những thuận lợi cơ bản: Nhân dân các dân tộc vốn có truyền thống yêu nước, đoàn kết, dũng cảm, kiên cường 3 Đồng chí Vầy A Lo tham gia bộ đội và mất tích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. 17
  18. trong đấu tranh chống giặc. Quê hương được giải phóng, nhân dân được sống trong độc lập, tự do, có điều kiện để xây dựng quê hương, đất nước và xây dựng cuộc sống mới. Những truyền thống tốt đẹp đó tiếp tục được phát huy trong điều kiện mới. Tuy nhiên, sau giải phóng, giống như nhiều địa phương khác trên cả nước, địa bàn Mậu Long phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách: Trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chế độ phong kiến, hậu quả để lại rất nặng nề về mọi mặt. Là vùng thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, địa hình núi đá phức tạp, dân cư thưa thớt, giao thông chưa phát triển, trình độ dân trí thấp; kinh tế, văn hóa - xã hội thấp kém; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, một bộ phận nhân dân thiếu đói trầm trọng. Mặt khác tàn dư của xã hội cũ còn để lại nặng nề, các phần tử phản động vẫn còn lén lút hoạt động, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhân dân. Để nhanh chóng giải quyết nạn đói trước mắt, nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã được nhận phần lương thực cứu tế của Đảng và Nhà nước. Được sự chỉ đạo của huyện, nhân dân trên địa bàn Mậu Long tích cực trồng lúa, ngô, sắn, khoai, tận dụng từng mảnh đất quanh nhà để trồng màu. Sau một thời gian ngắn, tình hình sản xuất nông nghiệp ở Mậu Long đã có bước chuyển biến tích cực, diện tích ruộng đất canh tác đã 18
  19. tăng đáng kể, năng suất ngày càng tăng, nạn đói từng bước được đẩy lùi. Bước sang những năm 1958 - 1960, nhân dân địa bàn Mậu Long tiếp tục đẩy mạnh tăng gia sản xuất, khai phá nương hoang hóa, chọn từng hốc đá, mỏm núi để gùi đất trồng ngô, tận dụng từng khoảnh đất ven suối, khe nước để gieo trồng. Điều đáng chú ý là nhân dân đã tích cực tìm giống mới (chủ yếu là ngô) có năng suất cao để gieo trồng. Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đã có bước chuyển biến mới, diện tích ruộng nương tăng lên đáng kể, đời sống của đồng bào được cải thiện một bước, nạn đói được thu hẹp, nhân dân hăng hái đóng thuế cho Nhà nước. Trong giai đoạn này, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trên địa bàn Mậu Long tiến hành tuyên truyền, vận động các hộ gia đình đoàn kết xây dựng tổ đổi công, làm tiền đề để xây dựng hợp tác xã sau này. Nhân dân trên địa bàn Mậu Long đã được tổ chức quán triệt đầy đủ 3 nguyên tắc về thành lập tổ đổi công, đó là: Cùng có lợi, dân chủ và tự nguyện. Đến năm 1959 - 1960, trên địa bàn Mậu Long đã thành lập được hơn 10 tổ đổi công, thu hút 90% số hộ tham gia. Từ phong trào xây dựng tổ đổi công, nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau ngày công lao động, tiền vốn sản xuất, chăn nuôi. Các gia đình khó khăn, neo đơn được tổ đổi công giúp đỡ về 19
  20. công lao động, phương tiện cày kéo, nông cụ, vốn sản xuất, chăn nuôi. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), giáo dục phổ thông và phong trào bình dân học vụ, xóa mù chữ được đẩy mạnh hơn. Năm 1957, ở khu vực xã Ngọc Long và Mậu Duệ đã thành lập được trường Cấp I, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Tuy nhiên, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ việc dạy và học còn khó khăn, thiếu thốn, chất lượng giáo dục còn hạn chế. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú ý. Cán bộ y tế đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh như “ăn chín, uống sôi”, di chuyển chuồng trại chăn nuôi ra xa nhà, vệ sinh thôn bản, ốm đau phải dùng thuốc, không cúng bái… Các hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức, đem lời ca, tiếng hát động viên nhân dân lao động sản xuất, tích cực thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do bị tước đoạt quyền lợi chính trị, kinh tế, tầng lớp trên ở Đồng Văn đã cấu kết với các phần tử phản động cũ và bọn đặc vụ Tưởng Giới Thạch ra sức chống phá các chủ trương, chính sách của Đảng ta. Ngày 09/12/1959, cuộc bạo động phản cách mạng đã thực sự nổ ra. Trước tình hình đó, lực lượng của ta nhanh chóng hành quân lên Đồng Văn tiến hành chiến dịch dẹp bạo loạn. Dân quân, du kích các thôn bản trên địa bàn Mậu Long đã chủ động phối hợp cùng các đơn vị bộ đội và 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
30=>0