intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nàn Xỉn (1962-2015): Phần 2

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nàn Xỉn (1962-2015) phần 2 gồm các nội dung chính như sau: Chi bộ đảng xã Nàn Xỉn lãnh đạo nhân dân trong xã đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1976 – 1985); đảng bộ và nhân dân xã Nàn Xỉn trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 – 2015). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nàn Xỉn (1962-2015): Phần 2

  1. Chương III CHI BỘ ĐẢNG XÃ NÀN XỈN LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TRONG XÃ ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 1976 - 1985 1. Chi bộ Đảng xã Nàn Xỉn lãnh đạo nhân dân trong xã tích cực tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn (1976 – 1980). Với chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975, Miền Nam hoàm toàn giải phóng, non sông thu về một mối đã mở ra một bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Nhân dân xã Nàn Xỉn cùng với nhân dân trong huyện bắt tay xây dựng quê hương với niềm tin tưởng và lạc quan về tương lai tươi sáng của dân tộc. Song bên cạnh những thuận lợi ấy có không ít khó khăn do hậu quả chiến tranh, thiên tai, địch họa, cơ sở vật chất nghèo nàn, sản xuất tự cấp, tự túc và phương thức canh tác lạc hậu, điểm xuất phát lên chủ nghĩa xã hội thấp. Đế quốc Mỹ và các nước chư hầu cùng một lúc thực hiện chính sách bao vây, cấm vận toàn diện đối với nước ta như: Bao vây về kinh tế, cấm vận về chính trị, cô lập ngoại giao, đồng thời một số phản động âm mưu lái nước ta theo hướng lệ thuộc vào chúng… Trong bối cảnh đó, chi bộ xã Nàn Xỉn vẫn lãnh đạo nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực phấn đấu cùng nhân dân trong huyện, trong tỉnh và cả 84
  2. nước khắc phục khó khăn, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Dưới ánh sáng Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III, tháng 8/1975) chi bộ và nhân dân xã Nàn Xỉn đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành những nhiệm vụ đã đề ra. Nhiệm vụ hàng đầu của chi bộ là tập trung thực hiện Chỉ thị 208 1 của Ban Bí thư Trug ương Đảng, quyết định 61/CP của Chính phủ về tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý nông nghiệp, lấy cấp huyện làm địa bàn trung tâm, quy hoạch lại các hợp tác xã. Bước vào năm 1976, Chi bộ và nhân dân các dân tộc xã Nàn Xỉn với nhân dân trong huyện thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980). Đồng thời, đây cũng là năm mở đầu của thời kỳ xây dựng đất nước trong điều kiện hòa bình, thống nhất. Nhiều sự kiện trọng đại đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử dân tộc: Ngày 25/4/1976, cùng với cử tri cả nước, nhân dân các dân tộc xã Nàn Xỉn phấn khởi, vui mừng cầm lá phiếu bầu cử Quốc hội khóa VI - Quốc hội nước Việt Nam thống nhất. Thắng lợi cuộc bầu cử Quốc hội chung của cả nước biểu thị ý chí của toàn dân ta xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, là thắng lợi của lòng quyết tâm phấn 1 Chỉ thị 208-CT/TW, ngày 16/9/1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và cải tiến một bước quản lý nông nghiệp từ cơ sở theo hướng tiến lên sản xuất xã hội chủ nghĩa. 85
  3. đấu thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ xum họp một nhà”. Ngày 02/7/1976, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thủ đô là Hà Nội. Từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Lao động Việt Nam quyết định đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là những điều kiện thuận lợi căn bản để nhân dân xã Chí Cà cũng như nhân dân cả nước thực hiện kế hoạch 5 năm (1976-1980). Tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng tư tưởng văn hóa. Thực hiện Kế hoạch 5 năm (1976- 1980), nhân dân xã Nàn Xỉn phấn khởi đẩy mạnh thi đua sản xuất, giữ gìn trật tự trị an. Tuy nhiên hậu quả của chiến tranh để lại khá nặng nề, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, các nhu cầu bảo đảm cho sản xuất, sinh hoạt đang ngày càng trở nên bức xúc trong đời sống nhân dân. Trong hoàn cảnh đó, nhiệm vụ của Chi bộ xã Nàn Xỉn lúc này là phải tích cực thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống, hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Tháng 5/1976, Chi bộ đảng xã Nàn Xỉn tiến hành Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 1976 - 1978. Dự Đại hội có 14 đảng viên. Đại hội đã đánh giá các mặt hoạt động sau một năm cùng cả nước thống 86
  4. nhất đi lên chủ nghĩa xã hội và xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho những năm trước mắt. Nhiệm vụ hàng đầu là phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh, lấy cây lúa, cây ngô làm cây lương thực chủ lực, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, xây dựng phương án quy mô hợp tác xã những năm tới. Đại hội bầu Ban Chi ủy gồm 3 đồng chí, đồng chí Đỗ Xuân Ngà được bầu giữ chức vụ Bí thư Chi bộ, đồng chí Lù Tỉn Pháng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Chi bộ. Thực hiện Nghị quyết Đại hội, chi bộ đã tập trung lãnh đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phát động phong trào thi đua lao động sản xuất. Tuy nhiên vụ đông - xuân năm 1976-1977, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn: thời tiết không thuận lợi, rét đậm, rét hại kéo dài nên đã làm chết 50% diện tích mạ, gây thiệt hại lớn về giống, vốn và công lao động. Về chăn nuôi thiếu thức ăn tinh nên ảnh hưởng đến việc phát triển đàn lợn thịt, nhất là đàn lợn của tập thể. Trước tình hình đó, đầu năm 1977 chi bộ đã xây dựng kế hoạch, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về công tác quản lý tư liệu sản xuất, quản lý lao động, cải thiện và phát huy quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, phát động phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, nhằm phát huy tinh thần làm chủ tập thể, làm chủ xã hội, tăng cường công tác thủy lợi; phát triển 87
  5. phong trào khai hoang, làm nương bậc thang, làm phân xanh, thâm canh tăng vụ đối với cây trồng, tăng cường tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp thu giống mới có năng suất cao, hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nhờ đó, kết thúc năm 1977, trong mặt trận sản xuất nông nghiệp, xã đã triển khai và đạt được cả ba chỉ tiêu về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng, với tổng sản lượng lương thực đạt được 918 tấn, đạt 102,1% kế hoạch đề ra. Các loại cây trồng khác như chè, đậu tương và đàn gia súc tăng hơn năm 1976. Đời sống nhân dân được cải thiện, tình hình thiếu đói giảm hơn. Phong trào hợp tác háo nông nghiệp có nhiều cố gắng. Xã Nàn Xỉn là 1 trong 8 xã được Huyện Xín Mần tổ chức làm thí điểm lại sản xuất theo Chỉ thị 208 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chi bộ xã đã chỉ đạo 6 hợp tác xã nhỏ hợp nhất thành 2 hợp tác xã lớn. Qua đó, tình hình làm ăn trong hợp tác xã sau khi hợp nhất đã có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập của xã viên cũng tăng hơn trước. Tuy nhiên, các hợp tác xã chỉ quản lý ruộng lúa còn ngồ, đậu tương giao cho xã viên làm riêng dẫn đến tình trạng nhân dân thi nhau đi làm nương rẫy, bỏ bê ruộng đồng, số ngày công dành cho hợp tác xã thấp; khâu tài vụ không được thanh toán dứt điểm, dây dưa kéo dài từ năm này qua năm khác, làm cho quần chúng thiếu lòng tin. Trên lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, được sự chỉ đạo của tỉnh và huyện, xã tiếp tục vận động, chỉ đạo các hợp 88
  6. tác xã trồng mới và bảo vệ rừng theo quy hoạch của Nhà nước. Song, kết quả đạt được chưa cao do công tác quản lý chưa nghiêm, nhân dân đốt nương để lấy đất sản xuất, làm diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Công tác giáo dục, y tế, văn hóa được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thường xuyên và đạt được những kết quả tích cực, giáo dục phổ thông được củng cố, phong trào xóa mù chữ được duy trì đều đặn đã giúp huyện Xín Mần được công nhận cơ bản xóa mù chữ vào năm 1978. Năm học 1976-1977, từ lớp vỡ lòng đến lớp 4 có 105 học sinh. Duy trì sĩ số lên lớp đạt từ 70 đến 90%. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện một bước; các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được duy trì thường xuyên, đã có tác dụng cổ vũ tinh thần cho các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn. Công tác xây dựng Đảng tiếp tục được chú trọng, Chi bộ Đảng xã đã tích cực triển khai việc học tập Nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, kịp thời động viên tinh thần và tư tưởng để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; công tác phát triển đảng viên được triển khai, thực hiện tốt, chi bộ đã kết nạp được thêm 02 đảng viên mới. Chính quyền và các đoàn thể được củng cố và kiện toàn, hoạt động ngày càng hiệu quả. Cùng với công tác xây dựng đảng, củng cố chính quyền, lãnh đạo xây dựng kinh tế, ổn định đời sống 89
  7. nhân dân, Chi bộ đã tập trung lãnh đạo, thực hiện cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) một cách chặt chẽ, đúng trình tự, đúng pháp luật. Ủy ban nhân dân xã bắt tay vào củng cố nhiệm vụ chuyên môn, xác định rõ trách nhiệm quản lý theo từng công việc; cụ thể hoá các chủ trương của cấp ủy thành các kế hoạch, chương trình và tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Trong điều hành, quản lý, Ủy ban nhân dân xã hướng các chương trình, kế hoạch đảm bảo sự bình đẳng về pháp luật, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Đầu năm 1978, vấn đề người Hoa đã trở nên căng thẳng tại Xín Mần. Đêm 28/5/1978, người Hoa ở xã Xín Mần ồ ạt chạy sang Trung Quốc do Ly Ngán Dùng cầm đầu. Sau ngày đó, với một thời gian dài, người Hoa ở Bản Máy, Bản Pắng, mà chủ yếu là ở xã Xín Mần, qua lại tự do, gây tình hình lộn xộn. Trong lúc ta đang tập trung vận động người Hoa ở lại địa phương thì một bộ phận người Hoa ở Bắc Hà (Lào Cai) đi Trung Quốc qua Xín Mần và họ dừng lại trên đất của ta ở Mốc 3 (nay là Mốc 188), ta đã tập trung vận động họ quay trở lại, nhưng sau hơn 1 tuần thuyết phục, cuối cùng họ chạy sang bên kia. Đến cuối năm 1978, địch đã kích động lôi kéo thêm 180 hộ người Mông ở Sì Khá Lá, Bản Phố chạy sang Trung Quốc mang theo 17 khẩu súng, trong số này có 7 đảng viên. Để đối phó với âm mưu thủ đoạn mới của địch, huyện 90
  8. đã kịp thời chuyển 235 hộ với 1.536 khẩu người Hoa về Bắc Quang, và Hàm Yên. Công tác làm trong sạch địa bàn, ngăn chặn âm mưu bạo loạn của địch được tăng cường. Lực lượng vũ trang cũng phối hợp với địa phương tổ chức tiếp tục cắm chông, gài mìn, kiểm tra, canh gác, bắt thám báo, biệt kích. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình biên giới, để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Ngày 12/6/1978 Chi bộ Đảng xã Nàn Xỉn tiến hành đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 1978 – 1981. Dự Đại hội có 16 đảng viên. Đại hội đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong nhiệm kỳ 1976- 1978. Đồng thời đề ra phương hướng nhiệm vụ cho những năm 1978 – 1981 đó là: tập trung đẩy mạnh sản xuất đảm bảo lương thực, thực phẩm cho nhân dân gắn với nhiệm vụ trọng tâm là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc. Đại hội bầu Ban Chi ủy gồm 3 đồng chí, đồng chí Đỗ Xuân Ngà được Đại hội bầu giữ chức vụ Bí thư Chi bộ, đồng chí Lù Tỉn Pháng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Chi bộ. Bước vào đầu năm 1979, kẻ địch ngày càng gây tình hình căng thẳng ở biên giới, đe dọa an ninh và tính mạng của nhân dân. Đảng bộ huyện đã kiên trì thuyết phục nhân dân trong huyện chuyển từ thời bình sang thời chiến. Nàn Xỉn là 1 trong 4 xã nằm trên tuyến biên giới của huyện tình hình càng trở nên khó khăn hơn, 91
  9. nhất là trong việc thực hiện các mục tiêu về kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh, quốc phòng. Đường xá đi lại hết sức khó khăn, lực lượng lao động lại bị huy động vào việc đào hầm hào, xây dựng tuyến quốc phòng phía trước. Lực lượng trẻ, khỏe được điều động lên các điểm chốt trực chiến sẵn sàng chiến đấu. Ngày 17/02/1979, cuộc chiến đấu tại biên giới phía Bắc Tổ quốc bùng nổ. Trên địa bàn huyện Xín Mần, địch dùng những người Hoa vốn từng sinh sống ở huyện đã chạy sang Trung Quốc trong các vụ nạn kiều, trở lại địa phương lôi kéo, gây hoang mang, làm rối loạn kinh tế và tình hình trị an. Nhiều người Hoa còn bị đẩy trở lại khiến cho nhân dân vùng biên giới của huyện không yên tâm sản xuất. Trên địa bàn huyện, 1 trung đoàn bộ binh của địch có pháo lớn yểm trợ đã đánh chiếm Bản Máy, Bản Pắng (từ ngày 6 đến ngày 18/03/1979). Nhằm đối phó với những diễn biến xấu có thể xảy ra, tháng 5/1979, Tiểu đoàn 11 huyện Yên Sơn tỉnh Hà Tuyên được điều động tăng cường cho Xín Mần. Đơn vị đã cử Đại đội 1 dừng chân ở Hồ Séo Phải chốt giữ đồi Yên Ngựa (Bãi Cháy – Chí Cà) đối diện với Mốc 3 (nay là Mốc 188). Đứng trước những diễn biến mới của tình hình, Đảng bộ huyện Xín Mần đã chỉ rõ nhiệm vụ tiếp tục giáo cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện thấy rõ âm mưu của kẻ địch. Phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và quyết tâm đánh thắng 92
  10. địch ngay từ trận đầu tại biên giới. Xây dựng hệ tư tưởng, phát huy tinh thần quân với dân một ý chí, mỗi người dân là một chiến sĩ, thực hiện khẩu hiệu “Một tấc không đi, một ly không rời”. Xây dựng trận địa kiên cố vững chắc, giữ thế trận đảm bảo lực lượng an toàn. Bất cứ lúc nào quân và dân trong huyện cũng phải đứng trên thế tấn công địch, làm chủ đất đai để tiêu diệt địch, luôn giữ vững trật tự trị an, đảm bảo an toàn xã hội. Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy Xín Mần, Chi bộ Đảng xã Nàn Xỉn đã thực hiện tốt một số nhiệm vụ cụ thể như: công tác tổ chức chiến đấu, sơ tán nhân dân về nơi an toàn, vừa tổ chức lực lượng tham gia tiếp tế cho các trận địa, cứu chữa và chăm sóc thương binh. Xã cử nhiều cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên lên các tuyến trước tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu; động viên, tổ chức nhân dân trong xã ủng hộ hậu cần cho bộ đội tuyến đầu. Tích cực tham gia sửa chữa đường giao thông bị địch bắn phá, cùng với nhân dân trong huyện, xã góp phần vận chuyển nhiều tấn hàng phục vụ chiến đấu. Chi bộ xã tích cực, chủ động trong việc bảo đảm lương thực, thực phẩm, vật tư, nông nghiệp, bưu điện, văn hóa, y tế... để đóng góp tích cực vào việc phục vụ chiến đấu, giữ vững các mặt hoạt động kinh tế - văn hóa, xã hội và đời sống nhân dân trong xã. Đồng thời, tổ chức thành lập 01 đoàn ngựa thồ và 36 lao động chủ lực, do Ủy ban nhân dân xã điều động khi có chiến sự xảy ra, nhằm bảo đảm công việc trong thời gian ngắn nhất. Nhìn chung, ta vẫn còn nhiều lúng túng 93
  11. khi địch lấn chiếm đất đai hoặc nhen nhóm gây bạo loạn. Hệ thống công sự, hầm hào ở các xã còn sơ sài, chưa vững chắc. Việc quản lý giữ gìn trang thiết bị, vũ khí chưa tốt. Sau 5 năm cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Chi bộ và nhân dân các dân tộc xã Nàn Xỉn tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng về cơ bản tình hình kinh tế - xã hội của xã vẫn trong tình trạng khó khăn, sản xuất không đạt kế hoạch, chưa giải quyết được dứt điểm tình trạng đói ăn trong nhân dân; hoạt động của Chi bộ, chính quyền, đoàn thể và hợp tác xã đã có những chuyển biến. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý. Trong sản xuất và đời sống bộc lộ một số hạn chế đó là: Tình trạng tổ chức sản xuất và quản lý của các hợp tác xã kém hiệu quả, không khuyến khích được các hộ xã viên tích cực tham gia sản xuất, xuất hiện tư tưởng ỷ lại trong một số hộ gia đình; đời sống kinh tế của các hộ gia đình về cơ bản còn nhiều khó khăn; sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, hàng hóa khan hiếm. Chi bộ, chính quyền đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, song về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. 2. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, nhân dân các dân tộc xã Nàn Xỉn đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc 1981 - 1985 94
  12. Từ năm 1981 trở đi, tình hình chiến sự tại vùng biên giới vẫn chưa có dấu hiệu giảm đi mà ngày càng ác liệt hơn. Địch tăng cường các hoạt động chiến tranh phá hoại nhiều mặt và đánh phá liên tục trên toàn tuyến biên giới của tỉnh Hà Tuyên. Đặc biệt là từ năm 1984 - 1986 chúng mở hàng trăm đợt tấn công lấn chiếm, có cuộc tấn công quy mô lên tới cấp tiểu đoàn, trung đoàn, có một số trận đánh cấp sư đoàn, chiếm các cao điểm của ta dọc biên giới tại các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh. Đồng thời với các cuộc tấn công lấn chiếm, địch còn sử dụng lực lượng pháo binh bắn cấp tập mang tính hủy diệt vào các xã biên giới và thị xã Hà Giang. Song song với các cuộc tấn công bằng quân sự, chúng còn tiến hành nhiều vụ hoạt động tình báo, gián điệp, biệt kích, thâm nhập gây chiến tranh tâm lý phá hoại ta về chính trị, tư tưởng và tổ chức; cài cắm cơ sở vào nội địa và nội bộ ta để thực hiện âm mưu lấn chiếm gây bạo loạn, phá ta từ bên trong. Tình hình chiến sự ác liệt ở biên giới đã làm đảo lộn cuộc sống thanh bình của nhân dân. Trước tình hình đó, Đảng bộ tỉnh luôn quán triệt và tổ chức thực hiện tốt sự chỉ đạo của Trung ương trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh. Ngày 17/3/1981, Tỉnh ủy Hà Tuyên ra Chỉ thị A81 về việc chuyển toàn bộ hoạt động vào thời chiến. Để củng cố vững chắc tuyến phòng thủ biên giới, ngày 11/7/1981, Tỉnh ủy ban hành Đề án triển khai xây dựng huyện biên giới và huyện kế cận thành pháo đài quân sự. Đề án nhấn mạnh nhiệm vụ trước mắt và lâu dài là 95
  13. chuẩn bị mọi mặt thực hiện tốt đường lối quốc phòng toàn dân, phát huy đến mức cao nhất sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nhân dân… quyết tâm xây dựng mỗi đơn vị làng, xã, huyện thành pháo đài quân sự, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của địch, phá tan âm mưu gây bạo loạn và các thủ đoạn phá hoại khác của kẻ thù, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và sự chỉ đạo của Huyện ủy Xín Mần, Chi bộ xã Nàn Xỉn đã tập trung lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong xã chuyển toàn bộ mọi hoạt động sản xuất và bảo vệ biên giới từ bình thường sang trạng thái khẩn cấp, sẵn sàng chiến đấu. Chi bộ, Ủy ban Nhân dân xã, Ban chỉ huy Quân sự xã chuyển từ trực bình thường sang trực chiến 24/24 giờ; nhân dân tích cực tham gia xây dựng hầm hào chiến đấu, tổ chức tuần tra canh gác, bảo vệ trị an, nêu cao tinh thần vừa sản xuất, vừa sẵn sàng phục vụ chiến đấu. Tháng 5 năm 1981, Chi bộ Đảng xã Nàn Xỉn tiến hành Đại hội chi bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 1981 – 1983. Dự Đại hội có 19 đảng viên. Đại hội đã nghiêm túc đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, của tỉnh, của huyện và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ VII, nêu bật những thành tích đã đạt được, những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong nhiệm kỳ 1978 - 1981; đề ra phương hướng, nhiệm vụ của những năm 1981 - 1983 là: Tăng 96
  14. cường củng cố quốc phòng - an ninh, sẵn sàng đánh thắng địch trong mọi tình huống, chủ động đánh bại chiến tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp, đập tan mọi âm mưu gây bạo loạn và phá hoại của địch, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập, thống nhất Tổ quốc, tính mạng và tài sản của nhân dân. Phát huy thế mạnh và tiềm năng kinh tế của xã, khai thác và sử dụng tốt đất, rừng, lao động và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nêu cao ý thức tự lực, tự cường khắc phục khó khăn để phát triển sản xuất đi đôi với củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, trước mắt đẩy mạnh sản xuất lương thực, cung ứng đủ thực phẩm, để bảo đảm an ninh lương thực, ổn định đời sống cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã. Thường xuyên làm tốt công tác xây dựng Đảng, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Củng cố Chi bộ, chính quyền và các đoàn thể, tăng cường đoàn kết trong Chi bộ, đoàn kết các dân tộc trong xã. Đại hội bầu chi ủy gồm 3 đồng chí, đồng chí Nguyễn Công Định được bầu làm Bí thư chi bộ; đồng chí Tẩn A Ngò, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được bầu làm Phó Bí thư chi bộ bộ. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ xã lần thứ VIII, trong hoàn cảnh xã còn nhiều khó khăn: Do tình hình biên giới vẫn tiếp tục căng thẳng, kẻ địch lại thường xuyên đe dọa, khiêu khích khiến cho nhân dân phải di chuyển nhiều lần; Một số hợp tác xã bỏ sản xuất 97
  15. hoặc cấy cày không kịp thời vụ; trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế nên việc quản lý hợp tác xã còn nhiều khó khăn; chăn nuôi giảm sút, đất canh tác phần lớn bị bỏ hoang do phải sơ tán để tránh địch… Trước tình hình kinh tế - xã hội của cả nước gặp nhiều khó khăn, đầu năm 1981 Ban Bí thư Trung Đảng ra Chỉ thị khoán 100 về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp. Đó là hướng mở tạo điều kiện cho nông nghiệp khắc phục khó khăn để phát triển. Thực hiện Chỉ thị 100 của Trung ương Đảng, sự lãnh chỉ đạo của Đảng bộ huyện Xín Mần, chi bộ xã Nàn Xỉn đã tổ chức quán triệt các nội dung chỉ đạo cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã. Việc triển khai học tập và tổ chức thực hiện Chỉ thị 100/CT-TW trên địa bàn xã đã làm thay đổi rõ rệt ý thức và tinh thần của nông dân trong sản xuất, các hộ nông dân đã tích cực đầu tư vào thâm canh để thu sản phẩm vượt khoán. Từ việc khoán sản phẩm này nhân dân bắt đầu có ý thức phát triển đa dạng cây trồng để tăng thu nhập, khuyến khích người lao động sử dụng tốt đất đai, kỹ thuật hiện có để phát triển sản xuất đã đem lại kết quả rõ rệt về diện tích, năng suất và sản lượng. Trên địa bàn xã có 8 hợp tác xã được giao khoán, với diện tích giao khoán là 65 ha, trong đó có 42 ha là cấy lúa, 8 ha trồng rừng, 15 ha là trồng ngô và đậu tương. Từ khi nhận khoán, các gia đình xã viên đều nêu 98
  16. cao tinh thần trách nhiệm lao động, không kể ngày giờ để cấy, trồng kịp thời vụ. Qua ba vụ sản xuất, các gia đình xã viên đã tự mua được trâu, bò để tăng sức kéo cùng hàng chục bình phun thuốc trừ sâu và các nông cụ khác. Xã đã tổ chức vận động nhân dân khơi, đào kênh mương, làm tốt công tác thủy lợi để đảm bảo nước tưới cho ruộng đồng. Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, đoàn thanh niên đã tích cực vận động nhân dân hăng hái lao động, khắc phục khó khăn, tự lực cánh sinh, bỏ vốn đầu tư cho sản xuất và phát động phong trào thi đua “vượt khoán”. Mặt trận tổ quốc có phong trào thi đua “Ba giỏi” trong Hội phụ lão vận động các cụ tham gia lao động và động viên con cháu ra sức lao động vượt khoán. Đoàn viên thanh niên vận động đoàn viên đi đầu trong phong trào làm phân xanh và làm thủy lợi. Hội nông dân và Hội phụ nữ vận động Hội viên tham gia phong trào “Năm công khai” trong hợp tác xã, phát huy quyền làm chủ, đấu tranh chống tiêu cực trong quản lý ở hợp tác xã và làm đầy đủ nghĩa vụ với hợp tác xã và nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện chỉ thị 100 trên địa bàn xã Nàn Xỉn đã bộc lộ một số hạn chế đó là: Đa số các hợp tác xã đã không làm tốt 5 khâu1 1 Năm khâu do hợp tác xã đảm nhận là: làm đất (cày bừa), thủy lợi, giống, phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ đồng ruộng. Ba khâu do xã viên đảm nhận là: cấy, chăm sóc và thu hoạch. 99
  17. mà đã “khoán trắng” một số khâu cho xã viên, các tổ ngành nghề, dịch vụ tự tan dã dần; tình trạng khê, nợ sản phẩm khoán đối với hợp tác xã của các hộ nhận khoán ngày càng nhiều; thu nhập bình quân đầu người thấp... Kết quả là sản phẩm bị giảm sút, hợp tác xã không quản lý được sản phẩm đã làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch của hợp tác xã và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Bên cạnh đó, do đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn và nhận thức chưa đúng của một số hộ gia đình về Nghị quyết hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV) và Chỉ thị 100, để mở rộng diện tích đất sản xuất nhân dân đã chặt phá rừng làm nương lúa, nương ngô nên đã gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường sinh thái, đặc biệt là khu vực rừng đầu nguồn gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của nhân dân. Đến năm 1983, trước diễn biến phức tạp của việc chặt phá rừng để lấy đất sản xuất, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Xín Mần, Chi bộ đảng xã đã chỉ đạo chính quyền, đoàn thể vào cuộc, trực tiếp kiểm tra diện tích rừng bị phá, kết hợp tuyên truyền, vận động nhân dân không chặt phá rừng, đồng thời từng bước tiến hành chủ trương giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, qua đó việc phá rừng tại xã đã từng bước được ngăn chặn. Về công tác chăn nuôi, do tình hình thời tiết bất lợi, rét đậm kéo dài nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến 100
  18. việc chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên Chi bộ xã đã tuyên truyền vận động nhân dân làm chuồng, che chắn, chống đói rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Đến cuối năm 1983 tổng đàn trâu, bò của xã là 410 con, đàn ngựa 172 con, đàn lợn 602 con, đàn dê 367 con, gia cầm là 1.103 con. Nhìn chung đều tăng so với chỉ tiêu đặt ra. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 100 tuy còn một số khuyết điểm, hạn chế nhưng không thể phủ nhận việc thực hiện Chỉ thị số 100 - CT/TW của Chi bộ xã đã tạo được những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực kinh tế, đời sống của nông dân được cải thiện. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục của xã được quan tâm phát triển, xã đã vận động các hộ gia đình hỗ trợ nguyên vật liệu và nhân công để sửa chữa các trường, lớp học; đồng thời thường xuyên vận động nhân dân tham gia các lớp “ánh sáng văn hóa” và các lớp bổ túc văn hóa, góp phần nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân. Công tác y tế được quan tâm hơn, việc tổ chức khám, chữa bệnh cho nhân dân có nhiều đổi mới, thường xuyên tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường trong nhân dân. Trong thời gian này, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được quan tâm, phong trào vận động sinh đẻ có kế hoạch được phát động trong toàn dân, tuy nhiên trong giai đoạn này cán bộ làm công tác dân số ở xã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác tuyên truyền, vận động sinh đẻ kế hoạch trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã được chú trọng song do nhận thức 101
  19. của đồng bào còn hạn chế, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại nên tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm song vẫn còn ở mức cao. Phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển sôi nổi, phong trào xây dựng văn hóa mới xã hội chủ nghĩa đạt được những tiến bộ mới, các hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin từng bước được đẩy lùi. Công tác xây dựng Đảng được chú trọng, năng lực lãnh đạo của Đảng ở địa phương được nâng cao, đi đôi với công tác đào tạo, bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới được 02 quần chúng; Chi bộ Đảng xã đã thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của các đảng viên trong chi bộ. Các đợt học tập lý luận của Đảng, Nghị quyết của Đảng, chỉnh huấn Đảng luôn được chi bộ triển khai thực hiện nghiêm túc. Về công tác củng cố chính quyền, tiếp tục được Chi bộ xã quan tâm, thực hiện. Thông qua kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân năm 1981, Ủy ban nhân dân xã được kiện toàn, củng cố một bước, chất lượng được nâng lên, góp phần giúp Ủy ban nhân dân xã phát huy được chức năng và điều hành thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước về kinh tế và quản lý xã hội tại địa phương. Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân khóa XII, nhiệm kỳ 1981-1984, đồng chí Tẩn A Ngò được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Trong giai đoạn 1981-1983, đối phương đẩy mạnh các hoạt động xâm nhập vũ trang, phục kích, tập kích nhỏ lẻ; pháo, cối địch thường xuyên bắn phá các mục 102
  20. tiêu quân sự, kinh tế của ta ở vùng biên. Đứng trước tình hình trên, Chi bộ xã đã chỉ đạo lực lượng dân quân tự vệ xã luôn duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu 24/24 giờ; đảm bảo tuần tra canh gác, phối hợp với bộ đội Biên phòng, bộ đội chủ lực của huyện sẵn sàng đánh trả các lần tập kích, phục kích, khiêu khích vũ trang của địch. Bên cạnh đó, xã tích cực củng cố, thực hiện tốt công tác huấn luyện quân sự lực lượng dân quân tự vệ xã hàng năm theo kế hoạch của Ban Chỉ huy quân sự huyện. Ban Chỉ huy Quân sự xã được củng cố, biên chế đủ. Chi bộ xã đã huy động 100% đảng viên, đoàn viên trong độ tuổi tham gia lực lượng dân quân, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Về công tác an ninh. Chi bộ, chính quyền xã đặc biệt coi trọng công tác quản lý các đối tượng, quản lý hộ tịch hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, việc buôn bán trái phép qua biên giới, kết hợp với vận động quần chúng tố giác, phát hiện kẻ gian, lạ mặt xuất hiện trên địa bàn xã. Các tổ an ninh, công an viên ở thôn, đội sản xuất thường xuyên được củng cố về tư tưởng, tổ chức, giáo dục về chức năng nhiệm vụ, hoạt động có nề nếp. Thông qua các hoạt động trên, đã góp phần duy trì ổn định tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn xã. Tháng 3/1983, Chi bộ Đảng xã Nàn Xỉn đã tiến hành Đại hội chi bộ lần thứ IX, nhiệm kỳ 1983 – 1986. Dự đại hội có 21 đảng viên, Đại hội tập trung kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ lần thứ VIII, 103
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2