intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Long (1945-2017): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Long (1945-2017): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Ngọc Long trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985); Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Long thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 2017);...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Long (1945-2017): Phần 2

  1. Chương IV CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN XÃ NGỌC LONG TRONG THỜI KỲ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976 - 1985) I- CHI BỘ NGỌC LONG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TRONG XÃ KHÔI PHỤC KINH TẾ - XÃ HỘI, THAM GIA CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN CƯƠNG TỔ QUỐC (1976 - 1980) Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mở ra một bước ngoặt lịch sử đối với dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc xã Ngọc Long bước vào thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới với nhiều thuận lợi cơ bản: Đất nước hòa bình, thống nhất, nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Chi bộ xã Ngọc Long được tôi luyện trong chiến đấu, đoàn kết thống nhất về tổ chức, quyết tâm xây dựng quê hương phát triển đi lên. Xã có nguồn nhân lực dồi dào, nhân dân cần cù trong lao động sản xuất… Tuy nhiên, xã cũng có những khó khăn: Thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới sản xuất. Sản xuất có sự phát triển nhưng tốc độ còn chậm, năng suất cây trồng (lúa, ngô, khoai, sắn) còn bấp bênh, nghề rừng nhiều mặt còn yếu. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, một bộ phận nhân dân thiếu lương thực kéo dài. 76
  2. Việc quản lý, sử dụng lao động trong hợp tác xã còn chưa tốt. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho thâm canh trong các hợp tác xã còn nghèo nàn, phương pháp canh tác còn cũ kỹ, lạc hậu… Riêng về chăn nuôi, công tác chỉ đạo chống rét và chống dịch cho gia súc còn chưa được quan tâm đúng mức nên gây thiệt hại; trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới; các thế lực thù địch tìm mọi âm mưu chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta. Quán triệt Nghị quyết số 24-NQ/TW của Trung ương Đảng(1), dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Yên Minh, Chi bộ xã Ngọc Long lãnh đạo nhân dân trong xã thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; nâng cao tinh thần trách nhiệm, tiên phong gương mẫu, ý chí nghị lực, tự cường của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương, góp phần giải quyết những khó khăn trong giai đoạn cách mạng mới. Ngày 25/4/1976, cử tri xã Ngọc Long cùng cử tri cả nước tham gia bầu Quốc hội nước Việt Nam thống nhất (Quốc hội khóa VI). Tại kỳ họp thứ nhất (6/1976), Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước và đổi tên nước Việt Nam . Nghị quyết số 24-NQ/TW ban hành ngày 29/9/1975 về nhiệm vụ (1) cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, trong đó nêu rõ nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc là “đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”. 77
  3. Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ủy ban hành chính các cấp đổi thành Ủy ban nhân dân các cấp. Từ ngày 14 - 20/12/1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội tổng kết thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn mới; quyết định một số vấn đề về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong những năm 1976 - 1980. Đại hội thông qua Điều lệ Đảng sửa đổi, đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy Yên Minh, trong giai đoạn thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980), Chi bộ Ngọc Long 3 lần tổ chức Đại hội: lần thứ XV (ngày 16/3/1977), lần thứ XVI (ngày 04/4/1979), lần thứ XVII (ngày 16/3/1980). Các kỳ Đại hội đề ra phương hướng chung là: Về phát triển kinh tế - xã hội: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, cải tiến sự chỉ đạo quản lý của chính quyền, tích cực xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, tích cực phân bố lại tổ chức và sử dụng hợp lý mọi nguồn lao động gắn với tăng cường cơ sở vật chất, trọng tâm là thủy lợi hóa, cơ giới hóa để tăng năng suất lao động, tập trung phát triển chăn nuôi, thủ công nghiệp để tăng thu nhập. Trước mắt tập trung mọi lực lượng để tạo bước phát triển về nông nghiệp cả 78
  4. về trồng trọt và chăn nuôi, trọng tâm là lương thực, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước. Chú trọng công tác giáo dục, y tế; xây dựng đời sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. Về công tác quốc phòng - an ninh: nâng cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; giữ vững an ninh, chính trị; kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, luôn đề cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, cùng với nhân dân các dân tộc trong huyện bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc. Về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể: Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 195-NQ/TW và Chỉ thị số 192-CT/TW của Trung ương(1), nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể. Ở kỳ Đại hội lần thứ XV, đồng chí Nguyễn Văn Đương được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ. Ở kỳ Đại hội lần thứ XVI, XVII, đồng chí Nguyễn Văn Tưởng được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ. Từ ngày 02 - 22/8/1979, Đảng bộ huyện Yên Minh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VIII. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 27 ủy viên. Xã Ngọc Long vinh dự có . Nghị quyết số 195-NQ/TW ngày 06/3/1970 của Bộ Chính trị về cuộc vận (1) động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh. Chỉ thị số 192-CT/TW ngày 26/10/1971 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng trong cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh. 79
  5. đồng chí Triệu Quang Minh - Thường trực Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện. Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Chi bộ, chính quyền xã đề ra những biện pháp tích cực, sát thực với tình hình địa phương, chỉ đạo nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tiên phong gương mẫu, cần cù trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương, giữ gìn an ninh trật tự. Thực hiện Chỉ thị số 208-CT/TW ngày 16/9/1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết số 61- CP ngày 05/4/1976 của Hội đồng Chính phủ về cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến một bước quản lý nông nghiệp từ cơ sở theo hướng tiến lên xã hội chủ nghĩa, Chi ủy xã tổ chức học tập, quán triệt sâu rộng trong toàn Chi bộ; tổ chức cho xã viên học tập Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao. Việc học tập và thực hiện Điều lệ hợp tác xã được kết hợp chặt chẽ với cuộc vận động củng cố hợp tác xã nông nghiệp và coi đây là khâu đột phá để thúc đẩy sản xuất phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Yên Minh, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Ngọc Long bắt tay vào thực hiện cuộc vận động “Tổ chức lại sản xuất và cải tiến một bước quản lý nông - lâm nghiệp từ cơ sở theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”. Toàn xã có 4 hợp tác xã. Trong đó, Hợp tác xã Luồng có 3 đội sản xuất: Nà Nghè, Nà Kệt, Bản Rắn; Hợp tác xã Khún có 3 đội sản xuất: Bản Khún, Bản Chún, Noong Khắt; Hợp 80
  6. tác xã Roài có 2 đội sản xuất: Bản Roài, Tồng Ngào (tức thôn Tồng Ngào Tày hiện nay); Hợp tác xã Án có 1 đội sản xuất. Việc củng cố hợp tác xã nông nghiệp bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển: diện tích gieo trồng từng vụ và cả năm được cơ cấu liên hoàn đến từng loại cây trồng, khắc phục tình trạng thụ động của đội sản xuất, công tác điều hành của cán bộ và ý thức làm chủ tập thể của xã viên từng bước được nâng lên. Các hợp tác xã thực hiện các biện pháp thâm canh tăng vụ, bảo đảm các quy trình kỹ thuật, thực hiện giống mới, cải tạo đồng ruộng giành năng suất cao. Cơ sở vật chất cùng các phương tiện sản xuất được đầu tư tương đối đầy đủ và quản lý chặt chẽ. Hệ thống thủy lợi được quan tâm tu sửa, củng cố… thúc đẩy sản xuất phát triển. Từ năm 1976 - 1980, thời tiết diễn biến thất thường, lũ, hạn hán, rét đậm, sương muối… nhưng với tinh thần “Tất cả cho sản xuất, tất cả để xây dựng chủ nghĩa xã hội, tất cả vì Tổ quốc giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân”, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Ngọc Long luôn cố gắng khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất. Diện tích gieo trồng của xã duy trì trên 500 ha, trong đó diện tích lúa gần 300 ha, năng suất lúa trung bình 2,2 tấn/ha; tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 1.000 tấn, bình quân lương thực đạt 250 kg/người/năm. Chăn nuôi của địa phương tiếp tục phát triển ở cả khu vực hộ gia đình và tập thể. Công tác tu sửa chuồng 81
  7. trại, vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi được chú trọng. Từ năm 1976 - 1980, tổng đàn gia súc trên địa bàn xã gần 3.000 con. Song song với công tác phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp cũng được chú ý trên cả 3 mặt: bảo vệ, trồng tu bổ và khai thác rừng. Trước thực trạng diện tích rừng bị suy giảm nhanh, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Yên Minh, xã thực hiện việc giao đất rừng cho hợp tác xã quản lý, khai thác qua đó đã bước đầu có được sự thống nhất trong việc quản lý, khai thác tài nguyên rừng, nạn chặt phá rừng (nhất là rừng đầu nguồn) cơ bản được hạn chế. Trung bình mỗi năm xã trồng được 12 ha rừng mới và hàng nghìn cây phân tán. Bên cạnh hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã Tín dụng và mua bán tiếp tục được đẩy mạnh. Hợp tác xã mua bán khắc phục được một số khó khăn, duy trì hoạt động, phục vụ kịp thời cho nhân dân những mặt hàng thiết yếu. Hợp tác xã Tín dụng hoạt động đều đặn, đảm nhiệm tốt chức năng huy động tiền nhàn rỗi trong nhân dân và cho xã viên vay vốn để đầu tư sản xuất. Trong điều kiện đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn song công tác giáo dục có nhiều tiến bộ. Mặc dù trường, lớp học còn là tranh tre nứa lá nhưng đại bộ phận con em trong xã được huy động đến lớp học thường xuyên. Các thầy, cô giáo và học sinh ra sức phấn đấu thi đua dạy tốt học tốt. Trường Phổ thông cấp I Ngọc Long duy trì trên 10 lớp với trên 250 học sinh, 15 giáo viên. Ngoài ra xã tổ chức 2 lớp bổ túc văn hóa thu hút đông học viên tham gia. 82
  8. Trạm y tế xã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, mỗi năm thực hiện khám và điều trị cho hàng trăm lượt người; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, hạn chế các dịch bệnh xảy ra. Hiện tượng mời thầy mo khi ốm đau có chiều hướng giảm, nhân dân tới khám tại trạm y tế ngày một đông. Đội văn nghệ quần chúng xã được củng cố và tổ chức tốt các buổi biểu diễn phục vụ bà con nhân dân trong xã, kịp thời cổ vũ, động viên phong trào thi đua lao động sản xuất, chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc. Phong trào thực hiện nếp sống văn hóa mới bước đầu được thực hiện. Tuy nhiên một số hủ tục chưa được xóa bỏ, đám cưới, đám tang vẫn còn tổ chức rườm rà, tốn kém. Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách chống phá cách mạng Việt Nam. Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Yên Minh, Chi bộ và chính quyền xã Ngọc Long đẩy mạnh công tác quốc phòng - an ninh, đảm bảo trật tự trị an trên địa bàn. Chi bộ làm tốt công tác giáo dục nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, do đó việc đăng ký nghĩa vụ quân sự và tuyển quân hàng năm nhanh gọn, hoàn thành mức giao đảm bảo về số lượng và chất lượng. Lực lượng dân quân xã được củng cố và biên chế theo quy định, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu. 83
  9. Rạng sáng ngày 17/02/1979, bọn phản động mở cuộc tấn công dọc tuyến biên giới phía Bắc nước ta. Trên địa bàn huyện Yên Minh chúng tập trung đánh chiếm điểm cao tại xã Bạch Đích, bắn pháo vào các xã vùng biên giới gây nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân. Để huy động tối đa sức người, sức của cho nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tổ quốc, đáp lại lời kêu gọi của Trung ương Đảng, thực hiện Lệnh Tổng động viên của Chủ tịch nước, Chi bộ xã lãnh đạo nhân dân vừa tiếp tục lao động sản xuất cải thiện đời sống sinh hoạt, vừa làm tốt nghĩa vụ hậu phương chi viện cho tiền tuyến để bảo vệ biên cương Tổ quốc. Một lần nữa nhân dân xã Ngọc Long lại nô nức tiễn đưa con em mình lên đường nhập ngũ làm nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc. Từ năm 1975 - 1980, toàn xã có 178 người lên đường nhập ngũ, trong đó những năm 1979 - 1980 có 43 người. Ngoài ra, nhân dân Ngọc Long tham gia mở các tuyến đường quan trọng như tuyến đường “Quyết thắng” từ km 31 Minh Ngọc (huyện Bắc Mê) lên Mậu Duệ (huyện Yên Minh) và tuyến đường từ Cán Tỷ (huyện Quản Bạ) sang Đường Thượng (huyện Yên Minh)... với hàng nghìn ngày công lao động của đồng bào. Xã cũng tăng cường công tác trị an trên địa bàn các xóm, không cho kẻ xấu lợi dụng và thâm nhập vào trong dân. Về phát triển kinh tế, ngoài việc tiếp tục vận động nhân dân trong xã tích cực mở rộng diện tích gieo trồng cây lương thực (cây lúa, ngô), thực hiện chủ trương của 84
  10. Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển cây anh túc (thuốc phiện), thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trên giao, hàng năm xã trồng trên 20 ha cây anh túc, mỗi vụ bán và đổi hàng đối lưu với Nhà nước gần 10 kg nhựa anh túc. Tạo một nguồn thu đáng kể trong nhân dân. Công tác xây dựng Đảng được Chi bộ tập trung đẩy mạnh theo hướng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, huyện được Chi ủy phổ biến, quán triệt đến trên 95% đảng viên. Chi bộ xã tổ chức bồi dưỡng, giáo dục và tiến hành đấu tranh trực diện với những biểu hiện sai trái, tiêu cực trong nội bộ Đảng, kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không đáp ứng được yêu cầu của công tác trong tình hình mới. Qua đó phẩm chất chính trị, đạo đức và ý thức tổ chức kỷ luật của đảng viên được nâng cao. Sinh hoạt của Chi bộ và tổ Đảng ngày càng đi vào nề nếp, số lượng đảng viên khá tăng, đảng viên trung bình giảm; kết nạp được nhiều đảng viên mới, nhất là đảng viên trẻ có trình độ, năng lực. Từ năm 1976 - 1980, Chi bộ Ngọc Long đã phát triển thêm 10 đảng viên; 2 đồng chí vi phạm kỷ luật phải khai trừ khỏi Đảng. Đến cuối năm 1980, toàn Chi bộ có 38 đảng viên. Thực hiện Chỉ thị số 83-CT/TW, ngày 26/11/1979 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc phát thẻ đảng viên, được sự chỉ đạo của Huyện ủy Yên Minh, Chi bộ tổ chức quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của Chỉ thị. Qua các đợt phát thẻ năm 1980, có 80% đảng viên xã Ngọc Long đủ tiêu chuẩn và điều kiện nhận thẻ. 85
  11. Song song với công tác xây dựng Đảng, Chi bộ chú trọng xây dựng bộ máy chính quyền, phấn đấu đạt danh hiệu “Chính quyền giỏi toàn diện”. Các cuộc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được cấp ủy lãnh đạo tổ chức thực hiện chặt chẽ, an toàn, đúng luật. Từ năm 1977 - 1979, Chi bộ xã lãnh đạo tổ chức thành công 2 cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp vào năm 1977 và 1979 với 99% cử tri đi bầu, đảm bảo bầu đủ số lượng đại biểu, thành phần Hội đồng nhân dân. Ở cả 2 kỳ bầu cử, đồng chí Nguyễn Văn Tưởng được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Trong giai đoạn 1976 - 1980, Mặt trận Tổ quốc xã đã làm tốt công tác củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần giữ vững ổn định về chính trị, trật tự trị an ở địa phương. Đoàn Thanh niên tham gia sôi nổi trong phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể”, làm nòng cốt trong các đội sản xuất, đẩy mạnh khai hoang, làm thủy lợi, giao thông... Hội Phụ nữ thu hút 100% hội viên tham gia phong trào “Người Phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi; quán xuyến mọi công việc, động viên chồng con yên tâm tòng quân bảo vệ Tổ quốc; vận động các tầng lớp nhân dân bài trừ các hủ tục, xây dựng nếp sống mới. Trong 5 năm (1976 - 1980), Chi bộ Ngọc Long lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn, gian khổ của thiên tai, địch họa khắc phục những yếu kém, hạn chế để tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trên địa bàn xã; góp phần đánh 86
  12. bại âm mưu và hành động phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch; tổ chức nhân dân hăng hái sản xuất xây dựng cuộc sống mới, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Dù còn có một số hạn chế, nhưng với những thành quả đạt được sẽ là cơ sở, nền tảng quan trọng để Chi bộ và nhân dân các dân tộc xã Ngọc Long cùng quân và dân cả nước vững bước vào chặng đường mới. II. ĐẢNG BỘ XÃ NGỌC LONG ĐƯỢC THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG - AN NINH, TIẾP TỤC THAM GIA BẢO VỆ BIÊN CƯƠNG TỔ QUỐC (1981 - 1985) Bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 - 1985), mặc dù giành được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, song về cơ bản kinh tế xã Ngọc Long vẫn trong tình trạng chung của cả nước: sản xuất nông nghiệp trì trệ, tiền vốn, vật tư thiếu nghiêm trọng. Một bộ phận dân cư vẫn còn thiếu đói. Các hợp tác xã bộc lộ những hạn chế trong quản lý khiến cho xã viên không thiết tha với tập thể, tinh thần sản xuất giảm sút. Trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, đáp ứng yêu cầu thực tế địa phương, căn cứ vào điều lệ Đảng, ngày 11/3/1981(1), Huyện ủy Yên Minh quyết định thành lập Đảng bộ xã Ngọc Long với 38 đảng viên, sinh hoạt ở 4 Chi bộ (tương ứng với 4 hợp tác . Sự kiện này đã được thống nhất tại Hội nghị nghiệm thu Truyền thống cách (1) mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngọc Long ngày 16/5/2017. 87
  13. xã): Bản Án, Khún, Bản Roài, Luồng. Đồng chí Nguyễn Văn Tưởng được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy. Thực hiện sự lãnh đạo của Huyện ủy Yên Minh, ngày 11/4/1981, Đảng bộ xã Ngọc Long tổ chức Đại hội lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 1981 - 1984), trên cơ sở kế thừa 17 lần Đại hội chi bộ trước đó(1). Tham dự có 38 đảng viên. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 7 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Tưởng được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Văn Đống được bầu làm Phó Bí thư Đảng ủy(2). Tiếp đó, ngày 14/4/1984, Đại hội Đảng bộ xã Ngọc Long lần thứ XIX (nhiệm kỳ 1984 - 1986) được tổ chức, về dự Đại hội có 42 đảng viên(3). Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 7 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Tưởng được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy, đồng chí Đào Thiện Long - Phó Bí thư. Như vậy, qua 5 năm (1981 - 1985), Đảng bộ Ngọc Long đã tiến hành 2 kỳ Đại hội. Các kỳ Đại hội đều xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ là: (1) . Theo Quyết định chuẩn y của Huyện ủy Yên Minh, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Ngọc Long nhiệm kỳ 1981 - 1984 là khóa I, Ban Chấp hành nhiệm kỳ 1984 - 1986 là khóa II. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế địa phương, Đảng ủy Ngọc Long quyết định kế thừa 17 lần Đại hội Chi bộ trước đó. (2) . Trong giai đoạn 1981 - 1984, đồng chí Nguyễn Văn Đống làm Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy kiêm Thư ký Ủy ban nhân dân xã. (3) . Từ năm 1981 - 1984, Đảng bộ phát triển được 3 đảng viên, 1 đảng viên từ quân ngũ chuyển về, đến năm 1984 Đảng bộ có 42 đảng viên. 88
  14. - Đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp, trong đó tập trung lãnh đạo và chỉ đạo mở rộng diện tích gieo trồng, thâm canh tăng vụ, đưa giống mới về địa phương để tạo ra sản lượng lương thực ngày một tăng. - Lãnh đạo và chỉ đạo tốt thực hiện khoán sản phẩm trong nông nghiệp theo tinh thần Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. - Tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các đoàn thể quần chúng vững mạnh. - Tích cực xây dựng các phong trào thi đua trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh. Trong những năm 1981 - 1985, công tác xây dựng Đảng được chú trọng thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Hàng năm, Đảng ủy kịp thời tổ chức cho cán bộ, đảng viên ở thôn và tổ đội sản xuất nghiên cứu, học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy và Huyện ủy Yên Minh. Trong các đợt triển khai nghị quyết, tỷ lệ đảng viên dự học đạt trên 95%. Thông qua các đợt học tập nghị quyết, đảng viên đã hiểu được rõ nhiệm vụ của mình, gắn chặt việc triển khai thực hiện công tác xây dựng Đảng với củng cố hợp tác xã. Cấp ủy xã lãnh đạo tiến hành phân loại tổ chức Đảng và đảng viên, thực hiện việc phát thẻ Đảng và chấn chỉnh nề nếp sinh hoạt của tổ chức Đảng hàng tháng. Trong sinh hoạt, toàn đảng viên đẩy mạnh việc phê bình và tự phê bình, tạo nên sự đoàn kết nhất trí ngày càng cao hơn trong các tổ chức cơ sở Đảng và 89
  15. đảng viên. Cấp ủy và chính quyền xã thường xuyên quan tâm đến công tác bồi dưỡng trình độ lý luận, trình độ quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước cho đảng viên, cử đảng viên tham gia các vị trí công tác trong thôn, xã. Hầu hết đảng viên được cấp ủy giao cho đảm nhận một số vị trí công tác nhất định. Công tác phát triển đảng viên được quan tâm, trong 5 năm (1981 - 1985) toàn xã có 7 người kết nạp Đảng, tiếp nhận 3 đảng viên từ quân ngũ chuyển về. Đến năm 1985, toàn Đảng bộ có 48 đảng viên, sinh hoạt ở 4 Chi bộ. Hàng năm số tổ chức Đảng đạt vững mạnh và khá tăng lên. Năm 1981, có tổng số 38 đảng viên tham gia phân loại, kết quả có 34 đồng chí đủ tư cách, 4 đồng chí không đủ tư cách. Đến năm 1985, số đảng viên đủ tư cách là 38/48 đồng chí. Cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân xã năm 1981 và 1984 được tổ chức chặt chẽ, đúng luật bầu cử, đảm bảo quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Tỷ lệ cử tri đi bầu đạt trên 98%. Trong các kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân xã, Đảng ủy đã cử những cán bộ, đảng viên có năng lực tham gia vào Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã để đảm bảo nâng cao năng lực quản lý kinh tế và quản lý xã hội của chính quyền xã. Tại kỳ bầu cử năm 1981, đồng chí Hoàng A Lý được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, đồng chí Nguyễn Văn Viện - Phó Chủ tịch. Tại kỳ bầu cử năm 1984, đồng chí Nguyễn Văn Đống được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, đồng chí Vừ Pháy Sính - Phó Chủ tịch. 90
  16. Tháng 12/1984, đồng chí Nguyễn Văn Thộng được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thay đồng chí Nguyễn Văn Đống. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức, củng cố kiện toàn tổ chức, đều đã làm tốt chức năng của mình trong vận động và phát động phong trào cách mạng của quần chúng. Nội dung hoạt động của các đoàn thể quần chúng đã bám sát nhiệm vụ chính trị, tích cực vận động đoàn viên, hội viên gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tham gia các phong trào “Lên đường nhập ngũ để bảo vệ Tổ quốc”, “Thi đua cải tiến kỹ thuật trong sản xuất”… Trên mặt trận sản xuất, ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW “về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là Khoán 100). Theo cơ chế khoán mới, hợp tác xã chịu trách nhiệm 5 khâu (làm đất đảm bảo nước, giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh), xã viên đảm nhiệm 3 khâu (gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch). Cơ chế khoán mới góp phần đẩy mạnh sản xuất phát triển, tăng cường củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động thông qua từng khâu công việc sản xuất và làm nghĩa vụ với Nhà nước. Triển khai áp dụng Khoán 100 vào sản xuất, mặc dù thời tiết diễn biến thất thường, hạn hán, sương muối… 91
  17. thường xuyên diễn ra nhưng với cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Ngọc Long đã khắc phục thiên tai, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, đẩy mạnh việc bón các loại phân chuồng, phân xanh và đưa các giống lúa mới (Trân Châu lùn, Nông Nghiệp 8, 314, 25, X3…) vào sản xuất. Vì vậy diện tích gieo trồng hàng năm cơ bản đạt kế hoạch đề ra với gần 600 ha. Sản lượng lương thực bình quân 1.200 tấn; bình quân lương thực đạt 280 kg/người/năm. Cùng với phát triển cây lương thực, thực hiện chỉ tiêu kế hoạch trên giao, hàng năm phát triển 20 - 25 ha cây anh túc, mỗi vụ bán và đổi hàng đối lưu với Nhà nước gần 15 kg nhựa anh túc, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Về sản xuất lâm nghiệp, thực hiện khoán rừng đến các hộ gia đình nên đã nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong xã đối với công tác trồng, bảo vệ và khai thác rừng. Nhìn chung, trong 5 năm (1981 - 1985) công tác trồng mới và bảo vệ rừng được tăng cường, đã hạn chế việc phá và khai thác rừng bừa bãi. Toàn xã quản lý 472,3 ha rừng. Công tác quản lý, khai thác và kinh doanh rừng bước đầu thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống của các hộ xã viên. Về chăn nuôi, xã thực hiện khoán gia súc (trâu, bò) đến các hộ gia đình, đã có tác dụng hạn chế việc giết mổ đại gia súc bừa bãi, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Do vậy, số lượng đàn gia súc hàng năm đều tăng. Bình 92
  18. quân hàng năm xã duy trì 500 con trâu, 150 con bò, gần 200 con ngựa, 1.000 con lợn. Trong 5 năm (1981 - 1985), mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do đường sá đi lại khó khăn, hàng nhu yếu phẩm khan hiếm nên công tác lưu thông và cung cấp hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân còn hạn chế. Hoạt động của hợp tác xã Tín dụng thời điểm này chưa phát huy tác dụng, chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương. Công tác văn hóa xã hội được Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt được những chuyển biến tốt. Công tác giáo dục trên địa bàn xã tiếp tục được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 14- NQ/TW ngày 11/01/1979 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục. Toàn xã có 11 điểm trường, 17 lớp học, 305 học sinh với 19 giáo viên. Chất lượng dạy và học được nâng lên. Số học sinh đến trường hàng năm đạt 90 - 95%; số học sinh chuyển lớp hàng năm đạt 90%. Tuy nhiên, giai đoạn này tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao. Trường lớp còn là tranh tre, nứa lá, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn nhiều thiếu thốn, đời sống của cán bộ, giáo viên còn nhiều khó khăn. Đây cũng là thực tế chung của huyện lúc bấy giờ. Trạm y tế xã khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Hàng năm tổ chức các đợt tiêm phòng chống bệnh sốt rét nên không xảy ra dịch bệnh. Phong trào vận động chị em sinh đẻ có kế hoạch được chú trọng, tuy nhiên 93
  19. tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong giai đoạn này vẫn ở mức cao (trên 3%). Các hoạt động thể dục, thể thao được tổ chức thường xuyên, nhất là trong các dịp lễ, tết đầu xuân năm mới. Hoạt động văn hóa văn nghệ đã bám sát, kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, phong trào xây dựng nếp sống mới, tiết kiệm trong ma chay, cưới xin. Phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát động và được nhân dân trong xã tích cực hưởng ứng, tạo nên thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Công tác tuyển quân hàng năm luôn đảm bảo chỉ tiêu trên giao. Lực lượng dự bị động viên được xây dựng, đảm bảo chất lượng và số lượng theo chỉ tiêu huyện giao. Qua các đợt báo động kiểm tra hàng năm, lực lượng dự bị động viên của xã luôn được Huyện đội đánh giá là đơn vị khá. Lực lượng dân quân đã phát huy được vai trò nòng cốt trong xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi và trong sản xuất… Về công tác hậu phương quân đội, hàng năm xã đã làm tốt các chính sách thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình quân nhân. Qua đó, động viên gia đình chính sách yên tâm, phấn khởi hăng hái tham gia thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tóm lại, dưới ánh sáng của các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy, Huyện ủy, đặc biệt là với sự ra đời của Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa V), với sự đoàn kết nỗ lực phấn đấu 94
  20. khắc phục khó khăn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Ngọc Long, tình hình thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVIII, XIX đề ra đã đạt được những kết quả trên tất cả các mặt: Sản xuất nông lâm nghiệp có những tiến bộ, đáp ứng nhu cầu trong xã, các hộ gia đình và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tình hình văn hóa, y tế, giáo dục ở địa phương từng bước được nâng lên. Cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa đạt được những kết quả nhất định. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từng bước được củng cố; quốc phòng - an ninh được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể được tăng cường… Tuy nhiên, những kết quả nói trên so với mục tiêu mà Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng bộ Ngọc Long đề ra nhiều mặt chưa đạt. Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp ở địa phương tuy đã có tiến bộ nhưng chưa vững chắc, việc thâm canh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống cây con có năng suất cao vào sản xuất chưa đều, chưa nhiều; việc xác định làm kinh tế đồi rừng còn nhiều lúng túng, quản lý khai thác lâm sản chưa tốt; công tác quản lý phân phối lưu thông còn hạn chế; chất lượng y tế, giáo dục, văn hóa còn thấp, còn nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra, nhiều phong tục tốn kém trong ma chay, cưới xin vẫn còn; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao; quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố tăng cường. Quản lý hợp tác xã còn lỏng lẻo, 95
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2