intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Trái (1961-2020)

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:239

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Trái (1961-2020) gồm các nội dung chính như sau: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Sủng Trái trước năm 1961; Chi bộ Đảng xã Sủng Trái được thành lập lãnh đạo nhân dân trong xã tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trong thời kỳ khánh chiến chống Mỹ cứu nước (1961 -1975); Chi bộ và nhân dân xã Sủng Trái trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1986);...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Trái (1961-2020)

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỒNG VĂN ĐẢNG BỘ XÃ SỦNG TRÁI TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ SỦNG TRÁI (1961 - 2020) Sủng Trái, tháng 8 năm 2021 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Xã Sủng Trái, trước năm 1961 thuộc xã Lũng Phìn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, xã Sủng Trái được thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Lũng Phìn theo Quyết định số 91/QĐ-TTg ngày 05/7/1961 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 15/12/1962, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 211-CP về thành lập các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và huyện Quản Bạ, xã Sủng Trái được chia tách điều chỉnh thành 01 xã của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đến ngày 21/10/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) ra Quyết định số 179- HĐBT về việc phân định địa giới một số xã của huyện Mèo Vạc, Đồng Văn và huyện Yên Minh. Theo đó tách 4 xã Phú Lũng, xã Tháng Mố, xã Sủng Cháng và xã Sủng Thài của huyện Đồng Văn sát nhập vào huyện Yên Minh. Tách 3 xã Niêm sơn, xã Nậm Ban và xã Tát Ngà của huyện Yên Minh sát nhập vào huyện Mèo Vạc. Chấp hành Công điện số 3246/V15, ngày 27/6/1984 của Hội đồng Bộ trưởng về việc cho phép Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tuyên được tạm thời điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện, thị xã trong tỉnh. Ngày 03 tháng 7 năm 1984, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tuyên ban hành Quyết định số 511/UB-QĐ về việc chuyển giao các 2
  3. xã Lũng Phìn, xã Hố Quãng Phìn và xã Sủng Trái của huyện Mèo Vạc về huyện Đồng Văn quản lý. Ngày 10/7/1984, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Mèo Vạc chính thức bàn giao 3 xã Lũng Phìn, xã Hố Quãng Phìn và xã Sủng Trái cho huyện Đồng Văn quản lý cho đến ngày nay. Trong suốt chiều dài lịch sử của xã Sủng Trái, mặc dù là một đơn vị hành chính của huyện Đồng Văn, được chia tách điều chỉnh sang huyện Mèo Vạc quản lý năm 1962, rồi lại được điều chỉnh sang huyện Đồng Văn năm 1984. Gần 60 năm thành lập, đấu tranh, xây dựng và phát triển các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Sủng Trái dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của quê hương trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các giai đoạn lịch sử. Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, phát triển về kinh tế-văn hóa-xã hội; xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể: giữ vững ổn định về quốc phòng- an ninh và đối ngoại. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Sủng Trái đang ra sức quyết tâm phấn đấu xây dựng đưa Sủng Trái từ một xã còn khó khăn nhiều mặt để phát triển đi lên trở thành một xã động lực có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện ở cửa ngõ phía Nam của huyện Đồng Văn. 3
  4. Để hiểu rõ hơn về truyền thống cách mạng của địa phương, những thành quả đấu tranh và xây dựng của nhân dân các dân tộc xã Sủng Trái, nhất là từ khi có Đảng lãnh đạo. Ban chấp hành Đảng bộ xã Sủng Trái (khoá XXI) phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đồng Văn nghiên cứu biên soạn cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Trái giai đoạn 1961-2020”. Trong cuốn sách này đã trình bày khá toàn diện về quá trình ra đời hình thành và phát triển của Chi, Đảng bộ xã trong việc lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm, an ninh- quốc phòng; xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể qua các thời kỳ lịch sử. Đây là một cuốn sách quý để làm tài liệu tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ quy hoạch, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh, đối ngoại; xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Cuốn sách có tác dụng rất lớn trong việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng của địa phương, nhất là đối với các thế hệ trẻ. Trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn, Ban chấp hành Đảng bộ xã Sủng Trái luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Đồng Văn, sự phối hợp, giúp đỡ của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ. Đặc biệt là sự quan tâm giúp 4
  5. đỡ của phòng Lý luận chính trị và Lịch sử, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, của các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt của xã qua các thời kỳ, cùng với sự đóng góp ý kiến quý báu của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã Sủng Trái. Xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng, với tinh thần trách nhiệm cao, nhưng trong quá trình biện soạn còn gặp rất nhiều khó khăn, do địa phương nhiều lần chia tách sát nhập, có thời kỳ xã Sủng Trái trực thuộc sự quản lý của huyện Mèo Vạc nên nguồn tài liệu không được bảo quản, bị hư hỏng, thất lạc nhiều, các nhân chứng lịch sử tuổi đã cao, trí nhớ có phần suy giảm, hoặc đã mất nên không tránh khỏi những thiếu sót. Ban Biên soạn rất mong nhận được sự tham gia góp ý của các đồng chí và bạn đọc gần xa. Ban chấp hành Đảng bộ xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo và giúp đỡ quý báu của các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã giúp đỡ, tạo điều kiện để cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Trái giai đoạn 1961-2020” được hoàn chỉnh. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ 5
  6. Lầu Mí Xắt Bí thư Đảng ủy xã Sủng Trái Chương I KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI SỦNG TRÁI TRƯỚC NĂM 1961 I- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Sủng Trái là xã nội địa nằm phía Tây Nam của huyện Đồng Văn, cách trung tâm huyện hơn 40 km về phía Nam. Phía Đông tiếp giáp xã Lũng Phìn; phía Tây tiếp giáp xã Vần Chải; phía Bắc tiếp giáp xã Hố Quáng Phìn; phía Nam tiếp giáp xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh. Toàn xã hiện nay xã có diện tích tự nhiên là 2.595,23 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 1.704.65ha, chiếm 65,68% diện tích, bao gồm: Đất trồng cây ngô, lúa nương là 5,70ha, đất trồng cây hàng năm còn lại 852,35ha, đất trồng cây lâu năm 40,90ha, đất rừng phòng hộ là 805,70ha. 6
  7. Đất phi nông nghiệp 35,10ha chiếm 1,35% diện tích bao gồm, đất xây dựng trụ sở các cơ quan, sự nghiệp trường học, đất trạm xá là 0,12 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa là 0,60ha, đất phát triển hạ tầng là 34,38 ha. Đất chưa sử dụng là 819,96 ha chiếm 31,59% diện tích. Đất khu dân cư nông thôn là 35,52 ha, chiếm 1,37% diện tích. Đất đai trên địa bàn xã chủ yếu được hình thành do phong hóa tại chỗ từ đá mẹ, đất bồi tụ do xói mòn, rửa trôi tạo nên và gồm 2 nhóm đất. Nhóm đất đỏ vàng: Đây là nhóm đất chiếm tỷ lệ lớn nhất, phát triển tại chỗ với quá trình hình thành đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm. Do địa hình dốc nên quá trình này diễn ra trong điều kiện các silicat bị rửa trôi và các hợp chất sắt, nhôm được tích luỹ. Vỏ phong hoá giàu ôxit và hydroxit sắt hình thành các loại đất có màu đỏ vàng. Nhóm đất này có các loại đất chính đó là: Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát, đất mùn nâu vàng trên đá vôi. Nhóm đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng, như cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Nhóm đất này cũng phát triển tại chỗ.Trên đất nương rẫy, nhóm đất này có các loại đất chính sau: Đất mùn màu vàng đỏ trên đá sét và biến chất, đất mùn màu vàng nhạt trên đá cát, đất mùn màu vàng đỏ trên đá macma axit. Đây 7
  8. cũng là nhóm đất thích hợp với hầu hết các loại cây trồng cũng như cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Về cơ bản đất nông nghiệp của xã tương đối mầu mỡ, điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp thuận lợi phù hợp cho phát triển cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây lâu năm, các loại cây trồng hàng năm và gieo trồng các loại cây lương thực như: cây ngô, khoai, rau, đậu các loại, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc, ( trâu, bò, lợn, dê, nuôi ong lấy mật), chăn nuôi các loại gia cầm phục vụ đời sống xã hội. Đó là tiềm năng cơ bản để phát triển nền nông, lâm nghiệp toàn diện. Về tài nguyên khoáng sản xã Sủng Trái không giàu về tài nguyên, khoáng sản, tuy nhiên xã có một số vỉa mỏ quặng Von Fram ở các thôn Tìa Súng tiếp giáp với các thôn Tả Phìn và thôn Tả Cồ Ván của xã Hố Quáng Phìn, diện tích quặng Von Fram của xã Sủng Trái không lớn, có khoảng 50ha. Hiện nay Công ty trách nhiệm hữu hạn Giang Sơn đang khai thác, song chủ yếu vẫn là ở xã Hố Quáng Phìn và một phần thuộc lãnh thổ của xã Sủng Trái. Do địa hình là xã miền núi có nhiều núi cao, vực sâu, địa hình tương đối dốc nên khí hậu xã Sủng Trái mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm 02 mùa rõ rệt, đó là mùa mưa và mùa khô lạnh so với vùng thấp và vùng trung du kế cận. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, 8
  9. nên khí hậu xã Sủng Trái về cơ bản mang nét đặc trưng nhiệt đới. Nét nổi bật của khí hậu là duy trì độ ẩm trong năm cao trung bình 85%, độ ẩm cao nhất trong năm là 88%, lượng mưa tương đối nhiều, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình 2300mm đến 2400mm, chiếm 80-85% lượng mưa trong năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%, độ ẩm cao nhất trong năm là 88%, độ ẩm thấp nhất trong năm là 81%. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23,10C - 27,90C, nhiệt độ cao nhất là 27,10C, nhiệt độ thấp nhất là 19,10C, phân phối khá đồng đều trên địa bàn xã và có sự dao động nhiệt ngày và đêm ở các thung lũng diễn ra mạnh mẽ, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 3-50C, do đó có ảnh hưởng không nhỏ đến năng xuất cây trồng, vật nuôi và đời sống sinh hoạt của nhân dân địa phương. Là xã vùng cao, vùng sâu, vùng xã của huyện Đồng Văn, nguồn nước trên địa bàn xã chủ yếu là nước mưa, nhất là về mùa đông tình trạng thiếu nước trên địa bàn xã thường xuyên xảy ra. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nước phuc vụ đời sống sản xuất, được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, đến nay (2021), xã đã đầu tư xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng 04, hồ treo có dung tích trên 1000m3, trong đó có 01 hồ treo ở thôn Pó Sả có dung tích chứa 8.000m3, 9
  10. với sự hỗ trợ và hướng dẫn của Chi bộ các hộ gia đình trong xã đều tự xây dựng được các bể chứa nước, đáp ứng 91% số hộ trong toàn xã có nước sử dụng phục vụ sản xuất và đời sống. Theo lịch sử dân tộc cũng như các cụ cao tuổi của xã Sủng Trái kể lại xuất xứ của người Mông của xã Sủng Trái ngày xưa là ở các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam (Trung Quốc) nhưng tập trung đông nhất ở Quý Châu trước khi di cư đến Việt Nam từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII để tránh sự áp bức bóc lột, của các dân tộc khác cũng như tránh sự khốc liệt của thiên nhiên như: lũ lụt, hạn hán thường xuyên xẩy ra. Khi đến vùng đất mới phía bắc Việt Nam, người Mông đã bỏ nhiều công sức khai phá ruộng, nương lao động cật lực biến những nơi hoang dã thành quê hương làng, bản của mình. Do địa hình là xã chủ yếu có nhiều núi cao, vực sâu, địa hình tương đối dốc nên người dân xã Sủng Trái thường sống và làm nhà ở các chân núi hoặc thung lũng. Do địa hình phức tạp, núi đá, người dân trên địa bàn xã đã cải tạo đất đai, xếp đá trồng ngô trong các hốc đá, lưng chừng núi. Sản xuất chính của người dân trên địa bàn xã chủ yếu sống bằng nghề làm nương rẫy, trồng ngô làm cây lương thực chính. Ngoài trồng trọt cây ngô, hầu hết các hộ gia đình của bà con người dân trong xã Sủng Trái còn tích cực trồng cỏ phục vụ chăn nuôi trâu, 10
  11. bò trồng cây đậu tương, cây lúa mạch, y dĩ, cây tam giác mạch, dong giềng, khoai lang, rau đậu các loại… vừa để phục vụ làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, vừa để làm hàng hóa phục vụ nâng cao đời sống, ở xã Sủng Trái có nhiều hộ gia đình nuôi đến hàng chục con lợn, con bò, để phục vụ sức kéo và cung cấp nguồn phân bón phục vụ sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra bà con người dân trong xã còn tích cực trồng thêm cây lanh lấy sợi dệt vải may áo, váy cho phụ nữ, trồng cây dược liệu làm thuốc chữa bệnh, trồng các loại cây ăn quả như: Cây mận, cây lê, cây đào. Một số hộ gia đình còn nuôi ong lấy mật lên đến hàng chục tổ, thu được hàng trăm lít, mật ong chủ yếu của xã Sủng Trái là mật ong bạc hà rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Ngoài trồng trọt, chăn nuôi, làm nương rẫy người dân trong xã còn mở thêm các nghề phụ truyền thống như: nghề rèn đúc lưỡi cày, rèn dao, búa… làm đồ gỗ, làm ngói máng và một số nghề phụ, buôn bán nhỏ lẻ khác để tăng thêm thu nhập góp phần cải thiện nâng cao đời sống của người dân, nhiều hộ gia đình, từ đủ ăn tự vươn lên làm giàu chính đáng. Trước kia Sủng Trái là địa bàn thường xuyên thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Hiện nay do được hưởng trợ cấp bởi các chương trình 135, chương trình 30a của Chính phủ, hỗ trợ mỗi một gia 11
  12. đình người Mông 1 bể nước, 1 mái nhà, 1 con bò và xây dựng hồ treo chứa nước mưa, đã góp phần đáng kể vàò việc khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô, của người dân. Đường điện lưới quốc gia đã được kéo đến hầu hết các hộ gia đình trong xã, các hộ nghèo được nhà nước hỗ trợ tiền điện thắp sắng và phục vụ sản xuất. Do được nhà nước hỗ trợ tiền xây dựng các hồ treo, điện thắp sáng, hỗ trợ tấm lợp prôximăng cho các hộ nghèo góp phần vào việc khắc phục tình trạng thiếu điện, thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô, cuộc sống của nhân dân trong xã bớt khó khăn hơn. Về giao thông, đường ô tô đã được mở từ đường cái đến trung tâm xã Sủng Trái và được bê tông hóa một phần tại các thôn, bản tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại giao lưu, kinh tế văn hóa - xã hội giữa các thôn và các xã lân cận, các hộ gia đình trong xã hiện nay đều sử dụng điện thắp sáng, sử dụng điện thoại di động, sắm được xe máy làm phương tiện đi lại và được xem truyền hình Việt Nam. Người dân ở xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn do phải sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, kinh tế còn khá khó khăn, kiến trúc nhà ở cũng khá đặc biệt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt ở địa phương. Kiến trúc nhà cửa của người Mông ở xã Sủng Trái dù to hay nhỏ, các ngôi nhà đều được xây theo lối truyền thống gồm 3 gian với 1 cửa 12
  13. chính mặt đằng trước và 2 cửa phụ thường đặt ở bên trái hoặc bên phải của ngôi nhà. Trong các ngôi nhà của người Mông các hàng cột chính giữa là phải to chắc chắn, để giữa toàn bộ khung nhà, các cột nhà chính được người Mông tôn thờ theo tín ngưỡng của dân tộc, không được phép đập vào các cột cái ảnh hưởng tới tâm linh gia đình. Cửa nhà chính bao giờ cũng được làm chắc chẵn, đẹp để chống trộm, của phụ không cần phải đẹp nhưng vẫn đảm bảo bền chắc. Trong 3 gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lò và làm buồng ngủ, chỗ ngủ của hai vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên, làm nơi tiếp khách và ăn uống của gia đình. Bàn thờ tổ tiên người Mông rất đơn giản, chỉ có một mảnh ván hoặc ống cắm hương làm bằng tre nứa cắm vào tường. Để đề phòng, chống mất trộm bò, dê, lợn, gà. Người Mông ở xã Sủng Trái thường làm chuồng trâu, chuồng bò, chuồng dê trước cửa nhà, xếp hàng rào đá để làm tường bao xung quanh nhà để làm hệ thống, phòng chống trộm từ xa và làm một cái cổng tương đối kiên cố bằng gỗ để ra vào đóng lại chắc chẵn. Trong sinh hoạt văn hóa, người Mông ở xã Sủng Tráí cũng như người Mông trên địa bàn huyện Đồng Văn, đều có nhiều lễ như: Tết Mông, tết Nguyên đán, lễ xin bố mẹ nuôi, lễ cúng ma khô. Cưới xin người Mông ở Sủng Trái cũng được diễn 13
  14. ra theo ba lễ (Dạm hỏi, ăn hỏi và lễ cưới). Trong cộng đồng người Mông nói chung, đồng bào dân tộc Mông xã Sủng Trái nói riêng khi hai người đến tuổi yêu nhau đều có nét độc đáo riêng đó là tục “kéo vợ” đưa về nhà rồi mới làm các thủ tục cưới xin. Đặc biệt người Mông xã Sủng Trái có lễ hội chơi núi mùa xuân, tiếng Mông gọi là “Gầu Tào” thường được tổ chức vào những ngày tết Nguyên đán, thu hút thanh niên và khách du lịch gần xa đến với lễ hội. Các thế hệ người Mông ở xã Sủng Trái vẫn nói tiếng mẹ đẻ. Nét văn hóa dân gian của người Mông ở xã Sủng Trái cũng rất phong phú về nội dung, hình thức. Trong các hoạt động văn hóa, dân ca chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống hàng ngày,Nét văn hóa dân gian của người Mông ở xã Sủng Trái cũng rất phong phú về nội dung đẹp về hình thức. Trong các hoạt động văn hóa, dân ca chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống hàng ngày, hiện nay nét đẹp của nền văn hóa dân gian của người Mông xã Sủng Trái không được phổ biến dưới dạng văn tự mà chủ yếu bằng truyền miệng. Phần lớn các bài hát, thơ ca, truyện kể hoặc một số bài cúng đều được diễn đạt bằng miệng. Trong sinh hoạt văn hóa kể cả hội hè, cưới xin, ma chay, tế lễ các loại nhạc cụ truyền thống như sáo ngang, sáo dọc, nhị, khèn trúc (khèn Mông) đều được sử dụng, đó là nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu của người Mông xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn. 14
  15. II- Nhân dân các dân tộc Sủng Trái thời kỳ trước năm 1961 Cùng với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Trong suốt các triều đại phong kiến Việt Nam, địa danh xã Sủng Trái chưa xuất hiện. Trước thời kỳ Pháp thuộc, khu vực Sủng Trái là vùng đất thuộc xã Lũng Phìn, tổng Đông Minh, châu Đồng Văn. Thời kỳ Pháp thuộc và trước năm 1961, khu vực Sủng Trái là địa bàn thuộc địa giới hành chính xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn. Ngày 5/7/1961, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 91/CP, xã Lũng Phìn được chia tách thành 4 xã mới là: Sủng Trái, Sảng Tủng, Hố Quáng Phìn và Lũng Phìn. Sau khi chia tách xã Sủng Trái gồm có các thôn: Sủng Trái, Sủng Dìa, Chứ Phìn, Phúng Tủng, Tùng Tỉnh và 1/2 thôn Tả Phìn, xã Hố Quáng Phìn. Tại thời điểm chia tách xã có có chiều dài 5 km, rộng 4 km và có 273 hộ với 1.351 khẩu, gồm có duy nhất 1 dân tộc sinh sống đó là dân tộc Mông. Ngày 15/12/1962, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 211-CP chia huyện Đồng Văn và huyện Vị Xuyên thành 5 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ và Vị Xuyên. Theo đó huyện Mèo Vạc được thành lập mới gồm 16 xã, trong đó xã Sủng Trái được chuyển về huyện Mèo Vạc quản lý. Ngày 3/7/1984, Ủy ban nhân dân tỉnh 15
  16. Hà Tuyên ban hành Quyết định số 511/UB-QĐ về việc chuyển giao các xã: Sủng Trái và Lũng Phìn, Hố Quáng Phìn của huyện Mèo Vạc về huyện Đồng Văn quản lý. Đến ngày 10/7/1984, huyện Mèo Vạc chính thức bàn giao 3 xã Lũng Phìn, xã Hố Quáng Phìn và xã Sủng Trái cho huyện Đồng Văn quản lý đến nay. Năm 1858, thực dân Pháp tiến công cửa biển Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Đến năm 1887, thực dân Pháp căn bản chiếm được Hà Giang. Từ khi chiếm đóng Hà Giang, thực dân Pháp nắm lấy bọn thổ ty, phong kiến địa chủ để lập bộ máy thống trị từ tỉnh đến các châu, tổng và xã. Chúng thi hành chế độ “Quân sự quản chế”, lập ra các Đạo quan binh để kiểm soát mọi công việc hành chính ở địa phương. Thực hiện chính sách “ chia đề trị”, thực dân Pháp chia vùng cao nguyên Đồng Văn ra thành 4 khu vực, đứng đầu mỗi khu vực là một dòng họ thổ ty cai quản. Dưới chế độ thực dân phong kiến, đời sống nhân dân huyện Đồng Văn nói chung, khu vực Sủng Trái, xã Lũng Phìn nói riêng hết sức nghèo khổ và lạc hậu nhưng thực dân Pháp vẫn đặt ra đủ mọi sắc thuế với những thủ đoạn khai thác, bóc lột rất tàn nhẫn, đã đẩy nhân dân đến chỗ cùng cực lạc hậu, bị miệt thị về dân tộc, bị đầu độc hoặc mê muội về tư tưởng. Do vậy, mâu thuẫn giữa nông 16
  17. dân với bọn Đế quốc, phong kiến ngày càng sâu sắc. Phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, nhân dân các dân tộc huyện Đồng Văn nói chung và khu vực Sủng Trái nói riêng, đã không ngừng nổi dậy khởi nghĩa chống lại ách thống trị của các thế lực Đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của thủ lĩnh Sùng Mí Chảng, nổ ra năm 1911 với khẩu hiệu: tự do trồng thẩu (tức cây thuốc phiện), tự do chuyển muối lên Đồng Văn, nên đã tập hợp được đông đảo đồng bào người Mông đồng tình hưởng ứng và thu được nhiều thắng lợi, làm cho bọn thực dân Pháp và tay sai vô cùng khiếp sợ và tức tối. Đến năm 1912, một số tay sai lọt vào hàng ngũ nghĩa quân tìm cách sát hại thủ lĩnh Sùng Mí Chảng, cuộc khởi nghĩa tan rã, nhân dân huyện Đồng Văn nói chung, khu vực Sủng Trái nói riêng tiếp tục trượt dài trong đêm trường nô lệ. Tuy cuộc khởi nghĩa Sùng Mí Chảng không giành được thắng lợi, nhưng đã tô thắm thêm truyền thống yêu nước không cam chịu cuộc sống nô lệ dưới chế độ thực dân phong kiến của nhân dân các dân tộc sống trên mảnh đất cực Bắc của Tổ quốc nói chung và huyện Đồng Văn nói riêng. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Đó là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ cách mạng Việt Nam ở trong tình trạng “đen tối không có 17
  18. đường ra”, chấm dứt thời kỳ bế tắc khủng hoảng về đường lối. Từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta phát triển ngày càng mạnh mẽ. Đến tháng 8 năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đã nhất tề đứng dậy làm cuộc Tổng khởi nghĩa và hoàn toàn giành được thắng lợi. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng công bố bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Bản Tuyên ngôn trịnh trọng Tuyên bố: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thủ tiêu hoàn toàn chính quyền thực dân, phong kiến khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, trước toàn thể nhân dân Việt Nam và toàn thế giới. Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, nhà nước non trẻ của chúng ta đã phải đối đầu với những nguy cơ, hiểm họa mới. Đất nước bị các thế lực đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt. Ở miền Bắc, gần 20 vạn quân Tưởng lấy danh nghĩa quân Đồng minh ồ ạt kéo vào nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Phía Nam vĩ tuyến 16, quân đội Anh với danh nghĩa quân Đồng Minh giải giáp quân đội Nhật đã đồng lõa và tiếp tay cho thực dân Pháp quay lại Đông Dương. Đất nước bị bao vây bốn phía, vận 18
  19. mệnh như “ngàn cân treo sợi tóc”, Tổ quốc lâm nguy! Tháng 10/1945, cán bộ Việt Minh ở khu Đường Thượng đã tổ chức Hội nghị họp tại Yên Minh. Hội nghị đã xác định rõ nhiệm vụ của cách mạng thời kỳ này là: - Lôi kéo thổ ty, địa chủ, hạn chế đến mức thấp nhất sự phá hoại của chúng, phân hóa, trung lập, cô lập đối với từng bọn, từng tên. - Tranh thủ tuyên truyền, lôi kéo binh lính và những người bị bọn phản động lừa gạt, dụ dỗ theo chúng. - Tổ chức đấu tranh ngăn cản, hạn chế những hành vi phản dân hại nước của bọn phản động. - Củng cố và kiểm soát chặt chẽ vùng có cơ sở cách mạng, đề phòng, đập tan những cuộc tấn công, đánh phá của bọn Quốc dân Đảng và tay chân của chúng. Để thực hiện nhiệm vụ đề ra, cán bộ Việt Minh đã khéo léo thực hiện các biện pháp tranh thủ, lôi kéo về chính trị đi đôi với đẩy mạnh xây dựng lực lượng và hoạt động vũ trang. Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng đấu tranh cách mạng, bọn đặc vụ, thổ phỉ vùng Đồng Văn, Mèo Vạc đã phải lùi dần và rút khỏi các xã biên giới, một số khác bị tiêu diệt. 19
  20. Tại huyện Đồng Văn, Vương Chí Sình là người có thế lực trong đồng bào Mông. Do được cán bộ Việt Minh tiếp cận, giải thích rõ chủ trương, đường lối chính sách của Mặt trận Việt Minh, vận động ông ủng hộ Việt Minh, tạo điều kiện để ông về Hà Nội để gặp Cụ Hồ. Khi đến Hà Nội, Vương Chí Sình đã gặp và nói chuyện nhiều lần với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua tiếp xúc Hồ Chủ tịch đã nhận biết được vai trò ảnh hưởng cũng như sức mạnh của Vương ở vùng biên giới có nhiều đồng bào dân tộc ít người, có tình hình phức tạp về mọi mặt, nên Người đã giao cho Vương làm Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Đồng Văn. Đồng thời cử cán bộ cùng Vương quay trở lại địa phương để thành lập chính quyền huyện Đồng Văn. Trụ sở Ủy ban hành chính đầu tiên của huyện Đồng Văn được đặt tại Phố Bảng. Như vậy, ở Đồng Văn không có cuộc đấu tranh giành chính quyền như các nơi khác, mà trên thực tế ta tạm thời thừa nhận chính quyền của Vương Chí Sình với danh nghĩa “Ủy ban hành chính” để từng bước cải tạo chính quyền của Thổ ty thành chính quyền cách mạng. Ngày 06/01/1946, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc huyện Đồng Văn tích cực hăng hái đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa I của Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên người dân huyện Đồng Văn nói chung và khu vực Sủng Trái, xã Lũng Phìn nói riêng được tự tay bỏ lá phiếu bầu 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2