intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tả Lủng (1999-2020)

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tả Lủng (1999-2020)" tập trung tái hiện lại quá trình hình thành, xây dựng, phát triển của Chi bộ, Đảng bộ xã; vai trò lãnh đạo của Đảng bộ đối với nhân dân các dân tộc trong xã khi thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; từ đó rút ra những kinh nghiệm quý, phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ xã trong thời gian tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tả Lủng (1999-2020)

  1. 1
  2. ĐẢNG BỘ HUYỆN MÈO VẠC BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ TẢ LỦNG TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TẢ LỦNG (1999 - 2020) XUẤT BẢN NĂM 2021 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Là một trong những xã mới được thành lập của huyện Mèo Vạc, Tả Lủng là xã còn nhiều khó khăn về phát triển kinh tế xã hội, nhưng với truyền thống cần cù lao động, chịu thương, chịu khó; bất khuất, kiên trung nhân dân các dân tộc xã Tả Lủng luôn đoàn kết, kiên trì, không ngừng cố gắng xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong lịch sử hình thành và phát triển, nhân dân xã Tả Lủng đã có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn nêu cao tinh thần yêu nước, cách mạng; ý chí kiên cường vượt lên nghịch cảnh và truyền thống đoàn kết dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, không chịu khuất phục trước kẻ thù tàn bạo đồng thời không lùi bước trước thử thách nghiệt ngã của tự nhiên. Dưới ánh sáng soi đường của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân trong xã đã tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiều người đã anh dũng ngã xuống, nhiều gia đình đã trải qua những giây phút đau thương, nhưng vẫn một lòng, một dạ theo Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng dẫn đường. 3
  4. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và xây dựng nông thôn mới. Với sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền, cùng nhân dân các dân tộc trong xã và sự hỗ trợ nhiều mặt của Trung ương, của tỉnh, đời sống người dân đã có sự chuyển biến tích cực: Tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng dần theo từng năm, giáo dục, y tế từng bước đáp ứng được nhu cầu của người dân. Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/1/2018 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” và ghi lại truyền thống lịch sử của Đảng bộ và nhân dân trong xã cũng như những đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương, Ban Thường vụ Đảng ủy xã cho chủ trương nghiên cứu, biên soạn cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tả Lủng giai đoạn 1999 - 2020”. Nội dung cuốn sách tập trung tái hiện lại quá trình hình thành, xây dựng, phát triển của Chi bộ, Đảng bộ xã; vai trò lãnh đạo của Đảng bộ đối với nhân dân các dân tộc trong xã khi thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; từ đó rút ra những kinh nghiệm quý, phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ xã trong thời gian tiếp theo. Cuốn sách sẽ là một tài liệu tham khảo quý báu, góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, 4
  5. giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Trong quá trình sưu tầm và biên soạn cuốn sách, Ban biên soạn đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các đồng chí lão thành cách mạng, cán bộ, lãnh đạo của xã qua các thời kỳ, của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Mèo Vạc. Nhân dịp này, Ban Thường vụ Đảng uỷ xã xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu đó của các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi để việc biên soạn cuốn sách được hoàn thành. Do trình độ biên soạn có hạn, công tác lưu trữ tài liệu qua các thời kỳ không được đầy đủ, các nhân chứng lịch sử nay đã già yếu, trí nhớ có phần suy giảm nên một số nội dung được phản ánh trong cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. Trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tả Lủng giai đoạn 1999-2020”. T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ BÍ THƯ Ly Thị Súng 5
  6. Phần một KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI XÃ TẢ LỦNG I- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, con người Tả Lủng trước đây phần lớn địa giới thuộc địa phận xã Mèo Vạc ngày nay, trước thế kỷ XV khu vực này nằm trong tổng Đông Quan, thuộc châu Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), triều đình Nhà Nguyễn chia Châu Bảo Lạc thành 2 huyện: Để Định và Vĩnh Điện; Mèo Vạc thuộc tổng Đông Quan huyện Để Định (gồm khu vực Bảo Lâm, Tả Lủng và một phần Yên Minh ngày nay). Năm 1858, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng tách Đông Quan khỏi Bảo Lạc để thành lập đại lý Đồng Văn. Ngày 20/8/1891, tỉnh Hà Giang được thành lập trên cơ sở phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang)1, Tả Lủng vẫn thuộc xã Mèo Vạc nằm trong tổng Đông Minh, thuộc đại lý Đồng Văn, sau đổi thành Trung tâm hành chính Đồng Văn; sau Cách mạng tháng 8/1945 đổi thành huyện Đồng Văn. Ngày 05/7/1961, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 91-CP, chia xã Mèo Vạc thành 5 xã mới (xã Thống Nhất, Hòa Bình, Đoàn Kết, Tự Do và Lũng Pù; xã Mèo Vạc được đổi tên thành xã Hòa Bình); 1 Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển, tr 91 - 93 6
  7. đến ngày 15/12/1962, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 211-CP về việc chia huyện Đồng Văn thành 3 huyện: Đồng Văn, Yên Minh và Mèo Vạc. Kể từ đó địa phận Tả Lủng thuộc huyện Mèo Vạc. Tiếp đó ngày 20/8/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 74 về điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn Mèo Vạc. Theo đó tách các thôn: Thào Chứ Lủng, Há Súa, Tả Lủng A, Tả Lủng B, Há Chế, Há Chí Đùa của xã Mèo Vạc và sáp nhập 2 thôn: Lùng Vái và Phố Mì của xã Sủng Trà vào để thành lập xã Tả Lủng. Đến nay, xã Tả Lủng có diện tích đất tự nhiên (số liệu năm 2020) là: 2.795,82 ha, trong đó chiếm trên 56% diện tích là núi đá, địa hình hiểm trở, nhiều khe sâu, độ dốc lớn, chia cắt mạnh. Diện tích đất lâm nghiệp là 1.211,6 ha; diện tích rừng 878,7 ha; diện tích đất sản xuất nông nghiệp 350 ha. Phía Bắc giáp với xã Sủng Trà và xã Pả Vi, phía Đông giáp với Thị Trấn Mèo Vạc, phía Tây giáp với xã Sủng Máng và xã Lũng Chinh, phía Nam giáp với xã Nậm Ban và xã Tát Ngà. Về mặt hành chính, xã gồm 8 thôn, bản là: Tả Lủng A, Tả Lủng B, Há Chí Đùa, Thào Chứ Lủng, Há Súa, Phố Mì, Lùng Vái, Há Chế. Nằm trong cao nguyên đá Đồng Văn, xã Tả Lủng có địa hình đặc trưng là núi đá, với độ cao trung bình 1.200 - 1.800m so với mặt nước biển; địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, giảm dần từ phía Đông Bắc xã xuống phía Tây Nam; các thôn nằm ở độ cao lớn là Tả Lủng A, 7
  8. Tả Lủng B, Há Chí Đùa; các thôn có địa hình thấp hơn là Há Súa, Phố Mì, Lùng Vái, Há Chế ... Đặc điểm thổ nhưỡng của xã chủ yếu là núi đá, ít diện tích núi đất nên thiếu đất sản xuất và ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển kinh tế xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng. Quá trình hình thành đặc điểm thổ nhưỡng xuất phát từ hiện tượng phong hóa tại chỗ từ đá mẹ và đất bồi tụ do xói mòn rửa trôi. Nhóm đất mùn nâu vàng chiếm tỉ lệ lớn nhất, phát triển tại chỗ với quá trình hình thành feralit của vùng nhiệt đới ẩm. Nhóm đất này có các loại đất chính đó là: Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát, đất mùn nâu vàng trên đá vôi có bề mặt mỏng, chất đá vôi với thành phần cơ giới nặng, độ phì tương đối cao phù hợp với trồng cây ngô, mạch, mì, hoa tam giác mạch...v.v. Ở các thôn vùng thấp như Lùng Vái, Phố Mì có diện tích trồng lúa nước và một số cây lương thực khác, tuy nhiên chủ yếu là ruộng trồng một vụ, canh tác thô sơ nên sản lượng thấp. Đặc điểm khí hậu, xã Tả Lủng nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa mang tính lục địa khá rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm 14oc, mùa hè trung bình cao nhất là 19,7oc thấp nhất là 12,5 oc. Về mùa Đông thường có sương mù, nhiệt độ thấp nhất có khi xuống tới -1 đến -3oc. Tần suất xuất hiện sương muối trung bình 6,6 ngày/năm, thỉnh thoảng có năm gặp sương muối nhiều hơn. Khí hậu của xã thích hợp với các loài cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới như: Mận, lê, đào, hoa tam giác 8
  9. mạch... Lượng mưa trung bình năm từ 1.760 mm đến 2.000 mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, lượng bốc hơi trung bình 730 mm. Mặt khác, do nằm trên cao nguyên đá vôi, nguồn nước mặt cũng như nước ngầm rất khan hiếm; khả năng giữ nước kém nên về mùa khô tình trạng thiếu nước khá nghiêm trọng. Hơn nữa, do địa hình có độ dốc cao dẫn tới mùa mưa thường xảy ra lũ quét, sạt lở, đất màu bị rửa trôi làm cho đá lộ đầu dày thêm. Do đặc trưng núi đá, thiếu đất nhưng xã Tả Lủng có tài nguyên rừng khá đa dạng với 878,7 ha, trước đây người dân chủ yếu trồng cây anh túc (thuốc phiện) và cây ngô; mặt khác xã cũng thiếu các tài nguyên quan trọng: khoáng sản, cát… dẫn tới thiếu nguyên liệu cho công trình xây dựng kiến thiết địa phương cũng như hạn chế về nguồn thu để phát triển kinh tế của xã. Hiện nay cùng với các xã trong khu vực núi đá của huyện, xã Tả Lủng chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp nhưng có 01 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng qui mô nhỏ; xã có tiềm năng phát triển chăn nuôi gia súc: Bò, dê, nuôi ong lấy mật, bước đầu manh nha các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp của địa phương Về giao thông, trước đây hệ thống giao thông đi lại trên địa bàn xã rất khó khăn, chủ yếu là đường mòn dành cho ngựa và người đi bộ. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, đặc biệt chương trình xây dựng Nông thôn mới nên các tuyến đường liên thôn được bê tông hóa đã giảm bớt khó 9
  10. khăn về đường xá đi lại cho người dân của địa phương. Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh đã làm trở ngại cho giao thông đi lại, đặc biệt là vào mùa mưa tại các tuyến chưa được đổ bê tông đường đá trơn trượt gây cô lập cho nhiều xóm, bản, tuyến tỉnh lộ 176 đi qua xã xuống cấp nghiêm trọng chưa được sửa chữa (giai đoạn từ năm 2018 - 2021). Vì vậy, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Về mặt xã hội, theo số liệu thống kê năm 2020, toàn xã có 576 hộ với 2.857 khẩu, gồm 5 dân tộc: Dao, Mông, Tày, Kinh, Lô Lô cùng sinh sống; trong đó dân tộc Mông chiếm 95%, tỷ lệ hộ nghèo của xã có 269 hộ = 1.259 khẩu, chiếm 46,70%. Với đặc thù là địa bàn chủ yếu người dân tộc Mông sinh sống, trải qua những năm tháng lao động, khai phá cải tạo đất đai, người dân nơi đây có lối sống thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, hòa quyện cùng với đá núi, đất trời; quen với việc đào đất, đẽo đá để dựng nhà, trồng trọt; khoét đất, gùi nước về để lấy nước sinh hoạt và sản xuất. Người Mông sống chủ yếu ở sườn núi cao, trước đây cuộc sống khó khăn, họ thường làm nhà bằng cây tre, trúc và mái lợp cỏ tranh để che mưa nắng; ngày nay cuộc sống có nhiều thay đổi với kiểu nhà trình tường, mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông, đồng thời xây dựng kiểu nhà kiên cố với gạch bê tông…Người Lô Lô, người Dao thường làm nhà sàn để đề phòng thú dữ, cũng như chăn nuôi, 10
  11. tuy nhiên do sinh sống đan xen nên bộ phận người Lô Lô cũng làm nhà trình tường giống người Mông. 11
  12. Trong văn hóa, đời sống, người Mông nơi đây có nhiều nét văn hóa chung với cộng đồng dân tộc trong huyện thể hiện qua ngôn ngữ, sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, phong tục tập quán cũng như quan niệm, niềm tin về tín ngưỡng, tâm linh, với thói quen sinh hoạt văn hóa tâm linh khá rõ nét. Sinh hoạt văn hóa của người Mông với nhiều hình thức như múa khèn, thổi sáo, kèn lá; họ có nhiều bài hát, chuyện cổ tích ca ngợi tình yêu nam nữ, yêu thiên nhiên đất nước, phê phán thói hư tật xấu, tập quán lạc hậu… Trong sinh hoạt tín ngưỡng, trước đây hầu hết các dân tộc của xã không theo đạo mà có tín ngưỡng tâm linh là thờ cúng tổ tiên, thờ thần rừng... bày tỏ sự kính trọng với những bậc tiền nhân, biết ơn các vị thần linh đã bảo vệ, chở che… ở nhiều thôn trong xã có miếu thờ thần rừng. Đặc biệt, dù nhiều năm qua, các hoạt động truyền đạo diễn ra ở một số xã trên địa bàn huyện Mèo Vạc, nhưng người dân xã Tả Lủng không theo các đạo lạ, đạo ngoại lai trái với truyền thống văn hóa của người dân nơi đây. Vì vậy, dưới sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự cố gắng không ngừng của Đảng bộ và nhân dân Tả Lủng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong xã ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, xã vinh dự là địa phương thí điểm xây dựng Nông thôn mới của huyện Mèo Vạc trong giai đoạn 2010 - 2015, vì vậy với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, người dân trong xã đã được hưởng những phúc lợi xã 12
  13. hội, như: điện lưới quốc gia, hệ thống giao thông từ trung tâm xã đến huyện và từ xã đi các thôn bản, có trường học các cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế, điểm bưu điện văn hóa và trụ sở làm việc của xã ngày càng được đầu tư, xây dựng khang trang; việc thực hiện các phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã được thực hiện và đạt được những kết quả tích cực, nếp sống văn hóa mới ngày càng được xây dựng vững chắc… II- Nhân dân các dân tộc Tả Lủng thời kỳ trước năm 1999, dưới sự lãnh đạo của Đảng Từ buổi đầu khai hoang, lập đất, người dân nơi đây đã đoàn kết một lòng, anh dũng kiên cường trong đấu tranh với thiên tai, địch họa, áp bức, cường quyền để giữ gìn quê hương. Trong lịch sử phát triển của mình người dân khu vực Tả Lủng luôn cần cù, chịu khó trong lao động, đoàn kết chống áp bức, xâm lăng. Đặc biệt, từ khi thực dân Pháp xâm lược và câu kết với các thế lực thổ ty địa phương đặt ách thống trị áp bức bóc lột lên đất nước ta, đã khiến cho nhân dân phải chịu cuộc sống vô cùng cực khổ. Chính vì vậy, bao thế hệ người Mèo Vạc trước đây và đặc biệt là nhân dân các dân tộc xã Tả Lủng đã nêu cao tinh thần đoàn kết, đứng lên đánh trả các thế lực phong kiến và đế quốc. Người dân trong vùng đã cùng các dân tộc trên địa bàn Mèo Vạc tích cực tham gia các cuộc khởi nghĩa đấu tranh dành độc lập của thủ lĩnh Hà Quốc Thượng (1894 - 1896); khởi nghĩa 13
  14. của Sùng Mí Chảng, trong 3 năm (1903 - 1905); khởi nghĩa Đường Thượng (1911 - 1912) do thủ lĩnh người Mông là Vàng Chỉn Pang lãnh đạo… Mặc dù chưa có phương pháp cách mạng đúng đắn, nhưng phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của các dân tộc trên địa bàn từ những ngày đầu là bước tập duyệt cho phong trào đấu tranh của đồng bào sau này. Sau khi đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách cai trị của mình. Về chính trị xã hội: Thời kỳ này tồn tại hai tầng lớp xã hội đối lập nhau, đó là nông dân lao động và thổ ty phong kiến. Bọn thực dân phong kiến nắm quyền cai trị, chúng có bộ máy hành chính, cơ sở kinh tế và lực lượng quân sự riêng. Nhân dân lao động là những người bị áp bức bóc lột nặng nề. Quá trình thổ ty phong kiến làm tay sai cho đế quốc, thực dân và xâu xé thanh toán lẫn nhau là quá trình nhân dân lao động bị bóc lột tàn khốc: Máu chảy đầu rơi, đói rét, bệnh tật luôn đổ xuống đầu nhân dân lao động. Chính sách bóc lột dã man của thực dân Pháp và phong kiến, cùng những khó khăn do thiên tai gây ra và trình độ canh tác lạc hậu khiến cho đời sống của nhân dân các dân tộc vô cùng điêu đứng cùng cực; có thời kỳ đói rét, bệnh tật đã dẫn đến tỷ lệ chết nhiều hơn tỷ lệ sinh. Về kinh tế, chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, song phương thức canh tác lạc hậu, năng suất thấp lại bị sưu 14
  15. cao, thuế nặng, nạn đói thường xuyên xảy ra. Dưới chế độ phong kiến, cây thuốc phiện được trồng nhiều hơn cây ngô; đây cũng là nguyên nhân gây ra nạn nghiện hút "cái chết trắng", làm kiệt quệ giống nòi; làm nảy sinh các tệ nạn xã hội như cướp bóc, giết người, cờ bạc, tranh chấp trong các dòng tộc, dòng họ. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, nạn mê tín dị đoan còn nặng nề, ốm đau chỉ có cúng bái, không có thầy thuốc; các tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp rất phổ biến, nhân dân hoàn toàn mù chữ… Đặc biệt từ khi thực dân Pháp đô hộ nước ta, với chính sách cai trị hà khắc của chúng và bọn thổ ty phong kiến Nguyễn Doãn Quý, Nguyễn Doãn Tư, Nguyễn Doãn Liệu… và bộ máy giúp việc gồm: Xã đoàn, lý trưởng, phó lý nên đời sống nhân dân bị bóc lột đến cùng cực, mặt khác người dân còn bị bọn thầy mo, thầy cúng lừa bịp, hà hiếp, bóc lột. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới đã được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam. Từ khi được thành lập, với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng đã tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động tham gia các phong trào cách mạng, trong khí thế cách mạng đó bộ phận nhân dân vùng Tả Lủng đã hưởng ứng và đi theo Đảng làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước. 15
  16. Đặc biệt, sau ngày 15/9/1944, Ban Việt Minh tổng Đường Thượng2 được thành lập do ông Lò Vạn Quả làm chủ nhiệm và thành lập đội du kích tự vệ để phát triển phong trào cách mạng. Tại khu vực Mèo Vạc, dưới sự vận động, tuyên truyền của cán bộ Việt Minh, nhân dân vùng Tả Lủng đã sớm giác ngộ cách mạng, nhiều người tích cực tham gia các tổ chức như: Hội cứu quốc, Đội du kích của Ban Việt Minh khu Đường Thượng…; hăng hái tham gia các phong trào do Việt Minh phát động. Trong không khí cách mạng sục sôi, nhân dân khu vực Tả Lủng cũng hăng hái tham gia xây dựng lực lượng tự vệ, du kích; tích cực hưởng ứng các lớp huấn luyện về quân sự, về chủ trương, đường lối, chính sách của Mặt trận Việt Minh; nhiều người dân đã trở thành chiến sĩ cách mạng tiêu biểu, tham gia nhiều trận đánh lớn tiêu diệt quân Nhật3 và bè lũ tay sai như: Trận đánh quân Nhật ở Tráng Kìm ngày 30/4/1945, đánh chặn quân của thổ ty Vương Chí Sình tấn công căn cứ Đường Thượng; trực tiếp vận động chính trị, tiêu diệt và làm thất bại âm mưu chống phá khiêu khích của bọn tay sai, phản động do Chánh Quay, Dương Trung Nhân thực hiện trên địa bàn Mèo Vạc… Những thắng lợi này đã góp phần vào thắng lợi chung của cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Hà Giang trong Cách mạng 2 Lịch sử Đảng bộ Huyện Yên Minh 1944 – 2010, tr23 3 Thời điểm này quân Nhật đảo chính quân Pháp và bắt đầu đặt thống trị trên đất nước ta. 16
  17. tháng Tám năm 1945. Ngày 02/9/1945, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu tuyên bố nước nhà độc lập trước quốc dân và toàn thế giới. Sự kiện trọng đại này đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng ở Hà Giang tiến nhanh vào giai đoạn đấu tranh giành chính quyền toàn tỉnh, làm cho quần chúng nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang càng thêm phấn khởi, tin tưởng và kiên quyết đưa cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp, phát xít Nhật đến thắng lợi cuối cùng. Ngày 8/12/1945, Thị xã Hà Giang được giải phóng; ngày 25/12/1945, nhân dân các dân tộc thị xã Hà Giang và đại biểu các địa phương vui mừng, phấn khởi mít tinh chào mừng Ủy ban hành chính lâm thời tỉnh được thành lập và sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Hà Giang, do đồng chí Hồng Quân làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời. Đây là một bước ngoặt quan trọng có ý nghĩa quyết định việc kết thúc giai đoạn đấu tranh giành chính quyền cách mạng trong phạm vi toàn tỉnh và thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, mở ra sự phát triển một thời kỳ mới cho nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, với dã tâm và âm mưu cấu kết với nhau để lật đổ chính quyền non trẻ vừa mới được thành lập, ngày 28/02/1946, thực dân Pháp và Tưởng Giới Thạch ký Hiệp ước Hoa - Pháp. Theo Hiệp ước, tháng 3/1946, Pháp đưa quân ra Bắc. Tuy lúc này thực dân Pháp chưa 17
  18. đánh chiếm đến khu vực Mèo Vạc, nhưng theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ trương của Trung ương Đảng, với tinh thần quyết tâm cùng cả nước đánh đuổi giặc Pháp xâm lược, nhân dân các dân tộc vùng Tả Lủng đã tích cực thi đua phát triển sản xuất, tích trữ lương thực để chuẩn bị cho kháng chiến; hưởng ứng phong trào “Nhường cơm sẻ áo”, tiết kiệm tiêu dùng giúp đỡ các gia đình nghèo, thực hiện phong trào tiết kiệm “Hũ gạo kháng chiến”, phong trào bình dân học vụ nhằm giải quyết cơ bản vấn đề “giặc dốt” trong nhân dân; nhiều thanh niên của Tả Lủng đã tham gia đội dân quân tự vệ, gia nhập Mặt trận Việt Minh để sẵn sàng chiến đấu chống giặc xâm lược. Những năm 1946 - 1948, ở Mèo Vạc tuy đã có nhiều người tham gia vào phong trào của Việt Minh nhưng chính quyền cách mạng vẫn chưa có, mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa vẫn phụ thuộc vào các thổ ty tổ chức điều hành. Dựa vào danh nghĩa Chủ tịch huyện Đồng Văn và lợi dụng tình thế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta còn nhiều khó khăn, thổ ty Vương Chí Sình ra sức củng cố và mở rộng phạm vi thống trị của mình. Vương4 duy trì bộ máy gần như thời Pháp thuộc với luật lệ, tòa án, nhà tù riêng. Bên cạnh Vương là những người giúp việc về từng mặt như: ngoại giao, kinh tế, quân sự, nội trị. Dưới quyền của Vương là 4 Cách gọi ông Vương Chí Sình theo cách gọi lấy họ làm tên của người Trung Quốc. 18
  19. các tổng giáp, mã phài ở các xã. Ông ta tự đặt ra các loại thuế riêng: thuế nương rẫy, thuế thuốc phiện, thuế bếp lửa, thuế lao dịch, thuế sòng bạc, thuế chợ; đồng thời không sử dụng tiền giấy Cụ Hồ (đồng tiền do Nhà nước phát hành) mà sử dụng đồng bạc già do Pháp đúc và phát hành từ trước. Cán bộ do Chính phủ phái lên công tác phải mang muối lên bán lấy bạc già mới có tiền tiêu. Nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Chính phủ được triển khai ở vùng tự do nhưng chưa được Vương thi hành. Tại khu vực Mèo Vạc cũ và Tả Lủng ngày nay, bên cạnh sự chi phối của thổ ty Vương Chí Sình, thổ ty Dương Trung Nhân cũng ra sức tập hợp lực lượng để tranh giành ảnh hưởng với thế lực họ Vương. Năm 1948, thổ ty Vương mang quân đánh Dương Trung Nhân, đốt phá nhà ở khu vực Tò Đú – Mèo Vạc khiến Dương Trung Nhân phải bỏ chạy sang Trung Quốc. Các bang tá nhỏ như Chánh Quay, Chánh Tư, Ly Huân… sợ hãi Vương bắt đầu dựa vào cách mạng; còn Vương vẫn tỏ ý theo cách mạng nhưng bên trong thì giữ thái độ trung lập chờ thời cơ. Cùng thời gian này, trên địa bàn Mèo Vạc đã có nhiều cán bộ Việt Minh tới vận động, tuyên truyền giác ngộ quần chúng, làm cho quần chúng dần dần nắm rõ về chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ. Tại đây, cán bộ Việt Minh đã củng cố xây dựng được các cơ sở quần chúng như: Mặt trận cứu quốc, phụ nữ cứu 19
  20. quốc, thanh niên cứu quốc và từng bước khéo léo hướng dẫn người dân chống lại sự bóc lột của thổ ty, bang tá bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nhờ vậy, nhân dân đã bắt đầu hiểu, tin tưởng vào cán bộ và chính quyền cách mạng. Sang giai đoạn sau những năm 1950, khi Giải phóng quân Trung Quốc đẩy mạnh việc tiễu phỉ và quân Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, tàn quân phản động các loại đã dạt về khu biên giới lẩn trốn và câu kết với nhau hoạt động. Lợi dụng tình hình đó, thực dân Pháp với sự can thiệp của Mỹ đã tung nhiều gián điệp, tay sai trở lại biên giới móc nối, tập hợp lực lượng, tiếp tục chống phá cách mạng của ta. Chúng dự định dựa vào thổ ty, bang tá cũ để tập hợp bọn phản động ở Đồng Văn nhằm phá hoại cơ sở cách mạng của ta. Song được sự chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy Hà Giang trong việc tổ chức động viên toàn quân, toàn dân trong tỉnh thực hiện chiến dịch tiễu phỉ “Đông - Tây tập đoàn”. Đặc biệt, ngày 03/7/1952, khi địch cho quân nhảy dù xuống cánh đồng ngô thuộc xã Mèo Vạc nhưng dưới sự chỉ huy của đồng chí Hoàng Đạo, nhân dân trong vùng cùng với tiểu đoàn 530 Đồng Văn và bộ đội chủ lực truy quét thổ phỉ, đặc vụ. Kết quả là ta đã đón bắt được 43/49 tên, thu toàn bộ vũ khí trang bị ngay sau khi chúng vừa đặt chân xuống đất, 6 tên còn lại lẩn trốn vào rừng cũng bị ta lần lượt tóm gọn. Như vậy, toán biệt kích 49 tên của Pháp nhảy dù xuống Mèo Vạc đã bị tiêu diệt hoàn toàn, đánh 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2