Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tả Nhìu (1962-2015)
lượt xem 2
download
Nội dung cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tả Nhìu (1962-2015)" ghi lại những thành quả mà Đảng bộ và nhân dân xã Tả Nhìu đã giành được trong những năm 1962 - 2015. Cuốn sách là một tài liệu quý, góp phần tích cực cho công tác tuyên truyền, giáo dục bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trên địa bàn xã.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tả Nhìu (1962-2015)
- ĐẢNG BỘ HUYỆN XÍN MẦN BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ TẢ NHÌU TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TẢ NHÌU 1962 - 2015 Xuất bản năm 2019 1
- 2
- LỜI GIỚI THIỆU Tả Nhìu là xã vùng cao núi đất thuộc huyện Xín Mần, cách trung tâm huyện Xín Mần 10,8 km về phía Đông, được tách ra từ xã Chế Là vào năm 1962, đến năm 2015 xã Tả Nhìu đã trải qua 53 năm xây dựng và phát triển. Trong suốt quá trình đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc xã Tả Nhìu đã luôn nêu cao tinh thần đoàn kết đấu tranh cách mạng, tích cực lao động sản xuất, huy động sức người, sức của góp phần chi viện cho tiền tuyến đánh Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và chi viện cho cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cán bộ và nhân dân các dân tộc xã Tả Nhìu luôn năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, học tập công tác, xây dựng xã Tả Nhìu vững mạnh về kinh tế, văn hóa giáo dục; an ninh, quốc phòng được đảm bảo; có hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Ôn lại quá khứ là một phương pháp tốt để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Tả Nhìu khai thác và phát huy truyền thống tốt đẹp của mình trong quá trình phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ cách mạng hiện nay và mai sau. Nhận thức sâu sắc được ý nghĩa, tầm quan trọng đó và nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trong xã, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Tả Nhìu đã quyết định biên soạn cuốn Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tả Nhìu. 3
- Nội dung cuốn sách ghi lại những thành quả mà Đảng bộ và nhân dân xã Tả Nhìu đã giành được trong những năm 1962 - 2015. Cuốn sách là một tài liệu quý, góp phần tích cực cho công tác tuyên truyền, giáo dục bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trên địa bàn xã. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho thế hệ trẻ phát huy truyền thống cách mạng, tích cực nêu cao tinh thần quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Trong quá trình nghiên cứu và biên soạn, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Tả Nhìu đã nhận được sự giúp đỡ của Ban Tuyên giáo huyện ủy Xín Mần, phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các nhân chứng lịch sử, các đồng chí cán bộ, lãnh đạo xã qua các thời kỳ.... Ban Thường vụ Đảng ủy xã xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Mặc dù bộ phận nghiên cứu, biên soạn đã có nhiều cố gắng, nhưng trong công tác sưu tầm tư liệu thành văn còn gặp nhiều khó khăn, do nhiều nguyên nhân nên bị thất lạc nhiều và phần lớn các nhân chứng lịch sử hoặc đã qua đời, hoặc còn sống nhưng đã quá già yếu, trí nhớ có phần suy giảm... Vì vậy, nội dung cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Ban Thường vụ Đảng ủy xã rất mong nhận được sự đóng góp của đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trên địa bàn xã để nội 4
- dung cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản. Trân trọng giới thiệu cuốn sách Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tả Nhìu cùng bạn đọc Tháng 3 năm 2019 T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ TẢ NHÌU BÍ THƯ Tráng Văn Lương Chương I 5
- KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI XÃ TẢ NHÌU 1. Điều kiện tự nhiên Tả Nhìu là xã vùng cao núi đất, cách trung tâm huyện Xín Mần khoảng 10,8 km về phía Đông, có tổng diện tích tự nhiên là 2.021,9 ha. Phía Tây một phần tiếp giáp với Thị trấn Cốc Pài và xã Bản Ngò; phía Đông giáp xã Cốc Rế; phía Nam tiếp giáp với xã Chế Là. Địa hình của xã được cấu tạo tương đối phức tạp, nằm trên dãy Chiêu Lầu Thi(1) nên có độ dốc lớn, nhiều khe sâu chia cắt, được phân thành hai vùng rõ rệt: Vùng thấp tập trung chủ yếu ở các thôn: Đoàn Kết, Na Ri, Na Lan, Cốc Cam, Thẩm Giá và Na Hu giáp ranh với tỉnh lộ 177 (tuyến đường từ trung tâm huyện đi Hoàng Su Phì - Bắc Quang) và tỉnh lộ 178 nối trung tâm huyện Xín Mần với huyện Quang Bình - Hà Giang; Vùng cao thuộc các thôn: Lùng Cháng, Lùng Mở, Vai Lũng, Na Van và Nậm Pé có độ cao gần 1.000 mét so với mực nước biển. Đất đồi núi chiếm phần lớn diện tích trong xã, có độ dốc trung bình từ 20 độ trở lên, song trải qua bao đời, bà con nhân dân nơi đây đã khai phá để phát triển sản xuất, ngày nay đã trở thành vùng đất trồng cây lương thực chính của đồng bào các dân tộc nơi đây. (1) Còn có tên Kiều Liêu Ty (Chín tầng mây), chạy suốt từ Tây Côn Lĩnh đến Bắc Hà (Lào Cai), có đỉnh cao 2.402 m, ngăn cách giữa Xín Mần và Bắc Quang. 6
- Là vùng đất có nguồn nước của 08 con suối bắt nguồn từ những dãy núi cao trên 1.000 mét, chảy quanh co trên địa bàn xã, đây là nguồn nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất của bà con nhân dân trong xã; lớn nhất là con sông Chảy được bắt nguồn từ dãy Tây Côn Lĩnh chảy qua huyện Hoàng Su Phì, chảy dọc theo địa bàn xã và ngăn cách với xã Thèn Phàng, có chiều dài khoảng trên 1,5 km, từ đây dòng chính sông Chảy trở thành một hẻm sâu. Khí hậu, thời tiết của xã thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa Miền Bắc Việt Nam. Mùa đông thường có nhiều đợt giá rét kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, oi bức bất thường, mưa gió đột ngột; lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 7 - 8 hàng năm và thường xảy ra lũ quét, sạt lở trên địa bàn xã. Tả Nhìu có nhiều tiềm năng cho việc phát triển lâm nghiệp và các loại cây công nghiệp dài ngày; trên rừng có hệ động, thực vật phong phú và đa dạng về chủng loại. Song, đến nay, do tập quán du canh, phát nương làm rẫy từ lâu đời và do ý thức bảo vệ và phát triển rừng chưa cao, tình trạng khai thác gỗ và săn bắt động vật bừa bãi,… đã làm cho vốn rừng, quỹ động thực vật ngày càng cạn kiệt, nhiều loài gỗ quý, động vật quý hiếm không còn trên địa bàn xã. Trong cơ cấu kinh tế của xã, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính. Ngoài gieo trồng cây lương thực cây lúa, cây ngô là chủ yếu, trên địa bàn xã còn trồng một số loại cây có giá trị kinh tế, như: sắn, dong rềng, khoai lang và các cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, chè), cây thực phẩm (bí, rau, đậu các loại), cây ăn quả. 7
- Về chăn nuôi, trên địa bàn xã chủ yếu là phát triển đàn trâu, bò, dê và lợn để lấy thịt, sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất. Ngoài ra nhân dân trong xã còn phát triển chăn nuôi như gà, vịt, ngan, cá, ong mật và một số vật nuôi khác để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và cải thiện đời sống. Về sản xuất công nghiệp, nhìn chung chưa phát triển. Ngoài một số ngành, nghề truyền thống như rèn, đúc nông cụ sản xuất cầm tay, dệt vải, thổ cẩm, v.v… trong những năm gầy đây, trên địa bàn xã đã hình thành và phát triển thêm một số ngành nghề khác, như: chế biến nông sản (say sát ngô, lúa, chế biến chè). Song, quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, năng lực sản xuất thấp. Do vậy, giá trị sản xuất công nghiệp chưa cao. Là một xã có địa hình phức tạp, đồi núi dốc, bị chia cắt bởi nhiều khe núi, suối đã hạn chế phần nào giao thông đi lại, sinh hoạt của nhân dân trong xã; đồng thời cũng là một trong những nhân tố kìm hãm quá trình trao đổi hàng hóa và sự phát triển kinh tế của địa phương. Hàng năm, đến mùa mưa, lũ, đã gây sạt lở, sói mòn làm ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nhân dân. Để khắc phục những khó khăn, trở ngại về điều kiện tự nhiên, đồng bào các dân tộc nơi đây đã biết tận dụng và khai thác những mặt thuận lợi của tự nhiên là gắn với điều chỉnh mùa vụ thích hợp với điều kiện thời tiết trong năm, phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và sinh hoạt. Tất cả những điều kiện tự nhiên đó đã tạo nên những khó khăn, thách thức không nhỏ trên con đường phát triển 8
- kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh của xã... Điều này đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã cần phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa trong việc khắc phục những khó khăn, trở ngại của tự nhiên, đồng thời tìm ra hướng phát triển thích hợp cho mình. 2. Điều kiện xã hội Tả Nhìu là tên gọi mới của địa phương, được ra đời vào đầu những năm 60 của thế kỷ 20. Trong chặng đường dài lịch sử của thời dựng nước, vùng đất này là một phần nhỏ của Châu Vị Xuyên thuộc trấn Tuyên Quang của Nhà nước Đại Việt, do thổ tù họ Ma nối đời quản trị. Dưới thời pháp thuộc, toàn bộ phủ Tương Yên, trong đó có Vị Xuyên thuộc khu quân sự số 2, tỉnh Tuyên Quang. Ngày 20 tháng 08 năm 1891, tỉnh Hà Giang được thành lập trên cơ sở phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy, thuộc đạo quan binh ba. Từ đó huyện Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Giang; về sau huyện Vị Xuyên lại được chia thành 02 huyện: huyện Vị Xuyên và huyện Hoàng Su Phì; thời kỳ này, vùng đất Tả Nhìu thuộc xã Chế Là của huyện Hoàng Su Phì. Đến ngày 15 tháng 12 năm 1962, thực hiện quyết định số 211- CP của Hội đồng Chính phủ, xã Tả Nhìu2 được thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Chế Là; tiếp đó là ngày 01 tháng 04 năm 1965 huyện Hoàng Su Phì được chia thành hai huyện: Hoàng Su Phì và Xín Mần3. Hiện nay, Tả Nhìu có 2 Gồm 04 thôn: Tả Nhìu, Na Lan, Thần Giá và Nấm Pé. 3 Kể từ đây trở đi, Tả Nhìu là 1 trong 18 xã của huyện Xín Mần. 9
- 12 thôn bản, gồm: Nắm Pé, Na Hu, Thẩm Giá, Cốc Cam, Lan Nan, Na Ri, Lủng Mở, Vai Lũng, Na Van và Tân Sơn. Xã Tả Nhìu có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống, gồm dân tộc Nùng, Dao, Tày, Kinh, Hoa, La Chí; trong đó dân tộc Nùng chiếm 96%. Theo số liệu thống kê của xã, tính đến năm 2015, xã Tả Nhìu có 3.530 nhân khẩu. Từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc trong xã luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, gắn bó với những đức tính cần cù, chịu khó, dũng cảm đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Tích cực khai phá, cải tạo đất đai, tạo ra những thửa ruộng, những nương rẫy tốt tươi, đã biến những gò, sườn đồi thành những nương, ruộng bậc thang, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân trong xã. Trong quá trình phát triển ấy, đã tạo thêm những nét độc đáo về bản sắc văn hóa của các dân tộc trong xã như: Lễ hội cũng rừng vào tết tháng 2 hàng năm và tiết nguyên đán, các hoạt động chủ yếu là đánh sảng, đánh đu, đánh yến, hát giao duyên trai, gái, hát đối đáp… Đồng thời khẳng định thêm, vững chắc hơn tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau trong lao động sản xuất cũng như trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, làng bản. Tinh thần ngày càng được thể hiện một cách mạnh mẽ hơn từ khi có Đảng dẫn đường, chỉ lối. Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân vùng Tả Nhìu4 cũng như nhân dân cả nước sống dưới ách 4 Thời kỳ này, vùng Tả Nhìu thuộc xã Chế Là, huyện Hoàng Su Phì. 10
- thống trị, bóc lột của thực dân, phong kiến, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Về kinh tế, chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, song lạc hậu, năng suất thấp lại bị sưu cao, thuế nặng, nạn đói thường xuyên xảy ra. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, nạn mê tín dị đoan còn nặng nề, ốm đau chỉ có cúng bói, không có thầy thuốc; các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp rất phổ biến, nhân dân hoàn toàn mù chữ,… Để dễ bề cai trị, thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị” gây mâu thuẫn mất đoàn kết giữa các dân tộc để các dân tộc chống lại nhau, quên mất kẻ thù chính của mình là thực dân Pháp. Với chính sách cai trị hà khắc của chế độ thực dân, phong kiến, đời sống nhân dân cả nước nói chung và nhân dân các dân tộc xã Tả Nhìu nói riêng vô cùng đen tối, tưởng như không có đường ra. Từ khi có Đảng lãnh đạo, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Tả Nhìu đã đứng lên hưởng ứng và đi theo Đảng làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước. Ngày nay, được sự quan tâm, đầu tư mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước, cùng với sự cố gắng không ngừng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Tả Nhìu, đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong xã ngày càng được nâng cao. Nhân dân đã được hưởng những phúc lợi xã hội, như: điện lưới quốc gia, hệ thống giao thông từ trung tâm xã đến huyện và từ xã đi các thôn bản, có trường học các cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế, điểm bưu điện văn hóa và trụ sở làm 11
- việc của xã ngày càng được đầu tư, xây dựng khang trang; việc thực hiện các phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã được thực hiện và đạt được những kết quả tích cực, nếp sống văn hóa mới ngày càng được xây dựng vững chắc, v.v… 3. Nhân dân các dân tộc xã Tả Nhìu trước năm 1962 Thời kỳ này, Tả Nhìu là một vùng rộng lớn thuộc địa giới hành chính của xã Chế Là, huyện Hoàng Su Phì; với vị thế là một vùng hẻo lánh, địa hình hiểm trở, có nhiều dân tộc ít người; đời sống kinh tế - xã hội nơi đây rất nghèo nàn, lạc hậu; giao thông đi lại khó khăn, bị chế độ thực dân, phong kiến thổ ty kìm hãm, khống chế mọi mặt, nên ảnh hưởng của Đảng đối với đồng bào các dân tộc nơi đây rất khó khăn, hạn chế. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai, đời sống của nhân dân vùng Tả Nhìu vô cùng cực khổ, nhân dân phải chịu sưu cao, thuế nặng và các thứ thuế vô lý, như: thuế thân, thuế đinh, thuế muối, v.v..., thanh niên bị ép đi phu, đi lính phục vụ cho việc cai trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp; trước sự cai trị, bóc lột của thực dân Pháp, một số quần chúng có phản kháng nhưng với hình thức đơn giản, bột phát, liền bị chúng đánh đập, tra tấn, một số người không chịu được cảnh đánh đập, bóc lột đã bỏ nhà đến địa phương khác hoặc trốn vào rừng ở. Đầu năm 1942, quân Nhật đến Hà Giang mở rộng chiếm đóng toàn tỉnh. Bước vào năm 1945, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, quân đội Nhật liên tiếp bị thất bại trên các mặt trận Thái Bình Dương, Đông Bắc Á, 12
- Đông Nam Á, trong khi đó mâu thuẫn đối kháng giữa Nhật và Pháp ngày càng gay gắt ở Đông Dương. Đêm mùng 09 tháng 03 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, trước bối cảnh mới Trung ương Đảng đã nhận định: Sau cuộc đảo chính này phát xít Nhật sẽ là kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương và phát động cao trào kháng Nhật trong phạm vi cả nước làm tiền đề chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa dành chính quyền khi đủ điều kiện. Thời kỳ này, trên địa bàn vùng Tả Nhìu - xã Chế Là, huyện Hoàng Su Phì, sau khi Nhật đảo chính, quân Pháp ở Bắc Quang, Yên Bình chống đỡ yếu ớt, bị quân Nhật dồn chạy theo đường Khuôn Lùng về trú ẩn tại các đồn của chúng tại Nậm Yên, Xỉn Khâu trên địa bàn xã Chế Là; tại các đồn này chúng đã củng cố lực lượng tay sai ở địa phương, như: châu đoàn, lý trưởng,vv... để tiến hành thủ đoạn bóc lột, vơ vét của cải và đàn áp nhân dân. Ngày 10 tháng 08 năm 1945, phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện. Tình thế cách mạng trực tiếp ở trong nước đã chín muồi. Đêm 13 tháng 08 năm 1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh tổng khởi nghĩa và gửi bản Quân lệnh số 1 cho đồng bào và chiến sỹ cả nước mau chóng vùng dậy giành chính quyền. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp trong toàn quốc. Ngày 19 tháng 08 năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày mùng 02 tháng 09 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện lịch 13
- sử quan trọng này đã động viên đồng bào các dân tộc tộc trong tỉnh Hà Giang, huyện Hoàng Su Phì trong đó có nhân dân các dân tộc vùng Tả Nhìu - xã Chế Là vững tin đi theo con đường cách mạng do Đảng và Bác Hồ vạch ra. Trước khí thế và phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, ngày 29 tháng 08 năm 1945 quân Nhật rút khỏi Hà Giang, thì ngay chiều 30 tháng 08 năm 1945, dưới danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, quân đội Tưởng Giới Thạch đã vào chiếm đóng Thị xã Hà Giang, chúng đã lập ra tổ chức Tỉnh Đảng bộ Việt Nam Quốc dân Đảng do Hoàng Quốc Chính là Ủy viên Trung ương Việt Nam Quốc dân Đảng đứng đầu và cho quân đi đánh chiếm các địa phương trong tỉnh. Tại huyện Hoàng Su Phì, chúng đã chia quân theo đường Bản Máy, Xín Mần và Khuôn Lùng; khi qua vùng Tả Nhìu - xã Chế Là, chúng đã chiếm đóng và tổ chức cướp lương thực, thực phẩm, bắt nhiều người đi phục vụ, gây thêm lòng căm thù sâu sắc trong nhân dân các dân tộc. Ngày 5 tháng 11 năm 1945, huyện lỵ Bắc Quang được giải phóng. Thắng lợi này đã dội đến vùng Tả Nhìu - xã Chế Là, tạo niềm tin, phấn khởi cho nhân dân các dân tộc Tả Nhìu, với một ý chí giành độc lập, tự do; đồng thời làm cho mâu thuẫn giữa thổ ty, cường hào địa phương với tàn quân Quốc dân đảng ngày càng thêm sâu sắc. Chớp được thời cơ, ta đưa 2 tiểu đội từ Bắc Quang tiến vào giải phóng Hoàng Su Phì. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, căng thẳng và không cân sức giữa một bên là quân ta với vũ khí thô sơ và không đầy đủ với một bên là bọn Quốc dân 14
- đảng có lực lượng đông với nhiều vũ khí lại dựa vào bọn phản động tay sai. Nhưng với lòng dũng cảm, kiên cường, quân ta đã đánh quyết liệt, đánh đến cùng, đồng thời ta vừa tiếp tục tổ chức bao vây địch, vừa động viên thuyết phục, tuyên truyền giác ngộ đồng bào theo cách mạng. Nhân dân phấn khởi ủng hộ bộ đội lương thực, thực phẩm, may cờ đỏ sao vàng… Địch bị cô lập cao độ, đêm 12 tháng 11 năm 1945, chúng bỏ chạy sang Trung Quốc. Ngày 13 tháng 11 năm 1945, ta làm chủ huyện lỵ Hoàng Su Phì. Tiếp đó ngày 14 tháng 11 năm 1945, ta truy kích địch, giải phóng hoàn toàn huyện Hoàng Su Phì. Ngày 15 tháng 11 năm 1945, nhân dân Hoàng Su Phì họp mít tinh chào mừng quê hương được giải phóng. Cờ đỏ sao vàng tung bay trên bầu trời huyện Hoàng Su Phì. Nhân dân các dân tộc ở Hoàng Su Phì, trong đó có vùng Tả Nhìu - xã Chế Là, bắt đầu làm chủ cuộc sống của mình. Ngay sau ngày giải phóng, nhận rõ tình hình khó khăn, phức tạp của một huyện xa trung tâm của tỉnh, liên tục bị các thế lực đế quốc, phong kiến, phản động tàn phá, lại chưa có cơ sở cách mạng nên nhiệm vụ đặt ra cho cả huyện là vô cùng khó khăn. Để kịp thời điều hành và nhanh chóng xây dựng chế độ mới, ngày 18 tháng 11 năm 1945, ta đã thành lập xong Ủy ban hành chính huyện Hoàng Su Phì, Vương Văn Đường được ta giới thiệu làm Chủ tịch, Vương Văn Thịnh làm cố vấn. Từ đó, các cơ quan chuyên môn của chính quyền địa phương được thành lập, tổ chức Việt Minh và các đoàn thể Thanh niên cứu Quốc, Nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc,vv... lần 15
- lượt ra đời ở các xã, góp phần tăng cường sức mạnh của chính quyền dân chủ nhân dân. Ngày 25 tháng 12 năm 1945, nhân dân các dân tộc Thị xã Hà Giang và Đại biểu các địa phương vui mừng, phấn khởi mít tinh chào mừng Ủy ban hành chính lâm thời của tỉnh do đồng chí Thanh Phong làm chủ tịch. Song song với việc thành lập UBHC lâm thời của Tỉnh, cùng ngày xứ ủy Bắc Kỳ ký quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Giang, đồng chí Hồng Quân được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời. Ngày 6 tháng 01 năm 1946, thi hành chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc vùng Tả Nhìu - xã Chế Là vui mừng phấn khởi tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với cuộc bầu cử này, nhân dân các dân tộc vùng Tả Nhìu, xã Chế Là thực sự được hưởng quyền dân chủ, tự mình góp phần xây dựng chính quyền nhân dân. Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, ngày 20 tháng 11 năm 1946, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn..., trước những hành động xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp, đêm 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, cả nước ta đã bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tại thời điểm này, vùng Tả Nhìu - xã Chế Là, tuy thực dân Pháp chưa đánh chiếm, song thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Giang, với tinh thần quyết tâm cùng cả nước đánh đuổi giặc Pháp xâm 16
- lược, nhân dân các dân tộc Tả Nhìu - xã Chế Là đã tích cực thi đua phát triển sản xuất, tích trữ lương thực để chuẩn bị cho kháng chiến. Ngày 16 tháng 05 năm 1947, Chi bộ cơ quan huyện Hoàng Su Phì được thành lập, đồng chí Lê Minh Cầm (tức Mai Anh) được Tỉnh ủy chỉ định làm Bí thư chi bộ. Chi bộ của huyện ra đời đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng trong huyện. Tuy số lượng đảng viên ít, nhưng việc thành lập chi bộ ở huyện thể hiện bước tiến mới về sự trưởng thành của cán bộ, đảng viên ở huyện. Chi bộ huyện Hoàng Su Phì là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi cho việc tổ chức mọi lực lượng quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ huyện trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Thu đông năm 1947, Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc, đồng thời thực hiện âm mưu bao vây biên giới, dùng thổ phỉ để thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc “dùng người Việt đánh người Việt”. Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1947, bọn Voòng Sán ở Hoàng Su Phì đã câu kết với bọn Quốc dân Đảng và thổ phỉ gây ra nhiều vụ cướp của, giết người5, làm cho nhân dân các dân tộc vùng Tả Nhìu - xã Chế Là nói riêng, nhân dân các dân tộc Huyện hoàng Su Phì nói chung vô cùng căm phẫn. Đứng trước tình hình trên, thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh và sự chỉ đạo trực tiếp của Chi bộ huyện Hoàng Su Phì, nhân 5 Tại thời điểm này, chúng đã chiếm được 2 đồn Bản Máy và Xín Mần của huyện. 17
- dân các dân tộc Tả Nhìu - xã Chế Là đã thực hiện tốt tinh thần “toàn dân Việt Nam đoàn kết chặt chẽ kháng chiến lâu dài”, tập trung đủ sức mạnh để chống ngoại xâm, diệt trừ nội phản và chống đối, đề phòng tình huống cùng một lúc đối phó với quân giặc trước mặt và kẻ thù sau lưng; cùng với nhân dân các dân tộc trong xã, trong huyện kiên quyết thu hẹp vùng tạm chiến của địch. Do vậy, các vụ phỉ cướp phá trên vùng biên giới của huyện đều lần lượt được giải quyết. Tháng 9 năm 1947, ở Lùng Chún, xã Khuôn Lùng xảy ra vụ loạn “cờ trắng” do Chảo Sành Phú, người Dao, cầm đầu. Phú đề ra khẩu hiệu “giết Tày lấy ruộng, giết Kinh lấy muối, giết Hán lấy bạc già” và tiến hành đốt nhà, cướp của, giết người hết sức dã man trên địa bàn rộng cả trong và ngoài huyện. Các xã Khuôn Lùng, Nà Khao, Yên Bình, Việt Vinh (của huyện Bắc Quang lúc bấy giờ) và các xã Thông Nguyên, Nam Sơn, Trung Thịnh, Hồ Thầu – Hoàng Su Phì chìm trong khói lửa, quằn quại trong cảnh đầu rơi máu chảy. “Thực chất của sự kiện này là mâu thuẫn sắc tộc bị khơi dậy. Dựa vào tình trạng dân trí còn hạn chế, các thế lực phản động đã tuyên truyền lừa bịp, xúi giục đồng bào tin, đi theo. Nắm được âm mưu và thủ đoạn của địch, chúng ta không thể coi những người đi theo “cờ trắng” là kẻ thù, nên cần giải quyết sớm không để cho Pháp kịp thời lợi dụng cơ hội nhúng tay vào gây chia rẽ dân tộc”6. Thực hiện chủ trương của Trung ương 6 . Xem Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.77. 18
- Đảng và Khu ủy: dùng lý lẽ thuyết phục là chính, không nên dùng vũ lực để giải quyết, ta đã cử cụ Nguyễn Văn Vinh (tức Đặng Tằng Dùng) là người có uy tín trong vùng, đi vào các xã Tân Lập, Thông Nguyên, Khuôn Lùng tuyên truyền, giác ngộ một số người Dao hạ cờ trắng, treo cờ đỏ sao vàng, đồng thời thực hiện chính sách cứu đói cho đồng bào trong vùng cờ trắng. “Do có chủ trương, biện pháp đúng, cán bộ, chiến sĩ được các bậc phụ lão có uy tín trong địa phương giúp đỡ thuyết phục, lại được nhân dân giác ngộ và ủng hộ, lực lượng “cờ trắng” đã bị ta ngăn chặn, nên lực lượng này đã bị tan rã”7. Ngày 24 tháng 04 năm 1948, Chảo Sành Phú cùng 12 tên đầu sỏ ra hàng Việt Minh. Đây là một thành tích lớn của ta tạo nên được khối đoàn kết vững chắc giữa các dân tộc cùng chung sức diệt thù, phá tan âm mưu thâm độc của thực dân Pháp, làm cho nhân dân yên tâm lao động sản xuất. Đầu tháng 12 năm 1947, với sự giúp đỡ của thực dân Pháp, bọn thổ phỉ lại tiếp tục quay lại chống phá vùng Xín Mần, trong đó có vùng Tả Nhìu - xã Chế Là. Ngày 15 tháng 12 năm 1947, Voòng Sán, Mùi Lao Tả được Pháp giúp sức với hỏa lực mạnh cùng với 400 quân đánh chiếm đồn Cốc Pài. Sau 36 giờ chống trả quyết liệt, do lực lượng của ta quá mỏng, cả trung đội do đồng chí Nguyễn Thơ chỉ huy đã anh dũng hy sinh, bọn phỉ đã chiếm lại đồn Cốc Pài, từ đó chúng đánh chiếm tiếp các đồn Xín Mần 7 Xem Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.77. 19
- và Bản Máy. Lúc này, lực lượng của ta chuyển về đóng tại Bản Díu và Chiến Phố để chặn đường tiến của địch về Hoàng Su Phì. Tại đây, lợi dụng địa hình phức tạp, với tinh thần quyết tâm trong chiến đấu bằng nhiều trận đánh lớn nhỏ, quân dân vùng Tả Nhìu - xã Chế Là đã chủ động, tích cực phối hợp cùng với quân dân các xã vùng Xín Mần tổ chức đánh trả nhiều trận trên địa bàn và các xã Cốc Pài, Ngán Chiên, Bản Díu và Trung Thịnh góp phần tiêu hao sinh lực địch, không cho Pháp thực hiện nhanh chóng kế hoạch “vết dầu loang” của chúng. Đầu năm 1948, sau khi Pháp thất bại trong chiến dịch Sông Lô buộc chúng phải rút khỏi Tuyên Quang, Việt Trì, mặt trận chính của Liên khu Mười chuyển sang hướng Tây – Bắc gồm các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Mai Đà (Hòa Bình) và Tây – Nam Phú Thọ. Lúc này, tỉnh Hà Giang nói chung, vùng Tả Nhìu - xã Chế Là nói riêng vẫn nằm trong vùng bao vây, khống chế của thực dân Pháp và bọn thổ phỉ, những thôn gần đồn bốt địch chúng tăng cường cướp phá, cấm dân làm nương, làm cho đời sống nhân dân ngày càng cơ cực, túng đói. Ngày 01 tháng 04 năm 1948, được sự dẫn dắt của bọn phản động địa phương, thực dân Pháp đã quay lại và đánh chiếm toàn bộ huyện Hoàng Su Phì. Mặc dù bộ đội và du kích các xã đã tổ chức đánh chặn địch rất quyết liệt, song với ưu thế hơn hẳn về lực lượng, vũ khí, địch tạm thời giành thắng lợi. Từ tháng 05 đến tháng 09 năm 1948, bọn thổ ty lần lượt nhảy ra làm tay sai cho Pháp. Chúng đã lập nên bộ máy ngụy quân, ngụy quyền gồm các lý 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngam La (1945-2020): Phần 1
54 p | 9 | 5
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961-2018): Phần 1
45 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của phụ nữ tỉnh Bình Thuận (1930-2000): Phần 1
123 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Du Già (1945-2018): Phần 1
74 p | 4 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lâm Thượng (1945-2010): Phần 1
26 p | 11 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018)
144 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giàng Chu Phìn (1961-2018): Phần 2
119 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 2
152 p | 5 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pải Lủng (1961-2020): Phần 1
56 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 2
131 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 1
60 p | 7 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lùng Tám (1961-2015)
144 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thài Phìn Tủng (1961-2020)
110 p | 3 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Là giai đoạn (1945-2018)
95 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 1
70 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đạo Đức (1945-2015): Phần 1
82 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xín Chải (1962-2015)
141 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phương Tiến (1957-2017)
86 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn