intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Nam (1988-2018)

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Nam (1988-2018)" tập trung tái hiện lại quá trình hình thành, xây dựng, phát triển của Đảng bộ xã; vai trò lãnh đạo đối với nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời thực hiện đường lối đổi mới của Đảng; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho công tác lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ xã trong thời gian tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Nam (1988-2018)

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN QUANG BÌNH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ TÂN NAM TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TÂN NAM (1988-2018) Xuất bản năm 2020 1
  2. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Xã Tân Nam cách trung tâm huyện Quang Bình 18 km về phía Tây, được thành lập ngày 30/12/1987 theo Quyết định số 288/QĐ-HĐBT Hội đồng Bộ trưởng chia tách từ xã Khuôn Lùng, huyện Xín Mần. Đây là nơi cư trú lâu đời nhiều dân tộc có truyền thống yêu nước, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu, đoàn kết, sáng tạo trong xây dựng quê hương, góp phần viết lên những trang sử vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua thời kỳ chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và đấu tranh chống lại các thế lực phản động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc Tân Nam đã cùng với nhân dân các địa phương trong cả nước anh dũng đứng lên đánh đuổi thù trong giặc ngoài, góp phần giành lại nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Bước sang thời kỳ đổi mới, với mục tiêu xây dựng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng bộ xã đã lãnh đạo nhân dân vượt qua những khó khăn, thử thách, xây dựng nền kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng bền vững, giáo dục, y tế từng bước đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nhằm ghi lại quá trình lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Tân Nam trong giai đoạn lịch sử 1988-2018 và thực hiện Chỉ 3
  4. thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, Ban Thường vụ Đảng ủy xã chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn cuốn sách Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Nam (1988-2018). Nội dung cuốn sách tập trung tái hiện lại quá trình hình thành, xây dựng, phát triển của Đảng bộ xã; vai trò lãnh đạo đối với nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời thực hiện đường lối đổi mới của Đảng; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho công tác lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ xã trong thời gian tiếp theo. Cuốn sách được xuất bản và phát hành sẽ là một tài liệu quý góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Trong quá trình tiến hành biên soạn cuốn sách, chúng tôi đã sưu tầm, tiếp thu, chọn lọc được nhiều tư liệu có giá trị và những ý kiến đóng góp của các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên là lãnh đạo xã qua các thời kỳ, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã; sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Huyện ủy Quang Bình; đặc biệt là sự phối hợp giúp đỡ tận tình của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Quang Bình. Ban Thường vụ Đảng ủy xã trân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã tận tình giúp 4
  5. đỡ chúng tôi trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn sách này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu và biên soạn nhưng do nguồn tư liệu thành văn bị thất lạc, các nhân chứng lịch sử qua các thời kỳ không còn nhiều... Do đó, cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng chí và bạn đọc gần xa để trong những dịp tái bản đạt chất lượng cao hơn. T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ 5
  6. Chương I KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI TÂN NAM THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1988 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và con người Tân Nam là xã vùng cao nằm ở phía Tây Bắc của huyện Quang Bình. Xã cách trung tâm huyện Quang Bình 18 km; phía Đông giáp với xã Tiên Nguyên, phía Nam giáp với xã Yên Bình và xã Yên Thành; phía Tây giáp xã Bản Rịa, huyện Quang Bình và xã Khuôn Lùng, huyện Xín Mần. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 8.255,45 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 6.830,05 ha, đất phi nông nghiệp 346,44 ha, đất chưa sử dụng 1.078,96 ha. Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng đa dạng, Tân Nam có nhiều tiềm năng cho việc phát triển lâm nghiệp và các loại cây công nghiệp dài ngày; trên rừng có hệ động, thực vật phong phú và đa dạng về chủng loại. Thảm thực vật có nhiều gỗ quý; song, đến nay, do sự khai thác quá mức của con người cùng với sự biến đổi bất thường của thời tiết, khí hậu đã làm ảnh hưởng tương đối lớn đến sự đa dạng về số lượng của hệ động thực vật tự nhiên nơi đây… Để khắc phục tình trạng khác bừa bãi, không có kế hoạch trước đây, đồng thời thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển, bảo vệ rừng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc 6
  7. trong xã đã và đang tăng cường phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đẩy mạnh giao đất, giao rừng đến hộ gia đình, từ đó góp phần nâng cao độ che phủ rừng trên địa bàn xã. Khí hậu, thời tiết của xã Tân Nam chịu sự chi phối của kiểu thời tiết nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23oC, độ ẩm cao thích hợp cho sự phát triển của các loại thực vật. Trước đây, thời tiết, khí hậu ôn hòa rất thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, tuy nhiên những năm gần đây do biến động bất thường của thời tiết, khí hậu giá rét về mùa đông, mưa lũ về mùa hè, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Xã có địa hình phức tạp, độ dốc cao, bị chia cắt bởi các khe suối, vào mùa mưa, đường giao thông từ trung tâm xã đi các thôn bản bị ách tắc, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân nhất là các thôn vùng cao. Hệ thống giao thông đường bộ của Tân Nam phát triển chậm, các tuyến đường mòn, đường lâm nghiệp nối liền với các thôn bản với nhau, đường đi từ xã đến các thôn bản chủ yếu là đường cấp phối, đã xuống cấp, thường xuyên sạt lở. Tất cả những điều kiện tự nhiên đó đã tạo nên những khó khăn, thách thức không nhỏ trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh của xã... Xã có hệ thống sông suối đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho khái thác tài nguyên cát, phục vụ sản 7
  8. xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân, đặc biệt là phát triển thủy điện trên sông Chừng. Xã Tân Nam được thành lập trên cơ sở tách từ xã Khuôn Lùng, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Tuyên. Trong chặng đường dài lịch sử của thời dựng nước, vùng đất này là một phần của châu Vị Xuyên thuộc trấn Tuyên Quang, Nhà nước Đại Việt. Từ năm Minh Mệnh thứ 16 thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc, Tân Nam nằm trong tổng Yên Bình là một trong 6 tổng1 của Châu Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Tân Nam thuộc xã Khuôn Lùng, huyện Bắc Quang. Đến năm 1983, thi hành quyết định số 136-HĐBT, ngày 18/11/1983 của Hội đồng Bộ trưởng, xã Khuôn Lùng cùng với các xã Quảng Nguyên và Nà Chì của huyện Bắc Quang đã được sáp nhập về huyện Xín Mần. Ngày 30/12/1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 288/QĐ-HĐBT về điều chỉnh chia tách, sát nhập địa giới hành chính, xã Tân Nam được thành lập trên cơ sở chia tách từ xã Khuôn Lùng, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Tuyên. Ngày 1/4/1988, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Xín Mần long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập xã Tân Nam. Khi chia tách, toàn xã có 1.566 nhân khẩu, 7 thôn bản, với tổng diện tích tự nhiên là 8.255,45 ha. Đến năm 2003, thực hiện Nghị định số 146/2003/NĐ-CP, ngày 1 Gồm các tổng: Trinh Tường, Hướng Minh, Bằng Hành, Tiên Yên, Yên Bình, Yên Long. 8
  9. 01/12/2003 của Chính phủ, huyện Quang Bình được thành lập trên cơ sở tách các xã Bản Rịa, Yên Thành, Yên Bình, Bằng Lang, Xuân Giang, Nà Khương, Yên Hà, Tiên Yên, Hương Sơn, Tân Trịnh, Vĩ Thượng, Tân Bắc thuộc huyện Bắc Quang; Tiên Nguyên, Xuân Minh thuộc huyện Hoàng Su Phì và xã Tân Nam thuộc huyện Xín Mần. Như vậy Tân Nam từ một xã thuộc huyện Xín Mần trở thành xã thuộc huyện Quang Bình. Đến nay, xã Tân Nam gồm có … thôn bản, cụ thể là: Đến tháng 12/2018 toàn xã có 645 hộ với 3.509 nhân khẩu, 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, gồm các dân tộc: Tày 51,4%, Dao 32,1%, Mông 6,2%, Pà Thẻn 4,8%, Phù Lá 2,5%, La Chí 1,7%, Kinh 1,1%, Nùng 0,2%. Từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc trong xã luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, gắn bó với những đức tính cần cù, chịu khó, dũng cảm đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Tích cực khai phá, cải tạo đất đai, tạo ra những thửa ruộng, những nương rẫy tốt tươi, biến những sườn đồi thành những ruộng, nương, từng bước nâng cao đời sống, thoát khỏi đói nghèo. Trong quá trình phát triển ấy, người dân Tân Nam không chỉ tạo thêm những nét bản sắc văn hóa của các dân tộc trong xã mà còn phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau trong lao động sản xuất cũng như trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, làng bản. Với nhiều dân tộc cùng sinh sống nên sắc thái và bản sắc văn hóa trên địa bàn xã vô cùng phong phú và 9
  10. đa dạng như: Lễ hội Lồng Tồng, thi chọi trâu, chọi dê và các trò chơi dân gian tung còn, đẩy gậy, đi cà kheo, đu võng, đánh cù, đánh yến và các làn điệu dân ca, hát cọi, hát yếu…Đây là một trong những điều kiện thuận lợi, tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ. Về tín ngưỡng tôn giáo, có 133 nhân khẩu của 24 hộ theo đạo Tin Lành, sinh hoạt theo điểm nhóm thôn Tân Bình. Trong thời kỳ đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, được sự quan tâm, đầu tư mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước, cùng với sự cố gắng không ngừng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Tân Nam, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong xã ngày càng được nâng cao. Nhân dân đã được hưởng những phúc lợi xã hội, như: Điện lưới quốc gia, hệ thống giao thông từ trung tâm xã đến huyện và từ xã đi các thôn bản; các trường học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; trạm y tế, điểm bưu điện văn hóa và trụ sở làm việc của xã ngày càng được đầu tư, xây dựng khang trang; việc thực hiện các phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã đạt được những kết quả tích cực, nếp sống văn hóa mới ngày càng được xây dựng vững chắc. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nhân dân các dân tộc vùng Tân Nam đã phát huy được tinh thần đoàn kết, hình thành đức tính thủy chung, có ý thức độc lập dân tộc, thật thà, bao dung và tự trọng; dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh; cần cù, kiên nhẫn trong lao 10
  11. động sản xuất, yêu tự do, yêu quê hương đất nước. Những đức tính đó đã tạo nên sức sống mãnh liệt để tồn tại trước thử thách nghiệt ngã của thiên nhiên và chiến thắng mọi kẻ thù. Đồng thời tạo nên nét đẹp truyền thống xuyên suốt chiều dài lịch sử, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2. Nhân dân các dân tộc vùng Tân Nam thời kỳ trước năm 1988 Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân vùng Tân Nam cũng như nhân dân cả nước sống dưới ách thống trị, bóc lột của thực dân, phong kiến, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Về kinh tế, chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, song lạc hậu, năng suất thấp lại bị sưu cao, thuế nặng, nạn đói thường xuyên xảy ra. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, nạn mê tín dị đoan còn nặng nề, ốm đau chỉ có cúng bái, không có thầy thuốc; các tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp rất phổ biến, nhân dân hoàn toàn mù chữ… Trên lĩnh vực chính trị, để dễ bề cai trị, thực dân Pháp thực hiện chính sách cai trị trực tiếp, sử dụng bọn vua quan phong kiến làm tay sai, đồng thời thực hiện chính sách “chia để trị” ở ba miền Bắc, Trung, Nam với ba chế độ chính trị khác nhau nhằm mục đích phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, gây mâu thuẫn giữa các dân tộc. Với chính sách cai trị hà khắc của chế độ thực dân Pháp và bọn địa chủ phong kiến, đời sống nhân dân các dân tộc cả nước nói chung, vùng Tân Nam nói riêng vô cùng đen tối, tưởng như không có đường ra. 11
  12. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới đã được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam. Từ khi được thành lập, với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng đã tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động tham gia các phong trào cách mạng. Từ khi có Đảng lãnh đạo, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân vùng Tân Nam đã đứng lên hưởng ứng và đi theo Đảng làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước. Trong thời kỳ 1936 - 1939, vùng Tân Nam thuộc xã Khuôn Lùng, tiểu khu Yên Bình của huyện Bắc Quang, là một trong những vùng có vị trí chiến lược quan trọng nên thực dân Pháp đã xây dựng 01 đồn, bốt kiên cố, 03 bốt nhỏ có khả năng quan sát được mục tiêu từ xa, dễ dàng khống chế, chia cắt mọi hoạt động thông thương, tiếp tế cũng như các hoạt động trong phong trào cách mạng của quần chúng; đồng thời, dễ dàng tiếp tế, chi viện cho các địa điểm khác. Lực lượng lính khố xanh, khố đỏ tại đồn, bốt thường xuyên được bổ sung để cai quản dân chúng. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai, đời sống của nhân dân các dân tộc vùng Tân Nam vô cùng cực khổ, phải chịu sưu cao, thuế nặng, các thứ thuế vô lý, như thuế thân, thuế muối..., thanh niên bị bắt ép đi phu, đi lính phục vụ cho việc cai trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trước sự cai trị, bóc lột của thực dân Pháp, một số quần chúng có phản kháng nhưng với hình thức đơn giản, bộc phát liền 12
  13. bị chúng đánh đập, bóc lột đã bỏ nhà đến địa phương khác hoặc trốn vào rừng. Đến năm 1944, được sự giúp đỡ của cán bộ Việt Minh cùng 02 đồng chí ở Thác Vệ2 đã bí mật về Nặm Lạn và thôn Trung Thành tổ chức tuyên truyền, giác ngộ cách mạng, làm cho nhân dân các dân tộc xã Khuôn Lùng, vùng Tân Nam hiểu biết về tội ác của bọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai đối với đồng bào ta; khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức cách mạng cho đồng bào các dân tộc trong xã. Đó là tiền đề và cũng là hạt nhân để phong trào cách mạng phát triển ở địa phương. Đêm ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, Trung ương Đảng đã nhận định: Sau cuộc đảo chính này, phát xít Nhật sẽ là kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương và phát động cao trào kháng Nhật trong phạm vi cả nước làm tiền đề chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi đủ điều kiện. Lúc này, khi Nhật đảo chính, quân Pháp ở Bắc Quang, Yên Bình chống đỡ yếu ớt, chúng luồn rừng lên vùng Xín Mần và chạy sang Trung Quốc3, để lại bọn khố xanh, khố đỏ tiếp tục nắm giữ đồn, bốt trên địa bàn xã Khuôn Lùng. Ngày 24/6/1945, đại biểu Ủy ban hành chính các xã cùng nhân dân địa phương đã tổ chức họp mít tinh tại Thác Vệ để thành lập Ủy ban hành chính và Mặt trận Việt Minh của tổng Bằng Hành, đồng thời đốt bằng, sắc, 2 Theo hồi ký của các đồng chí lão thành cách mạng của xã. 3 Theo hồi ký của các đồng chí lão thành cách mạng của xã. 13
  14. ấn triện của bọn địa chủ, cường hào. Ban Việt Minh đã tuyên bố xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến. Ủy ban đảm nhiệm việc tổ chức và lãnh đạo nhân dân sản xuất, bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng cuộc sống mới. Chính sự lớn mạnh nhanh chóng của phong trào cách mạng trong huyện đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng và nhận thức của nhân dân các dân tộc trong vùng Tân Nam. Ngày 02/9/1945, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu tuyên bố nước nhà độc lập trước quốc dân và toàn thế giới. Sự kiện trọng đại này đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng ở Hà Giang tiến nhanh vào giai đoạn đấu tranh giành chính quyền toàn tỉnh, làm cho quần chúng nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang càng thêm phấn khởi, tin tưởng và kiên quyết đưa cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp đến toàn thắng. Ngày 29/8/1945, quân Nhật rút khỏi Hà Giang thì chiều ngày 30/8/1945, quân đội Tưởng kéo vào Bản Máy, Xín Mần, Khuôn Lùng…Đi đến đâu chúng đều cướp lương thực, thực phẩm, bắt nhiều người đi phục dịch gây nên lòng căm thù cao độ trong nhân dân các dân tộc trong xã. Ở huyện lỵ Bắc Quang, nghe theo tiếng gọi của Đảng, Mặt trận Việt Minh, ngày 4/11/1945, nhân dân đứng dậy đấu tranh giải phóng toàn huyện Bắc Quang. Sự kiện này đã tác động mạnh mẽ đến tinh thần binh sĩ địch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tước vũ khí, giải tán quân địch đóng tại đồn, 14
  15. bốt tại vùng Tân Nam, góp phần giải phóng hoàn toàn huyện Bắc Quang. Ngay sau ngày giải phóng, Uỷ ban hành chính lâm thời huyện Bắc Quang được thành lập và ra mắt đồng bào. Ngày 8/12/1945, thị xã Hà Giang được giải phóng, ngày 25/12/1945, nhân dân các dân tộc thị xã Hà Giang và đại biểu các địa phương vui mừng, phấn khởi mít tinh chào mừng Ủy ban hành chính lâm thời của tỉnh do đồng chí Thanh Phong làm chủ tịch. Sau khi Ủy ban hành chính lâm thời của tỉnh được thành lập, Xứ ủy Bắc Kỳ ký quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Giang, đồng chí Hồng Quân được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời. Đây là một bước ngoặt quan trọng có ý nghĩa quyết định việc kết thúc giai đoạn đấu tranh giành chính quyền cách mạng trong phạm vi toàn tỉnh và thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, mở ra sự phát triển một thời kỳ mới cho nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang. Ngay sau khi thành lập, Đảng bộ tỉnh đã cử 2 đồng chí đảng viên tăng cường về huyện Bắc Quang trực tiếp chỉ đạo mọi mặt công tác, nhất là xúc tiến việc xây dựng Đảng, động viên nhân dân hưởng ứng chủ trương của Mặt trận Việt Minh, tích cực giải quyết nạn đói, nạn mù chữ đồng thời quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm. Ngày 6/1/1946, thi hành chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân các dân tộc vùng Tân Nam vui mừng phấn khởi tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với sự kiện lịch sử trọng đại này, nhân dân các dân 15
  16. tộc vùng Tân Nam đã thực sự được hưởng quyền dân chủ, tự mình góp phần xây dựng chính quyền nhân dân; thể hiện ý thức giác ngộ chính trị, ý chí cách mạng và lòng tin tưởng tuyệt đối của nhân dân các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Với dã tâm và âm mưu cấu kết với nhau để lật đổ chính quyền non trẻ vừa mới được thành lập, ngày 28/02/1946, Pháp và Tưởng ký Hiệp ước Hoa – Pháp. Theo Hiệp ước, tháng 3/1946, Pháp đưa quân ra Bắc. Tuy lúc này thực dân Pháp chưa đánh chiếm Tân Nam, nhưng theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ trương của Trung ương Đảng, với tinh thần quyết tâm cùng cả nước đánh đuổi giặc Pháp xâm lược, nhân dân các dân tộc vùng Tân Nam đã tích cực thi đua phát triển sản xuất, tích trữ lương thực để chuẩn bị cho kháng chiến; hưởng ứng phong trào “Nhường cơm sẻ áo”, tiết kiệm tiêu dùng giúp đỡ các gia đình nghèo, thực hiện phong trào tiết kiệm “Hũ gạo kháng chiến”; phong trào bình dân học vụ nhằm giải quyết cơ bản vấn đề “giặc dốt” trong nhân dân; nhân dân tham gia đội dân quân tự vệ, gia nhập Mặt trận Việt Minh để sẵn sàng chiến đấu chống giặc xâm lược. Ngày 20/2/1947, xét thấy đủ điều kiện, Tỉnh ủy Hà Giang quyết định thành lập Chi bộ cơ quan huyện Bắc Quang, do đồng chí Phương Lâm làm Bí thư. Ngày 15/5/1947, Huyện ủy Bắc Quang chính thức được thành lập, đồng chí Phạm Gia Tuân được Tỉnh ủy chỉ định làm Bí thư Huyện ủy. Sau khi củng cố tổ chức, tháng 16
  17. 7/1947, Huyện ủy Bắc Quang đã cử đồng chí Nguyễn Văn Chinh đến tiểu khu Yên Bình để gây dựng cơ sở cách mạng. Trong thời gian hoạt động, đồng chí đã tuyên truyền giác ngộ về vai trò lãnh đạo, chủ trương và hoạt động của Đảng cho các đồng chí cán bộ nòng cốt, đồng thời giới thiệu một số quần chúng tích cực để tổ chức Đảng xem xét, kết nạp, trong đó bốn quần chúng ưu tú đầu tiên của xã Khuôn Lùng được kết nạp vào Đảng, gồm: Hoàng Văn Khuyên, Hoàng Văn Vỉ, Lèng Xuân Thu và Hoàng Thu. Đây là những quần chúng sớm được cách mạng giác ngộ, luôn đi tiên phong trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối cách mạng của Đảng, vận động xây dựng lực lượng vũ trang, chủ yếu là lực lượng du kích tại chỗ. Cuối năm 1947, Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc, đồng thời chúng thực hiện âm mưu bao vây biên giới, dùng thổ phỉ để thực hiện chính sách chia rẽ các dân tộc. Lợi dụng sự ủng hộ của Pháp, tên Chảo Sành Phú ở thôn Lùng Chún, xã Khuôn Lùng, một tay sai của Nhật trước đây, đã tự bắn súng xưng vua, dựng cờ trắng, tập hợp lực lượng đi cướp phá, chém giết rất dã man đồng bào các dân tộc ở xã Khuôn Lùng (trong đó có vùng Tân Nam) và một số xã lân cận thuộc huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì. Đồng bào Dao bị mê hoặc, lôi kéo đi đốt phá, cướp bóc các làng dân tộc Tày. Đến tháng 9/1947, loạn cờ trắng phát triển mạnh, chúng cấu kết với tên Hạng Sào Chúng, một địa chủ phản động có thế lực ở Múng Tủng (Trung Quốc). 17
  18. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy Hà Giang, Ủy ban hành chính xã Khuôn Lùng đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan dùng biện pháp bao vây khoanh vùng, xác định đối tượng, lấy thuyết phục chính trị là chính và quân sự làm áp lực. Bởi phần lớn những người theo “Cờ trắng” là đồng bào bị dụ dỗ, ép buộc, không phải là giặc nên tránh nổ súng mà phải tổ chức các hội nghị đoàn kết dân tộc, giải thích rõ nguyên nhân, tác hại của vụ việc, tuyên truyền chính sách đoàn kết dân tộc của Chính phủ. Do có chủ trương biện pháp đúng, ta kiên trì thuyết phục, lại được nhân dân ủng hộ, lực lượng “Cờ trắng” suy yếu dần. Đến tháng 11/1947, tướng “Cờ trắng” Chảo Sành Phú cùng 12 tên đầu sỏ ra hàng cách mạng, được giáo dục giác ngộ, Phú và lực lượng “cờ trắng” đã tự nguyện tham gia đánh Pháp, lập công chuộc tội. Sau thất bại trong Chiến dịch Thu – Đông năm 1947, kế hoạch của thực dân Pháp đã có sự điều chỉnh nhằm khép chặt vòng vây biên giới Hà Giang. Chúng cho quân tiến từ Lào Cai và dùng ngụy binh để tiến vào Cốc Pài, Xín Mần, Bản Máy thuộc huyện Hoàng Su Phì. Sau đó chúng mở rộng phạm vi chiếm đóng toàn bộ huyện Hoàng Su Phì tới các xã Thanh Thủy, Phương Độ (Vị Xuyên), Yên Bình (Bắc Quang). Ngoài việc dùng thủ đoạn lôi kéo thổ ty và bọn phản động để chống phá cách mạng, chúng còn âm mưu lập “xứ Nùng tự trị” để chia rẽ khối đại đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Ngày 10/4/1948, địch đem quân từ Nghĩa Đô (Lào Cai) tấn công ta ở Yên Bình. Cuộc giao chiến diễn ra ác liệt từ 6 18
  19. giờ sáng đến 15 giờ chiều địch phải rút lui theo đường Nghĩa Đô, ta tiêu diệt 12 tên, thu được 2 hòm đạn. Sớm ngày 26/4/1948, địch từ Nghĩa Đô, Khuôn Lùng, Phố Ràng với 400 tên, phối hợp với bọn phản động địa phương do một tên sĩ quan Pháp chỉ huy đánh vào Yên Bình. Đến 13 giờ cùng ngày, địch chiếm được Yên Bình, kiểm soát toàn bộ khu vực Bằng Lang đến Làng Khao. Thực hiện nhiệm vụ đánh đuổi thực dân Pháp và tay sai, Huyện ủy Bắc Quang chủ trương mở chiến dịch Yên Bình. Trong thời gian đầu ta và địch đều giữ thế giằng co, phải đến cuối năm 1948, các xã ở Bắc Quang mới được giải phóng, trở thành vùng tự do và là căn cứ địa kháng chiến của tỉnh. Năm 1949, hưởng ứng phong trào thi đua ái quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động, nhân dân vùng Tân Nam cùng với nhân dân xã Khuôn Lùng tích cực thực hiện phong trào “Đóng công trái kháng chiến” được 1.100 đồng; ủng hộ phong trào “Hũ gạo nuôi quân” được 21,52 kg thóc và 318 đồng. Bên cạnh đó phong trào văn hóa, giáo dục phát triển nhanh chóng, xã Khuôn Lùng đã tổ chức thực hiện được 01 lớp bình dân học vụ, với 19 học viên, chủ yếu tập trung ưu tiên cho cán bộ và đảng viên nhằm xóa nạn mù chữ cho cán bộ để phục vụ kháng chiến. Ngày 10/4/1950, Đảng bộ tỉnh Hà Giang tiến hành Đại hội lần thứ I. Đại hội đã khẳng định tinh thần đoàn kết, yêu nước của đồng bào, cán bộ chiến sỹ không quản 19
  20. gian khổ hy sinh, hết lòng, hết sức tham gia kháng chiến. Đại hội xác định vị trí, vai trò, trách nhiệm của Hà Giang là tỉnh hậu phương cho căn cứ Việt Bắc và đề ra nhiệm vụ: thực hiện tốt công tác xóa nạn mù chữ cho cán bộ, đảng viên; củng cố Ủy ban hành chính kháng chiến ở các huyện, phát triển đảng viên; phát động phong trào thi đua sản xuất, chống các đảng phái phản động, chia rẽ dân tộc… Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ I, nhân dân vùng Tân Nam, xã Khuôn Lùng đã nhận thức rõ trách nhiệm, hăng hái sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất ủng hộ cuộc kháng chiến; đồng thời tuyên truyền, vận động con em, người thân lên đường nhập ngũ, tham gia dân công phục vụ tiền tuyến; tham gia huy động được hàng nghìn ngày công, hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm ủng hộ cho các chiến dịch của quân đội ta. Tháng 6/1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch Biên giới, nhằm đưa cuộc kháng chiến tiến lên một bước mới. Yêu cầu của chiến dịch là: tìm diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng vùng biên giới phía Bắc nước ta, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tiến tới giành chính quyền chủ động trên chiến trường chính. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về mở chiến dịch Biên giới năm 1950, cùng với nhân dân các dân tộc xã Khuôn Lùng, nhân dân vùng Tân Nam đã 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2