Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Quang (1946-2015)
lượt xem 1
download
Nội dung cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Quang (1946-2015)" đã trình bày một cách khái quát về truyền thống đấu tranh cách mạng và xây dựng quê hương của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Quang, với 69 năm thành lập chính quyền (1946 - 2015), 67 năm kể từ khi thành lập chi bộ Đảng (1948 - 2015) và 29 năm thành lập Đảng bộ xã Tân Quang (1986 - 2015).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Quang (1946-2015)
- ĐẢNG BỘ HUYỆN BẮC QUANG ĐẢNG ỦY XÃ TÂN QUANG * TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ TÂN QUANG (1946-2015) Xuất bản năm 2018 1
- 2
- LỜI GIỚI THIỆU Xã Tân Quang nằm ở phía Đông Bắc huyện Bắc Quang, cách trung tâm huyện 13 km. Là vùng đất có từ lâu đời, nơi đây có những con người từ ngàn xưa đã nuôi chí chinh phục thiên nhiên, tạo lập xóm làng đông vui, trù phú. Đời này qua đời khác, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, những con người của Tân Quang đã dốc tâm sức, đổ mồi hôi xương máu để xây dựng, giữ gìn quê hương và nỗ lực góp sức cùng cả nước hy sinh phấn đấu vì độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản quang vinh, Đảng bộ và nhân dân xã Tân Quang đi theo tiếng gọi của Đảng, đoàn kết một lòng, cống hiến sức người, sức của cho cách mạng, cho kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Những chặng đường lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Quang cần được khơi dậy, ghi chép để giáo dục truyền thống, bồi dưỡng tình cảm cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã, nhất là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Trên cơ sở đó kế thừa và phát huy tinh thần cách mạng của các thế hệ cha anh, đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng bộ xã, trong nhân dân, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách để thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. 3
- Với ý nghĩa đó, đồng thời thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU, ngày 22/11/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang “Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tân Quang đã chỉ đạo thành lập Ban sưu tầm, khai thác, nghiên cứu và biên soạn cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Quang (1946-2015)” Cuốn sách được xây dựng trên cơ sở nguồn tài liệu lưu trữ của xã, của huyện, của tỉnh qua các thời kỳ lịch sử; kết hợp với các tư liệu do các nhân chứng lịch sử cung cấp. Đồng thời Đảng ủy đã tổ chức nhiều hội nghị, tọa đàm để bổ sung, xác minh và làm rõ những sự kiện lịch sử. Do vậy, nội dung cuốn sách đã trình bày một cách khái quát về truyền thống đấu tranh cách mạng và xây dựng quê hương của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Quang, với 69 năm thành lập chính quyền (1946 - 2015), 67 năm kể từ khi thành lập chi bộ Đảng (1948 - 2015) và 29 năm thành lập Đảng bộ xã Tân Quang (1986 - 2015). Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tân Quang xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của Huyện ủy Bắc Quang, sự giúp đỡ có hiệu quả về chuyên môn của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bắc Quang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang, sự tham gia nhiệt tình của cán 4
- bộ, đảng viên, các đồng chí lãnh đạo địa phương qua các thời kỳ cách mạng, đã cung cấp nhiều tư liệu có giá trị cho Ban chỉ đạo, Ban biên soạn và biên tập để hoàn thành cuốn sách. Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng với tinh thần và trách nhiệm cao, nhưng do tư liệu bị thất lạc nhiều, nên cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót về nội dung. Vì vậy, Ban chấp hành Đảng bộ xã Tân Quang mong nhận được sự đóng góp của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong, ngoài xã để cuốn sách tiếp tục được chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện trong những lần tái bản sau. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tân Quang xin chân thành cảm ơn và trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Quang” (1946 - 2015) tới nhân dân địa phương và bạn đọc xa gần. T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ BÍ THƯ Trần Ngọc Hùng 5
- 6
- CHƯƠNG I Tân Quang - Điều kiện tự nhiên, xã hội và con người I. Điều kiện tự nhiên Tân Quang là một xã vùng thấp nằm ở phía Đông Bắc huyện Bắc Quang, cách trung tâm huyện 13 km. Là cửa ngõ của hai huyện miền Tây: Hoàng Su Phì và Xín Mần. Phía Nam giáp xã Việt Vinh, phía Tây giáp xã Tân Lập, phía Đông giáp xã Đồng Tâm, phía Bắc giáp xã Tân Thành. Tổng diện tích đất tự nhiên 1252,7 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 417,1 ha, đất lâm nghiệp chiếm 584,9 ha, diện tích đất khác chiếm 286,7 ha. Là một xã có địa hình chủ yếu là những dãy đồi núi thấp, xen kẽ các cánh đồng lúa nước. Tân Quang được đánh giá là vùng đất có tiềm năng về nhân lực, vật lực của huyện Bắc Quang nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung, đất nơi đây thích ứng với nhiều loại cây trồng như: cam sành, chè, lúa nước và các loại cây lương thực khác nuôi sống con người. Trước đây, rừng Tân Quang chủ yếu là rừng nguyên sinh với hệ thực vật phong phú và đa dạng với nhiều loại gỗ quý có giá trị như: đinh, lim, sến, táu, dổi, nghiến và nhiều loại dược liệu quý. Có nhiều động vật quý hiếm như: hổ, hươu, nai, chồn, khỉ, lợn rừng, cầy hương, rồng đất, nhím, rùa, ba ba, tôm cá, chim 7
- muông... Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều loại khoáng sản quý như: vàng ở khu vực Hàm Hổ (Sông Lô). Tân Quang có nhiều suối và các khe bắt nguồn từ các dẫy núi như suối Lùng Thàm (thôn Vinh Ngọc), suối Hồ Lô (thôn Xuân Hòa), Khuổi Mục (thôn Mục Lạn, Mỹ Tân); đặc biệt có dòng sông Lô chảy dọc theo địa phận xã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại và các hoạt động sản xuất của nhân dân trong vùng; thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, xây dựng đập thủy lợi phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế, đặc biệt giai đoạn trước khi đường bộ chưa phát triển. Ngoài những lợi ích trên, sông suối cũng gây không ít khó khăn cho con người; hàng năm, đến mùa mưa, nước sông, suối dâng cao thường gây ngập lụt, ách tắc giao thông, phá hủy cuốn trôi tài sản, hoa màu của nhân dân. Khí hậu của Tân Quang nằm chung với vùng khí hậu cận nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa. Thời tiết hàng năm được hình thành bốn mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm (mùa hè, thu), lượng mưa trung bình vào mùa mưa 3.500mm, tập trung vào các tháng 5,6,7 nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 28 0C, độ ẩm bình quân là 80%. Tân Quang được coi là “rốn mưa” của Hà Giang, lượng mưa trung bình có năm đạt tới 6.305mm (năm 1966). Mùa khô (mùa đông, xuân) bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình mùa đông là 200C; vào những tháng mùa đông hầu như không có mưa, lượng mưa không 8
- đáng kể; do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tiết hanh khô, có những năm rét đậm, rét hại kéo dài, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và đời sống của nhân dân. II. Điều kiện xã hội và con người Xã Tân Quang là vùng đất có từ lâu đời, trải qua những thăng trầm của lịch sử, nơi đây đã thay đổi cùng với nhiều tên gọi khác nhau. Trước năm 1891, Tân Quang nằm trong Phủ Tương Yên. Trước 1945, tỉnh Hà Giang có 04 (bốn) Châu: Bắc Quang, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Đồng Văn. Xã Tân Quang lúc này thuộc châu Bắc Quang, gồm hai khu vực riêng biệt: Khu vực Phong Quang (gồm thôn Tân Tiến, Vinh Quang, Vinh Ngọc, Tân Lâm hiện nay) do ông Nguyễn Văn Huynh, ông Nguyễn Văn Sính đứng đầu; Khu vực Xuân Hòa (gồm các thôn Xuân Hòa, Nghĩa Tân hiện nay) do ông Nguyễn Bá Phúc đứng đầu. Khu Phong Quang gồm hai phố: Phố Khách và phố Kinh. Các thôn được gọi là Táplô, đồn điền trên, đồn điền dưới. Đầu năm 1946, sát nhập hai khu Phong Quang và Xuân Hòa lấy tên là xã Tân Quang. Kể từ đây xã Tân Quang mới chính thức có tên trên bản đồ Việt Nam. Từ năm 1959 đến năm 1961 hợp tác xã bậc thấp được hình thành tại xã, năm 1967 xây dựng hợp tác xã bậc cao nhằm thuận tiện cho việc quản lý hành chính, các thôn chia tách, sát nhập và đổi tên khác nhau: Hợp tác xã Nghĩa Tân, Xuân Hòa, Vinh Quang, Mục Lạn, tên của các hợp tác xã gắn liền với tên của các thôn bản. 9
- Năm 1999, chia tách các thôn Vinh Ngọc, Tân Tiến thành ba thôn: Vinh Ngọc, Tân Tiến và Tân Lâm. Qua nhiều lần chia tách, đến năm 2015 xã Tân Quang gồm 08 thôn: Tân Tiến, Tân Lâm, Vinh Quang, Vinh Ngọc, Xuân Hoà, Mỹ Tân, Nghĩa Tân và Mục Lạn. Tân Quang là địa bàn có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Nền văn hóa của các dân tộc phát triển rất sớm. Tuy mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa, phong tục riêng, nhưng đều có đặc điểm chung là thờ cúng tổ tiên, khi mất được làm ma; con cháu khi đến tuổi trưởng thành đều được cưới hỏi, xây dựng gia đình, cúng bái theo phong tục tập quán phù hợp với từng gia đình, dòng họ và dân tộc. Từ xa xưa đồng bào các dân tộc trong xã luôn sống đoàn kết, gắn bó, sát cánh bên nhau trong xây dựng quê hương, bảo vệ thôn xóm. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, chúng chiếm đóng Hà Giang vào năm 1887. Để dễ bề thống trị, chúng áp đặt hệ thống cai trị từ tỉnh đến huyện và xã, xã Tân Quang không nằm ngoài hệ thống cai trị đó. Nhân dân các dân tộc Hà Giang luôn có truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, sẵn sàng đứng dậy chống lại chế độ thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Năm 1890, sau khi điều chỉnh phạm vi quản lý, thực dân Pháp xác lập chế độ quân quản; chúng duy trì chế độ tay sai nhằm dễ bề cai trị. Xã Tân Quang dưới thời Pháp thuộc là Châu lỵ của Bắc Quang - là thị trấn nhỏ với gần 100 hộ. Châu lỵ 10
- là nơi trên bến dưới thuyền, buôn bán sầm uất của người kinh dưới xuôi và người Hoa. Hiện nay là trung tâm Xã Tân Quang, huyện Bắc Quang. Khi Nhật đảo chính Pháp. Quốc Dân Đảng theo chân quân Tưởng vào chiếm Bắc Quang và cử Bế Cao Bảo (tri châu cũ thời pháp) làm huyện trưởng. Nha tri huyện nằm giữa hai phố: phố người Hoa và phố người Kinh, chạy dài theo dọc bờ sông Lô. Phố người kinh có trên 50 hộ. Đầu dãy phố người Kinh có một lô cốt xây từ thời Pháp, do một tiểu đội Quốc dân Đảng đóng quân. Trên phố có ngôi đền nhỏ thờ Trần Hưng Đạo. Phố người Hoa (Phố Khách) có gần 100 hộ, có tổ chức lý sự hội (Tổ chức hành chính nội bộ của Bang người Hoa, có nhiệm vụ giúp đỡ nhau, duy trì truyền thống dân tộc của người Hoa và giàn xếp, can thiệp các mâu thuẫn với chính quyền bản xứ). Tại Đồn Bắc Lý (trụ sở UBND xã Tân Quang hiện nay) có Tư Xiêm làm Dinh trưởng (Tiểu đoàn Trưởng) của Việt Nam Quốc dân Đảng, nằm dưới quyền Tư Xiêm có chính trị chỉ đạo viên (tên là Hành). Người dân khi đó gọi đồn Bắc Lý là đồn Xiêm - Hành. Đồn này được xây dựng khá kiên cố, có hầm hào bao quanh, có trụ sở chỉ huy, lính canh gác nghiêm ngặt. Đồn đóng ở Tân Quang là nơi chung chuyển của quân Pháp, mỗi đồn có khoảng 30 lính canh giữ. Tuy nhiên, số lượng này không cố định mà thường xuyên thay đổi. Trong đồn chỉ có chỉ huy là người Pháp. Chỉ huy lúc đó gọi là 11
- Quan, được xếp theo thứ bậc, có Quan 1, Quan 2, Quan 3. Lực lượng lính là người Việt Nam, chủ yếu lấy từ Yên Bình (Yên Bái) và Vô Điếm, Hữu Sản (Bắc Quang). Lính Pháp thường được gọi là Lính khố đỏ. Sự xác lập chế độ quân quản này đã gây lên nhiều đảo lộn về mặt xã hội ở Tân Quang. Pháp chia Tân Quang thành các Táplô, các đồn điền trên, đồn điền dưới, có các trưởng ban cai quản giúp chúng duy trì và củng cố đội ngũ tay sai. Tân Quang là nơi có sự phân hoá giai cấp rõ rệt. Phố Khách tập trung của những gia đình địa chủ, tiểu tư sản (chủ yếu là người Hoa). Đây là khu phố khá sầm uất, có nhiều nhà xây, nhân dân sống bằng nghề buôn bán. Các nơi khác dân không có ruộng đất, cuộc sống rất khổ sở, phải đi làm thuê, cuốc mướn cho địa chủ để mưu sinh. Ngoài việc đóng góp các loại thuế, nhân dân còn phải đi phu, làm đường, xây dựng đồn bốt cho thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Sau khi giành độc lập năm 1945, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách phát triển văn hóa - xã hội, nhằm cải thiện đời sống nhân dân, diệt giặc dốt và giặc đói. Song thực dân Pháp lại nổ súng đánh chiến nước ta một lần nữa, nhân dân ta vừa cầm súng chống lại thực dân Pháp bảo vệ Tổ quốc, vừa sản xuất phát triển kinh tế. Về kinh tế người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trồng lúa. Đặc biệt, do có dòng sông Lô bồi đắp phù sa mầu mỡ, nhân dân đã tận dụng và 12
- khai thác diện tích đất trồng các loại cây hoa màu như: ngô, lạc, đậu, các loại rau xanh. Tân Quang là địa bàn có hai tôn giáo khác nhau: Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Đến năm 2015, giáo xứ có 110 hộ với 450 giáo dân, 145 phật tử. Nhân dân trong xã luôn phát huy truyền thống đoàn kết, không phân biệt giáo hội, một lòng tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, tạo thành khối đại đoàn kết bền vững trong suốt quá trình lịch sử từ trước cho đến ngày nay. Hệ thống đường giao thông trên địa bàn xã rất thuận lợi, có tuyến quốc lộ II (từ Thủ đô Hà Nội lên Hà Giang), chạy qua địa phận xã với chiều dài trên 5 km; ngoài ra còn có các tuyến đường tỉnh lộ 177 (đường Lâm Đồng) từ Tân Quang đi huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần; đường Tân Quang - Đồng Tâm - Đồng Tiến. Đồng thời hệ thống giao thông liên thôn của xã cũng phát triển, những năm gần đây đã được mở rộng và bê tông hóa chiều dài các tuyến đạt trên 15.000 m với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Hệ thống đường giao thông phát triển là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa phát triển kinh tế - văn hoá xã hội từ xã đến các xã khác trong huyện và vươn ra các tỉnh khác trong cả nước. Năm 2015, Tân Quang có 1.221 hộ với 5.252 nhân khẩu, có 12 dân tộc cùng sinh sống: Kinh, Hoa, Tày, Nùng, Cao Lan, La chí, Mông, Dao, Sán Dìu, Giấy, Bố Y và dân tộc Mường; trong đó dân tộc kinh 4.046 13
- người, chiếm 77%; dân tộc Tày 325 người, chiếm 6%; dân tộc Hoa 533 người, chiếm 10%; dân tộc La Chí 219 người, chiếm 4%; còn lại các dân tộc khác chiếm 3%. Năm 1949, chi bộ được thành lập, đến tháng 12 năm 2015, Đảng bộ xã Tân Quang có 13 chi bộ, trong đó có 08 chi bộ thôn bản, 03 chi bộ trường học, 01 chi bộ cơ quan, 01 chi bộ quân sự với tổng số 245 đảng viên, trong đó đảng viên nữ 123 đồng chí, chiếm 50%. Hàng năm kết nạp trung bình được 3 - 5 quần chúng ưu tú vào Đảng. Các chi bộ và đảng viên là nòng cốt trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Đảng bộ và chính quyền đề ra. Toàn Đảng bộ luôn quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng các cấp, chính sách pháp luật của Nhà nước, của địa phương đề ra, nhằm xây dựng xã Tân Quang ngày một đoàn kết, dân chủ, giàu đẹp văn minh, xứng đáng là xã trọng điểm của huyện. 14
- CHƯƠNG II Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc xã Tân Quang thực hiện cuộc vận động đấu tranh giành chính quyền và tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) I. Xã Tân Quang tham gia cuộc vận động đấu tranh giành chính quyền và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945 - 1946) Tháng 9 năm 1939 Phát xít Đức, Ý, Nhật gây ra chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ở Châu Âu, Phát xít Đức sau khi tràn qua các nước Đông Âu đã ồ ạt tiến đánh Liên Xô nhằm tiêu diệt nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Ở Châu Á, Phát xít Nhật ra sức bành chướng Chủ nghĩa quân phiệt xuống các nước Đông Nam Á. Sau khi đánh chiếm Đông Dương, Phát xít Nhật chiếm đóng đất nước ta; năm 1942 chúng chiếm đóng Hà Giang. Tại Tân Quang, ngày 10/3/1945 quân Nhật đánh từ Hà Giang xuống, quân Pháp hoảng sợ rút theo đường Hoàng Su Phì. Trước khi đi, chúng phá hủy cầu nhằm làm cản đường quân Nhật, chúng cử lính là người Việt giữ đồn. Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp, ngày 9/3/1945 trên toàn cõi Đông Dương. Ngày 12/3/1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Đồng thời Trung ương Đảng cũng 15
- chỉ rõ phải phát động một phong trào kháng Nhật mạnh mẽ dưới nhiều hình thức, làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện. Tại Bắc Quang, phong trào phát triển mạnh mẽ. Tháng 7 năm 1945, tại Kim Ngọc (Ngòi Sảo) Ban lãnh đạo Việt Minh họp bàn kế hoạch, chia làm 2 mũi tiến công: một mũi do đồng chí Nam Long chỉ huy, tiến theo tả ngạn sông Lô, giải phóng Hướng Minh (Đồng Tâm, Trung Thành), Bạch Ngọc, Việt Lâm, rồi chiếm đồn Bắc Quang; một mũi do các đồng chí Lĩnh Thành, Bế Triều, Hồng Quang chỉ huy vượt qua sông Lô, tiến thẳng sang phía Tây. Phái đoàn từ Ngòi Sảo, (có đồng chí Mai Trung Lâm và đồng chí Lĩnh Thành - cán bộ Việt Minh) đến giải phóng Tân Quang. Cán bộ, chiến sĩ đi đến đâu cũng được nhân dân thăm hỏi, động viên, giúp đỡ, ủng hộ lương thực, thực phẩm. Đồng bào đã đóng góp ủng hộ cho cách mạng hơn 300 kg gạo, rau xanh và các loại lương thực khác. Gia đình cụ Nguyễn Thị Hường (Khi đó ở Phố Kinh - Thôn Tân Tiến hiện nay) đã nhường một phần trong ngôi nhà làm nơi ở và chứa súng đạn cho cán bộ chiến sĩ. Đêm 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh tổng khởi nghĩa. Nhân dân cả nước đã nhất tề đứng lên làm cuộc Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, giành chính quyền trong phạm vi cả nước. Ngày 4 tháng 11 năm 1945 (30 tháng 09 năm Ất Dậu), Bắc Quang được giải phóng. Ủy ban lâm thời 16
- huyện Bắc Quang được thành lập và ra mắt đồng bào. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng. Sau hơn 80 năm bị áp bức, bóc lột, chịu đựng muôn vàn cay đắng, tủi nhục của người dân nô lệ, giờ đây nhân dân Bắc Quang dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Việt Minh, đã vùng lên giành chính quyền từ tay bọn quốc dân Đảng. Tại Tân Quang, ngày 19 tháng 2 năm 1946, Ủy ban kháng chiến đã được thành lập. Ông Bùi Đình Trọng (là người gốc ở Thái Bình) được Ủy ban kháng chiến của huyện cử về làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính lâm thời tại xã nhằm tổ chức triển khai các hoạt động trong xã. Từ đây, nhân dân Tân Quang đã tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đứng dậy làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi, vui mừng, ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và quyết tâm đi theo con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. II. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, nhân dân các dân tộc xã Tân Quang đẩy mạnh phát triển sản xuất và tích cực tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp (1947 - 1954) Sau Cách Mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời mở ra cho dân tộc một thời đại mới, thời đại độc lập dân tộc dân chủ và đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi giành được chính quyền, Tổ quốc ta phải đương đầu với những khó khăn và thử thách hết sức nặng nề tưởng chừng không thể vượt qua. Nạn đói khủng khiếp hoành hành trong khi nền kinh tế 17
- kiệt quệ, hàng hoá khan hiếm, tài chính trống rỗng, các ngành nghề chưa phát triển, thiên tai liên tiếp đe dọa, ruộng đất bị bỏ hoang, giao thông chậm phát triển, công cụ sức kéo thiếu hụt; cùng những tàn dư của xã hội cũ, hậu quả gần một thế kỷ dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến thực sự là một thách thức đối với dân tộc ta. Chính quyền còn hết sức non trẻ, lực lượng vũ trang còn sơ khai. Giữa bộn bề khó khăn, lại bị các thế lực đế quốc phản động bao vây và chống phá quyết liệt (Nhà nước ta cùng một lúc phải đối đầu với các thế lực phản động trong nước cấu kết với những kẻ thù xâm lược hung bạo và vô cùng xảo quyệt). Lấy cớ giải giáp quân đội Nhật, quân Anh đã đưa 15 vạn quân vào chiếm đóng miền Nam nước ta. Còn ở miền Bắc, phải chịu sự chiếm đóng của 20 vạn quân Tưởng. Lúc này, vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”, lịch sử một lần nữa đặt dân tộc ta trước những thử thách nặng nề và vô cùng phức tạp. Ở Hà Giang, từ ngày 30 tháng 8 năm 1945, theo chân quân đội Tưởng Giới Thạch, tên phản động Hoàng Quốc Chính cùng đồng bọn đã tiến vào thị xã Hà Giang, lập ra “Tỉnh Đảng bộ Việt Nam quốc dân Đảng” do hắn làm chủ nhiệm. Lực lượng của chúng có khoảng 200 tên được đưa đi chiếm giữ các đồn ở các địa phương như Bắc Quang, Yên Minh, Tiên Yên, Quang Minh, chúng sử dụng bọn thổ ty phản động tìm mọi cách khống chế, kìm hãm sự phát triển của phong trào cách mạng, gây 18
- hiềm khích giữa đồng bào với cán bộ Việt Minh, gây khó khăn cho phong trào cách mạng. Tại Bắc Quang phải đương đầu với quân Pháp, quân Nhật rồi đến quân Tưởng và bè lũ tay sai. Chúng cấu kết với nhau chống phá cách mạng từ nhiều phía, chống phá các cơ sở của ta, giết hại và bắt giữ, giam cầm cán bộ cách mạng. Nhân dân các dân tộc vốn đã kiệt quệ do áp bức bóc lột của đế quốc - phong kiến tay sai, nay lại thêm điêu đứng bởi nạn cướp bóc của bọn phản động. Xã Tân Quang cũng gặp không ít những khó khăn, chính quyền xã mới được thành lập, lực lượng cán bộ nòng cốt còn quá ít, mọi mặt kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nạn đói đe dọa. Cuối năm 1945, quân Tưởng ra sức quấy phá, chúng thực hiện âm mưu thâm độc nhằm gây dựng lên một chính quyền bù nhìn thân Tưởng. Vì vậy, chúng thành lập các tổ chức phản động như: “Nam - Dương Hoa kiều hiệp hội” để chống lại chủ trương “Hoa - Việt thân thiện” của ta. Bằng tư tưởng nước lớn, chúng đã kích động Hoa kiều, lôi kéo họ vào các tổ chức phản động, để chống phá cách mạng và cung phụng chúng về mọi mặt. Chúng dùng mọi thủ đoạn lôi kéo, kích động dụ dỗ. Nhưng với tinh thần đoàn kết gắn bó, khối đại đoàn kết của nhân dân các dân tộc trong xã vẫn luôn được giữ vững, người Việt, người Hoa và các dân tộc khác vẫn luôn kề vai, sát cánh trong xây dựng và bảo vệ 19
- Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Chính quyền xã, nhân dân luôn sẵn sàng đối diện với những khó khăn thử thách, sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương và giữ vững thành quả cách mạng. Chính quyền xã đã được xây dựng và củng cố. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về “tiêu thổ kháng chiến”, Đảng bộ huyện Bắc Quang đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện chấp hành lệnh sơ tán triệt để đến nơi an toàn. Nhân dân xã Tân Quang theo sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện và Chính quyền xã đã đi tản cư, thực hiện “vườn không nhà trống”, phá cầu cống, nhà cửa, ngăn cản đường tiến công của thực dân Pháp. Ngày 15 tháng 10 năm 1947, máy bay của Pháp đã ném bom bắn phá huyện Bắc Quang, Tân Quang đã phải gánh chịu trên 20 trận oanh tạc của máy bay giặc, khu vực cầu Quang bị tổn thất nặng nề, nhưng nhân dân không bị thiệt hại vì đã được sơ tán kịp thời. Để đảm bảo công tác trị an, xã đã tổ chức xây dựng đội dân quân du kích duy trì tập luyện, tuần tra canh gác các điểm chốt quan trọng của xã. Cuối 1947, Ban công an xã Tân Quang được thành lập do đồng chí Trần Văn Diệu đứng đầu, tổ dân quân do đồng chí Trần Văn Tú làm đội trưởng. Tuy mới được thành lập nhưng các đồng chí trong Ban công an và Tổ dân quân rất tích cực trong việc tuần tra canh gác, phát hiện kịp thời những phần tử xấu, thường xuyên nắm chắc tình hình địa 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngam La (1945-2020): Phần 1
54 p | 9 | 5
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961-2018): Phần 1
45 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của phụ nữ tỉnh Bình Thuận (1930-2000): Phần 1
123 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Du Già (1945-2018): Phần 1
74 p | 4 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lâm Thượng (1945-2010): Phần 1
26 p | 11 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018)
144 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giàng Chu Phìn (1961-2018): Phần 2
119 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 2
152 p | 5 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pải Lủng (1961-2020): Phần 1
56 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 2
131 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 1
60 p | 7 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lùng Tám (1961-2015)
144 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thài Phìn Tủng (1961-2020)
110 p | 3 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Là giai đoạn (1945-2018)
95 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 1
70 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đạo Đức (1945-2015): Phần 1
82 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xín Chải (1962-2015)
141 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phương Tiến (1957-2017)
86 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn