Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Trịnh (1945-2015): Phần 2
lượt xem 0
download
Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Trịnh (1945-2015)" Phần 2 trình bày các nội dung chính như sau: Đảng bộ và nhân dân xã Tân Trịnh trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc (1975-1986); Đảng bộ và nhân dân xã Tân Trịnh thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng (1986-2015). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Trịnh (1945-2015): Phần 2
- Chương III Đảng bộ và nhân dân xã Tân Trịnh trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc (1975-1985) I. Đẩy mạnh phát triển nông – lâm nghiệp, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn (1975-1980) Cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã đưa nước ta bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập thống nhất, cả nước cùng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng là: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Năm 1976 là năm đầu của thời kỳ xây dựng đất nước trong điều kiện thời bình thống nhất, năm đầu của kế hoạch 5 năm (1975-1980), nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân ta lúc này là phải nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng, tại kỳ họp thứ 2 (khóa V) Quốc hội nước Việt nam Dân chủ cộng hòa ngày 27-12-1975 đã quyết định sáp nhập hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên. Đầu tháng 4-1976 việc hợp nhất hai tỉnh đã được hoàn tất. Ngày 25-4-1976, cùng với cử tri cả nước, nhân dân các dân tộc xã Tân Trịnh vui mừng cầm lá phiếu bầu cử Quốc hội khóa VI - Quốc hội nước Việt Nam thống nhất. Ngày 2-7-1976 kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước ta thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thủ đô của nước ta là thủ đô Hà Nội. Với những chuyển biến mới của tình hình đất nước và địa phương đã có tác động tích cực đối với nhân dân các dân tộc xã Tân Trịnh, nhân dân ngày càng tin tưởng và thể hiện quyết tâm một lòng đi theo Đảng. Ngày 28-5-1975, Đại hội Đảng bộ xã Tân Trịnh khóa X, nhiệm kỳ 1975 - 1978 Triệu tập. Dự Đại hội có 37/43 đảng viên. Đại hội đã đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. Đại hội đã bầu ra Thường vụ gồm 03 đồng chí, Chấp hành gồm 09 đồng chí, đồng chí Hoàng Kinh được bầu làm Bí thư Đảng ủy. Bước vào thực hiện nghị quyết đại hội đã đề ra, với khí thế mới sau khi cả nước được độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội đã tác động tích cực đến tinh thần lao động sản xuất của nhân dân xã Tân Trịnh. Đảng bộ xã Tân Trịnh đã quan tâm thực hiện sắp xếp lại bộ máy quản lý của các hợp tác xã, tập trung sức lực cho phát triển sản xuất, nhất là cây lúa, cây ngô để nâng cao năng suất, sản lượng lương thực, thực hiện tốt các nghĩa vụ về lương thực, thực phẩm đối với nhà nước. Năm 1977, diện tích gieo trồng lúa 2 vụ trên địa bàn xã là 240 ha, tổng sản lượng lương thực của xã quy ra thóc đạt 853,7 tấn. Mức bình quân lương thực đầu người đạt 285 kg/người/năm. Về thủy lợi, nhiều công trình phục vụ sản xuất được tu sửa, quản lý và phát huy tốt. Xã đã huy động được 1.300 ngày công để tu sửa 11 kênh mương, 5 phai và tổ chức đào mới được một kênh dài 1,2 km. Về giao thông, huy 32
- động được 2.800 ngày công tu sửa các tuyến đường liên thôn đảm bảo thông suốt phục vụ cho vận chuyển hàng hóa, đi lại của nhân dân. Chăn nuôi tiếp tục được đẩy mạnh phát triển theo hai hình thức tập thể và hộ gia đình. Năm 1977 đàn trâu của xã có 1.042 con, đàn lợn có 2.260con. Đảng bộ xã cũng luôn quan tâm lãnh đạo công tác giáo dục, trường lớp được củng cố lại. Số học sinh, số lớp học đều tăng. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, thu hút được hầu hết con em trong độ tuổi theo học. Tính đến năm 1977- 1977, trường cấp I, II của xã tiếp tục mở rộng đã có 19 lớp học. Công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Đầu năm 1977 được sự quan tâm của huyện trạm y tế xã đã có 03 cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, trong đó có 01 y sỹ, 01 y tá và 01 nữ hộ sinh. Công tác khám chữa bệnh luôn được quan tâm thường xuyên. Cuộc vận động nhân dân xây dựng chuồng trại xa nhà ở tạo thành phong trào thiết thực được nhiều hộ gia đình hưởng ứng. Từ đó công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhân dân đã ý thức được ốm đau phải đến trạm y tế để khám và điều trị, tập quán ốm đau mời thầy cúng tới nhà cúng trừ ma được giảm dần, phụ nữ đến ngày sinh nở cũng được đưa tới trạm y tế để sinh đẻ. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội được tổ chức trong các dịp lễ, tết, các hủ tục lạc hậu trong tang lễ, cưới hỏi từng bước được giảm bớt, công tác quốc phòng - an ninh được củng cố và đảm bảo tốt. Công tác xây dựng Đảng thường xuyên được quan tâm chú trọng. Việc giáo dục chính trị, tư tưởng được tiến hành thường xuyên. Đảng viên trong toàn Đảng bộ được học tập nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bồi dưỡng lý luận, chuyên môn nghiệp vụ trong lãnh đạo quản lý. Công tác bồi dưỡng kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng đựơc Đảng bộ quan tâm. Trong hai năm 1976-1977 Đảng bộ xã đã kết nạp thêm được 4 đồng chí đảng viên, nâng tổng số đảng viên của Đảng bộ lên 47 đồng chí. Do làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhận thức của cán bộ đảng viên được nâng lên, nhiều đồng chí đảng viên đã có trình độ cấp II và sơ cấp lý luận chính trị trở lên, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương thời kỳ bấy giờ, điều đó đã thể hiện được tinh thần tiên phong gương mẫu, là hạt nhân lãnh đạo toàn diện các mặt kinh tế - xã hội của xã. Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân xã từng bước được củng cố, phát triển hội viên, cải tiến nội dung và phương thức hoạt động. Mặt trận Tổ quốc xã đã tuyên truyền, động viên quần chúng hăng hái lao động sản xuất, giảm bớt các hoạt động mê tín dị đoan, không tổ chức ma to cưới lớn. Hội Phụ lão xã đã phát huy vai trò uy tín trong cộng đồng, xây dựng tình đoàn kết thôn xóm. Hội Phụ nữ xã đã tích cực tham gia xây dựng hợp tác xã. Năm 1978, số chị em đạt danh hiệu “Ba đảm đang” là 178 hội viên, có 4 phân hội khá, 5 phân hội trung bình. Đoàn thanh niên xã được kiện toàn, hoạt động có hiệu quả, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua, hoạt động xã hội. Tháng 5-1978 Đại hội Đảng bộ xã Tân Trịnh khóa XI, nhiệm kỳ 1978 – 1980 được tổ chức. Tham dự Đại hội có 41/47 đồng chí. 33
- Đại hội đã khẳng định những thành tích đã đạt được trong thời gian ba năm (1975-1978) mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã đã thực hiện và đề ra phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ tới 1978-1980 là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, trọng tâm là cây lương thực, phát triển chăn nuôi, trồng rừng, ổn định đời sống; củng cố dân quân tự vệ; tăng cường bảo vệ an ninh thôn xóm; tăng cường công tác xây dựng Đảng, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, củng cố chính quyền và các đoàn thể ngày càng trong sạch, vững mạnh. Đại hội đã bầu ra Thường vụ Đảng ủy khóa mới gồm 3 đồng chí, Chấp hành gồm 09 đồng chí. Đồng chí Phù Minh Tiến được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã. Thực hiện Chỉ thị 208 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 61 của Hội đồng Chính phủ về tổ chức lại sản xuất, cải tiến một bước quản lý nông - lâm nghiệp, Đảng bộ huyện Bắc Quang đã ra Nghị quyết số 05-NQ/HU về triển khai tổ chức lại sản xuất. Ban Thường vụ Đảng ủy xã Tân Trịnh đã họp bàn và ra Nghị quyết chỉ đạo các hợp tác xã vừa ra sức đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, vừa củng cố an ninh - quốc phòng; tập trung lực lượng để phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thực hiện tốt cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến một bước quản lý nông nghiệp, lâm nghiệp từ các thôn bản theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tự túc lương thực. Trong sản xuất nông nghiệp, xã xác định sản xuất lương thực chọn cây lúa là cây hàng đầu, phát triển mạnh diện tích trồng ngô, lạc, cây ăn quả và thực phẩm; phát triển chăn nuôi trâu, lợn và các loại gia cầm khác theo hình thức chủ yếu là gia đình xã viên. Đẩy mạnh tập trung thâm canh, chuyên canh, mở rộng diện tích bằng khai hoang, phục hóa, tăng vụ nhằm tăng nhanh diện tích gieo trồng hàng năm, tạo ra nhiều sản phẩm nông sản. Các hợp tác xã đã phân công xây dựng các tổ sản xuất như: Tổ thủy lợi, tổ sản xuất. Đảng bộ xã đã lãnh đạo đẩy mạnh việc đổi mới sản xuất kinh doanh, đổi mới quản lý hợp tác xã. Vì vậy các hợp tác xã vẫn được giữ vững, sản xuất liên tục phát triển, đời sống nhân dân được ổn định hơn. Tháng 8-1978, đồng chí Phù Minh Tiến thôi giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy. Đồng chí Nông Trọng Đan được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy xã thay đồng chí Phù Minh Tiến. Trong 2 năm 1978-1980, Đảng bộ xã đã chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm. Trong đó, chỉ tính riêng năm 1979 tổng diện tích gieo trồng lúa 2 vụ của xã đã tăng lên được 248,5ha. Bình quân lương thực đầu người đạt 335 kg/người/năm. Công tác chăn nuôi tiếp tục được duy trì, tổng đàn gia súc phát triển ổn định cơ bản đủ sức kéo cũng như phân bón cho sản xuất nông nghiệp. Năm 1979 tổng đàn trâu có 1.110 con, tăng 63 con so với năm 1978; đàn lợn có 3.800 con, tăng 560 con so với năm 1978. Tính đến thời điểm này toàn xã có 12 Hợp tác xã, đạt 100% số hộ nông dân trong toàn xã tham gia. Các hợp tác xã, đội sản xuất đã tập trung chỉ đạo tốt công tác thâm canh cây lúa và hoa màu như: Ngô, lạc, đậu tương... tích cực mở rộng diện tích bằng cách khai hoang, phục hóa, áp dụng các tiến bộ khoa 34
- học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng nhanh diện tích và sản lượng trong nông nghiệp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn cách mạng mới, những nhiệm vụ cấp bách theo sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền huyện, nhân dân các dân tộc xã Tân Trịnh đã đoàn kết nhất trí khắc phục mọi khó khăn, tập trung đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp tạo được sự chuyển biến lớn về sản xuất lương thực. Cùng với sự chỉ đạo trong phát triển sản xuất, phong trào xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc cũng được phát động rộng rãi trong nhân dân. Xã đã xây dựng được trung đội dân quân tự vệ, mỗi thôn có một tiểu đội dân quân, đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự và an ninh xã hội, thường xuyên trực ở các chốt điểm cao của xã, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra trên địa bàn xã. Trước tình hình biên giới ngày càng diễn biến phức tạp và căng thẳng, các hành động khiêu khích ngày càng trắng trợn. Ngày 31/12/1978, Quân khu II ra lệnh báo động chiến đấu khẩn cấp. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tuyên đã họp Hội nghị bất thường nghe báo cáo tình hình biên giới, đề ra chủ trương và biện pháp tăng cường công tác sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân. Sáng ngày 17/2/1979, Trung Quốc đồng loạt mở cuộc tấn công suốt dọc biên giới phía Bắc từ Quảng Ninh đến Lai Châu. Lúc này, Tân Trịnh cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh trở thành hậu phương vững chắc cho các xã giáp biên. Để góp phần cùng quân - dân biên giới chiến đấu bảo vệ từng tấc đất biên cương nơi địa đầu của Tổ quốc, xã Tân Trịnh đã luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, đi dân công phục vụ biên giới. Riêng trong năm 1980, toàn xã có 83 thanh niên trên địa bàn xã lên đường đi nghĩa vụ quân sự, 420 người tham gia dân công hỏa tuyến, trong 3 đợt với 1.120 người đi dân công làm đường xây dựng tuyến phòng thủ biên giới tại xã Du già huyện Yên Minh. Đảng bộ đã tiếp tục vận động nhân dân đẩy mạnh ổn định sản xuất, quyên góp và bán lương thực, thực phẩm cho Nhà nước để phục vụ chiến đấu, tiếp tục củng cố quốc phòng - an ninh; tăng cường công tác xây dựng Đảng, chính quyền, và các đoàn thể. Thực hiện việc đóng góp chi viện cho tiền tuyến, nhân dân trong xã đã quyên góp các mặt hàng yếu phẩm, hàng tạ gạo gửi ra tiền tuyến. Thực hiện chủ trương của Đảng tại Hội nghị Trung ương 6 (khoá IV) tháng 8/1979 với mục tiêu làm cho sản xuất “bung ra”, đã coi việc đẩy mạnh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm đảm bảo vững chắc lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng nhất; đồng thời ban hành ngay chính sách khuyến nông; ổn định mức bán nghĩa vụ lương thực, phần còn lại bán cho Nhà nước theo giá thoả thuận và cho lưu thông tự do. Đảng bộ xã đã quán triệt đến đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhận thức rõ được tinh thần nghị quyết Hội nghị đồng thời tích cực lao động sản xuất, nâng cao đời sống. Công tác xây dựng Đảng trong những năm 1978-1980 tuy có bước chuyển biến nhất định song vẫn chậm khắc phục những hạn chế yếu kém tồn đọng. Một số ít cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, bỏ sinh hoạt Đảng. Công 35
- tác phát triển đảng viên mới chưa thực sự được chú trọng triệt để. Trước tình hình đó, Đảng bộ xã Tân Trịnh đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của cán bộ, đảng viên. Hoạt động của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể sôi nổi, có nhiều đổi mới tích cực hướng vào việc tổ chức các phong trào phát động thi đua phát triển sản xuất, phong trào giữ gìn an ninh trật tự địa bàn, đoàn thanh niên tích cực vận động đoàn viên tham gia các đội quân chủ lực, thanh niên xung phong... Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn trên địa bàn xã được giữ vững. Đội dân quân du kích của xã được củng cố, các thôn đều có một tiểu đội dân quân, đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự và an ninh xã hội, thường xuyên được huấn luyện kỹ thuật tác chiến. Công tác tuyên truyền, vận động nhập ngũ, tái ngũ được hưởng ứng nhiệt tình, phong trào hậu phương quân đội được triển khai thực hiện tốt. Bên cạnh những kết quả đạt được, giai đoạn 1978-1980 trên địa bàn xã vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Đội ngũ cán bộ được củng cố, kiện toàn nhưng trong công tác lãnh đạo, tổ chức phong trào chưa có sáng tạo, dập khuôn, máy móc; hoạt động sản xuất chưa hiệu quả, sản lượng lương thực bán tăng thêm cho Nhà nước chưa nhiều, hàng hóa khan hiếm; công tác y tế có bước phát triển nhưng chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch nên tỷ lệ sinh đẻ tăng cao. Có thể nói khẳng định, mặc dù còn nhiều khó khăn, song những kết quả đạt được trong những năm 1978-1980 của Đảng bộ và nhân dân xã Tân trịnh đã thể hiện tinh thần quyết tâm phát triển sản xuất, góp phần tích cực chi viện sức người sức của trong cuộc chiến đấu để bảo vệ vững chắc biên giới của Tổ quốc. Tuy vậy, thực tiễn trong hai năm 1978 - 1980 xã Tân Trịnh cũng bộc lộ những yếu kém đó là: Chưa phát huy mạnh mẽ tiềm năng và thế mạnh của địa phương, sự chuyển biến trong nông nghiệp chưa đều khắp và thiếu vững chắc, trình độ thâm canh của nông dân còn nhiều hạn chế dẫn đến năng suất lao động thấp, việc áp dụng các giống mới vào sản xuất chưa đồng bộ, tổng sản lượng lương thực hàng năm tăng chậm, tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp, rượu chè bê tha diễn ra ở nhiều nơi trong xã. II. Đảng bộ xã lãnh đạo nhân dân tích cực sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần bảo vệ biên cương của Tổ quốc (1980-1986) Ngày 20-6-1980, Đại hội Đảng bộ xã Tân Trịnh khóa XII (nhiệm kỳ 1980 - 1982) được tổ chức. Tham dự Đại hội có 46/50 đảng viên. Đại hội đã đánh giá kết quả trong nhiệm kỳ qua, chỉ ra những yếu kém cần phải khắc phục và đề ra phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới: Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện, coi trọng sản xuất cây lương thực, chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, tăng cường công tác an ninh, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các đoàn thể trong sạch, vững mạnh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước. 36
- Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ xã gồm 11 đồng chí. Đồng chí Hoàng Ngọc Quản, Bí thư Đảng ủy xã. Trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được, Đảng bộ đã tiếp tục lãnh đạo nhân dân phát huy những tiềm năng lợi thế về đất đai, lao động, nguồn nước, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ đưa xã Tân Trịnh phát triển về mọi mặt. Thực hiện Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13-01-1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IV) về cải tiến công tác khoán và mở rộng "khoán sản phẩm đến nhóm người lao động". Đảng bộ xã đã tổ chức học tập Chỉ thị của Đảng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nắm rõ, từ đó hiểu rõ chủ trương khoán mới nên người sản xuất chủ động trong hoạt động sản xuất của mình đồng thời Đảng bộ xã đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị 100 trên địa bàn xã, từng đội sản xuất, đến nhóm sản xuất và người lao động, bắt đầu từ Hợp tác xã thôn Vén sau đó lan ra toàn xã, kết hợp với việc đưa các giống lúa mới như Bao thai lùn, nông nghiệp 8 vào sản xuất. Nhờ đó năng suất lao động được tăng lên, các lợi ích được giải quyết đúng đắn, thu nhập của người lao động được nâng lên rõ rệt, sản lượng lương thực quy ra thóc của xã tăng lên 894 tấn năm 1980 lên 919 tấn năm 1981. Công tác chăn nuôi phát triển đàn gia súc, trong đó chủ yếu là đàn trâu, lợn được quan tâm chú trọng nhiều hơn. Hình thức chăn nuôi chủ yếu vẫn chăn nuôi theo hình thức hợp tác xã và hộ gia đình. Năm 1980 tổng đàn trâu toàn xã có 1.110 con. Năm 1981 có 1230 con; đàn lợn năm 1980 có 3.800 con, năm 1981 có 4,120 con. Công tác giáo dục cũng được Đảng bộ xã tiếp tục quan tâm chỉ đạo. Năm 1981 Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo nhân dân đóng góp vật liệu và ngày công tu sửa và làm mới một số lớp học tại trường học chính và nhà lưu trú cho giáo viên và học sinh, tu sửa, khôi phục các điểm trường đã bị hư hỏng và xuống cấp để phục vụ việc học tập của con em các thôn ở xa trung tâm xã. Đến năm 1981-1982 cơ bản các thôn trong xã đều có điểm trường, tổng số học sinh lúc này lên đến 385 em và có 24 giáo viên tham gia giảng dạy. Ngoài ra, thực hiện chiến dịch xóa mù chữ xã đã vận động nhân dân trong các độ tuổi tham gia các lớp học xóa mù chữ vào buổi chiều và buổi tối, số người tham gia học tập trong năm học 1981-1982 là 137 người với tổng số 12 lớp học. Công tác y tế, dân số của xã cũng có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh tuyến xã, công tác phòng và điều trị bệnh cho nhân dân cũng được quan tâm tích cực. Ngoài ra Đảng bộ còn tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Chỉ thị 72 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị của Huyện ủy về tổ chức tốt đời sống văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, không tổ chức ma chay, cưới xin tốn kém, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu như mê tín dị đoan, cúng ma ...được nhân dân hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả. Công tác xây dựng Đảng được Đảng bộ quan tâm chú trọng, trong đó thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đảng bộ xã đã kết nạp thêm được 04 đảng viên, đưa tổng số đảng viên trong Đảng bộ lên 48 đồng chí. Bên cạnh việc làm tốt 37
- công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, Đảng bộ xã còn đặc biệt quan tâm công tác đào tạo nâng cao trình độ lý luận và trình độ văn hóa cho đảng viên. Năm 1981, Ban thường vụ Đảng ủy cử 3 đồng chí đi học cấp II bổ túc ở huyện Bắc Quang và 21 đồng chí đi học lớp chuyên đề học tập Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc do huyện Bắc Quang tổ chức. Tháng 3-1983, Đại hội Đảng bộ xã Tân Trịnh khóa XIII (nhiệm kỳ 1983 - 1984) được tổ chức. Tham dự Đại hội có 48/53 đảng viên. Sau khi kiểm điểm, đánh giá kết quả việc thực hiện Nghị quyết Đại hội khóa XII của Ban chấp hành Đảng ủy xã. Đại hội đã thảo luận đề ra những nhiệm vụ chủ yếu đó là: Tiếp tục củng cố Hợp tác xã, thực hiện chính sách khoán đến nhóm người và người lao động, thúc đẩy phát triển nông nghiệp đưa giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất, phát triển chăn nuôi theo mô hình kinh tế hộ gia đình, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, củng cố chính quyền, đoàn thể. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ xã gồm 11 đồng chí. Đồng chí Phù Minh Hải được bầu làm Bí thư Đảng ủy. Thực hiện nghị quyết của Đại hội đã đề ra, Đảng bộ xã đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác sản xuất, củng cố xây dựng phong trào hợp tác hóa đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo mô hình nông - lâm kết hợp. Bước sang vụ mùa năm 1983, do hạn hán kéo dài diện tích lúa bị sâu bệnh phá hoại, năng suất và sản lượng lương thực giảm so với các năm trước. Để đảm bảo lương thực, chống đói Đảng bộ xã đã chỉ đạo các hợp tác xã và các đội sản xuất tăng diện tích trồng ngô, khoai, sắn và lúa nương. Nhờ đó đã bù đắp được lương thực, từng bước ổn định đời sống nhân dân Công tác quốc phòng - an ninh thường xuyên được Đảng bộ xây dựng và củng cố. Năm 1983 dân quân tự vệ của xã có 156 người, chiếm 11% dân số của xã. Lực lượng dân quân tự vệ ở các thôn bản đạt trên 85%. Bên cạnh đó công tác động viên quân sự và tuyển quân luôn đạt chỉ tiêu, trung bình mỗi năm có 2 đợt tuyển quân, mỗi đợt có hơn 20 người nhập ngũ. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát triển sâu rộng ở khắp các thôn bản, xã đã xây dựng Quy chế trật tự an ninh. Cùng với đó, công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu, vũ khí được thực hiện chặt chẽ tại các hộ gia đình trên địa bàn toàn xã. Công tác chỉ đạo sản xuất cũng được đảm bảo. Đến năm 1983, các đội sản xuất đã từng bước tạo được mô hình kinh tế nông - lâm kết hợp, việc trồng cây lương thực, chăn nuôi, khoanh nuôi, trồng rừng, trồng cây ăn quả từng bước có hiệu quả góp phần tăng thu nhập cho xã viên hợp tác xã. Các đoàn thể quần chúng của xã không ngừng được củng cố, tổ chức vận động nhân dân thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện có hiệu quả cuộc vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa mới do huyện phát động, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới và có nhiều khởi sắc. Thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21-01-1983 và Chỉ thị số 56- CT/TW ngày 29-01-1985 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc giao đất, giao rừng cho từng hộ nông dân và việc củng cố quan hệ sản xuất ở khu vực miền núi. Đảng bộ xã Tân Trịnh đã tích cực chỉ đạo triển khai việc giao đất, 38
- giao rừng và xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng hợp tác xã, tổ chức khoán gọn cho từng hộ gia đình xã viên. Công tác quản lý bảo vệ rừng được quy hoạch, nhân dân ổn định diện tích làm nương rẫy, hạn chế phần lớn nạn chặt phá rừng bừa bãi. Từ chủ trương giao đất, giao rừng, các hộ dân trên địa bàn xã đã trồng cây phân tán được 23ha. Năm 1983 trồng được 15.000 cây, năm 1984 trồng được 12.000 cây. Công tác thủy lợi cũng luôn được xã quan tâm, nhất là vấn đề phục vụ cho thâm canh, tăng năng suất, tăng vụ cây trồng. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" được huyện đầu tư 650.000 đồng cho công tác thủy lợi, xã đã huy động được nhiều ngày công lao động phục vụ việc xây dựng kênh mương, phục vụ cho việc dẫn nước tưới tiêu diện tích 30ha. Tháng 5-1984, Đại hội Đảng bộ xã Tân Trịnh khóa XIV (nhiệm kỳ 1984 - 1986) được tổ chức. Tham dự Đại hội có 51/62 đảng viên. Đại hội đã đánh giá việc triển khai thực hiện và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ 1984-1986: Tiếp tục củng cố các hợp tác xã, thực hiện chính sách khoán đến nhóm hộ gia đình, phát triển các cây lương thực, chăn nuôi và nghề rừng; phát triển văn hóa, giáo dục; thực hiện tốt chính sách dân số; tăng cường công tác xây dựng Đảng, chính quyền các đoàn thể chính trị - xã hội. Đại hội đã bầu ra Ban Ban Chấp hành Đảng bộ xã gồm 11 đồng chí. Đồng chí Phù Minh Hải được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã. Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ xã Tân Trịnh, với tinh thần phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, Đảng bộ xã đã lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất với mục tiêu hoàn toàn tự túc về lương thực, thực phẩm, hoàn thành nghĩa vụ lương thực với Nhà nước. Trong sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ xã lãnh đạo nhân dân mở rộng sản xuất theo hướng vừa thâm canh tăng vụ vừa khai hoang phục hóa, với phương châm mở rộng diện tích đến đâu, làm thủy lợi đến đó để đảm bảo nước tưới tiêu cho sản xuất. Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân, diện tích gieo cấy của xã tăng lên, từ chỗ phát triển độc canh cây lúa xã đã và đang phát triển các loại hoa màu và cây có giá trị kinh tế cao. Thực hiện Nghị quyết của Trung ương về phát triển nông - lâm kết hợp, tuyên truyền bảo vệ rừng gắn với khai thác hợp lý tiềm năng, thế mạnh từ rừng, xã đã vận động nhân dân trồng rừng và khai thác bán cho Nhà nước các nguyên liệu, gỗ, tre, nứa. Chăn nuôi cũng được chú ý phát triển, gắn phát triển chăn nuôi hợp tác xã với chăn nuôi hộ gia đình, trong đó chủ yếu phát triển trâu, lợn và gà vịt. Về hoạt động văn hoá, văn nghệ ở Tân Trịnh luôn được tổ chức sôi nổi, đội văn nghệ của xã thường xuyên luyện tập, phục vụ nhân dân trong những ngày lễ, ngày tết cổ truyền. Một nếp sống văn hoá mới lành mạnh đang từng bước hình thành, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký thực hiện quy ước trong việc cưới, tang và lễ hội, các hủ tục lạc hậu dài ngày, tốn kém được nhiều hộ gia đình thực hiện. Công tác giáo dục được cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể xã quan tâm, thường xuyên tuyên truyền, vận động các hộ xã viên cho con em đến 39
- trường. Phối hợp, giúp đỡ các nhà trường đầu tư xây dựng, tu sửa các phòng học kiên cố và bán kiên cố khang trang. Tuy nhiên, đời sống một số giáo viên chưa đảm bảo nên chưa yên tâm công tác, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học tập. Công tác y tế được củng cố thường xuyên, cơ sở vật chất được xây dựng khang trang hơn, đội ngũ cán bộ y tế cũng được tăng cường, cán bộ trạm y tế xã thường xuyên trực khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn, tuyên truyền tiêm chủng mở rộng, tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh cho nhân dân. Về an ninh quốc phòng, công tác tuyển hàng năm, xã luôn đạt và vượt chỉ tiêu được giao; tuyên truyền vận động nhân dân nhất là lực lượng thanh niên tham gia xây dựng, củng cố tuyến phòng thủ biên giới. Bên cạnh đó xã còn tăng cường, củng cố lực lượng dân quân tự vệ, công an từ xã đến các thôn. Lực lượng công an kết hợp với dân quân tự vệ thường xuyên tuần tra, canh gác kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu, nắm chắc và có phương án giám sát, giáo dục các đối tượng kịp thời. Công tác phát triển Đảng được Đảng bộ xã đặc biệt coi trọng. Thông qua phong trào hoạt động của các đoàn thể quần chúng, Đảng bộ đã phát hiện những đoàn viên, hội viên và quần chúng ưu tú, giàu nhiệt tình cách mạng để bồi dưỡng, giáo dục, bồi dưỡng và kết nạp vào Đảng. Tính đến năm 1985, Đảng bộ xã Tân Trịnh có 72 đảng viên, mỗi hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có 01 Chi bộ, chất lượng đảng viên được nâng lên rõ rệt. Lớp đảng viên mới kết nạp đã phát huy được sức trẻ, sáng tạo, góp phần nâng cao sức chiến đấu của Đảng bộ xã. Nhiều đồng chí đảng viên trẻ đã giữ những chức vụ chủ chốt trong xã như: Xã đội trưởng, đội trưởng sản xuất... Đi đôi với công tác phát triển Đảng, Đảng bộ xã thường xuyên kiểm tra, giám sát đảng viên để uốn nắn, giáo dục kịp thời, góp phần xây dựng Đảng bộ xã luôn được cấp trên đánh giá trong sạch, vững mạnh. Bên cạnh kết quả đạt được, trong những năm 1984-1986 còn tồn tại một số hạn chế trên các lĩnh vực đó là: Sản xuất nông - lâm nghiệp còn đạt kết quả thấp so với tiềm năng của xã; đời sống nhân dân tuy được cải thiện nhưng chưa vững chắc; việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước chưa đầy đủ. Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn để xảy ra một số vụ việc gây bức xúc trong nhân dân. Vai trò lãnh đạo của Đảng có phần bị giảm sút, các tổ chức đoàn thể như Mặt trận, Phụ nữ, Đoàn thanh niên hoạt động chưa đồng bộ, chưa thúc đẩy phong trào quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị xã hội. Có thể nói trong 5 năm 1980-1986, Đảng bộ và nhân dân xã Tân Trịnh đã phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh địa phương, từng bước ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 40
- Chương IV Đảng bộ và nhân dân xã Tân Trịnh thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng (1986-2015) I. Đảng bộ xã lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, xã hội trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986-2000) Sau 10 năm tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước giai đoạn (1975 - 1985), nước ta vẫn chưa khắc phục được hậu quả chiến tranh, lại phải đối mặt với cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Bên cạnh đó, việc thực hiện cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp đã không thúc đẩy được sản xuất phát triển, năng suất lao động thấp, sản xuất không đủ tiêu dùng, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, các hủ tục và tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trầm trọng. Thời kỳ này Tân Trịnh vẫn là một xã nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn. Là một xã thuần nông, kinh tế còn mang tính tự cấp, tự túc; diện tích đất tự nhiên lớn nhưng diện tích đất canh tác ít; chưa tập trung phát triển được các loại cây trồng vật nuôi thế mạnh của địa phương. Bên cạnh đó, kinh tế hợp tác xã còn bộc lộ nhiều hạn chế trong chỉ đạo và quản lý sản xuất, hiệu quả thấp, kinh tế chậm phát triển, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được tổ chức, với tinh thần “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật”. Đại hội đã đánh giá những thành tựu cũng như chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong 10 năm lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Trên cơ sở đó, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới về kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp đồng thời đề ra 3 chương trình kinh tế lớn về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, Đảng bộ xã Tân Trịnh đã tổ chức quán triệt nội dung cốt lõi của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đến đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn xã. Tháng 4-1986, Đại hội Đảng bộ xã Tân Trịnh khóa XV (nhiệm kỳ 1986 - 1990) được tổ chức. Tham dự Đại hội có 53/88 đảng viên. Đại hội đã đánh giá kết quả công tác lãnh, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khóa XIV và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho nhiệm kỳ mới đó là: Ra sức củng cố xây dựng Đảng bộ xã trong sạch vững mạnh toàn diện, chú trọng công tác phát triển Đảng, phát huy vai trò quản lý, điều hành của chính quyền và công tác tuyên truyền, vận động của các đoàn thể; củng cố phong trào hợp tác xã; triển khai sâu rộng việc khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động; tích cực vận động nhân dân tăng gia sản xuất, ổn định đời sống, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường mở rộng giáo dục, y tế, 41
- văn hóa, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát triển đường giao thông liên thôn, liên xã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội với các xã lân cận. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ xã gồm 13 đồng chí. Đồng chí Phù Minh Hải tiếp tục được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã. Thực hiện Nghị quyết Đại hội, với tinh thần tập trung cho sự phát triển nông nghiệp, Đảng bộ xã đã chỉ đạo các hợp tác xã, các hộ xã viên đi vào thâm canh diện tích lúa, đưa giống lúa mới CR-203 vào sản xuất thay các giống lúa thuần, phát triển chăn nuôi trâu, bò để lấy sức kéo phục vụ sản xuất và phân bón cho đồng ruộng. Năm 1990 diện tích sản xuất lúa 2 vụ của xã đạt 275 ha, sản lượng lương thực đạt 1.100 tấn, tổng đàn trâu đạt 1.320 con, đàn lợn 3.360 con. Xã tiếp tục tổ chức công tác khoán đến nhóm và người lao động, cho phép các hộ xã viên mượn đất của hợp tác xã, khuyến khích các hộ xã viên tận dụng ruộng đất bỏ hoang đưa vào sử dụng tạo cho mọi người dân phấn khởi tích cực thi đua tăng gia lao động sản xuất. Ngoài sản xuất cây lương thực, Đảng bộ xã còn quan tâm chỉ đạo mở rộng diện tích trồng rau xanh, đậu đỗ và một số cây nông sản khác, góp phần tăng thêm thu nhập cho bà con nhân dân trong xã. Công tác giao đất, giao rừng cho từng hộ gia đình cũng đạt được những kết quả bước đầu. Các hộ xã viên đã nhận khoán, khoanh nuôi, bảo vệ rừng trồng mới trên những diện tích đất trống, đồi núi trọc. Bên cạnh đó, diện tích trồng chè cũng được khoán giao cho từng hộ xã viên quản lý chăm sóc và thu hái bảo quản bán cho Nhà nước. Tuy nhiên kinh tế của xã vẫn mang tính tự cấp, tự túc; công tác quản lý kinh tế, nhất là kinh tế tập thể vẫn còn nhiều mặt yếu kém; ngành nghề không phát triển. Trong quá trình triển khai khoán sản phẩm đến nhóm người lao động, do nhận thức và trình độ tổ chức triển khai chưa chặt chẽ, một số đội sản xuất đã khoán trắng cho hộ xã viên nên vốn tích lũy tái sản xuất không thu được kịp thời, quỹ phúc lợi của xã bị thâm hụt, những khó khăn mới nảy sinh đòi hỏi Đảng ủy xã cần phải giải quyết kịp thời trong lĩnh vực kinh tế. Những hạn chế trên cho thấy kết quả của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực ở xã Tân Trịnh chưa vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng của xã. Mặc dù công tác khoán đã đạt được những kết quả nhất định, song vai trò quản lý kinh tế của các hợp tác xã và hộ gia đình còn lúng túng và còn những vấn đề vướng mắc như: Tranh chấp đất đai có biểu hiện phức tạp; trong chăn nuôi chưa chú ý đến khâu chọn giống và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc. Trong lâm nghiệp việc giao đất, giao rừng chưa cụ thể, rõ ràng, chưa kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức trồng rừng và khai thác; tệ nạn phá rừng làm nương rẫy vẫn còn xảy ra ở một số nơi. Bên cạnh đó công tác an ninh trật tự ngày càng phức tạp, nổi lên các tụ điểm cờ bạc, trộm cắp, buôn bán hàng quốc cấm, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan có chiều hướng gia tăng. Để kịp thời khắc phục những yếu kém và chấn chỉnh tình hình an ninh trên địa bàn xã, Đảng bộ xã đã tổ chức họp và thống nhất đề nghị huyện cử 42
- cán bộ xuống trực tiếp xuống cơ sở giúp đỡ, giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh trên địa bàn.Trên cơ sở đó, Ban công an xã phối hợp với tổ công tác của công an huyện Bắc Quang tổ chức rà soát những đối tượng cầm đầu và tham gia đánh bạc, những đối tượng thầy mo, thầy cúng, lập danh sách và tổ chức cho đi cải huấn tại huyện và xã. Nhờ có sự giúp đỡ kịp thời của huyện, sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, các vụ việc vi phạm pháp luật đã được kịp thời ngăn chặn và dập tắt, nhân dân đồng tình hưởng ứng, an ninh trật tự cơ bản được giữ vững, tình đoàn kết anh em trong làng xóm từng bước được cải thiện, lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, vào chính quyền địa phương được nâng lên từng bước. Về công tác cán bộ, cuối năm 1986, đồng chí Phù Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã được chỉ định giữ chức vụ quyền Chủ tịch. Tháng 01-1987, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã bầu bổ sung đồng chí Hoàng Đình Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã, Trưởng Trạm y tế xã tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy xã. Tại Kỳ họp Hội đồng nhân dân xã tháng 1-1986, đồng chí Hoàng Đình Nội được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Tháng 2-1986, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã bầu đồng chí Hoàng Đình Nội giữ chức vụ Phó bí thư Đảng ủy xã khóa XV. Về công tác giáo dục, trong thời gian này do ảnh hưởng tác động của đời sống kinh tế, xã hội làm cho phong trào giáo dục của xã có phần đi xuống, tình trạng một số giáo viên bỏ nghề, học sinh bỏ học đã xảy ra. Để giải quyết tình trạng trên, Đảng bộ xã đã động viên đội ngũ giáo viên khắc phục khó khăn bằng cách khuyến khích họ tăng gia sản xuất ngoài giờ, động viên đội ngũ giáo viên tiếp tục bám trường, bám lớp, vận động những học sinh đã bỏ học quay lại trường; tích cực vận động nhân dân khắc phục khó khăn, đồng thời hỗ trợ vật chất để nhân dân dựng thêm các phòng học ở các thôn trên địa bàn xã. Các đoàn thể quần chúng đã vận động các gia đình đưa con em đến trường tiếp tục theo học. Bên cạnh đó, công tác an ninh - quốc phòng được đảm bảo. Việc phối kết hợp giữa lực lượng công an viên ở các hợp tác xã và dân quân tự vệ được hoạt động thường xuyên, có hiệu quả. Nhờ vậy an ninh trật tự trên địa bàn xã có phần được giữ vững ổn định. Ngày 05/04/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý nông nghiệp, đổi mới hoàn toàn phương thức quản lý, lấy hộ gia đình xã viên làm đơn vị kinh tế tự chủ, người nông dân được giao đất có nghĩa vụ nộp thuế và đóng góp các loại quỹ của Hợp tác xã. Đây có thể xem là một giải pháp quan trọng tạo ra động lực mới cho người nông dân phấn đấu sản xuất. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Bộ Chính trị, Đảng bộ xã Tân Trịnh đã tổ chức tuyên truyền Nghị quyết của Đảng tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã và vận dụng một cách cụ thể vào điều kiện thực tế của địa phương. Qua đó, Đảng bộ xã đã đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho hộ nông dân và tiến hành đổi mới công tác tổ chức, thống nhất Quy chế hoạt động. Đầu năm 1990, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo tổ chức thực hiện khoán theo Nghị quyết 10 tại thôn Vén, sau đó xã đã tổ chức họp bàn rút kinh nghiệm về tổ chức triển khai công tác khoán.Cuối 43
- năm 1990, Đảng bộ xã đã tiến hành triển khai rộng rãi ra toàn xã. Một số hộ nông dân có vốn và kinh nghiệm sản xuất đã chủ động bố trí lại sản xuất, kinh tế hộ ngày càng phù hợp với quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nông thôn lúc này. Các hợp tác xã cũng từng bước được đổi mới hình thức hoạt động cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ của địa phương. Đến năm 1989, diện tích trồng lúa 2 vụ trên địa bàn xã đã tăng lên 285 ha, nhưng do sâu bệnh phá hoại, nhiều diện tích bị mất trắng nên sản lượng lương thực giảm chỉ đạt 1.026 tấn. Để phòng tình trạng thiếu lương thực, Đảng bộ, chính quyền xã đã chỉ đạo nhân dân tận dụng diện tích đất trồng các loại cây lương thực ngắn ngày, đáp ứng nhu cầu về lương thực cho nhân dân...Việ phát triển chăn nuôi được chú trọng. Tổng đàn trâu trên địa bàn xã cũng tăng nhanh năm 1989 là 1.360con, tăng 20 con so với năm 1988, đàn lợn là.3.680 con, tăng 120 con so với năm 1988. Qua đó cho thấy cơ cấu cây trồng, vật nuôi có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện tự nhiên, khai thác được năng lực sản xuất, các sản phẩm rau các loại có chiều hướng tăng cao. Bên cạnh đó, cùng với việc Hợp tác xã được sắp xếp lại sản xuất, bố trí lại lao động thì việc phát triển kinh tế hộ gia đình đã được chú trọng hơn nhằm phát huy triệt để mọi năng lực sản xuất giúp các hộ nông dân tăng thu nhập. Công tác y tế, kế hoạch hóa gia đình được chú trọng. Trong những năm 1986-1990, xã đã tổ chức huy động nhân dân đóng góp hàng trăm ngày công tu sửa lại trạm y tế xã để phục vụ nhân dân đến khám và điều trị bệnh, đảm bảo chỗ ăn nghỉ cho cán bộ trạm y tế xã. Ngoài ra, trạm xá xã còn tổ chức tốt các đợt tuyên truyền, vận động nhân dân vệ sinh phòng bệnh, sử dụng các biện pháp tránh thai...; tổ chức tốt các đợt tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Công tác an ninh - quốc phòng đã có nhiều chuyển biến. Việc củng cố, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng tại chỗ là nhiệm vụ trọng tâm. Hàng năm công tác tuyển quân và huấn luyện, chính sách hậu phương quân đội được thực hiện tốt. Công tác an ninh trật tự luôn có sự phối kết hợp chặt chẽ, thực hiện phương án hiệp đồng giữa hai lực lượng công an viên và dân quân tự vệ trên địa bàn xã. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngày càng được tăng cường. Đội ngũ cán bộ xã đã được quan tâm, cử đi học tại các lớp bổ túc, các trường phổ thông, các lớp sơ cấp chính trị, lớp quản lý Nhà nước tại huyện. Bên cạnh đó, các đoàn thể xã đã tích cực chủ động trong việc vận động các hội viên, đoàn viên thực hiện tốt các phong trào thi đua lao động sản xuất, vận động sinh đẻ có kế hoạch và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước. Công tác xây dựng Đảng được Đảng bộ thường xuyên chú trọng làm tốt trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; từng bước nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng bộ xã. Đảng bộ xã đã mở được 02 lớp học tìm hiểu về Đảng cho hơn 75 quần chúng ưu tú tham gia học tập. Đồng thời Đảng bộ xã đã kết nạp được 21 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên của Đảng bộ lên 109 đồng chí. Tuy vậy, một số chủ trương chính sách vẫn chưa được đảng viên tích cực quán triệt, tuyên truyền đến người dân; việc gương mẫu trong phát triển kinh tế của một số cán bộ, đảng viên còn chưa thực sự được phát 44
- huy. Năm 1990 có 03 đồng chí đảng viên trong Đảng bộ xã bị kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng. Trong những năm 1986-1990, mặc dù đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân xã còn gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình còn thiếu đói, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã đã đề ra phương hướng động viên nhân dân thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp, khuyến khích các hộ làm giàu chính đáng, tích cực khai thác các lợi thế, thế mạnh của địa phương, tập trung khai thác các mặt hàng chủ lực là thế mạnh của xã. Trên địa bàn xã đã có nhiều hộ tự nguyện hiến đất canh tác, đất vườn rừng để mở đường liên thôn. Đảng bộ xã đã thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn và nâng cao năng lực lãnh đạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, kiên quyết đưa ra khỏi đảng những đảng viên không đủ phẩm chất, vi phạm pháp luật. Phát huy tinh thần của khối đoàn kết toàn dân, lãnh đạo nhân dân phát huy truyền thống, khắc phục khó khăn và đã giành được thắng lợi bước đầu trong quá trình đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, thúc đẩy các hoạt động văn hóa - xã hội lành mạnh, chủ động phát triển sản xuất, bước đầu giải quyết được tình trạng thiếu đói cho nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã. Tháng 6-1990, Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Tân Trịnh khóa XVI (nhiệm kỳ 1990-1995) được tiến hành, về dự Đại hội có 63/109 đảng viên. Đại hội đã đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của Đảng bộ xã nhiệm kỳ 1986-1990 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới là: Phát triển nông nghiệp là trọng tâm; vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; mở rộng diện tích lúa hai vụ ở một số nơi có điều kiện thuận lợi về nước tưới tiêu, tăng diện tích trồng màu và trồng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, ngô, lạc; đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng đến các hộ nông dân; phát triển văn hóa - giáo dục, trong đó chú ý nhiều đến vấn đề kế hoạch hóa gia đình, giáo dục, văn hóa, thể thao, y tế..., đảm bảo củng cố vững chắc an ninh - quốc phòng, đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ xã gồm 13 đồng chí. Đồng chí Phù Minh Hải tiếp tục được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đã đề ra, Đảng bộ xã đã lãnh đạo nhân dân phá thế độc canh cây lúa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng bằng cách gắn phát triển cây lúa với cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Để phát triển trồng trọt và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, Đảng bộ xã đã chỉ đạo áp dụng hàng loạt các biện pháp khoa học kỹ thuật, chú trọng tuyển chọn và cải tạo giống cây trồng, vật nuôi. Nhiều hộ gia đình đã đổi mới tư duy mở rộng mô hình sản xuất mới và ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất lúa. Bên cạnh đó, Đảng bộ xã đã chỉ đạo các thôn, đội sản xuất xây dựng kênh mương dẫn nước cho đồng ruộng, tuyển chọn và cải tạo giống cây trồng, vật nuôi. Năm 1992 diện tích gieo trồng lúa 2 vụ trên địa bàn xã đạt 317ha; tổng sản lượng lương thực đạt 1.331 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt gần 340 kg/người/năm. Về chăn nuôi, năm 1995 tổng đàn trâu, bò của xã có 1.382 con. 45
- Cuối năm 1990, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Năm 1991 cuộc khủng hoảng ở Liên Xô và các nước Đông Âu diễn ra trần trọng. Trước khả năng thành trì của chủ nghĩa xã hội là Liên Xô suy yếu và có nguy cơ sụp đổ, các thế lực thù địch đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền kích động hòng làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, Đảng bộ xã Tân Trịnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn kiên định theo mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, đồng thời theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên. Công tác giáo dục được Đảng bộ xã quan tâm chỉ đạo. Việc củng cố cơ sở vật chất cho các lớp học được tăng cường. Hầu hết các thôn bản đều có điểm trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của các cháu trong độ tuổi đến trường. Năm 1991 trường mầm non của xã được thành lập. Thời điểm này, toàn xã có 14 giáo viên với tổng số 280 học sinh. Ngoài ra, xã tổ chức được 3 lớp học xóa mù chữ với hơn 50 học viên. Hàng năm xã còn tuyển sinh một số con em các dân tộc trong xã đi học các trường Phổ thông dân tộc Nội trú huyện, trường Bổ túc văn hóa, các trường Trung cấp chuyên nghiệp ở tỉnh, huyện. Công tác y tế dân số kế hoạch hóa gia đình từng bước đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Công tác tiêm chủng của xã được mở rộng đạt trên 95% kế hoạch. Công tác tuyên truyền vận động các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch được thực hiện thường xuyên. Bên cạnh đó, Đảng bộ xã cũng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, huy động hàng ngàn ngày công xây dựng, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã. Tổ chức vận động nhân dân xây dựng và sửa chữa mương phai dẫn nước tưới tiêu cho đông ruộng để nâng diện tích lúa hai vụ lên 345 ha. Việc giao đất, giao rừng đến các hộ nông dân trên địa bàn xã được tích cực triển khai. Năm 1995 xã đã giao được 655ha đất rừng cho các hộ quản lý sử dụng. Tuy nhiên, việc giao đất, giao rừng ở một số hợp tác xã còn chậm; việc sử dụng và khai thác đất rừng của một số hộ nông dân kém hiệu quả. Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã sau khi được tiến hành bầu cử đã được kiện toàn, đi vào hoạt động ổn định, đã phát huy được vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương. Hội đồng nhân dân xã đã đề ra được một số Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước được tăng cường. Hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đã được đổi mới một bước, nội dung, phương thức hoạt động cơ bản phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn; hướng hoạt động về các cơ sở sâu sát hơn; góp phân tích cực vào việc tuyên truyền giáo dục các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở địa phương. 46
- Thực hiện cuộc vận động đổi mới và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ III( khóa VII), Đảng bộ xã đã chú trọng lãnh đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Công tác phát triển đảng viên cũng được Đảng ủy xã quan tâm. Trong 5 năm 1990-1995 Đảng bộ đã kết nạp được 23 đồng chí đảng viên, tăng số lượng đảng viên trong toàn Đảng bộ lên 132 đồng chí. Phần lớn cán bộ, đảng viên đã có trình độ cấp I trở lên. Nhiều đảng viên là cán bộ chủ chốt của xã hàng năm được cử đi học các lớp chính trị, quản lý kinh tế xã hội, bổ túc văn hóa tại huyện. Do đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã từng bước được thực hiện tốt hơn. Đảng bộ xã Tân Trịnh nhiều năm liên tục được đánh giá xếp loại Đảng bộ xã trong sạch vững mạnh. Tháng 6-1995, Đảng bộ xã Tân Trịnh tiến hành Đại hội đại biểu khóa XVII. Tham dự Đại hội có 73/132 đảng viên. Đại hội đã đánh giá hoạt động công tác trong nhiệm kỳ XVI và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng đã đề ra; đẩy mạnh phát triển kinh tế, tập trung vào việc phát triển kinh tế hộ gia đình đồng thời phát động phong trào phát triển kinh tế theo mô hình VAC; phát triển y tế, giáo dục, nhất là công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, xây dựng chính quyền và các tổ chức đoàn thể vững mạnh. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ xã gồm 13 đồng chí. Đồng chí Phù Minh Hải tiếp tục được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, nhân dân xã đã tập trung tiến hành tu sửa, xây dựng các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo việc dẫn nước tưới tiêu cho tổng diện tích lúa hai vụ của toàn xã. Bên cạnh đó, nhân dân xã đã chú trọng phát triển cây cây ăn quả, đặc biệt là cây cam và các cây lâm nghiệp, xác định đây là thế mạnh của địa phương. Tính đến năm 1999 gần 650 ha đất rừng, đất đồi núi trọc trên địa bàn xã đã được giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và khai thác. Hàng năm, nhân dân xã đã tổ chức trồng mới hàng chục ha cây lấy gỗ như: Xoan, mỡ, bồ đề, keo... Công tác giáo dục được Đảng bộ xã đặc biệt quan tâm. Toàn xã có 14 lớp học với tổng số học sinh là 356 em với 34 giáo viên tham gia giảng dạy. Với sự nỗ lức cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân trong xã, năm 1995, xã Tân Trịnh đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Bên cạnh đó, công tác giáo dục của xã đã có bước tiến bộ. Số học sinh theo học tại trường cấp I, II được tăng lên. Ngoài ra, nhiều học sinh của xã đã được gửi đi học các trường phổ thông ở trung tâm huyện và tuyển chọn đi học trường phổ thông dân tộc nội trú tại huyện cũng tăng theo hàng năm. Trong công tác y tế, thực hiện phương châm phòng bệnh là chính, trạm y tế đã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ăn, ở hợp vệ sinh, khi có các triệu chứng cần kịp thời đến trạm xá xã để được khám, điều trị. Bên cạnh đó, trạm xá xã cũng đã đẩy mạnh việc trồng và sử dụng thuốc nam. 47
- Công tác quân sự quốc phòng - an ninh được thực hiện tốt. Hàng năm, lượng lượng dân quân tự vệ xã đều thực hiện tốt chế độ luyện tập, nâng cao sức chiến đấu. Đồng thời các biện pháp nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ của lực lượng công an viên thôn bản cũng được quan tâm. Do đó, tình hình trật tự trị an, an toàn xã hội trên địa bàn xã được ổn định. Đảng bộ xã thường xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đảng viên. Tăng cường chỉ đạo các Chi bộ tích cực tổ chức quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng cũng như các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ cấp trên tại các buổi sinh hoạt chi bộ hàng tháng. Do đó, các đảng viên đã từng bước nâng cao ý thức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong những năm 1986-2000, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội của xã còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao nhưng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể xã đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, lãnh đạo, chỉ đạo và động viên, tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Do đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã từng bước được nâng cao. Những kết quả đó tạo tiền đề quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế còn tồn tại đó là: Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của xã còn thấp, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu; các hộ gia đình là điển hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế giỏi còn ít; công tác quản lý, điều hành của chính quyền đôi khi còn lúng túng… II. Đảng bộ xã lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo (2000-2015) Tháng 5-2000 Đảng bộ xã Tân Trịnh tiến hành Đại hội đại biểu khóa XVIII (nhiệm kỳ 2000 - 2005). Tham dự Đại hội có 87/183 đảng viên. Đại hội đã đánh giá những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới: Phát huy mọi tiềm năng thế mạnh của xã để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực; từng bước nâng cao dân trí; phát triển giao thông liên thôn; thực hiện tốt công tác y tế, nhất là hạn chế việc tăng dân số tự nhiên; đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; quan tâm thực hiện công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ xã gồm 15 đồng chí. Đồng chí Phù Minh Hải tiếp tục được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã. Thực hiện nghị quyết đã đề ra, Đảng bộ xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân tập trung phát triển sản xuất theo hướng phá thế độc canh cây lúa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển cây lúa, cây hoa màu và trồng cây ăn quả, kết hợp thâm canh, luân canh với khai hoang diện tích. Đồng thời Đảng bộ xã lãnh đạo khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, kết hợp phát triển trồng trọt với phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt là áp dụng các biện pháp nhằm tăng hệ số sử dụng đất, chú trọng tuyển chọn và cải tạo giống cây trồng, vật nuôi. Năm 2005, tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn xã là 267 ha, tổng sản lượng lương thực đạt 1.068 tấn. Trong đó, sản lượng lúa 48
- đạt 40- 43 tạ/ha, ngô đạt 15 tạ/ha, lạc đạt 17ta/ha. Bình quân lương thực đầu người đạt 375kg/người/năm. Công tác chăn nuôi cũng được duy trì và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn vay vốn đầu tư để phát triển chăn nuôi. Năm 2004, tổng đàn trâu trên địa bàn xã là 3.940con. Bên cạnh đó, Đảng bộ xã còn chú trọng tới công tác trồng và phát triển rừng đồng thời sử dụng, khai thác rừng có hiệu quả. Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện Bắc Quang về chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, Đảng bộ xã đã chỉ đạo chính quyền tổ chức Hội nghị quân dân chính, triệu tập các đồng chí trưởng thôn bản, trưởng đoàn thể ở xã họp bàn, đưa ra các biện pháp để triển khai thực hiện. Ngay từ đầu năm 2000, công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương trên được tiến hành mạnh mẽ. Qua đó tỷ lệ huy động các em trong độ tuổi đến trường được tăng lên; phong trào phổ cập giáo dục tiểu học được thực hiện rộng rãi trong nhân dân và được mọi người nhiệt tình hưởng ứng. Bên cạnh đó, Đảng bộ xã đã huy động nhân dân tổ chức đóng góp vật liệu, ngày công tu sửa, xây dựng một số điểm trường ở các thôn bản nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn xã. Công tác văn hóa, thông tin, thể thao tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều hoạt động như: Hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao, đặc biệt là các môn thể thao truyền thống như bắn nỏ, đi kà kheo, ném còn... được quan tâm tổ chức. Đội văn nghệ ở các thôn bản được củng cố, tích cực tham gia các hoạt động biểu diễn phục vụ nhân dân. Công tác xây dựng đời sống văn hóa mới, thực hành lối sống cần, kiệm, văn minh được đẩy mạnh. Qua đó đã góp phần bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan, tập tục lạc hậu, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trên địa bàn toàn xã. Ngoài ra, hàng năm đội thông tin tuyên truyền lưu động của huyện đã thường xuyên thực hiện các hoạt động chiếu bóng tại xã, phục vụ bà con nhân dân. Công tác y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là công tác phòng chống dịch được quan tâm. Từ đó ý thức chăm sóc sức khỏe, áp dụng các biện pháp tránh thai, sinh đẻ có kế hoạch được nâng lên rõ rệt. Do vậy đến năm 2005 tỷ lệ tăng dân số tự nhiện của xã giảm xuống còn dưới 2%, xã Tân Trịnh được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Công tác quốc phòng - an ninh được tăng cường. Đảng bộ xã đã tập trung chỉ đạo xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp với an ninh nhân dân. Lực lượng dân quân của xã được tổ chức thành trung đội, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Hàng năm được huấn luyện đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Công tác tuyển quân hàng năm của xã luôn hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã có bước chuyển biến. Đảng bộ xã luôn thường xuyên quan tâm thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đảng viên. Thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị (khóa VII), Nghi quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và Chỉ thị của Tỉnh ủy, huyện ủy Bắc Quang về tăng cường củng cố tổ chức và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, các đảng viên trong tình 49
- hình mới, Đảng bộ, chính quyền xã đã quan tâm thực hiện việc tự phê bình và phê bình, phát huy trí tuệ tập thể, nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong những năm 2000-2003, Đảng bộ xã đã kết nạp thêm được 45 đảng viên, nâng tổng số đảng viên của Đảng bộ lên 228 đồng chí. Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có những chuyển biến, phát huy được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân xã đã có sự đổi mới, chất lượng đạt cao hơn. Hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân xã đã có bước chuyển biến tích cực, động viên được cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt chủ trương Nghị quyết của Đảng, tham gia xây dựng tổ chức hội của mình trong sạch, vững mạnh. Hoạt động của các đoàn thể đã bám sát chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, động viên các hộ phát huy nội lực, hỗ trợ nhau xây dựng mô hình kinh tế trang trại gia đình. Qua đó tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, củng cố an ninh chính trị, chống các tệ nạn xã hội. Tháng 12-2003, thực hiện Nghị định của chính phủ về chia tách và sát nhập các xã. Tân Trịnh chia tách thành 2 xã: Tân Trịnh và Tân Bắc. Lúc này xã Tân Trịnh có 09 thôn bản gồm các thôn: Tả Ngảo, Tân Lập, Thôn Vén, Tân Trang, Tân Tiến, Tân Bang, Ngòi Han, Mác Thượng, Mác Hạ. Từ đây, Tân Trịnh được chuyển về địa giới huyện Quang Bình. Sau khi chia tách xã, đồng chí Hoàng Đình Nội được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy xã kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã. Đồng chí Hoàng Ngọc Tịch được chỉ định làm phó Bí thư Thường trực Đảng ủy kiêm Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã; đồng chí Hoàng Văn Tuân chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; đồng chí Hoàng Văn Bộ làm Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Tháng 6-2005, Đảng bộ xã Tân Trịnh tiến hành Đại hội đại biểu khóa XIX, nhiệm kỳ (2005 - 2010). Tham dự Đại hội có 74 đại biểu chính thức đại diện cho 146 đảng viên. Đại hội đã đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ XVIII và đề ra phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2005-2010 đó là: Phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những yếu kém còn tồn tại, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ; nâng cao chất lượng giáo dục; tăng cường quốc phòng - an ninh; làm tốt công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể. Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản lượng lương thực đạt 2.785 tấn; mức bình quân lương thực đầu người đạt 628 kg/người/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 8,5 triệu đồng/ người/ năm. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ xã gồm 15 đồng chí. Đồng chí Chu Tiến Ngân được bầu làm Bí thư Đảng ủy. Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã và những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quang Bình lần thứ nhất, trên lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, Đảng bộ xã Tân Trịnh đã tập trung chỉ đạo tốt công tác phát triển sản xuất, đẩy mạnh nhip độ phát triển kinh tế, kết hợp với việc phát triển các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển 50
- văn hóa - xã hội, tăng cường công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong xã đồng thời đẩy mạnh việc lãnh đạo nhân dân phát huy tiềm năng sẵn có về đất đai, lao động, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để nỗ lực phấn đấu vươn lên trên chính mảnh đất quê hương mình. Đến năm 2010 tổng sản lượng lương thực trên địa bàn xã đạt 2.800 tấn, thu nhập bình quân lương thực đầu người đạt 650 kg/người/năm. Song song với công tác phát triển nông nghiệp, cây chè cũng được quan tâm đầu tư phát triển. Trong giai đoạn 2005-2010, trên địa bàn xã đã xuất hiện 4 cơ sở thu mua và chế biến chè. Công tác chăn nuôi - thú y cũng không ngừng được đẩy mạnh. Trên địa bàn xã đã xuất hiện một số mô hình chăn nuôi trang trại tại các thôn như Tả Ngảo, Tân Lập, Thôn Vén, Tân Trang, Mác Thượng, Mác Hạ. Đến năm 2010 tổng đàn trâu, bò toàn xã là 1.525 con; đàn lợn có 4418 con, đàn dê có 615 con. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, một số chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội như dự án 135 giai đoạn II (2006 - 2010), dự án 661 về trồng rừng đã tạo cho kinh tế của xã có động lực bứt phá. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của xã được phát triển. Đặc biệt, một số nhà cấp 4 tại các điểm trường Tả Ngảo, Tân Trang, Mác Thượng, Mác Hạ, Ngòi Han, Tân Bang đã được xây dựng, đảm bảo các điều kiện cho học sinh trong độ tuổi đến trường tại các thôn đến học. Năm 2008 được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cây cầu treo tại thôn Mác Hạ được xây dựng và đi vào hoạt động đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi buôn bán của người dân trong, ngoài xã. Các chương trình, dự án về khoanh nuôi, bảo vệ rừng tại các thôn Vén, Tân Trang, Tân Bình, Ngòi Han, Tân Bang được thực hiện tốt với tổng diện tích gần 200 ha. Chương trình xóa nhà tạm đã thực hiện được đối với 64 hộ với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng. Ngoài ra, thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng bể nước sạch đã xây dựng được 34 bể ở các hộ gia đình với tổng số tiền hỗ trợ trên 100 triệu đồng; thực hiện chương trình xây dựng giao thông thủy lợi, nhân dân xã đã tham gia hàng ngàn ngày công tu sửa các tuyến đường liên thôn, liên xã, phục vụ việc giao lưu buôn bán hàng hóa. Công tác giáo dục cũng thường xuyên được củng cố. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi đến trường đạt 99%; học sinh 6-14 tuổi đến trường đạt 99,8%; học sinh thi chuyển lớp đạt 98%; thi chuyển cấp đạt 100%. Hàng năm, Đảng bộ xã đã chỉ đạo các thôn bản đóng góp ngày công và tiền của xây dựng và tu sửa các điểm trường, các phòng học cho học sinh và các thầy cô. Công tác y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình đã có những chuyển biến tích cực. Việc khám và điều trị bệnh được duy trì thường xuyên. Đội ngũ cán bộ y tế thôn bản, Ban dân số KHHGĐ xã hoạt động tương đối có hiệu quả. Công tác tiêm chủng mở rộng cho trẻ em và phụ nữ có thai được thực hiện đầy đủ. Trong những năm 2005-2010, công tác tổ chức cán bộ xã có nhiều sự thay đổi. Tháng 10-2008, đồng chí Chu Tiến Ngân, Bí thư Đảng ủy xã được điều động về làm Bí thư Đảng bộ xã Yên Thành; đồng chí Hoàng Tiến Sương, Bí thư Đảng ủy Thị trấn Yên Bình được điều động, luân chuyển về làm Bí thư 51
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngam La (1945-2020): Phần 1
54 p | 9 | 5
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961-2018): Phần 1
45 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của phụ nữ tỉnh Bình Thuận (1930-2000): Phần 1
123 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Du Già (1945-2018): Phần 1
74 p | 4 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lâm Thượng (1945-2010): Phần 1
26 p | 11 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018)
144 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giàng Chu Phìn (1961-2018): Phần 2
119 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 2
152 p | 5 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pải Lủng (1961-2020): Phần 1
56 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 2
131 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 1
60 p | 7 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lùng Tám (1961-2015)
144 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thài Phìn Tủng (1961-2020)
110 p | 3 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Là giai đoạn (1945-2018)
95 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 1
70 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đạo Đức (1945-2015): Phần 1
82 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xín Chải (1962-2015)
141 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phương Tiến (1957-2017)
86 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn