intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thàng Tín (1962-2020)

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:204

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thàng Tín (1962-2020)" ghi lại những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân xã Thành Tín đã giành được trong những năm 1962 - 2020. Đây là một tài liệu quý, góp phần tích cực cho công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trên địa bàn xã.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thàng Tín (1962-2020)

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN HOÀNG SU PHÌ BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ THÀNG TÍN TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ THÀNG TÍN 1962 - 2020 Xuất bản năm 2020
  2. 2
  3. MỤC LỤC Trang Lời giới thiệu Chƣơng I: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CON NGƢỜI XÃ THÀNG TÍN 1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 2. Đời sống của nhân dân các dân tộc xã Thàng Tín thời kỳ trước năm 1962 Chƣơng II: XÃ THÀNG TÍN VÀ CHI BỘ ĐẢNG CỦA XÃ ĐƢỢC THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TRONG XÃ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1962 - 1975) 1. Xã Thàng Tín và Chi bộ Đảng của xã được thành lập, lãnh đạo nhân dân trong xã khôi phục kinh tế, ổn định đời sống, góp phần chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1962 - 1969) 2. Chi bộ Đảng xã Thàng Tín lãnh đạo nhân dân trong xã tích cực sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (1969 - 1975) Chƣơng III: CHI BỘ XÃ THÀNG TÍN LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TRONG XÃ ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 - 1985) 3
  4. 1. Chi bộ lãnh đạo nhân dân trong xã đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa (1975 - 1980) 2. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, nhân dân các dân tộc xã Thàng Tín đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và tham gia chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc (1981 - 1985). Chƣơng IV: ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ THÀNG TÍN TRONG THỜI KỲ THỰC HIỆN ĐƢỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG (1986 - 2020) 1. Chi bộ lãnh đạo nhân dân trong xã phát triển kinh tế - xã hội trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 1995). 2. Đảng bộ xã Thàng Tín được thành lập, lãnh đạo nhân dân trong xã tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo (1995 - 2010). 3. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Thàng Tín tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã (2010 - 2020) KẾT LUẬN PHỤ LỤC 4
  5. Lời giới thiệu Xã Thàng Tín nằm cách trung tâm huyện lỵ 19 km về phía tây bắc, là một trong 4 xã của huyện Hoàng Su Phì có đường biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc. Xuất phát từ đặc điểm địa hình và vị trí địa lý, trong quá trình hàng ngàn năm sinh sống, lao động, sản xuất, các thế hệ sinh sống trên địa bàn xã Thàng Tín tạo dựng và hun đúc lên truyền thống yêu nước quật cường và những giá trị văn hóa truyền thống phong phú và độc đáo. Trong những năm đầu cách mạng, xã Thàng Tín là một trong những địa bàn ẩn náu của bọn thổ phỉ được thực dân Pháp trợ giúp hòng chống phá phong trào cách mạng của huyện và tỉnh. Vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, nhân dân các dân tộc xã Thàng Tín đã không quản ngại hy sinh, ra sức ủng hộ cách mạng, trực tiếp tham gia đánh Pháp, tiễu Phỉ để bảo vệ quê hương, tạo thành phong trào cách mạng sôi nổi và rộng khắp, góp phần quan trọng vào công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và tiễu Phỉ của quân và dân ta. Từ khi xã Thàng Tín được thành lập (Năm 1962) và Chi bộ Đảng của xã được thành lập vào năm 1963, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là của Chi bộ Đảng của xã, nhân dân các dân tộc xã Thàng Tín đã tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, ý thức tự lực tự cường, tích cực lao động sản xuất, trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và công cuộc tiễu phỉ; huy động sức người, sức của để chi viện 5
  6. cho các chiến trường, đi đầu trong công cuộc xây dựng hợp tác xã của huyện trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Đồng thời trực tiếp tham gia vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc. Góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1945 - 1985). Trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 2020), nhân dân các dân tộc xã Thàng Tín luôn năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, học tập, công tác, từng bước xây dựng xã vững mạnh về kinh tế, phát triển về văn hóa, giáo dục, củng cố và giữ vững an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, từng bước tạo dựng và làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã Thàng Tín như ngày nay. Nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Thàng Tín và rút ra những bài học lịch sử bổ ích để phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục truyền thống cách mạng và vận dụng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ trong những năm tiếp theo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy, chính quyền xã. Nhận thức sâu sắc được ý nghĩa, tầm quan trọng đó và để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trong xã, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Thàng Tín khóa XX, (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đã quyết định biên soạn cuốn: Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thàng Tín (1962 - 2020). 6
  7. Nội dung cuốn sách ghi lại những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân xã Thàng Tín đã giành được trong những năm 1962 - 2020. Đây là một tài liệu quý, góp phần tích cực cho công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trên địa bàn xã. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho thế hệ trẻ phát huy truyền thống cách mạng, tích cực nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Trong quá trình nghiên cứu và biên soạn, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Thàng Tín đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của Ban Tuyên giáo huyện ủy Hoàng Su Phì, Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các nhân chứng lịch sử, các đồng chí cán bộ, lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì và xã Thàng Tín qua các thời kỳ. Ban Thường vụ Đảng ủy xã xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Mặc dù bộ phận nghiên cứu, biên soạn đã có nhiều cố gắng, nhưng trong công tác sưu tầm tư liệu còn gặp nhiều khó khăn, công tác lưu trữ tài liệu qua các thời kỳ không được đầy đủ, các nhân chứng lịch sử nay đã già yếu, trí nhớ có phần suy giảm nên một số nội dung được phản ánh trong cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. 7
  8. Trân trọng giới thiệu cuốn sách: Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thàng Tín 1962 - 2020 đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Thàng Tín cùng bạn đọc! T/M BAN THƢỜNG VỤ ĐẢNG ỦY XÃ BÍ THƢ Lù Văn Khún 8
  9. Chƣơng I KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CON NGƢỜI XÃ THÀNG TÍN 1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Thàng Tín là một trong bốn xã biên giới của huyện Hoàng Su Phì, cách trung tâm huyện lỵ Hoàng Su Phì 19 km về phía tây bắc. Xã Thàng Tín có địa giới hành chính phía Đông giáp xã Pố Lồ, phía Tây giáp xã Bản Máy và trấn Đô Long huyện Mã Quan (Trung Quốc), phía Nam giáp xã Chiến Phố, phía Bắc giáp hương Mãnh Động huyện Ma Ly Pho tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 2.248,11 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 615,57 ha, đất lâm nghiệp 1.076,87 ha, đất chuyên dùng 23,22 ha, đất ở 19,48 ha và được chia thành 7 thôn là Giáp Trung, Ngài Chồ, Coóc Rạc, Tà Chải, Hoàng Lao Chải, Ngài Thầu, Ngài Chồ Thượng. Địa hình của xã Thàng Tín có độ cao trung bình trên 900 mét so với mực nước biển, nằm trên những sườn núi dốc bị chia cắt mạnh bởi nhiều khe suối, đất đai có độ kết cấu yếu dễ sạt lở nên rất khó khăn cho việc đi lại của nhân dân, nhất là vào mùa mưa, cũng như việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Về khí hậu, xã Thàng Tín thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa và được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, trong mùa khô thường xảy ra 9
  10. hạn hán kéo dài. Vào cuối tháng 12, đầu tháng giêng âm lịch hàng năm thường xảy ra rét đậm rét hại gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Khí hậu ở xã Thàng Tín rất phù hợp với một số cây trồng như cây lúa nước, đậu tương, rau xanh chất lượng cao và các loại cây ăn quả, đặc biệt là các loại cây như mận máu, lê, đào là những đặc sản của địa phương được thị trường trong và ngoài huyện ưa thích. Về tài nguyên thiên nhiên, xã Thàng Tín là một trong 11 xã của huyện Hoàng Su Phì có những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ đã được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch xếp hạng danh thắng Quốc gia vào năm 2016. Mặc dù có diện tích tự nhiên khá rộng nhưng nhiều diện tích của xã là đất trống, đồi núi trọc và rừng nghèo kiệt do tập quán du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy của người dân địa phương những năm trước đây và ảnh hưởng của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới. Diện tích rừng hiện có chủ yếu tập trung tại các thôn Ngài Chồ, Cóc Rặc, trong đó có một số diện tích rừng thông ba lá cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm. Do địa hình phức tạp, chia cắt mạnh và là xã vùng cao biên giới của huyện Hoàng Su Phì nên những năm trước đây hệ thống giao thông đường bộ của xã chưa phát triển, việc đi lại trên địa bàn xã rất khó khăn, toàn bộ các tuyến đường trong xã đều là đường ngựa thồ và đi bộ, nhiều tuyến trong đó phải đi qua những đoạn dốc đứng và khe suối sâu, nước chảy xiết vào mùa mưa. Từ năm 1998 được sự đầu tư hỗ trợ của Trung ương và của 10
  11. tỉnh, các tuyến đường ô tô từ trung tâm huyện lỵ đến trụ sở xã và các thôn bản đã được đầu tư mở mới và nâng cấp. Đến nay các thôn bản đã có đường ô tô được đổ bê tông, đảm bảo giao thông được thông suốt phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân, nhờ vậy đã tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của xã. Thời phong kiến, các vùng đất của xã Thàng Tín hiện nay thuộc các xã Bản Máy, Tụ Nhân của huyện Hoàng Su Phì. Ngày 30/4/1962, thực hiện Quyết định số 50-CP của Hội đồng Chính phủ, các thôn Ma Lù Thàng, Nẵm Tẩn được tách từ xã Bản Máy, xóm Lao Hùm được tách từ xã Tụ Nhân để sáp nhập và thành lập xã mới là xã Thàng Tín. Trong cuộc vận động xây dựng hợp tác xã những năm 1964 - 1968, xóm Lao Hùm được tách thành các hợp tác xã Cóc Mưi Thượng và Cóc Mưi Hạ. Thôn Nẵm Tẩn được tách và thành lập các hợp tác xã Tà Chải, Ngài Thầu, Ngài Chồ, Cóc Rặc. Thôn Ma Lù Thàng đổi tên thành hợp tác xã Giáp Trung. Năm 1981, các thôn Cao Sơn Thượng, Cao Sơn Hạ được tách và sáp nhập vào xã Pố Lồ. Đến năm 2007 thôn Ngài Chồ được tách thành 2 thôn là Ngài Chồ và Ngài Chồ Thượng, năm 2012 thôn Giáp Trung được tách thành 2 thôn là Giáp Trung và Hoàng Lao Chải. Qua nhiều lần chia tách, thành lập các thôn, đến tháng 6/2020 xã Thàng Tín có 7 thôn với tổng số 434 hộ gia đình, 2.142 nhân khẩu thuộc thành phần 06 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Nùng chiếm đa số với 2.119 người, 11
  12. chiếm 51,9%; dân tộc Mông 651 người, chiếm 30,2%; dân tộc Tày 322 người, chiếm 14,9%; dân tộc Kinh 26 người, chiếm 1,2%, dân tộc La Chí 23 người, chiếm 1,1%, dân tộc Hoa Hán 14 người, chiếm 0,6%. Xã Thàng Tín là một trong những xã có bề dày truyền thống văn hóa và lịch sử. Là địa bàn sinh sống lâu đời của các dân tộc Nùng, Mông và Tày trải qua hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển, nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã đã hình thành và vun đắp lên những giá trị văn hóa độc đáo và phong phú của các tộc người trên địa bàn, tiêu biểu là những lễ hội, lễ thức mang tính tộc người và phản ánh những quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan, những tri thức dân gian về phong tục tập quán như kỹ năng khai phá, canh tác nông nghiệp trên những thửa ruộng bậc thang, tri thức dân gian về mùa vụ, quy định về luật tục, cách thức ứng xử giữa con người với trời đất và giữa con người, những lễ hội văn hóa dân gian như lễ cúng Thần rừng, lễ cúng ma khô của dân tộc Tày, Nùng, lễ đặt tên của dân tộc Mông được nhân dân bảo tồn và lưu giữ qua nhiều thế hệ, trở thành một bộ phận quan trọng trong văn hóa truyền thống của cộng đồng nhân dân các dân tộc huyện Hoàng Su Phì. Về tình hình xã hội, nhiều năm về trước các hộ gia đình sinh sống trên địa bàn xã Thàng Tín hầu hết đều sống du canh, du cư trên các sườn núi để làm nương rẫy nên dân cư sống thưa thớt. Do địa bàn có vị trí chiến lược, thường xuyên bị các tầng lớp có địa vị trong các 12
  13. triều đại phong kiến đè nén, áp bức trong khi thường xuyên phải chống chọi với những khó khăn bất lợi của thời tiết và giặc ngoại xâm nên cộng đồng nhân dân các dân tộc xã Thàng Tín đã hun đúc và hình thành lên truyền thống yêu nước nồng nàn, bất khuất, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất và sinh hoạt, tình đoàn kết gắn bó được phát huy là cơ sở quan trọng để gắn kết giữa các dân tộc và cộng đồng làng bản để cùng nhau đấu tranh sinh tồn và phát triển. Cùng với đồng bào các dân tộc huyện Hoàng Su Phì cũng như cả nước chiến đấu anh dũng, bảo vệ vững chắc từng tấc đất nơi biên cương của Tổ quốc. 2. Đời sống của nhân dân các dân tộc xã Thàng Tín thời kỳ trƣớc năm 1962. Với vị trí chiến lược và có chiều dài đường biên giới 13,41 km giáp với Trung Quốc, Thàng Tín là địa phương có bề dày về truyền thống lịch sử và văn hóa. Trong suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển, nhân dân các dân tộc Thàng Tín luôn chung sống đoàn kết, gắn bó, xây dựng bảo vệ quê hương làng bản và tạo dựng cuộc sống. Song, trải qua suốt thời kỳ hàng ngàn năm lịch sử sống dưới chế độ phong kiến, người dân Thàng Tín luôn phải chịu nhiều lầm than, đau khổ. Trong thời kỳ Pháp thuộc người dân Thàng Tín cũng như huyện Hoàng Su Phì một cổ hai tròng, phải sống dưới sự bóc lột và cai trị hà khắc của bọn thực dân và phong kiến. Dưới sự giúp sức của tầng lớp quan lại, cường hào địa phương chúng áp đặt rất nhiều loại thuế 13
  14. hết sức hà khắc như: Thuế thân, thuế điền, thuế nuôi ngựa, thuế môn bài, thuế lâm sản, thuế rượu... trong khi đường xá đi lại khó khăn, một số loại lương thực, thực phẩm thiết yếu như dầu hỏa, muối ăn bị chúng độc quyền cung cấp với giá cắt cổ, như một phương tiện để khống chế cai trị người dân. Mặt khác, trong thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp, chúng thực hiện chính sách “chia để trị” kích động gây mâu thuẫn, mất đoàn kết giữa các dân tộc, nhất là giữa dân tộc Mông với các dân tộc khác trên địa bàn. Trong khi đó kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu là tự cung, tự cấp và phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, năng suất thấp lại bị sưu cao, thuế nặng, nạn đói thường xuyên xảy ra. Trong đời sống xã hội, nạn mê tín dị đoan còn nặng nề, ốm đau không có thuốc chữa trị, các tệ nạn xã hội diễn ra phổ biến, gần như toàn bộ dân số mù chữ. Với chính sách cai trị hà khắc của chế độ thực dân phong kiến đời sống nhân dân cả nước và Hà Giang nói chung, nhân dân Thàng Tín nói riêng càng thêm điêu đứng, khổ cực. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã tạo ra bước ngoặt mới cho cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày 19/8/1945, cách mạng Tháng Tám giành được thắng lợi. Tiếp đó, ngày 02/9/1945, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu tuyên bố nước nhà độc lập trước quốc dân và toàn thế giới. Những sự kiện trọng đại ấy đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng ở Hà Giang. Mặc dù khi đó do nhiều nguyên nhân mà ánh sáng cách mạng chưa đến được với địa phương, song 14
  15. nhân dân các dân tộc trong vùng Thàng Tín càng thêm phấn khởi, tin tưởng nghe theo cách mạng và Bác Hồ. Song trong những ngày đầu mới giành được chính quyền, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời còn non trẻ đã phải đương đầu với những khó khăn, thách thức. Những tàn dư xã hội cũ, hậu quả của gần một thế kỷ dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến cùng với nạn đói, nạn mù chữ là những khó khăn thử thách khốc liệt đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước ta. Trong những ngày đầu mới giành được chính quyền, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời còn non trẻ phải đối mặt với vô vàn khó khăn cả về kinh tế, văn hóa, chính trị và quốc phòng - an ninh. Trước sự quay trở lại xâm lược nước ta của thực dân Pháp, thực hiện Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945 của Trung ương Đảng; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặc dù khi đó tình hình đời sống còn rất nhiều khó khăn, nhưng với truyền thống cách mạng, nhân dân Thàng Tín đã tích cực hưởng ứng lời kêu gọi “Diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hăng hái lao động sản xuất để chống đói và ủng hộ lương thực, thực phẩm cho cách mạng, cho bộ đội đánh giặc, đồng thời cùng với nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến, bảo vệ và xây dựng chế độ mới. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, khu vực Thàng Tín là một trong những điểm nóng của 15
  16. huyện Hoàng Su Phì cũng như cả tỉnh Hà Giang về hoạt động phá hoại của phỉ do thực dân Pháp nuôi dưỡng và chỉ đạo. Do có đường biên giới giáp với Trung Quốc nên trong thời gian từ năm 1947 đến năm 1953, khu vực Ma Lù Thàng và Lao Hùm của vùng Thàng Tín là căn cứ hoạt động chính của nhiều nhóm phỉ, trong đó hoạt động mạnh nhất là nhóm phỉ do bọn Xếp Sần, Xếp Vần cầm đầu với hơn 30 tên, thôn Tà Chải có nhóm phỉ do tên phó lý Vàng Seo Phủng cầm đầu. Các nhóm phỉ trên địa bàn thường cấu kết với hai anh em Hạng Sào Chúng và Hạng Sào Sử từ Múng Tủng (Trung Quốc) tràn sang chiếm đóng và cướp bóc của cải của nhân dân. Do có vị trí chiến lược nằm án ngữ trên tuyến biên giới Việt - Trung nên bọn chúng dùng Thàng Tín làm bàn đạp để khống chế cả một vùng rộng lớn gồm các xã Tả Sử Choóng, Thàng Tín, Nậm Dịch huyện Hoàng Su Phì và xã Cao Bồ (Vị Xuyên). Từ giữa năm 1952, thực hiện chủ trương của Trung ương và của Tỉnh ủy Hà Giang, chiến dịch tiễu phỉ mang tên "Đông tây tập đoàn" được triển khai nhằm quét sạch phỉ ở khu vực biên giới Việt - Trung. Trong chiến dịch này, lực lượng dân quân du kích và nhân dân xã Bản Máy, Tụ Nhân, trong đó có vùng Thàng Tín đã cùng với nhân dân các dân tộc trong huyện phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, tích cực hưởng ứng và tham gia phong trào "Đoàn kết tiễu phỉ, chiêu an" để hỗ trợ đắc lực cho bộ đội chủ lực của ta và các đơn vị bộ đội địa phương tiến đánh và gọi hàng, góp phần làm tan rã lực lượng phỉ để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. 16
  17. Nhằm góp phần chi viện sức người, sức của phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và công cuộc tiễu phỉ, nhân dân vùng Thàng Tín đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khai phá thêm ruộng để cấy lúa và trồng hoa màu ổn định cuộc sống và làm nghĩa vụ với Nhà nước, chấp hành nghiêm túc Luật thuế nông nghiệp, thực hiện giảm tô, giảm tức, xóa đi nhiều món nợ cho dân nghèo. Phát động phong trào đổi công với hình thức "Tổ đoàn kết tiễu phỉ" kịp thời hỗ trợ nhau trong các dịp mùa vụ để cấy hết ruộng. Bên cạnh đó, huyện cũng thực hiện hỗ trợ, cấp ruộng và trâu bò cho các hộ nghèo để sản xuất. Năm 1953, căn cứ vào tình hình và âm mưu của địch, Trung ương Đảng đã đề ra chủ trương mở chiến dịch Đông Xuân 1953-1954. Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất của cuộc đọ sức toàn diện và quyết liệt của quân và dân Việt Nam với thực dân xâm lược Pháp. Chiến công đó được ghi vào lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của nhân dân các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Ngày 20/7/1954 thực dân Pháp buộc phải ký vào Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình trên toàn cõi Đông Dương. Từ đây, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với thắng lợi đã đạt được, nhân dân xã Tân Tiến càng thêm tin tưởng, phấn khởi vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. 17
  18. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn mới. Đặc điểm nổi bật của tình hình lúc này là đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền: Ở miền Bắc, ngay sau khi hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc đã khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ còn lại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ở miền Nam, lợi dụng sự thất bại và khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã nhảy vào để thay chân Pháp, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Trước tình hình đó, quán triệt Nghị quyết 7 (khóa II) ngày 18/7/1955 của Trung ương Đảng và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về công tác khôi phục kinh tế, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì, nhân dân các dân tộc Bản Máy và Tụ Nhân nói chung, nhân dân vùng Thàng Tín nói riêng đã tích cực thực hiện các biện pháp khôi phục kinh tế, phát huy tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt, để giải quyết tận gốc nạn đói và phục hồi kinh tế, nhân dân đã tập trung khai hoang, phục hóa, cải tạo, tu sửa và phát triển hệ thống thủy lợi mương phai dẫn nước chống hạn để cấy hết diện tích lúa, trồng ngô, sắn trên các diện tích nương rẫy và trồng luân canh trên các chân ruộng một vụ, cải tiến nông cụ, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, trừ sâu hại lúa, ngô, làm cỏ, bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật, kiên quyết đấu tranh 18
  19. với những tập quán làm ăn lạc hậu, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất... bên cạnh đó, nhân dân đã tích cực tham gia phát triển các nghề thủ công truyền thống, chế tạo, cải tiến nông vụ để khôi phục sản xuất và phục vụ nhu cầu cuộc sống. Để phát huy được tinh thần và sức mạnh đoàn kết trong nhân dân, thực hiện chủ trương của tỉnh và huyện, nhân dân vùng Thàng Tín đã tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào đổi công với các hình thức từ thấp lên cao (đổi công từng vụ, từng việc, đổi công thường xuyên đến đổi công bình công chấm điểm), góp phần đưa sản xuất nông nghiệp của xã phát triển thêm một bước mới, từng bước thay thế các hình thức sở hữu cá thể bằng sở hữu tập thể. Các tổ đổi công đã phát huy cao tinh thần đoàn kết, tương trợ, tình thương yêu giai cấp trong gian khổ, khó khăn. Do đó những khó khăn về nhân lực, sức kéo, nông cụ, lương ăn được mọi người chia sẻ, tự giúp nhau khắc phục dần. Nhìn chung, các hộ trong tổ đổi công đều cày hết ruộng, trồng kịp thời vụ, thu nhập cao hơn các hộ chưa vào tổ đổi công. Việc xây dựng tổ đổi công, mặc dù về hình thức còn đơn giản, có nhiều hạn chế và chưa phát triển rộng khắp, song đây cùng là một thành công không nhỏ, bước đầu đưa một số hộ nông dân quen dần với cách thức làm ăn tập thể. Phong trào tổ đổi công có tác dụng tích cực, góp phần thúc đẩy quá trình khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân sau khi hòa bình được lập lại. Nó cũng cho thấy đó là một hướng đi đúng, phù hợp với 19
  20. điều kiện hoàn cảnh cũng như phong tục tập quán của nhân dân trên địa bàn trong giai đoạn này. Thực hiện chủ trương của Trung ương, của tỉnh và huyện về việc xây dựng hợp tác xã để đưa người nông dân vào con đường làm ăn tập thể, năm 1960, Huyện ủy Hoàng Su Phì đã phân công đồng chí Giàng Seo Lùng - cán bộ Ban nông nghiệp của huyện về xã Bản Máy trực tiếp chỉ đạo thành lập hợp tác xã. Ban đầu, việc vận động nhân dân vào hợp tác xã rất khó khăn vì hầu hết các hộ không muốn đóng góp tài sản, trâu bò, ruộng nương cho tập thể. Bên cạnh đó, một số phần tử xấu đã lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển Hợp tác xã nông nghiệp. Sau một thời gian kiên trì tuyên truyền vận động, đến tháng 3 năm 1961 hợp tác xã nông nghiệp Tà Chải được thành lập với sự tham gia của hơn 60% số hộ gia đình. Nhiều gia đình đã hăng hái góp trâu, ruộng nương và dụng cụ phương tiện sản xuất để vào hợp tác xã, góp phần tạo đà cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, qua đó bước đầu xác lập được quan hệ sản xuất mới - quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đó là sự khởi đầu cho quá trình cách mạng của xã phát triển năng động và mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của vùng Thàng Tín trong các năm sau. Cũng từ phong trào xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội những năm đầu của thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn đã xuất hiện nhiều quần chúng gương 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2