Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vần Chải (1945-2020): Phần 2
lượt xem 1
download
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vần Chải (1945-2020): Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Chi bộ Đảng và nhân dân xã Vần Chải trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986); Đảng bộ và nhân dân xã Vần Chải thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng (1986 - 2020);...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vần Chải (1945-2020): Phần 2
- Chương 4 ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ VẦN CHẢI THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG (1986 – 2020) I. Đảng bộ và nhân dân xã Vần Chải trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội (1986 - 2000) Sau 10 năm đất nước ta tiến hành công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước (1976 - 1986), bên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta đã gặp phải không ít khó khăn. Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra ngày càng trầm trọng hơn, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, kinh tế tăng trưởng chậm không đáp ứng đủ tiêu dùng, tài nguyên bị lãng phí, nhiều người lao động không có việc làm, niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng và Nhà nước bị suy giảm mạnh. Bên cạnh đó, tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp không có lợi cho cách mạng Việt Nam. Đất nước ta bị chủ nghĩa đế quốc bao vây, cấm vận và chống phá. Những nhân tố đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Tình hình đó đặt ra cho Đảng ta nhiệm vụ vô cùng nặng nề và cấp bách là đổi mới toàn diện đất nước để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và phát triển đi lên. Từ ngày 15 đến 18/12/1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới 106
- toàn diện đất nước trên các mặt kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, mà trước hết là đổi mới về kinh tế. Đại hội nhấn mạnh, sự tồn tại khách quan của cơ cấu nhiều thành phần kinh tế. Đại hội đã đề ra 3 chương trình kinh tế lớn là: chương trình lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Đại hội VI của đảng đánh dấu bước ngoặt quan trọng về phát triển đường lối xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong việc nhận thức về Chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, thời kỳ này Đảng bộ tỉnh và huyện cũng đã ban hành nhiều Nghị quyết nhằm cụ thể hóa nghị quyết Đại hội VI của Đảng đảm bảo phù hợp với thực tiễn của địa phương. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên lần thứ IV, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Đồng Văn lần thứ XIII đã xác định: Trên tinh thần đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đại hội đã phân tích, đánh giá toàn diện sâu sắc những thành công và yếu kém trên mọi lĩnh vực của địa phương, đồng thời đề ra nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng là xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế hoạch toán kinh doanh XHCN, từng bước bố trí lại cơ cấu kinh tế và điều chỉnh đầu tư theo hướng tập trung cho 3 chương trình kinh tế 107
- lớn: về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, chi viện sức người, sức của cho tuyến phòng thủ biên giới, đánh thắng chiến tranh lấn chiếm của địch. Được sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Huyện ủy, Chi bộ Đảng xã Vần Chải đã lãnh đạo đổi mới toàn diện, trong đó tập trung vào 3 chương trình kinh tế lớn và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, vì vậy trong 2 năm liền (1986, 1987) chi bộ Vần Chải được công nhận cơ sở đảng vững mạnh, trong đó năm 1986 được tỉnh công nhận cơ sở đảng vững mạnh. Cũng trong năm 1986, do hoàn thành tốt kế hoạch thu mua lương thực, thực phẩm, tuyển quân và một số công tác khác, xã Vần Chải xếp loại A, được huyện khen thưởng 3.000 đồng tiền mặt. Giai đoạn này, toàn xã có 319 hộ/1.972 khẩu 670 lao động; diện tích đất tự nhiên 1.780 ha, đất nông nghiệp 568,35 ha, đất lâm nghiệp 355,3 ha, đất có khả năng nông lâm nghiệp 396,6 ha, đất khác 459,75 ha. Về sản xuấ t nông - lâm nghiê ̣p tiếp tục được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo, diện tích gieo trồng hàng năm đạt 40.946 kg. Trong đó: ngô đại trà 36.946 kg, ngô thâm canh 3.200 kg, cây lúa nước 800 kg. Năm 1987, huyện triển khai trồng thí điểm giống ngô ngắn ngày TSB2 tại xã Đồng Văn, sau 3 tháng có thể cho thu hoạch, năng suất trung bình có thể đạt 14 tạ/ha, cao có thể đạt 18-20 tạ/ha, huyện đã chỉ đạo trồng để cứu đói 108
- giáp hạt vào tháng 6, tháng 7. UBND xã Vần Chải đã triển khai trồng 200 kg giống, tương đương 10 ha, kết quả đó đã góp phần giải quyế t lương thực ta ̣i chỗ cho người dân. Cân đối lương thực trên địa bàn xã giai đoạn này đạt được như sau: Sản lượng lúa nước 18.400 kg, lúa nương 20.900kg, sản lượng ngô 424.704 kg, sản lượng mạch 4.040 kg, sản lượng dong riềng 79.200 kg, sản lượng khoai lang 1.517 kg. Cộng sản lượng đã quy ra thóc đạt 548.761 kg. Cân đối lương thực sau khi trừ các khoản, như: nộp nghĩa vụ, quỹ, để giống … lương thực còn lại để ăn chia 462.633 kg, bình quân lương thực đầu người /tháng đạt 19,6 kg. Lương thực toàn xã còn thiếu 32.877 kg. Ngày 03/2/1987, UBND huyện ban hành quy định tạm thời khuyến khích phát triển chăn nuôi, nhằm phát triển chăn nuôi đàn gia súc trên địa bàn huyện và củng cố phát triển 2 cây công nghiệp đậu tương và cây chè. Về thực hiện chỉ tiêu phát triển chăn nuôi: mỗi hộ gia đình khu vực nông thôn tính bình quân phải chăn nuôi 1,4 con trâu bò, 1,5 đầu lợn thịt, 0,5 đầu ngựa, và 4 con dê, 15-20 con gia cầm thịt, tính bình quân mỗi hộ phải nuôi 1 đõ ong lấy mật. Về chỉ tiêu chăn nuôi lợn, tính bình quân cứ 8 hộ gia đình chăn nuôi lợn thì xã và hợp tác xã phải cử 1 gia đình nuôi lợn nái, bán lợn giống để xã và hợp tác xã có nguồn lợn giống bán điều hòa cho các hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt trong xã và hợp tác xã mình. Đối với các hộ khó khăn không có khả năng mua 109
- con giống, sẽ tiến hành đăng ký với ngân hàng để vay vốn với định mức: một con lợn giống không quá 1.800 đồng, một con trâu, bò, ngựa giống không quá 10.000 đồng, một con dê giống không quá 1.500 đồng, yêu cầu các xã thành lập Ban chỉ đạo chăn nuôi. UBND xã chỉ đạo trồng cây công nghiệp đậu tương và cây chè, ngoài ra tăng cường trồng cây lê, mận ăn quả mỗi hộ gia đình phải trồng 10-20 cây ăn quả lê mận. Về chế độ bán hàng cho Nhà nước, chỉ tiêu thịt lợn mỗi một lao động một năm bán cho Nhà nước 20 kg thịt lợn hơi, những hộ được phân công nuôi lợn nái, một năm phải bán cho Nhà nước 7 con lợn giống có trọng lượng từ 7-10 kg để xã và hợp tác xã điều hòa cho các hộ trong địa bàn. Về trâu bò, toàn bộ những con còi cọc, húc người, già yếu… phải được bán cho nhà nước; về gia cầm: mỗi hộ bán cho Nhà nước 1kg thịt gia cầm; về đậu tương: huy động 65% bán cho Nhà nước, phần còn lại các hộ gia đình sử dụng ăn và làm giống; về chè, mật ong bán cho Nhà nước 70% sản lượng. Chế độ hàng đối lưu, mỗi hộ bán cho Nhà nước 1kg thịt lợn thì được mua 3kg ngô hạt; 1 kg đậu tương được mua 1,5 kg ngô hạt; 1 kg chè khô loại I được mua 0,8kg ngô hạt, 1 kg chè loại II được mua 0,6kg ngô hạt; đối với các hộ nuôi lợn nái và bán lợn con giống: đối với lợn nái, một năm một con lợn nái bán được 7 con lợn con giống thì Nhà nước bán cho con lợn nái đó 100kg ngô hạt, nếu bán 6 con lợn con giống thì được 110
- mua 80 kg ngô hạt. Về lợn giống: hộ gia đình nuôi lợn nái bán lợn giống, cứ 1 kg lợn giống cho xã để điều hòa chăn nuôi thì được mua 5 kg ngô hạt. Biện pháp quản lý và xử lý, cứ thiếu 1 kg thịt lợn của hộ, thì hộ đó phải bán 5 kg ngô hạt cho Nhà nước, thiếu 1 kg đậu tương phải bán cho Nhà nước 3 kg ngô hạt thay thế; thiếu 1 kg chè khô phải bán 3 kg ngô hạt thay thế; đối với hộ chăn nuôi gia súc tự ý giết mổ hoặc bán cho người khác, UBND xã được phép xử phạt tiền từ 1 đến 3 lần con gia súc đó. Với chính sách khuyến khích nêu trên của huyện, xã Vần Chải đã tích cực vận động nhân dân tiếp cận được nguồn vốn phát triển chăn nuôi, phát triển diện tích chè tạo thành vùng hàng hóa của địa phương, góp phần thiết thực nâng cao mức sống của người dân. Ngày 08/5/1988, tại Lán Xì, xã Phố Cáo, UBND huyện đã tiến hành họp với lãnh đạo 6 xã khu vực phía Nam của huyện để triển khai xây dựng chợ Lán Xì. Tham dự hội nghị có đồng chí Bí thư chi bộ, đồng chí Chủ tịch UBND xã và cán bộ tài chính xã. Đồng chí Trần Quang Nguyệt – Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì cuộc họp. Tại cuộc họp, đồng chí Chủ tịch UBND xã Vần Chải đã báo cáo: “…Diện tích ngô trồng được 90% diện tích, còn 10% do không có mưa nên không trồng được; phân đạm đã nhận 14 tấn, còn 25 tấn nhân dân có ý kiến do giá cao nên không mua (có 6 hợp tác xã chưa lấy hàng gồm: Khó Chớ, Đăng Vai, Phìn Chải, Sủng Khúa, Séo Lủng, Chua Say). Tình hình nhân dân 111
- đói khoảng 30% số hộ, tình hình trị an cơ bản ổn định xong người dân vượt biên qua biên giới tương đối đông. Về tình hình giáo dục: nhà lớp học bị hư hỏng xã đã cho sửa chữa, có 4 giáo viên đến địa bàn nhưng chưa tiến hành dạy học; nhà trụ sở UBND xã đã xây dựng xong; nhà trạm xá còn tốt…”. Tại cuộc họp, thay mặt UBND huyện đồng chí Trần Quang Nguyệt yêu cầu xã Vần Chải chuẩn bị đóng góp 800 cây trúc để xây dựng chợ Lán Xì. Nhằm khắc phục những hạn chế trong thực hiện Chỉ thị 100-CT/TW và triệt để giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, bảo đảm lợi ích của người lao động, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 (Khoán 10), Nghị quyết đề ra một cơ chế khoán mới trong Hợp tác xã nông nghiệp, thay thế cơ chế khoán theo Chỉ thị 100, xác định Hợp tác xã là đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản, hộ gia đình xã viên là đơn vị nhận khoán với Hợp tác xã (khoán hộ). Nghị quyết đã đáp ứng yêu cầu cấp bách của sản xuất và đời sống, hợp với lòng dân. Đánh dấu một bước tiến quan trọng về đổi mới tư duy kinh tế, đổi mới mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Ngày 27/10/1988, Ban Chấ p hành Đảng bô ̣ huyê ̣n ban hành Nghi ̣quyế t 10/NQ-HU về viê ̣c thực hiê ̣n Nghi ̣ quyế t 10/NQ-TW và Nghi ̣quyế t 27/NQ-TU của Tỉnh ủy về đổ i mới quản lý kinh tế nông nghiê ̣p. Với quan điể m: xây dựng tư tưởng tự lực , tự cường đẩ y ma ̣nh thực hiê ̣n 3 chương trinh kinh tế lớn ở điạ phương ; với phương ̀ 112
- châm xây dựng mô hinh kinh tế gia đinh nông thôn của ̀ ̀ huyê ̣n là : 10 cây ăn quả lê mâ ̣n , cây dươ ̣c liê ̣u tam thấ t 400 mầ m, đương tam quy 400 mầ m, đỗ tro ̣ng 100 cây, chăn nuôi 3 đõ ong, 5 con dê, 1,5 con bò , 2 con lơ ̣n, 10 con gia cầ m , 30 cây sa mô ̣c; xây dựng mô hinh của hơ ̣p ̀ tác xã: ngô, đâ ̣u, cây ăn quả , cây dươ ̣c liê ̣u , cây lấ y gỗ sa mô ̣c; nghề thủ công : mỗi hơ ̣p tác xã 01 lò ngói, mỗi xã một lò rèn . Thực hiện phương châm chỉ đạo của huyê ̣n, chi bô ̣ Đảng xã Vần Chải đã lanh đa ̣o thực hiê ̣n ̃ đươ ̣c mô hinh với 70 hô ̣/4 hơ ̣p tác xã ; xây dựng và củng ̀ cố 2 lò rèn, 4 lò ngói ở các thôn cung cấp sản phẩm phục vụ người dân địa phương. Để thực hiện tốt cơ chế khoán 10, từ ngày 17 đến 18/3/1989 tại hội nghị BCH Đảng bộ huyện lần thứ Hai khóa XIV, đã chia huyện thành 4 cụm, cụm phia Bắ c , ́ cụm phía Nam, cụm Giữa và cụm Trung tâm . Vần Chải thuộc cụm phía Nam, do đồng chí Nhuệ, đồng chí Hòa phụ trách. Xã đươ ̣c huyê ̣n tâ ̣p chung chỉ đa ̣o phát triể n ngô, lúa, cây đậu tương, cây dươ ̣c liê ̣u , xa mô ̣c , chè. Trong năm, huyê ̣n đã triể n khai cung ứng vâ ̣t tư nông nghiê ̣p, nhà nước thực hiện trao đổi với nông dân bằng 3 phương thức: ứng trước phải chiu lai 10%. Đổi thẳng: 8 ̣ ̃ xã biên giới đổi 1kg lương thực /1kg đa ̣m; 10 xã nội địa đổ i 1,5kg lương thực/1kg đa ̣m; bán thẳng theo thời điểm có thể mua được 1 kg lương thực ở thi ̣trường . Xã Vần Chải đã vâ ̣n đô ̣ng nhân dân đ ổi trên 12 tấ n phân đa ̣m theo hinh thức đổ i 1,5 kg lương thực/1kg đa ̣m để phục vụ ̀ bón cho ngô, lúa góp phần tăng năng suất cây trồng. 113
- Hằng năm, chi bộ đã chỉ đạo thực hiện việc thu mua lương thực, thực phẩm theo kế hoạch huyện giao: Lợn hơi 7.000 kg, bò hơi 1.500 kg, đậu tương 1.000 kg, gia cầm 200 kg, ngô hạt 15.000 kg, thu thuế đạt 20.000 đồng/năm. Về chương trình cây đặc sản anh túc, trong thời gian 2 ngày, từ ngày 29 đến ngày 30/8/1987, xã Vần Chải tổ chức Hội nghị liên tịch triển khai Chỉ thị của Trung ương, của tỉnh và của huyện về việc cấm trồng cây anh túc. Tổng số có 35 đại biểu dự hội nghị, trong đó nữ có 2, đảng viên có 12 đồng chí, đại biểu đại diện cho 11 thôn. Theo đó cấm tất cả các tổ chức, cá nhân trồng cây anh túc kể từ vụ năm 1987 - 1988 trở đi, qua thảo luận các đại biểu dự hội nghị hoàn toàn nhất trí và cam kết sẽ xóa bỏ việc trồng cây anh túc, đối với các thôn đã cấp hạt giống cho nhân dân phải thu hồi lại. Đồng thời hội nghị đã nhất trí đề nghị Nhà nước có chính sách phù hợp để chuyển đổi sang trồng loại cây khác thay thế cây thuốc phiện. Kể từ đây, nhiệm vụ của chi bộ phải tập trung cho việc vận động nhân dân không trồng cây anh túc và triển khai cây trồng mới thay thế để đảm bảo cuộc sống cho người dân. Trước đó, vụ anh túc năm 1986 - 1987 toàn xã trồng được 18 ha, sản lượng thu được 35,905 kg, thành tiền 452.911 đồng. Kế hoạch huyện giao cho xã 20 ha, năng suất 4kg/ha, như vậy không đạt kế hoạch huyện giao, nguyên nhân do hạn hán nên cây phát triển kém, không trồng hết diện tích… năng suất không đạt. Giai 114
- đoạn này, số người nghiện hút đã giảm đáng kể, đến năm 1987 toàn xã còn 4 người nghiện. Nhìn chung trong giai đoạn 1986 – 1990, dưới sự chỉ đạo tích cực của Chi bộ xã, sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn này có bước phát triển đáng phấn khởi, diện tích, năng suất, sản lượng lương thực đều tăng từ 8 – 13%/năm; các loại cây công nghiệp, cây dược liệu được triển khai trồng đạt kết quả; đàn gia súc, gia cầm tăng trưởng bình quân 4-6%/năm. Về xây dựng, giai đoạn này xã Vần Chải đã tập trung huy động dân công tham gia xây dựng trụ sở huyện lỵ tại Lũng Phìn, ngoài việc huy động ngày công, xã đã khai thác gỗ phục vụ cho xây dựng, tổng đã đóng góp số lượng gỗ đủ cho 20 chuyến xe tải chở từ trung tâm xã đến Lũng Phìn, đây là một đóng góp lớn của nhân dân và cán bộ, đảng viên trong xã. Giai đoạn này, tỉnh triển khai mở tuyến đường Đông Hà, huyện Quản Bạ, xã Vần Chải đã huy động 479 người tham gia, với thời gian 30 ngày lao động, tổng số ngày công đã tham gia công trường là 14.370 công, với kết quả đó đã góp phần hoàn thành tuyến được sớm hơn so với kế hoạch đề ra. Cũng trong thời kỳ này, xã triển khai xây dựng nhà trụ sở xã, trạm y tế và trường học đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Huy động dân công mở các tuyến đường dân sinh cho người và ngựa đi lại thuận tiện. Hằng năm, thực hiện huy động dân công xử lý điểm sạt lở khu vực dốc Thẩm Mã đảm bảo giao thông thông suốt. Bên cạnh đó, chi bộ đã chỉ đạo tu sửa 115
- hầm hào, công sự đảm bảo phòng tránh, sơ tán dân khi tình huống chiến tranh xảy ra. Về văn hóa - xã hội , trướ c tình hình chung chấ t lươ ̣ng giáo du ̣c bi ̣giảm sút , huyê ̣n đã chỉ thi ̣cho các ngành, các cấp chăm lo đến sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện , củng cố xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầ u da ̣y và ho ̣c . Tuy nhiên , khó khăn của ngành Giáo dục thời kỳ này là thiếu giáo viên , các xã phải co về 1 đến 2 điể m trường chinh , đã dẫn đế n số các cháu ́ trong đô ̣ tuổ i theo ho ̣c giảm xuố ng vì xa không có điề u kiê ̣n đế n lớp. Về chế đô ̣ 3 năm ánh sáng văn hóa còn bấ t hơ ̣p lý , giáo viên luân chuyển đã ảnh hưởng đến chất lươ ̣ng giáo du ̣c . Tại xã Vần Chải, phong trào giáo dục được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm, đội ngũ giáo viên luôn bám trường, bám lớp. Kết quả năm học 1986 - 1987, tại điểm trường chính 1 lớp vỡ lòng 15 em, 1 lớp 1 với 10 em học sinh, 1 lớp 2 với 14 em học sinh; lớp BTVH 1 lớp 17 học viên. Điểm Đăng Vai 1 lớp vỡ lòng 13 em học sinh. Về thông tin truyên truyề n được quan tâm thường xuyên. Chi bộ Đảng xã đã lãnh chỉ đạo việc duy trì hoạt động của đội văn nghệ xã, đồng thời khuyến khích một số hộ gia đình thuộc thôn Tả Lủng triển khai làm khèn Mông, qua đó đã góp phần lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Các hoạt động thể dục thể thao được duy trì, nhất là vào các ngày lễ, tết… Tuy nhiên, tình trạng ăn ở hợp vệ sinh chưa được quan tâm đúng mức, các hủ tục mê tín dị đoan trong ma chay, 116
- cưới xin còn tương đối nặng nề; tình trạng nghiện hút trên địa bàn xã còn 4 trường hợp. Việc chăm sóc, dạy dỗ con cái trong gia đình chưa được quan tâm chú trọng. Về y tế , nhà trạm y tế xã thường xuyên được tu sửa đảm bảo cho việc ăn ở của cán bộ y tế và khám chữa bệnh thường xuyên cho nhân dân. Trong giai đoạn này, huyê ̣n tâ ̣p trung chỉ đa ̣o mọi hoạt động khám chữa bệnh cho người dân đươ ̣c chuyể n hướng phu ̣c vu ̣ cơ sở , vì vậy ngoài việc trực tại trạm, cán bộ y tế xã thường xuyên xuống các xóm bản thăm khám và cấp phát thuốc cho người dân, vận động nhân dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình, ăn ở hợp vệ sinh… vì vậy trong nhiều năm liền tại Vần Chải không xảy ra dịch bệnh. Về quốc phòng - an ninh: Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội lúc này có nhiều diễn biến phức tạp. Với hình thức chiến tranh phá hoại nhiều mặt và âm mưu lấn chiếm biên giới, kẻ thù thường xuyên đe dọa chiến tranh, tung thám báo, rải truyền đơn, đặc biệt là dùng gián điệp móc nối, cài cắm nhằm xây dựng cơ sở nội ứng chống phá ta lâu dài. Trước tình trạng người dân vượt biên sang bên kia biên giới mua bán hàng hóa tâm lý có chiều hướng gia tăng, tại Vần Chải mặc dù là xã nội địa, xong người dân vượt biên tương đối đông, một số trực tiếp đi mua bán hàng hóa, còn lại đa số là người đi địu thuê. Trước tình hình đó, Chi bộ Đảng xã đã chỉ đạo chính quyền củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị. Xã đã bổ sung, kiện toàn Ban Chỉ huy quân sự, tăng cường 117
- củng cố huấn luyện lực lượng dân quân thôn, bản. Đến giữa năm 1988, đồng chí Vừ Dũng Páo - Phó Chủ tịch UBND xã được chỉ định làm Trưởng Ban Công an xã, đồng thời củng cố mỗi Hợp tác xã có một đến hai đồng chí công an viên. Đội ngũ công an xã thường xuyên được huấn luyện nghiệp vụ nhằm đảm bảo chất lượng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của địch. (Trong thời kỳ chiến tranh biên giới, xã Vần Chải đã động viên 21 công dân tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc). Trên tuyến biên giới, giai đoạn này các hoạt động lớn như pháo kích , đánh lấ n không có mà phầ n lớn các hoạt động phá hoại ở dạng nhỏ lẻ, nhằ m gây mấ t ổ n đinh, ̣ địch tâ ̣p chung xuyên ta ̣c đường lố i chinh sách của đảng ́ (qua loa phát thanh tung tin thấ t thiê ̣t) gây hoang mang, làm giảm lòng tin trong nhân dân, đich tiế p tu ̣c đẩ y ma ̣nh ̣ thực hiê ̣n chính sách hàng hóa, chúng dùng hàng hóa để thu đổi, mua bán, câu móc hàng hóa, đặc sản quý , gia súc… Tinh hinh trên it nhiề u đã gây cho ta mô ̣t số khó ̀ ̀ ́ khăn lớn trong viê ̣c quản lý điạ bàn , gây mất trâ ̣t tự an toàn xã hội. Trong 9 tháng năm 1988, có nhiều diễn biến phức ta ̣p, số vu ̣ viê ̣c, số đố i tươ ̣ng pha ̣m tô ̣i tăng, nhấ t là các vụ trọng án, số vu ̣ và lươ ̣t người vươ ̣t biên tăng. Đến cuối năm 1988, trên tuyến biên giới dân cư bắt đầu thăm thân, trong dịp tết phía bạn mở Hội chợ ở Má Púng với hình thức kỷ niệm 3 năm mở chợ bán hàng cho người Việt Nam, nhiều người dân sang mua hàng tiêu dùng như …đài cát xét quay băng; người Trung Quốc đã bắt 118
- đầu sang một số chợ khu vực biên giới của ta mua dầu hỏa, đường phên, chiếu cói, vải mộc… Đến cuối năm 1988, đối phương ngừng tiến công lấn chiếm và pháo kích sang đất ta. Ngày 13/3/1989 đối phương rút khỏi 30 điểm lấn chiếm trên biên giới của tỉnh. Trong nội địa cũng có những diễn biế n nhiề u phức tạp: số vu , đố i tươ ̣ng tô ̣i pha ̣m tăng . Đặt biệt giai đoạn ̣ này, tại địa bàn Vần Chải bắt đầu xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai giữa một số hộ dân của xã với xã giáp ranh của huyện Yên Minh, chỉ trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1989 đã xảy ra 2 vụ dẫn đến xô sát làm mất an ninh trật tự, trong đó vụ việc tháng 11/1989 xảy ra giữa hai xã Vần Chải, Lũng Thầu và xã giáp ranh của huyện Yên Minh. Trước thực trạng trên, chi bộ đã kịp thời báo cáo huyện và chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh ổn định tình hình và đề nghị cấp huyện cho hướng chỉ đạo giải quyết. Tuy vậy, do việc điều chỉnh địa giới hành chính nên việc tranh chấp đất đai giữa một số hộ dân của xã Vần Chải và xã Yên Minh, xã Hữu Vinh của huyện Yên Minh còn kéo dài về những năm sau này. Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-TU ngày 4/01/1988 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 28/4/1988 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về nhiệm vụ xây dựng tỉnh, huyện thành Khu vực phòng thủ vững chắc, phòng chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, Chi bộ xã đã tập trung nghiên cứu các kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên về nhiệm vụ xây dựng 119
- khu vực phòng thủ tỉnh, huyện trong giai đoạn mới và đề ra kế hoạch, biện pháp cụ thể, từng bước tổ chức xây dựng khu vực phòng thủ xã theo chủ trương, kế hoạch thống nhất và luyện tập, diễn tập theo kế hoạch. Những nội dung cơ bản trong nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ, phòng chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch được cấp ủy, chính quyền xã xác định cần tập trung triển khai thực hiện, đó là: Xây dựng về chính trị, tư tưởng làm cho cán bộ, đảng viên và toàn dân nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng đất nước đi đôi với bảo vệ chế độ XHCN; xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức, lấy xây dựng cơ sở Đảng làm then chốt. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh; xây dựng lực lượng dân quân, công an viên tinh gọn, rộng khắp, coi trọng chất lượng chính trị, có số lượng hợp lý, đáp ứng yêu cầu chiến đấu và giữ gìn an ninh ở cơ sở. Thực hiện tốt công tác quản lý giáo dục, huấn luyện lực lượng dự bị động viên, lực lượng dân quân tự vệ được tinh giản theo hướng “dân bầu, dân cử, dân chăm lo”. Về công tác xây dựng Đảng : Ngày 04/8/1988, tại Hội nghị lần thứ 6 khóa XIII, Ban Chấ p hành Đảng bô ̣ huyê ̣n ban hành Nghị quyết chuyên đề số 09/NQ-HU về xây dựng đảng . Trên cơ sở nghiên c ứu, quán triệt Nghị quyế t 5 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VI ) và Nghị quyết 28/NQ-TU của Tỉnh ủy về công tác xây dựng đảng. Hô ̣i nghị đã liên hệ kiểm điểm đánh giá tình 120
- hình công tác xây dựng đảng của Đ ảng bộ huyện trong thời gian qua, đã có nhâ ̣n thức đúng đắ n về công tác xây dựng đ ảng là vấn đề cấp bách phải có quyết tâm tập trung củng cố , nhằ m đ áp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới tư duy , đổ i mới tổ chức , đổ i mới đô ̣i ngũ cán bô ̣ , đổ i mới phong cách lanh đa ̣o và công tác trong điề u ̃ kiê ̣n mô ̣t huyê ̣n miề n núi, biên giới có nhiề u dân tô ̣c. Ngày 10/12/1988, chi bộ Vần Chải tổ chức đại hội nhiệm kỳ 1989 - 1990, đại hội đã bầu ban chi ủy gồm 5 đồng chí, đồng chí Vàng Sé Lừ được Đại hội bầu giữ chức vụ Bí thư chi bộ, đồng chí Lù Dũng Sèo – Phó Bí thư chi bộ, đồng chí Sùng Pháy Páo - Thường trực Đảng, các chi ủy viên gồm đồng chí Sùng Vản Lầu và đồng chí Vàng Chứ Vần. Đại hội đã nghiêm túc đánh giá những thành tựu đạt được trong nhiệm kỳ qua và chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh chỉ đạo của chi bộ về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, ban hành Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 1989 – 1990 với những mục tiêu nhiệm vụ quan trọng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Nửa năm sau khi Đại hội chi bộ, từ ngày 13 đến 15/5/1989, Ban Thường vụ Huyện ủy đã có cuộc kiểm tra tại chi bộ Vần Chải, kiểm tra về 2 nội dung: Nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng và việc chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Đối tượng kiểm tra đối với tập thể chi bộ và 3 đồng chí trong Ban chi ủy. Kết quả kiểm tra cho thấy: Chi bộ Vần Chải luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp 121
- luật của Nhà nước. Tồn tại: qua rà soát kiểm tra cho thấy thực hiện chế độ sinh hoạt đảng chưa đều, cụ thể: quý I/1989 đến thời điểm kiểm tra mới sinh hoạt 1 lần, chưa tiến hành thu nộp đảng phí, dẫn đến chỉ thị, nghị quyết của cấp trên triển khai chưa kịp thời, trong sinh hoạt chi bộ chưa ban hành nghị quyết, sổ ghi biên bản nội dung chưa cụ thể. Đánh giá của đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Huyện ủy chi bộ chấp hành chưa tốt. Bước sang năm 1990, tình hình đất nước ta có những chuyển biến tích cực, nền kinh tế sau một thời gian dài khủng hoảng đã có dấu hiệu phát triển dưới ánh sáng chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng. Mặc dù vậy, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nước ta còn gặp những khó khăn hết sức gay gắt. Sự sụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô đã ảnh hưởng xấu đến các mặt kinh tế, chính trị xã hội của nước ta. Bọn phản động quốc tế và các thế lực thù địch tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xoá bỏ Đảng Cộng sản và CNXH ở nước ta. Năm 1991, quan hệ bình thường giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc được thiết lập. Tuy nhiên, tình hình an ninh trật tự ở biên giới và nội địa vẫn diễn biến phức tạp: Tình trạng vi phạm chủ quyền biên giới, xâm nhập vũ trang trái phép, đập phá cột mốc, xâm canh, xâm cư xảy ra thường xuyên. Trong nội địa, hoạt động tuyên truyền đạo trái pháp luật, di cư tự do xảy ra ở một 122
- số nơi. Nhiệm vụ phòng chống âm mưu “Diễn biến hoà bình” trở nên cần thiết và cấp bách. Một sự kiện chính trị quan trọng trong thời điểm này đó là: ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII đã ra Quyết định chia tách tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh là Hà Giang và Tuyên Quang26. Tỉnh Hà Giang được tái lập theo địa giới hành chính cũ, trước khi hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên, bao gồm 10 đơn vị hành chính, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hà Giang. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh của tỉnh và các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở. Đối với trung tâm huyện lỵ Đồng Văn , sau khi di chuyể n từ điể m sơ tán xã Sinh Lủng về xã Lũng Phin đã ́ ̀ bô ̣c lô ̣ nhiề u điể m không thuâ ̣n lơ ̣i cho sự phát triể n , như không có nguồ n nước , không có mă ̣t bằ ng , không nằ m ở điể m t rung tâm của huyê ̣n… trước tình hình đó , Ban Chấ p hành Đảng bô ̣ huyê ̣n đã ho ̣p bàn lấ y ý kiế n về viê ̣c di chuyể n huyê ̣n , và biểu quyết nhất trí cao với phương án di chuyể n về xã Đồ ng Văn . Được sự nhất trí của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, huyện Đồng Văn thành lâ ̣p Ban chỉ đa ̣o di chuyể n huyê ̣n ly ̣ từ Lũng Phìn về xã Đồng Văn để xây dựng huyện lỵ mới . Viê ̣c di chuyể n huyê ̣n đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân. Nhân dân các dân tô ̣c xã Vần Chải đã tich cực tham ́ gia ngày công vâ ̣n chuyể n , tháo dỡ các công trình xây 26 Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang - tập III (1975-2005), trang 161. 123
- dựng ta ̣i xã Lũng Phin và ngày công san mă ̣t bằ ng các ̀ công trình ta ̣i xã Đồ ng Văn phu ̣c vu ̣ cho công tác di chuyể n huyê ̣n ly.̣ Về dân số : năm 1994 có 388 hộ/2.408 khẩu, trong đó 100% dân tộc Mông/12 thôn, gồm: Chua Say 22 hộ, Tả Lủng A 22 hộ, Sủng Khúa 46 hộ, Phìn Chải A 38 hộ, Vần Chải B 28 hộ, Séo Lủng 25 hộ, Đăng Vai 36 hộ, Khó Cho 41 hộ, Khó Chớ 37 hộ, Phìn Chải B 30 hộ, Tả Lủng B 19 hộ, Vần Chải A 44 hộ. Đến năm 1995 tăng lên 393 hộ/2.440 khẩu. Năm 1999 xã có 13 thôn/ 457 hộ/ 2.675 khẩu. Về sản xuất nông , lâm nghiê ̣p có nhiều chuyển biế n tích cực. Năm 1994 diện tích ngô 452 ha, giống địa phương đạt 9 tạ/ha, theo chỉ đạo của huyện xã Vần Chải triển khai trồng ngô vụ 2 với diện tích 25 ha, tuy nhiên sau một số năm diện tích cho thu hoạch không ổn định nên đã không triển khai trồng ngô vụ 2 nữa; đậu tương 45 ha, năng suất 4,5 tạ/ha; cây cải dầu trồng 20 kg giống; cây lanh 12,4 ha; trồng chè diện tích 3,75 ha; diện tích cây đỗ trọng 3,5 ha. Đến năm 1997, diện tích gieo trồng cây hàng năm 892,2 ha; diện tích lúa cả năm 11,2 ha, sản lượng đạt 38,66 tấn; diện tích ngô 503,5 ha, sản lượng 704,9 tấn, sản lượng lương thực quy thóc của toàn xã đạt 770,69 tấn; rau các loại 7,2 ha, sản lượng 39,18 tấn; đậu các loại 87,4 ha, sản lượng 33,21 tấn; đồng thời triển khai cho nhân dân kè đá làm nương bậc thang, bình quân mỗi năm thực hiện được từ 3-5 ha/năm. Thực hiện quyết định số 368/QĐ-UB ngày 124
- 26/3/1999 và quyết định số 1690/QĐ-UB ngày 27/8/1999 của UBND tỉnh về triển khai chính sách hỗ trợ lãi xuất vốn vay phát triển sản xuất và chăn nuôi, Đảng ủy xã Vần Chải đã tích cực triển khai và vận động nhân dân vay vốn phát triển sản xuất và chăn nuôi, đã đạt được kết quả tích cực: ngô diện tích 58 ha, vốn vay 29 triệu đồng; ong mật 40 tổ, vốn vay 8 triệu đồng; vay vốn mua bò 70 con, vốn 105 triệu đồng. Nhờ có chính sách của tỉnh nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn vay vốn phát triển chăn nuôi, phát triển sản xuất, điển hình trong phong trào này là hộ ông Sùng Ché Vàng trồng lúa thu hoạch 3 triệu đồng một năm, trồng 2 ha cây thông, nuôi 8 con bò, 6 con lợn… Nhìn chung giai đoạn này, sản xuất nông nghiệp của xã Vần Chải được quan tâm, nên diện tích, năng suất tăng qua các năm. Tuy nhiên, một số năm hạn hán dẫn đến mất mùa, nên tình trạng đói giáp hạt đã xảy ra. Về cây chè tại Vần Chải là loại chè ngon nổi tiếng, được đánh giá là tương đương với cây chè ở Lũng Phìn, vì vậy việc phát triển cây chè ở Vần Chải luôn được sự quan tâm của tỉnh, của huyện và của địa phương. Năm 1999, Sở Lao động TB&XH tỉnh được Tỉnh ủy phân công phụ trách xã Vần Chải, dưới sự giúp đỡ trực tiếp của đồng chí Phan Đức Đoàn – Phó Bí thư Đảng ủy, và Sở Lao động TB&XH, từ ngày 14 đến ngày 17/5/2000, xã Vần Chải đã tổ chức cho đoàn đại biểu của xã đi tham quan thực tế tại huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, và công ty chè Hùng An (Bắc Quang) để tham quan, trao 125
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngam La (1945-2020): Phần 1
54 p | 9 | 5
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Khâu Vai (1961-2018): Phần 1
45 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của phụ nữ tỉnh Bình Thuận (1930-2000): Phần 1
123 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Du Già (1945-2018): Phần 1
74 p | 4 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lâm Thượng (1945-2010): Phần 1
26 p | 11 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018)
144 p | 9 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Giàng Chu Phìn (1961-2018): Phần 2
119 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 2
152 p | 5 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pải Lủng (1961-2020): Phần 1
56 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 2
131 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Pù (1961-2020): Phần 1
60 p | 7 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lùng Tám (1961-2015)
144 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thài Phìn Tủng (1961-2020)
110 p | 3 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Là giai đoạn (1945-2018)
95 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pà Vầy Sủ (1962-2015): Phần 1
70 p | 6 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đạo Đức (1945-2015): Phần 1
82 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xín Chải (1962-2015)
141 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phương Tiến (1957-2017)
86 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn