intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Yên Thành (1999-2020): Phần 1

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Yên Thành (1999-2020): Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân các dân tộc Yên Thành thời kỳ trước năm 1999 dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Yên Thành (1999-2020): Phần 1

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN QUANG BÌNH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ YÊN THÀNH * TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ YÊN THÀNH (1999 - 2020) ----- Xuất bản, năm 2021 1
  2. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Yên Thành là xã vùng III thuộc huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Trải qua quá trình xây dựng quê hương, nhân dân các dân tộc Yên Thành luôn phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo trong sản xuất, anh dũng kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc trên địa bàn Yên Thành từng bước giác ngộ, theo Đảng làm cách mạng, xóa bỏ bộ máy chính quyền thực dân phong kiến; hiệp sức, đồng lòng, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, đóng góp sức người, sức của vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Trải qua các giai đoạn lịch sử, tổ chức Đảng ngày một trưởng thành, dân cư ngày thêm đông đúc, đến năm 1999, thực hiện Nghị định số 74/1999/NĐ-CP của Chính phủ, xã Yên Thành được thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Yên Bình. Trải qua hơn 20 năm (1999 - 2020) xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, sự quan tâm của các cấp, các ngành, đời sống của nhân dân các dân tộc trong xã đã từng bước được cải thiện; văn hóa, giáo dục, y tế ngày càng tiến bộ; quốc phòng - an ninh giữ vững. Hệ thống chính trị được củng cố vững chắc, Đảng bộ xã nhiều năm liền được công 3
  4. nhận trong sạch vững mạnh, chính quyền và các đoàn thể vững mạnh toàn diện. Lịch sử là một dòng chảy liên tục, có tính kế thừa và phát triển. Tìm hiểu về những sự kiện đã diễn ra, ôn lại truyền thống, rút ra những kinh nghiệm cho hôm nay và mai sau là một việc làm cần thiết. Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII), Kế hoạch số 342-KH/TU ngày 02/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về “về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Quang Bình, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Yên Thành khóa IV (nhiệm kỳ 2015 - 2020) quyết định tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Yên Thành (1999 - 2020)”. Cuốn sách biên soạn với mong muốn ghi lại chặng đường đấu tranh cách mạng của nhân dân Yên Thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1945 - 1999), đặc biệt năm 1999, từ khi xã Yên Thành được thành lập, Đảng bộ xã ra đời trực tiếp lãnh đạo nhân dân trong xã đẩy mạnh phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại háo nông nghiệp, nông thôn (1999 - 2020). Thông qua cuốn sách góp phần thực hiện hiệu 4
  5. quả công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng và nâng cao niềm tự hào dân tộc cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trên địa bàn xã. Từ đó, từng bước giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần dám nghĩ, dám làm, hăng say trong lao động sản xuất, tích cực thực hiện xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Trong quá trình sưu tầm, biên soạn, Ban Chấp hành Đảng bộ xã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí nguyên lãnh đạo xã, các ban ngành, đoàn thể cùng đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn xã. Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Ban Thường vụ Huyện ủy Quang Bình, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Quang Bình và Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực với tinh thần trách nhiệm cao, tuy nhiên do khó khăn trong công tác sưu tầm tư liệu thành văn, nhiều nhân chứng lịch sử đến nay đã tuổi cao, trí nhớ có phần suy giảm, do đó nội dung cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Yên Thành (1999 - 2020)” chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo xã qua các thời kỳ, toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong xã và bạn đọc gần, xa để cuốn sách hoàn thiện hơn, phản ánh chân thực, sinh động hơn những sự kiện 5
  6. lịch sử đã từng diễn ra trên vùng đất quê hương Yên Thành trong những lần tái bản sau. Trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Yên Thành (1999 - 2020)” đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã cùng bạn đọc. T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ BÍ THƯ Lê Thị Hồng Thắng 6
  7. Phần một KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC YÊN THÀNH THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1999 I - Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội và con người Yên Thành Yên Thành là xã vùng III, nằm ở phía Tây của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; cách trung tâm huyện lỵ Quang Bình 3km về phía Tây. Phía Đông giáp thị trấn Yên Bình (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang), phía Bắc giáp với xã Tân Nam (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) và xã Khuôn Lùng (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang); phía Nam giáp xã Vĩnh Yên (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), phía Tây giáp xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) và xã Bản Rịa (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang). Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 4.508,7ha, trong đó đất nông nghiệp 649 ha, đất lâm nghiệp 3.654 ha, diện tích ao hồ 25 ha, còn lại là diện tích rừng tạp, đồi núi. Yên Thành có địa hình đồi núi, nằm xen giữa các dãy đồi núi là các thung lũng nhỏ, bằng phẳng do phù sa của suối và các khe suối tích tụ, thích hợp cho sản xuất nông - lâm nghiệp. Khí hậu của xã chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 hằng 7
  8. năm, khí hậu nóng ẩm, lượng mưa cả năm thường tập trung vào mùa này (chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm); mùa khô khí hậu khô hanh và thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa thấp. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông là 160C; nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè là 280C. Hệ thống các con suối trên địa bàn xã khá đa dạng; nhiều suối nhỏ chảy hợp thành hai con suối chính là Nặm Tráng và Nặm Ré, hai con suối này hợp vào nhau chảy ra sông Chừng. Đây là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của nhân dân trên địa bàn. Là xã miền núi, nhưng với đặc thù là vùng vừa núi thấp, vừa có núi cao, Yên Thành là mảnh đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, nhiều cảnh đẹp tự nhiên. Xã có nguồn tài nguyên động vật, thực vật phong phú, đa dạng. Về thực vật, có nhiều gỗ quý như: Sến, Lim, Đinh, Dổi... các loại cây dược liệu quý, các loại cây cho quả nuôi sống con người. Bên cạnh thực vật đa dạng đây còn là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật quý hiếm như: nai, lợn rừng, chồn, khỉ, cầy hương, nhím, các loại chim.... Tuy nhiên, do khai thác quá mức của con người, đến nay tài nguyên động, thực vật trên địa bàn xã đã dần cạn kiệt. Trước đây hệ thống giao thông của xã chủ yếu là đường dành cho người đi bộ và ngựa thồ, những năm gần đây được Nhà nước đầu tư nên hệ thống giao thông 8
  9. đã cơ bản đáp ứng được việc đi lại của nhân dân, trên địa bàn xã có tuyến đường Quốc lộ 279 nối Quốc lộ 2 từ thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang chạy qua địa bàn xã sang huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai được dải nhựa; ngoài ra hệ thống đường liên thôn, liên xã phần lớn đã được bê tông đáp ứng tốt yêu cầu đi lại của nhân dân. Nhìn một cách tổng thể, vị trí và điều kiện tự nhiên của xã cơ bản thuận lợi cho xã xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp - dịch vụ toàn diện. Trải qua quá trình lịch sử, Yên Thành đã nhiều lần tách nhập và thay đổi địa giới hành chính. Dưới thời Pháp thuộc, Yên Thành là vùng đất thuộc xã Yên Bình, tổng Yên Bình, châu Bắc Quang (Trong đó có thôn Khao thuộc xã Yên Bình). Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Yên Thành là vùng đất thuộc xã Yên Bình thuộc Tiểu khu Yên Bình, Bắc Quang. Từ năm 1976 đến năm 1991, Yên Thành thuộc xã Yên Bình, Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Tuyên, sau đó lại thuộc Hà Giang. Ngày 20/8/1999 Chính phủ ban hành Nghị định số 74-NĐ/CP phân tách xã Yên Bình thành xã Yên Bình và xã Yên Thành, thuộc huyện Bắc Quang. Tại thời điểm này, xã Yên Thành có tổng diện tích tự nhiên 6.896 ha và 2.826 nhân khẩu. Ngày 1/12/2003, thực hiện Nghị định số 146/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Quang Bình được thành lập. Theo đó, xã Yên Thành được điều chuyển từ huyện Bắc Quang thuộc về địa giới hành chính huyện Quang Bình, 9
  10. gồm 8 thôn là: Pà Vầy Sủ, Thượng Bình, Tân Thượng, Đồng Tiến, Đồng Tâm, Yên Lập, Yên Thượng, Yên Thành. Yên Thành là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc. Tại thời điểm được thành lập, xã có 6 dân tộc gồm: Tày, Kinh, Dao, Mông, Pà Thẻn, La Chí. Trải qua quá trình phát triển, tính đến thời điểm ngày 30/11/2020, xã Yên Thành có 10 dân tộc gồm: Tày, Kinh, Dao, Pà Thẻn, La Chí, Mông, Mường, Thái, Hoa, Nùng với 732 hộ, 3.566 nhân khẩu. Trong sản xuất, nhân dân các dân tộc Yên Thành sống bằng nghề nông, trong đó trồng lúa nương và lúa nước là nghề sản xuất chủ yếu. Theo đó, các công trình thủy lợi đã sớm được chú ý xây dựng như: Đắp đập, phai ngăn dòng suối, đào mương dẫn nước tưới cho các cánh đồng... Ngoài ra, người dân còn chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm như: Trâu, gà, vịt... Thông qua lao động sản xuất, tình đoàn kết giữa các dân tộc được hình thành, củng cố và phát huy. Tuy nhiên, sản xuất còn mang tính tự cung, tự cấp là chủ yếu. Nhân dân các dân tộc Yên Thành có đời sống văn hóa, tinh thần khá phong phú. Cho đến nay, các dân tộc Yên Thành vẫn bảo tồn và phát huy được nhiều bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Các yếu tố đó được thể hiện trên bộ trang phục và các hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Cụ thể như: Đồng bào dân tộc Tày có lễ hội lồng tông, có trò chơi đá lẹ, hát then, hát cọi, Dân tộc Pà Thẻn có lễ hội nhảy lửa, cúng cơm mới, Dân tộc 10
  11. Mông có cúng thần rừng, múa khèn Mông, múa gậy sinh tiền… Năm 1884, thực dân Pháp mở cuộc tấn công đánh chiếm Hà Giang. Đến năm 1887, thực dân Pháp căn bản hoàn thành việc chiếm đóng. Sau khi hoàn thành việc chiếm đóng Hà Giang, thực dân Pháp tăng cường củng cố bộ máy cai trị từ tỉnh xuống đến xã và thôn. Đi đôi với việc tăng cường củng cố bộ máy cai trị, thực dân Pháp tiến hành hàng loạt các chính sách khai thác và bóc lột. thông qua các loại thuế khóa nặng nề, phu phen, tạp dịch để xây dựng đồn bốt, tường thành và làm đường giao thông tới những nơi chúng đóng quân. Về văn hóa, thực dân Pháp không khuyến khích mở trường học dân số trong vùng đều không biết đọc, biết viết; công tác khám chữa bệnh không được quan tâm. Dưới chế độ áp bức thống trị của thực dân Pháp và tay sai, đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn Bắc Quang nói chung và Yên Thành nói riêng ngày càng trở nên bần cùng, cơ cực, mâu thuẫn giữa đồng bào các dân tộc nơi đây với thực dân phong kiến ngày càng sâu sắc. Nhân dân các dân tộc Yên Thành vốn có truyền thống yêu quê hương, làng bản từ trong cội nguồn dân tộc, căm thù sâu sắc chế độ thực dân phong kiến. Do đó, từ khi có ánh sáng cách mạng, đồng bào các dân tộc đã sớm giác ngộ, một lòng một dạ theo Đảng làm cách mạng, đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, xây dựng chế độ mới do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. 11
  12. II - NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC YÊN THÀNH THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1999 DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG Trước năm 1945, Yên Thành chưa có cán bộ đến gây dựng phong trào cách mạng nhưng phong trào cách mạng ở các địa phương khác phát triển sôi nổi đã có sức lan toả rất mạnh đến đến nơi đây, nhân dân đã biết đến những hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương. Một số người có tư tưởng tiến bộ trong xã đã bắt đầu tìm hiểu về Đảng, về phong trào cách mạng ở các địa phương như ở Vĩnh Tuy, Hùng An, Kim Ngọc... đó là tiền đề và cũng là hạt nhân để phong trào cách mạng phát triển ở địa phương. Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, chiều hướng có lợi cho cách mạng, phát xít Ý bị lật đổ, phát xít Đức ngày càng lún sâu vào thế thất bại trước sức tấn công vũ bão của Hồng quân Liên Xô. Tháng 8-1945, phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh vô điều kiện, nhân lúc phát xít Nhật và bọn tay sai đang hoang mang cực độ, Đảng ta nhận định thời cơ thuận lợi đã đến và lãnh đạo nhân dân nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trước khí thế và phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, ngày 29/8/1945, quân Nhật rút khỏi Hà Giang. Tuy nhiên, ngay sau khi quân Nhật rút quân, dưới danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp quân Nhật, quân đội của Tưởng Giới Thạch đã vào chiếm đóng thị 12
  13. xã Hà Giang, chúng lập ra tổ chức tỉnh Đảng bộ Việt Nam Quốc dân Đảng do Hoàng Quốc Chính đứng đầu và cho quân đi đánh chiếm các địa phương trong tỉnh. Tại vùng đất Yên Thành, quân Quốc dân Đảng đã kéo vào chiếm đóng, ra sức cướp bóc của cải, đàn áp nhân dân. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về hòa với Pháp để nhanh chóng đuổi Tưởng và bọn tay sai về nước, phong trào cách mạng ở các địa phương của tỉnh Hà Giang phát triển nhanh chóng. Lúc này, theo lệnh của tên Tư Xiêm ở đồn Bắc Quang, tên Quản Lộc ở Yên Thành đã bố trí lực lượng để phối hợp với lực lượng của Hai Sửu ở đồn Quang Minh tấn công ta ở ngòi Quang. Nắm được âm mưu của địch, ta đã khống chế tên Tư Xiêm ở ngòi Quang, buộc hắn phải đầu hàng và ra lệnh cho binh sĩ, sĩ quan ở Bắc Quang nộp vũ khí cho cách mạng. Ngày 4/11/1945, Bắc Quang được giải phóng, Ủy ban lâm thời huyện Bắc Quang được thành lập và ra mắt đồng bào. Trước khí thế ấy, phong trào cách mạng ở các địa phương của huyện Bắc Quang phát triển nhanh chóng, nhân dân Yên Thành đã được tuyên truyền giác ngộ về đường lối cách mạng của Đảng, về phương pháp đấu tranh cách mạng, lực lượng cách mạng được gây dựng đã tổ chức bao vây, cô lập, cắt viện trợ của quân Quốc dân Đảng. Sau khi huyện Hoàng Su Phì được giải phóng, lực lượng Quốc dân Đảng ở Yên Bình đã bỏ chạy, tháng 12/1945 nhân dân Yên Bình cử đại diện đi 13
  14. đón bộ đội Việt Minh ở hai ngả đường xã Bằng Lang và Yên Thành. Như vậy, đến cuối năm 1945 xã Yên Bình trong đó có vùng đất Yên Thành hoàn toàn được giải phóng. Dưới sự lãnh đạo của Ủy ban lâm thời xã Yên Bình, ngày 06/01/1946, nhân dân các dân tộc Yên Thành đã hăng hái đi bầu cử đại biểu Quốc hội khoá I nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đây là cuộc vận động chính trị rộng lớn biểu thị sức mạnh đoàn kết, niềm tin của nhân dân Yên Thành vào chế độ mới. Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, ngày 20- /11/1946, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn... trước những hành động xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp, đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, cả nước ta đã bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thực hiện chỉ thị của Đảng, đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp. Ở Hà Giang, Đảng bộ tỉnh tập trung vào kiện toàn bộ máy lãnh đạo, thành lập Ủy ban hành chính tỉnh Hà Giang và một số cơ quan giúp việc cho cấp ủy và chính quyền. Để kịp thời lãnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ vừa kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa tiễu trừ bọn thổ phỉ đang hoạt động mạnh ở khu vực phía Tây của tỉnh, ngày 15/5/1947, Tỉnh uỷ Hà Giang đã ra quyết định thành lập Đảng bộ huyện Bắc Quang và chỉ định đồng chí Phạm Gia Tuân làm Bí thư 14
  15. huyện Ủy. Sau khi củng cố tổ chức và cán bộ, đến tháng 7/1947, Huyện ủy đã cử đồng chí Nguyễn Văn Chinh đến Tiểu khu Yên Bình để gây dựng cơ sở cách mạng. Trong thời gian hoạt động, đồng chí đã tuyên truyền giác ngộ về vai trò lãnh đạo, chủ trương và hoạt động của Đảng cho các đồng chí cán bộ nòng cốt trong Tiểu khu, giới thiệu một số quần chúng tích cực để tổ chức đảng xem xét, kết nạp, ba quần chúng ưu tú đầu tiên của xã Yên Bình được kết nạp vào Đảng gồm: Hoàng Văn Thanh (thôn Khao, là người con thuộc vùng đất Yên Thành ngày nay), Hoàng Văn Vi (thôn Luổng) và Hoàng Văn Uẩn (thôn Rịa). Đây là những quần chúng sớm được cách mạng giác ngộ, luôn đi tiên phong trong các phong trào cách mạng và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối cách mạng của Đảng, vận động xây dựng lực lượng vũ trang chủ yếu là lực lượng dân quân du kích tại chỗ. Cuối năm 1947, Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc, đồng thời chúng thực hiện âm mưu bao vây biên giới, dùng thổ phỉ để thực hiện chính sách chia rẽ các dân tộc, tuyên truyền “Chính phủ Hồ Chí Minh không còn nữa, chỉ còn một số Việt Minh, chúng ta phải cùng người Pháp đánh tan Việt Minh để cho các dân tộc thiểu số được tự trị”. Ngày 24/9/1947, một số kẻ xấu do tên Trảo Sành Phú cầm đầu xưng vua đã xúi giục đồng bào Dao huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì may và treo cờ trắng, chúng chém giết, cướp của, phá hoại tài sản của nhân dân các xã Khuôn Lùng, Tiên Nguyên, Yên Bình... gây ra vụ loạn cờ trắng. 15
  16. Khi loạn cờ trắng nổi lên, tại xã Khuôn Lùng có một đơn vị bộ đội Việt Minh (bộ đội Nam Hải) đóng quân ở đó dẹp loạn; tại thôn Khao, xã Yên Bình có ba người dân (ông Đồng, ông Kiên, ông Kiệm) đã bí mật lên xã Khuôn Lùng đón bộ đội Nam Hải xuống bảo vệ nhân dân xã Yên Bình và tuyên truyền, vận động, thuyết phục đồng bào hạ cờ trắng. Sau một thời gian tuyên truyền, giải thích chính sách cứu nạn, cứu đói cho toàn dân trong vùng “cờ trắng” và xây dựng hậu phương án ngữ không cho phỉ ở Hoàng Su Phì lấn ra; do có chủ trương và biện pháp đúng đắn, cán bộ, chiến sĩ được các bậc phụ lão có uy tín trong địa phương giúp đỡ, lại được nhân dân tỉnh ngộ và ủng hộ, hoạt động của lực lượng “cờ trắng” đã được ngăn chặn kịp thời. Cuối năm 1947, phong trào cách mạng ở Tiểu khu Yên Bình phát triển mạnh, số lượng đảng viên đủ điều kiện để thành lập chi bộ đảng nên Huyện ủy Bắc Quang đã quyết định thành lập Chi bộ Tiểu khu Yên Bình, đồng chí Hoàng Văn Tạo được chỉ định làm Bí thư Chi bộ, lúc này Chi bộ có 6 đảng viên sinh hoạt. Cùng với hoạt động của lực lượng cờ trắng, lợi dụng tình hình rối ren, bọn Quản Lộc âm mưu quay lại đánh chiếm Yên Bình, chúng phối hợp với bọn Voòng Sản ở Hoàng Su Phì và thổ phỉ gây ra nhiều vụ cướp của, giết người. Trong khi đó, Pháp tổ chức lực lượng quân ngụy có sĩ quan Pháp chỉ huy từ Nghĩa Đô phối hợp với Phỉ Quản Lộc từ Khuôn Lùng đánh ra Yên Bình hòng tiếp tục chiếm đóng và án ngữ ở Yên Bình. 16
  17. Ngày 10/4/1948, 300 quân địch do sĩ quan Pháp chỉ huy tấn công Yên Bình lần thứ nhất, nhân dân Yên Thành đã cùng nhân dân các xã thuộc Tiểu khu phối hợp cùng bộ đội tổ chức đánh địch, cuộc giao chiến giữa ta và địch diễn ra ác liệt, quân địch được trang bị vũ khí hiện đại nhưng trước quyết tâm chiến đấu của quân và dân ta, địch chưa chiếm được Yên Bình và đã rút lui theo đường Nghĩa Đô (Nay là Quốc lộ 279 đi qua xã Yên Thành), ta tiêu diệt 11 tên địch và thu được 2 hòm đạn, tuy mới làm tiêu hao được một phần sinh lực địch nhưng thắng lợi này thể hiện tinh thần chiến đẩu của anh em vệ quốc đoàn, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân trong vùng, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Với dã tâm chiếm đóng cho được Yên Bình, ngày 26/4/1948, quân địch từ Nghĩa Đô với quân số khoảng 400 tên phối hợp với bọn phản động địa phương do một tên sĩ quan Pháp chỉ huy đánh vào Yên Bình, với lợi thế về sức mạnh quân sự, địch chiếm được Yên Bình, đồng thời chúng mở rộng vùng kiểm soát ra xã Bằng Lang. Trước sức mạnh của quân địch, để bảo toàn lực lượng, bộ đội ta rút khỏi đồn Yên Bình về phục kích tại Bản Quảng (xã Xuân Giang). Sau khi chiếm được Yên Bình, chỉ trong một thời gian ngắn với các thủ đoạn tuyên truyền, mua chuộc, lôi kéo, chúng đã khống chế được hầu hết các thổ ty, địa chủ, lý trưởng, tổng lý và bọn lưu manh, côn đồ làm tay sai cho chúng chống phá cách mạng và đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng. 17
  18. Lúc này, dưới sự lãnh đạo của bộ đội Việt Minh và Ủy ban kháng chiến hành chính Tiểu khu Yên Bình, nhân dân các dân tộc Yên Thành đã thực hiện khẩu hiệu: “Vườn không, nhà trống”, “Không dao động và không ai theo địch”, nhân dân tản cư xuống các xã Bằng Lang, Xuân Giang, Tiên Yên, Yên Hà, Vĩ Thượng. Được sự giúp đỡ, cưu mang của nhân dân các xã, nhân dân Yên Thành đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tích trữ lương thực, thực phẩm, ủng hộ cho bộ đội đánh giặc ở đồn Yên Bình và chi viện cho các mặt trận. Cùng với việc củng cố lực lượng để đấu tranh chống giặc ngoại xâm, phát triển sản xuất để cứu đói, dưới sự điều hành của Ủy ban lâm thời xã Yên Bình và bộ đội Việt Minh, nhân dân Yên Thành đã tích cực tham gia các lớp “bình dân học vụ” mở vào buổi tối. Thông qua giải thích của bộ đội Việt Minh, nhân dân hiểu về chủ trương, đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng ta, qua đó mỗi người dân càng nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy tinh thần đoàn kểt trong công cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Bên cạnh đó, lối sống văn hoá lành mạnh, bài trừ các hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin... được đẩy mạnh; việc chăm sóc sức khoẻ, khám, chữa bệnh cho nhân dân dần được chú ý, nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào “vệ sinh là yêu nước”, làm chuồng trâu xa nhà... Tuy đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhân dân các đồng bào dân tộc Yên Thành luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo, tích cực xây dựng 18
  19. lực lượng, phát triển sản xuất và ủng hộ bộ đội kháng chiến. Trên mặt trận chống giặc ngoại xâm, do nằm ở vị trí hết sức chiến lược, Yên Bình trong đó có vùng đất Yên Thành là địa bàn diễn ra cuộc đấu tranh hết sức căng thẳng, ngày 01/6/1948, Liên khu 10 và tỉnh Hà Giang mở chiến dịch Yên Bình lần thứ nhất, sau nhiều ngày đêm chiến đấu quyết liệt giữa ta và địch đến ngày 09/6/1948 ta đánh đuổi địch khỏi xã Bằng Lang dồn địch về Yên Bình. Ngày 10/6/1948, tiểu đoàn 45 tiến công vị trí Phố Chừng và xã Yên Bình, do chủ quan, đơn vị dàn lực lượng đánh cả hai cứ điểm cùng một lúc nên kết quả chỉ làm tiêu hao một phần sinh lực địch mà chưa giành được Yên Bình. Trưa ngày 10/6/1948, địch cho máy bay bắn phá ác liệt khu vực xung quanh xã Yên Bình gây thêm nhiều tổn thất cho ta về người và tài sản. Tiếp đó, từ ngày 11 đến 13/6/1948, hàng chục phi cơ của Pháp liên tục bắn phá các điểm xung quanh đồn địch ở Yên Bình và thả hàng trăm dù tiếp tế trong đó có lương thực và vật liệu để lực lượng cố thủ ở đây xây dựng công sự chiến đấu kiên cố. Sau 15 ngày liên tục bao vây, tấn công, ta đã diệt, bắt sống và làm bị thương 300 tên, thu nhiều vũ khí, địch phải rút quân để củng cố tuyến Bảo Hà - Phố Ràng, Nghĩa Đô - Yên Bình nhằm ngăn chặn các đòn tấn công của ta. Nhằm phá kế hoạch thu đông của địch, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đầu tháng 10/1948, Bộ Tư 19
  20. lệnh Liên khu 10 và Tỉnh ủy Hà Giang quyết định mở chiến dịch xã Yên Bình lần thứ hai. Lực lượng tham gia có 1 tiểu đoàn chủ lực của Liên khu, 03 đại đội độc lập, 01 đại đội sơn pháo, 01 đại đội cảnh vệ và dân quân du kích địa phương. Ngày 05/10/1948, tiếng súng mở màn chiến dịch Yên Bình lần thứ hai bắt đầu, ta bắn 70 quả đại bác vào khu đồn địch ở Yên Bình làm một kho đạn nổ tung, 02 lô cốt bị sập, nhiều nhà ở của địch bị cháy, quân lính ở trong đồn hoảng loạn. Ở bên ngoài, các lực lượng của ta lần lượt tập kết tại các vị trí chuẩn bị xung phong, hình thành thế bao vây địch ở Yên Bình. Ngày 06/10/1948, ta tổ chức hai trận phục kích quân địch từ Nghĩa Đô tiếp viện cho Yên Bình. Một trận đánh ở thôn Khao (nay thuộc khu Nà Kẹm của thôn Yên Thượng, xã Yên Thành), một trận ở đèo Cú Phi, ta đã diệt tại chỗ 12 tên địch trong đó có 02 tên chỉ huy người Pháp và làm bị thương hàng chục tên khác. Ngày 07/10/1948, ta tổ chức cắt dây thép gai, đục tường, dùng thuốc nổ công phá và ném 120 quả lựu đạn vào đồn, sau đó quân ta mới đánh vào đồn, địch rút xuống hầm ngầm, ta và địch giao chiến ác liệt dưới hầm khoảng 20 phút. Địch rút ra cửa hậu hầm ngầm, định vòng lại đánh sau lưng quân ta nhưng ta đã phát hiện được âm mưu của địch nên đã dùng hoả lực bắn vào khu vực cửa hậu hầm ngầm của địch buộc chúng phải chùn lại, lực lượng bộ binh của ta nhanh chóng vượt tường ra ngoài. Kết quả, ta tiêu diệt được 40 tên địch (trong đó có 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2