Ghép cảnh và tạo hiêu ứng với COMBUSTION 3.0 phần 4
lượt xem 15
download
Trong phần 4 sẽ hướng dẫn bạn bổ sung tiêu đề cho đề án. Qua đó sẽ làm cho đoạn quảng cáo của bạn được thêm phần sinh động và nêu bật lên chủ đề. Độ khó 4/10 Nhấp đúp vào toán tử Composite để nó trở thành toán tử hiện hành. Sau đó, nhấp chọn Operator Paint… Sau khi nhấp chọn mục Paint thì mục này xuất hiện trong cây tiến trình. Lúc này, toán tử paint sẽ là toán tử hiện hành, nhấp chọn toán tử Paint. Sau đó nhấp chọn tab Toolbar và nhấp chọn công cụ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ghép cảnh và tạo hiêu ứng với COMBUSTION 3.0 phần 4
- GHÉP CẢNH VÀ TẠO HIỆU ỨNG VỚI COMBUSTION 3.0 (PHẦN 4) Trong phần 4 sẽ hướng dẫn bạn bổ sung tiêu đề cho đề án. Qua đó sẽ làm cho đoạn quảng cáo của bạn được thêm phần sinh động và nêu bật lên chủ đề. Độ khó 4/10 Nhấp đúp vào toán tử Composite để nó trở thành toán tử hiện hành. Sau đó, nhấp chọn Operator > Paint… Sau khi nhấp chọn mục Paint thì mục này xuất hiện trong cây tiến trình. Lúc này, toán tử paint sẽ là toán tử hiện hành, nhấp chọn toán tử Paint. Sau đó nhấp chọn tab Toolbar và nhấp chọn công cụ Rectangle Tool (Stroked or Filled). Công cụ này có biểu tượng hình vuông tô đầy. Nếu công cụ này chưa xuất hiện biểu tượngĠ thì nhấp vào nó cho đến khi hiện ra. Sau khi nhấp chọn công cụ xong, đưa vào khung hình của toán tử Composite. Kéo một đường chéo để tạo ra một hình chữ nhật như hình bên dưới. Nhấp chọn mục Filled Rectangle trong toán tử Composite. Tiếp theo, trong tab Paint Controls nhấp chọn nút Gradient và nhấp vào kiểu chuyển sắc xoáy vòng tròn, tức là chuyển sắc thứ 4 trong danh sách chuyển sắc.
- Tạo 2 nút chuyển sắc ở hai đầu của rãnh màu trong mục Opacity. Muốn tạo ra nút chuyển sắc, đưa trỏ chuột vào đầu hay cuối rãnh màu trong mục Opacity. Khi ấy trỏ chuột biến thành biểu tượng dấu cộng và dấu cộng nhỏ bên dưới. Nhấp vào để tạo nút, có thể nhấp vào nút và di chuyển đến bắt cứ vị trí nào trong rãnh màu. Khi đặt vị trí 2 nút chuyển sắc xong, nhấp chọn nút chuyển sắc ở cuối rãnh màu. Tiếp theo, đưa giá trị của mục Opacity về giá trị 35%. Lúc đó, khung hiển thị trong mục Gradient sẽ hiện lên kết quả hiệu chỉnh. Tùy theo giá trị của mục Opacity mà mục chuyển sắc từ đậm sang nhạt có mức độ khác nhau. Bây giờ, chọn màu cho nền của tiêu đề bằng cách nhấp chọn mục Modes. Sau đó, nhấp vào ô màu trong mục Background Color.
- Lúc này, hộp thoại Picker Color hiện ra, nhập thông số vào các mục như sau: Red: 100%, Green: 100% và Blue: 0% (thông số này là màu vàng). Chọn màu xong nhấp vào nút OK. Hình dưới là hình của việc hiệu chỉnh với nền của tiêu đề. Bây giờ, nhấp chọn mục Text và thiết đặt các mục trong mục này như sau: Font: VNI-Tubes và Font Size: 55. Sau đó nhập vào khung Text Editor hàng chữ THỂ THAO VÀ CUỘC SỐNG. Nhấp vào tiêu đề và di chuyển đến đặt vào nền như hình dưới. Sau đó, đưa trỏ chuột vào nút trên ở giữa, lúc đó trỏ chuột biến thành biểu tượng mũi tên hai chiều hướng lên. Nhấp và kéo lên để tăng kích cỡ chiều dọc của tiêu đề. Bây giờ, nhấp vào biểu tượng phía trước mục Text trong toán tử Paint để vô hiệu hóa nó. Sau đó nhấp chọn mục Filled Rectangle. Đưa thời gian hiện hành về thời điểm giây thứ 6.
- Nhấp vào nút Animate để bắt đầu thiết đặt keyframe cho mục nền của tiêu đề. Nhấp chọn tab Timeline, các mục hiệu chỉnh của mục Filled Rectangle đang ở trong tab này do mục này đang được chọn trong khung Workspace. Nhập thông số vào các mục như sau: X Position: -369.00 và Y Position: 423.00. Tiếp theo, dùng chuột kéo chọn hai mục X Position và mục Y Position. Sau đó, nhấp nút Add Key để thiết đặt keyframe cho mục này vào thời điểm giây thứ 6 này. Tiếp theo, đưa thời gian hiện hành lên thời điểm giây thứ 8. Vào thời điểm này nhập thông số vào các mục như sau: X Position: 354.80 và Y Position: 423.00. Đưa tiếp thời gian hiện hành lên thời điểm giây thứ 11. Từ thời điểm giây thứ 8 đến giây thứ 11, chúng ta sẽ cho nền tiêu đề đứng yên. Vì thế nhấp vào nút Add Key để tạo ra keyframe mà không thay đổi thông số. Chúng ta cũng có thể hiệu chỉnh đường di chuyển của nền tiêu đề trong màn hình quan sát. Tiếp theo, đưa thời gian hiện hành lên thời điểm 11 giây 29 frame.
- Vào thời điểm này, nhập thông số vào các mục như sau: X Position: 1082.00 và Y Position: 429.00. Lúc này, tiêu đề sẽ chạy ra khỏi màn hình quan sát. Sau đó, nhấp vào nút Animate để bỏ chọn nó và kết thúc việc thiết đặt cho nền của tiêu đề. Đưa thời gian hiện hành về thời điểm giây thứ 8. Bây giờ, nhấp vào biểu tượng phía trước của mục Text trong toán tử Paint ở khung Workspace. Sau đó, nhấp chọn mục Text. Lúc này các mục hiệu chỉnh của mục Text hiện lên trong tab Timeline. Nhập thông số vào các mục như sau: X Position: 56.00 và Y Position: 469.00. Tiếp theo, dùng chuột kéo chọn hai mục X Position và mục Y Position. Sau đó, nhấp vào nút Add Key để thiết đặt keyframe cho mục này vào thời điểm giây thứ 8 này. Nhấp vào nút Animate để bắt đầu thiết đặt keyframe cho mục nền của tiêu đề. Tiếp theo, đưa thời gian hiện hành lên thời điểm giây thứ 9. Vào thời điểm này, nhập thông số vào các mục như sau: X Position: 65.00 và Y Position: 340.00.
- Đưa tiếp thời gian hiện hành lên thời điểm giây thứ 11. Vào thời điểm này, nhấp chọn mục Opacity và nhấp nút Add Key để thiết đặt keyframe đầu tiên cho mục Opacity. Nếu không thấy mục Opacity, có thể di chuyển con chạy trong tab Timeline. Tiếp theo, đưa thời gian hiện hành lên thời điểm 11 giây 29 frame. Vào thời điểm này, nhập thông số vào mục Opacity là 0%. Sau đó, nhấp nút Animate để bỏ chọn nó và kết thúc việc thiết đặt cho tiêu đề. Bây giờ, bổ sung hiệu ứng vào toán tử Paint. Nhấp phải vào toán tử Paint, một trình đơn xuất hiện, nhấp chọn Operator > Particle. Lúc này, hiệu ứng Particle được bổ sung vào toán tử Paint và hiệu ứng Particle trở thành mục hiện hành.
- Nhấp chọn tab Particle Controls và nhấp tiếp vào nút Library. Trong mục Library. Tiếp theo, nhấp chọn hiệu ứng Shooting Star Trail, sau đó hiệu ứng này hiện lên trong màn hình kiểm tra của mục Particle. Sau khi nhấp chọn hiệu ứng xong, nhấp tab Toolbar. Trong tab Toolbar nhấp chọn công cụ Point Emitter Tool. Đưa trỏ chuột vào màn hình quan sát và nhấp vào vị trí bên trái của nền tiêu đề. Bây giờ, nhấp chọn tab Particle Controls. Sau đó nhập thông số vào các mục như sau: X Position: -31.00 và Y Position: 428.00. Nhấp nút Animate để bắt đầu thiết đặt keyframe cho mục hiệu ứng. Tiếp theo, đưa thời gian hiện hành lên thời điểm giây thứ 10.
- Vào thời điểm này, nhập thông số vào các mục như sau: X Position: 748.00 và Y: Position: 424.00. Sau đó, đưa thời gian hiện hành lên thời điểm giây thứ 11. Tiếp theo, nhập thông số vào các mục như sau: X Position: -31.00 và Y Position: 428.00. Sau đó, nhấp nút Animate để bỏ chọn nó và kết thúc việc thiết đặt cho hiệu ứng. Lúc này, nhấp chọn tab Timeline, sau đó nhập thông số vào mục Size giá trị là 500.00. Lưu ý: Lúc bấy giờ mục hiệu ứng Shooting Star Trail trong toán tử Paint phải đang được chọn. Khi ấy trong tab Timeline mới có các mục hiệu chỉnh của hiệu ứng này. Như vậy, việc thiết đặt và áp dụng hiệu ứng cho đề án đã hoàn tất. Nhấp vào nút Go to Start trên thanh điều khiển của màn hình hình quan sát để đưa thời gian hiện hành về thời điểm 0 giây. Bây giờ, xem kết quả bằng cách nhấp nút Play Forward trên thanh điều khiển của màn hình quan sát. Sau đây là các hình kết quả.
- Bây giờ diễn hoạt để giải phóng bộ nhớ của RAM để việc xem kết quả trong màn hình quan sát được nhanh hơn. Nhấp chọn File > Render to RAM…Hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + R.
- Lúc này khung Render to RAM hiện ra, thiết đặt các mục trong khung này theo ý của bạn, sau đó nhấp vào nút Process để diễn hoạt. Khi diễn hoạt giải phóng bộ nhớ RAM xong, xem kết quả để thấy sự khác biệt với lúc chưa diễn hoạt. Xem kết quả xong các bạn có thể xuất file. Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong việc sử dụng công cụ và áp dụng hiệu ứng với Combustion. Các bạn đã làm quen với chương trình Combustion qua 8 bài tập, như đã trình bày trong phần giới thiệu đây là TẬP 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG COMBUSTION trong bộ sách LÀM KỸ XẢO HÌNH VÀ TIẾNG VỚI COMBUSTION. Do tập 1 trình bày nhiều về lý thuyết làm cơ sở để học Combustion trong các tập trình bày tiếp theo nên bạn đọc sẽ gặp nhiều khó khăn (khó
- hiểu) và hơi chán. Hãy đón xem TẬP 2: TỰ HỌC COMBUSTION BẰNG HÌNH ẢNH và TẬP 3: CÁC HIỆU ỨNG ĐẶC BIỆT VỚI COMBUSTION để có nhiều bài tập minh họa hơn, với tập 2 và 3 các bạn sẽ hiểu rõ và củng cố những phần lý thuyết đã trình bày trong tập 1. Chúc các bạn thành công!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ghép cảnh và tạo hiệu ứng với Combustion P1
7 p | 181 | 32
-
Bài giảng Xử lý kỹ xảo với After Effect: Bài 4
45 p | 109 | 29
-
Ghép cảnh và tạo hiêu ứng với COMBUSTION 3.0 phần 2
9 p | 159 | 25
-
Ghép cảnh và tạo hiệu ứng với Combustion P2
9 p | 143 | 25
-
Ghép cảnh và tạo hiệu ứng với Combustion P3
7 p | 172 | 24
-
Ghép cảnh và tạo hiêu ứng với COMBUSTION 3.0 phần 1
6 p | 174 | 20
-
Mẹo hay giúp dễ dàng tạo hiệu ứng vui nhộn trên hình ảnh
8 p | 138 | 19
-
Ghép cảnh và tạo hiêu ứng với COMBUSTION 3.0 phần 3
15 p | 138 | 18
-
Ghép cảnh và tạo hiệu ứng với Combustion P4
7 p | 145 | 18
-
Ghép cảnh và tạo hiệu ứng với Combustion P5
7 p | 148 | 17
-
Ghép cảnh và tạo hiệu ứng với Combustion P6
7 p | 110 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn