Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
GIÁ TRỊ CỦA ĐỘT BIẾN GEN BRAF T1799A <br />
TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ NHÚ <br />
Hoàng Quốc Trường*, Ngô Minh Hạnh**, Lê Hữu Song* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNAC) là xét nghiệm thường quy trong chẩn đoán trước phẫu <br />
thuật đối với các u tuyến giáp. Tuy nhiên, có khoảng 15% các trường hợp không kết luận được. Đột biến gen <br />
braf T1799A là một trong các dấu ấn phân tử gần đây được cho là có giá trị trong hỗ trợ chẩn đoán ung thư <br />
tuyến giáp thể nhú (UTTGTN). <br />
Mục tiêu: So sánh độ nhạy (Se), độ đặc hiệu (Sp) của kỹ thuật ASB RealTime PCR phát hiện đột biến <br />
T1799A với FNAC trong chẩn đoán UTTGTN. <br />
Đối tượng và phương pháp: 45 mẫu nhân giáp được đưa vào nghiên cứu. Chẩn đoán cuối cùng dựa vào <br />
kết quả mô bệnh học sau phẫu thuật. Đột biến T1799A được xác định bằng kỹ thuật ASB RealTime PCR. Độ <br />
nhạy, đặc hiệu, chính xác của ASB RealTime PCR được xác định trên các mẫu FNAC có kết quả chẩn đoán mô <br />
bệnh học. <br />
Kết quả: Độ nhạy, đặc hiệu, chính xác của kỹ thuật ASB RealTime PCR so với FNAC được xác định tương <br />
ứng là 92,3%; 83,3%; 91,1% so với 90,5%; 33,3% và 88,8%. <br />
Kết luận: Xét nghiệm phát hiện đột biến gen braf T1799A kết hợp với FNAC sẽ làm tăng tính chính xác <br />
của kỹ thuật này trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú. <br />
Từ khóa: ung thư tuyến giáp thể nhú, FNAC, BRAF <br />
<br />
ABSTRACT <br />
THE VALUE OF BRAF T1799A MUTATION ANALYSIS <br />
IN THE DIAGNOSIS OF PAPILLARY THYROID CARCINOMA <br />
Hoang Quoc Truong, Ngo Minh Hanh, Le Huu Song <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 63 ‐ 67 <br />
Background: Fine‐needle aspiration cytology is routinely used before surgery of thyroid nodules. However, <br />
15% of FNAC are diagnosed as suspicious for malignancy and undetermined, so that the proportion of patients <br />
with inconclusive results in diagnosis. Recently, BRAF T1799A mutation is one of a valuable molecular markers <br />
in Papillary thyroid carcinoma. <br />
Aims: To compare sensitivity, specificity and accuracy of ASB RealTime PCR detecting T1799A mutation <br />
assay with that of FNAC in the diagnosis of papillary thyroid carcinoma. <br />
Patients and Methods: A total of 45 thyroid nodules from patients were prospectively analyzed for <br />
cytology. A final diagnosis was confirmed by histology after surgery. BRAF T1799A mutation was analysed by <br />
ASB RealTime PCR. A sensitivity, specificity and accuracy of ASB RealTime PCR assay were determined based <br />
on the results of histopathology. <br />
Results: Sensitivity, specificity and accuracy of ASB RealTime PCR assay was 92.3%; 83.3% and 91.1% <br />
compared with 90.5%; 33.3% and 88.8% which was determined by FNAC. <br />
Conclusions: BRAF T1799A mutation analysis when combined with FNAC can significantly improve <br />
*Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 <br />
**Viện nghiên cứu Y Dược Lâm sàng 108 <br />
Tác giả liên lạc: TS. Hoàng Quốc Trường ĐT: 0988709667 <br />
Email: hqtruong2002@yahoo.com <br />
<br />
62<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
FNAC diagnostic accuracy in the diagnosis of thyroid papillary carcinoma. <br />
Key words: papillary Thyroid carcinoma, FNAC, BRAF <br />
69%(3,10) nhưng chưa có một công trình công bố <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
nào cho thấy có sự xuất hiện của đột biến này ở <br />
Kỹ thuật chọc hút tế bào bằng kim nhỏ <br />
các tế bào tuyến giáp lành tính(4). Các kết quả <br />
(FNAC) là xét nghiệm tế bào học thường quy <br />
công bố trên thế giới đã khẳng định giá trị của <br />
trong chẩn đoán trước phẫu thuật ung thư tuyến <br />
đột biến này khi kết hợp với FNAC sẽ làm tăng <br />
giáp thể nhú (UTTGTN) với độ nhạy, độ đặc <br />
độ nhạy, độ đặc hiệu và tính chính xác của kỹ <br />
hiệu kỹ thuật tương ứng đạt 70−98% và <br />
thuật chẩn đoán này(8,16). Từ kết quả nghiên cứu <br />
55−100%(5). Đây là kỹ thuật đầu tay trong thực <br />
của đề tài tiềm năng mã số KC.10.TN.14/11‐15, <br />
hành lâm sàng, tuy nhiên, có tới 15−20% số <br />
chúng tôi đã xây dựng thành công kỹ thuật <br />
trường hợp không xác định được chẩn đoán và <br />
khuếch đại gen đặc hiệu alen kết hợp Blocker <br />
có khoảng 10–40% số mẫu bệnh phẩm được <br />
(ASB RealTime PCR) phát hiện đột biến gen braf <br />
chẩn đoán nghi ngờ hoặc không đủ tiêu chuẩn <br />
T1799A trong UTTGTN(9). Trong nghiên cứu <br />
xét nghiệm(2,15). Gần đây kết quả FNAC không <br />
này, chúng tôi đánh giá độ nhạy, đặc hiệu, tính <br />
xác định được đề xuất chia thành 3 nhóm: (1) <br />
chính xác của kỹ thuật ASB RealTime PCR xác <br />
Tổn thương tế bào nang tuyến giáp không xác <br />
định đột biến T1799A và so sánh với kỹ thuật <br />
định (follicular lesion of undetermined <br />
FNAC trong chẩn đoán UTTGTN. <br />
significance, FLUS); (2) Tế bào Hurthle; và (3) <br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Nghi ngờ ác tính (suspicious for malignancy), <br />
với tỉ lệ dự đoán ung thư tương ứng 5–10%, 20–<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
30%, và 50–75%(17). Việc phân loại trên với mục <br />
Mẫu chứng dương và chứng âm của nghiên cứu <br />
đích trả lời kết quả xét nghiệm tế bào học chính <br />
Dòng tế bào HT‐29 mang đột biến gen braf <br />
xác nhất. Tuy nhiên, trong số các trường hợp <br />
T1799A (ATCC, Mỹ). <br />
phẫu thuật loại bỏ nhân giáp thì chỉ có 8–56% <br />
Dòng tế bào HCT‐116 mang gen BRAF kiểu <br />
phát hiện có tế bào ác tính(1), do đó có rất nhiều <br />
dại (ATCC, Mỹ). <br />
bệnh nhân phải chịu cuộc phẫu thuật không cần <br />
thiết dẫn đến nguy cơ mắc thêm bệnh và thêm <br />
kinh phí điều trị(11). Những bệnh nhân có kết quả <br />
chẩn đoán FNAC không xác định thường trải <br />
qua một cuộc phẫu thuật hạn chế, cắt một phần <br />
tuyến giáp. Sau khi xác định là ung thư bằng kết <br />
quả giải phẫu bệnh, các bệnh nhân này sẽ phải <br />
chịu cuộc mổ thứ hai để cắt toàn bộ tuyến giáp <br />
nên chi phí điều trị là rất tốn kém. Hơn nữa, có <br />
1–3% số trường hợp chẩn đoán FNAC là âm tính <br />
giả nên bệnh nhân mất cơ hội được điều trị(14). Vì <br />
những lí do trên, việc phát triển các phương <br />
pháp chẩn đoán có độ nhạy, độ đặc hiệu cao hỗ <br />
trợ cho kỹ thuật FNAC chính xác hơn là vô cùng <br />
cấp thiết. <br />
Qua nghiên cứu người ta thấy đột biến gen <br />
braf T1799A là dấu ấn phân tử rất có giá trị trong <br />
chẩn đoán UTTGTN. Đột biến T1799A xuất hiện <br />
trong UTTGTN với tần suất giao động từ 29–<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
45 bệnh nhân được khám và chẩn đoán bệnh <br />
tại phòng xét nghiệm tế bào ‐ Bệnh viện Nội tiết <br />
Trung Ương và Khoa Giải phẫu bệnh lý, Bệnh <br />
viện TƯQĐ 108. Tất cả các bệnh nhân này vừa <br />
có kết quả tế bào học, vừa có kết quả mô bệnh <br />
học sau phẫu thuật. <br />
<br />
Cách lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm xác định <br />
đột biến gen braf T1799A <br />
Mỗi mẫu bệnh phẩm chọc hút được chia <br />
thành 2 phần: 1/2 được trải ra lam để chẩn <br />
đoán tế bào, 1/2 được chia sang ống eppendorf <br />
vô trùng để làm xét nghiệm phát hiện đột <br />
biến. Trong các trường hợp chọc hút tế bào mà <br />
lượng mẫu bệnh phẩm lấy ít sẽ loại khỏi <br />
nghiên cứu này. <br />
<br />
63<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Phương pháp tách chiết ADN tổng số từ các <br />
mẫu FNA <br />
Các mẫu chọc hút tế bào được rửa trong <br />
nước muối sinh lý 0,9% và được tiến hành tách <br />
chiết ADN tổng số theo quy trình của Hoàng <br />
Quốc Trường và cộng sự(6,7). <br />
Phương pháp phát hiện đột biến gen BRAF <br />
T1799A bằng kỹ thuật khuếch đại gen đặc <br />
hiệu alen kết hợp Blocker <br />
Trình tự primer và Blocker đặc hiệu phát <br />
hiện đột biến gen braf T1799A được thiết kế dựa <br />
trên các công trình đã công bố(16). Đột biến gen <br />
braf T1799A được xác định bằng kỹ thuật <br />
RealTime PCR kết hợp Blocker. Phản ứng được <br />
tiến hành với thể tích 20 μL, tỉ lệ các thành phần <br />
như sau: 2X PCR master mix SYBR Green (ABI), <br />
No.1: <br />
5ʹ‐CTGTTTTCCTTTACTTACT <br />
mồi <br />
ACACCTCAGAT‐ 3’ (0,375 pM), mồi đặc hiệu <br />
alen No.2: 5’‐CCCACTCCATCGAGATTTCT‐ 3’ <br />
(0,375 pM) và 300 pM Blocker: 5’‐<br />
CATCGAGATTTCAC TGTAGCTAGA‐PO4‐3’. <br />
2,5 μL ADN tổng số và 0,5 μL nước cho phản <br />
ứng RealTime PCR. Phản ứng khuếch đại gen <br />
đặc hiệu alen kết hợp Blocker được thực hiện <br />
trên máy RealTime PCR 7500, Mỹ với chu kỳ <br />
nhiệt như sau: 50°C/5 phút; 95°C/10 phút, 45 chu <br />
kỳ (95°C/15 giây, 60°C/1 phút). Do việc thiết kế <br />
trình tự mồi đặc hiệu alen kết hợp sử dụng <br />
Blocker, phản ứng khuếch đại gen sẽ chỉ xẩy ra <br />
trên mạch khuôn ADN mang điểm đột biến và <br />
được hiển thị ngay sau mỗi chu kỳ nhiệt của <br />
phản ứng qua việc ghi nhận tín hiệu huỳnh <br />
quang của SYBR Green. Trong khi, các mẫu <br />
không có tín hiệu huỳnh quang là các mẫu kiểu <br />
dại không chứa đột biến gen braf T1799A(18). <br />
Phương pháp xác định trình tự axit nucleic <br />
Để kiểm định độc lập sự có mặt đột biến gen <br />
braf T1799A trong mẫu chuẩn dương HT‐29 và <br />
các mẫu bệnh phẩm FNAC chúng tôi tiến hành <br />
giải trình tự trực tiếp đoạn gen bằng cặp mồi (mồi <br />
No.1: <br />
5ʹ‐<br />
CTGTTTTCCTTTACTTACTACACCTCAGAT‐ <br />
<br />
64<br />
<br />
3’, mồi No.3: 5’‐CAACTGTTCAA ACTGATGGG‐ <br />
3’), trên hệ thống máy CEQ 8800 sequencer <br />
(Beckman Coulter, Mỹ). Kết quả giải trình tự <br />
được phân tích bằng phần mềm BioEdit và công <br />
cụ so sánh trình tự trực tuyến Blast search <br />
(http://blast.ncbi.nlm.nih.gov/Blast.cgi). <br />
<br />
Phương pháp đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu, <br />
chính xác của kỹ thuật ASB RealTime PCR <br />
phát hiện đột biến T1799A <br />
Độ nhạy của kỹ thuật được tính theo công <br />
thức sau: <br />
Độ nhạy =(TP/(TP + FN)) x 100. <br />
Độ đặc hiệu của kỹ thuật được tính theo <br />
công thức sau: <br />
Độ đặc hiệu =(TN/(TN + FP)) x 100. <br />
Độ chính xác của kỹ thuật được tính theo <br />
công thức sau: <br />
Độ chính xác =((TP + TN)/(TP + TN + FP + <br />
FN)) x 100. <br />
Trong đó: TP: Là các mẫu FNAC phát hiện dương tính <br />
với đột biến T1799A và kết quả chẩn đoán mô bệnh học <br />
là ung thư tuyến giáp thể nhú; FP: Là các mẫu FNAC <br />
phát hiện dương tính với đột biến T1799A nhưng kết <br />
quả mô bệnh học là lành tính; TN: Là các mẫu FNAC <br />
âm tính với đột biến T1799A và kết quả chẩn đoán mô <br />
bệnh học là lành tính; FN: Là các mẫu FNAC âm tính <br />
với đột biến T1799A và kết quả chẩn đoán mô bệnh học <br />
là ung thư tuyến giáp thể nhú. <br />
<br />
Phân tích và xử lý số liệu <br />
Số liệu nghiên cứu được tổng hợp và xử lý <br />
theo phương pháp thống kê y học sử dụng phần <br />
mềm STAT 7.0 và STAVIEW 4.57. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Kết quả chẩn đoán tế bào bằng kỹ thuật <br />
FNAC <br />
Bảng 1. Kết quả chẩn đoán tế bào bằng kỹ thuật <br />
FNAC và mô bệnh học. <br />
Bướu giáp lành tính<br />
Nghi ngờ carcinôm<br />
Carcinôm TG<br />
Tổng số<br />
<br />
FNAC<br />
3<br />
5<br />
37<br />
45<br />
<br />
Mô bệnh học<br />
6<br />
0<br />
39<br />
45<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
Nhận xét: Sự phù hợp giữa mô bệnh học và <br />
FNAC là 40/45 (88,9%), có 5 bệnh nhân được <br />
chẩn đoán là nghi ngờ bằng FNAC, trong 5 BN <br />
này có 3 BN là UTTGTN, còn lại 2 BN là u tuyến <br />
giáp lành tính. <br />
<br />
Kết quả phát hiện đột biến gen braf <br />
T1799A bằng kỹ thuật ASB RealTime PCR <br />
trên các mẫu FNAC <br />
Bảng 2. Kết quả phát hiện đột biến T1799A trên 45 <br />
mẫu bệnh phẩm FNAC. <br />
Kết quả chẩn đoán<br />
FNAC<br />
Bướu nang tuyến<br />
giáp<br />
Nghi ngờ carcinôm<br />
Carcinôm TG<br />
Tổng số (n, %)<br />
<br />
BRAF T1799A<br />
(+) (n, %)<br />
2 (66,6)<br />
<br />
BRAF T1799A<br />
(-) (n, %)<br />
1 (33,3)<br />
<br />
3 (60)<br />
32 (86,5)<br />
37 (82,2)<br />
<br />
2 (40)<br />
5 (13,5)<br />
8 (17,8)<br />
<br />
Nhận xét: Như vậy, trên 45 mẫu FNAC <br />
chúng tôi phát hiện được 37 mẫu có đột biến gen <br />
braf T1799A. Tỷ lệ đột biến gen braf T1799A ở <br />
nhóm UTTG cao hơn so với 2 nhóm còn lại. <br />
<br />
Giá trị của đột biến gen braf T1799A trong <br />
chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nhú <br />
Bảng 3. So sánh độ nhạy, đặc hiệu, chính xác của kỹ <br />
thuật ASB RealTime PCR phát hiện đột biến T1799A <br />
với kỹ thuật FNAC trong chẩn đoán UTTGTN. <br />
Phương pháp chẩn Độ nhạy<br />
đoán<br />
ASB RealTime PCR<br />
92,3<br />
FNAC<br />
90,5<br />
<br />
Độ đặc<br />
hiệu<br />
83,3<br />
33,3<br />
<br />
Độ chính<br />
xác<br />
91,1<br />
88,8<br />
<br />
Nhận xét: Độ chính xác, độ nhạy và độ đặc <br />
hiệu của kỹ thuật ASB RealTime là cao hơn so <br />
với FNAC trong chẩn đoán UTTGTN (91,1%, <br />
92,3% và 83,3% so với 88,8%, 90,5% và 33,3%). <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Đột biến gen braf là một trong những dấu ấn <br />
phân tử giúp chẩn đoán phát hiện UTTGTN với <br />
độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng 80% và 99,7% <br />
khi kết hợp với kỹ thuật chẩn đoán tế bào(13). Xác <br />
định được đột biến gen braf T1799A sẽ giúp hạn <br />
chế các trường hợp chẩn đoán UTTGTN bị bỏ <br />
sót bởi kỹ thuật FNAC, nâng cao chất lượng <br />
chẩn đoán, theo dõi và quản lý bệnh nhân. Giá <br />
trị chẩn đoán xác định của các dấu ấn SHPT khi <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
kết hợp với chẩn đoán tế bào sẽ đem lại lợi ích <br />
cho bệnh nhân trong các trường hợp bắt buộc <br />
phải phẫu thuật, phẫu thuật triệt để phòng <br />
chống ung thư tái phát. <br />
Trong chẩn đoán ban đầu, giá trị lớn nhất <br />
của dấu ấn phân tử này được thể hiện trong việc <br />
hỗ trợ kỹ thuật FNAC chẩn đoán chính xác hơn, <br />
đặc biệt trong các trường hợp chẩn đoán nghi <br />
ngờ hoặc không xác định. Trong công trình công <br />
bố bởi Suk Kyeong Kim và cộng sự năm 2011 <br />
cho thấy, trong số 865 trường hợp FNAC u <br />
tuyến giáp, 504, 141, 54, 140, 10 và 16 được chẩn <br />
đoán là bướu nhân, nghi ngờ, nghi ngờ ung thư, <br />
ung thư, nghi ngờ ung thư tuyến giáp thể nang <br />
và không đủ tiêu chuẩn. Thì tỉ lệ phát hiện đột <br />
biến T1799A trên các nhóm được chẩn đoán <br />
FNAC tương ứng: 0% với nhóm bướu nhân, <br />
45/141 (31,9%) với nhóm nghi ngờ, 46/54 (85,2%) <br />
với nhóm nghi ngờ ung thư, 129/140 (92,1%) với <br />
nhóm ung thư và 1/10 (10%) với nhóm nghi ngờ <br />
ung thư tuyến giáp thể nang. Đặc biệt trong số <br />
45 trường hợp nghi ngờ phát hiện có đột biến <br />
T1799A, 30 trường hợp được làm xét nghiệm mô <br />
bệnh học sau mổ xác định 29 ca là UTTGTN và 1 <br />
ca là hạch viêm quá sản(12). Trong nghiên cứu <br />
của chúng tôi với 45 mẫu FNAC thì có 37, 5, 3 <br />
mẫu được chẩn đoán là carcinôm tuyến giáp, <br />
nghi ngờ carcinôm và bướu nang. Tỷ lệ phát <br />
hiện đột biến T1799A trên các mẫu này tương <br />
ứng là 32/37 (86,5%) carcinôm tuyến giáp, 3/5 <br />
(60%) nghi ngờ carcinôm và 2/3 (66,7%) bướu <br />
nang. Trong khi kết quả hồi cứu mô bệnh học có <br />
39/45 (86,7%) carcinôm thể nhú và 6/45 (13,3%) <br />
bướu tuyến giáp lành tính, tương ứng với tỉ lệ <br />
phát hiện đột biến T1799A là 36/39 (92,3%) và <br />
1/6 (16,7%) (Bảng 1, 2 và Phụ lục 1). Trong số 05 <br />
mẫu FNAC chẩn đoán nghi ngờ carcinôm có 03 <br />
mẫu phát hiện đột biến T1799A, phù hợp kết <br />
quả mô bệnh học carcinôm thể nhú. 2/3 mẫu <br />
FNAC bướu nang dương tính với đột biến <br />
T1799A, xét nghiệm mô bệnh học xác nhận 01 <br />
mẫu bướu tuyến giáp lành tính và 01 mẫu vi <br />
carcinôm thể nhú. Như vậy, kết quả nghiên cứu <br />
của chúng tôi cũng tương tự như những nghiên <br />
cứu trước đây. Từ những kết quả đó cho thấy độ <br />
<br />
65<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
nhạy của ASB RealTime PCR thấp hơn so với <br />
FNAC (92,1% so với 97,6%), nhưng độ đặc hiệu <br />
thì cao hơn (83,3% so với 33,3%) và độ chính xác <br />
cũng cao hơn (90,9% so với 89,4%). <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Xét nghiệm phát hiện đột biến gen braf <br />
T1799A nên được kết hợp với FNAC trong thực <br />
hành lâm sàng chẩn đoán ung thư tuyến giáp <br />
thể nhú. <br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
11.<br />
12.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Baloch ZW, LiVolsi VA, Asa SL, Rosai J et al (2008). Diagnostic <br />
terminology and morphologic criteria for cytologic diagnosis <br />
of thyroid lesions: a synopsis of the National Carcinôm <br />
Institute Thyroid Fine‐Needle Aspiration State of the Science <br />
Conference. Diagn Cytopathol, 36:425–437. <br />
Cooper DS, Doherty GM, Haugen BR et al (2006). <br />
Management guidelines for patients with thyroid nodules and <br />
differentiated thyroid carcinôm. Thyroid, 16:109–142. <br />
Cooper DS, Doherty GM, Haugen BR, Kloos RT et al (2006). <br />
Management guidelines for patients with thyroid nodules and <br />
differentiated thyroid carcinôm, Thyroid, 16:109–142. <br />
Fukushima T, Suzuki S, Mashiko M, Ohtake T et al (2003). <br />
BRAF mutations in papillary carcinôms of the thyroid. <br />
Oncogen, 22: 6455‐6457. <br />
Gharib H & Goellner JR (1993). Fine‐needle aspiration biopsy <br />
of the thyroid: an appraisal. Annals of Internal Medicine, pp. <br />
282–289. <br />
Hoàng Quốc Trường và cs (2011). Chẩn đoán nhanh vi khuẩn <br />
lao kháng rifampicin bằng kỹ thuật khuếch đại gene đa mồi <br />
đặc hiệu alen. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 6(5):74–79. <br />
Hoàng Quốc Trường và cs (2012). Nghiên cứu xây dựng quy <br />
trình phát hiện đột biến gen braf T1799A trong ung thư tuyến <br />
giáp thể nhú bằng kỹ thuật ASB RealTime PCR. Tạp chí Y‐<br />
Dược học Quân sự, 37: 20 – 25. <br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
17.<br />
<br />
Kim SK, Hwang TS, Yoo YB, Han HS, Kim DL, et al (2011). <br />
Surgical Results of Thyroid Nodules according to a <br />
Management Guideline Based on the BRAFV600E Mutation <br />
Status. J Clin Endocrinol Metab, 96(3): 658 – 64. <br />
Lang AH et at (2011). Optimized Allele‐Specific RealTime PCR <br />
assays for the detection of common mutations in KRAS and <br />
BRAF. The Journal of Molecular Diagnostics, 13(1): 23 – 28. <br />
M Xing (2005). BRAF mutation in thyroid carcinôm. <br />
Endocrine‐Related Carcinôm, 12: 245‐262. <br />
Mazzaferri EL (1993). Management of a solitary thyroid <br />
nodule. N Engl J Med, 328:553–559. <br />
Nikiforov YE, Steward DL, Robinson‐Smith T, et al (2009). <br />
Molecular testing for mutations in improving the fine needle <br />
aspiration diagnosis of thyroid nodules. Journal of Clinical <br />
Endocrinology and Metabolism, 94: 2092–2098. <br />
Pacini F et al (2010). Impact of Proto‐Oncogene Mutation <br />
Detection in Cytological Specimens from Thyroid Nodules <br />
Improves the Diagnostic Accuracy of Cytology. J Clin <br />
Endocrinol Metab, 95(3):1365– 369. <br />
Robertson ML, Steward DL, Gluckman JL, Welge J (2004). <br />
Continuous laryngeal nerve integrity monitoring during <br />
thyroidectomy: does it reduce risk of injury? Otolaryngol. <br />
Head Neck Surg, 131:596–600. <br />
Sclabas GM, Staerkel GA, Shapiro SE, Fornage BD, et al (2003). <br />
Fine‐needle aspiration of the thyroid and correlation with <br />
histopathology in a contemporary series of 240 patients. Am J <br />
Surg, 186: 702–709. <br />
Xing M et al (2005). BRAF mutation predicts a poorer clinical <br />
prognosis for papillary thyroid carcinôm. J Clin Endocrinol <br />
Metab, 90: 6373‐6379. <br />
Yassa L, Cibas ES, Benson CB, Frates MC, Doubilet <br />
PM,Gawande AA, Moore Jr FD, Kim BW, Nose´ V, Marqusee <br />
E, Larsen PR, Alexander EK (2007). Long term assessment of a <br />
multidisciplinary approach to thyroid nodule diagnostic <br />
evaluation. Carcinôm, 111:508–516. <br />
<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo <br />
<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
<br />
18‐06‐2013 <br />
20‐06‐2013 <br />
15–07‐2013 <br />
<br />
<br />
<br />
66<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />