intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giá trị của sinh thiết kim dưới hướng dẫn của CT Scan trong chẩn đoán khối u phổi

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

69
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm đánh giá khả năng chẩn đoán các khối u phổi bằng sinh thiết xuyên hành ngực dưới hướng dẫn của CTScan. Nghiên cứu tiến hành trên các bệnh nhân có tổn thương u, dạng u tại phổi trên phim CT scan mà không có chống chỉ định đối với thủ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo đề tài qua bài viết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giá trị của sinh thiết kim dưới hướng dẫn của CT Scan trong chẩn đoán khối u phổi

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br /> <br /> GIÁ TRỊ CỦA SINH THIẾT KIM DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA CT SCAN TRONG CHẨN<br /> ĐOÁN KHỐI U PHỔI<br /> Nguyễn Quang Hưng*, Vi Trần Doanh*, Lê Anh Quang*, Trần Bảo Ngọc**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Đánh giá khả năng chẩn ñoán các khối u phổi bằng sinh thiết xuyên hành ngực dưới hướng dẫn của CT<br /> Scan.<br /> Đối tượng và phương pháp: Các bệnh nhân có tổn thương u, dạng u tại phổi trên phim CT scan mà không có chống<br /> chỉ ñịnh ñối với thủ thuật. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thời gian: 8/2009 ñến 9/2010.<br /> Kết quả: Các khối u phổi gặp chủ yếu ở tuổi trên 50 (88,1%); nam nhiều hơn nữ (2,8/1), 92,9% có u trên 3cm. Có 4<br /> ca phải làm thủ thuật 2 lần (9,5%). 19 ca (45,2%) dương tính trên tế bào (rất ñặc hiệu cho viêm lao). 37/42 (88,1%)<br /> trường hợp dương tính trên mô bệnh học. 85,8% phân loại mô học ñược (loại tế bào vảy cao nhất). 4 trường hợp (9,5%)<br /> tràn khí màng phổi mức ñộ nhẹ. Không gặp các tai biến khác.<br /> Kết luận: Kỹ thuật này có giá trị cao trong chẩn ñoán: 85,8% số ca ác tính phân loại ñược típ mô học. Các tai biến<br /> của kỹ thuật thấp, có thể chấp nhận ñược.<br /> Từ khóa: Sinh thiết phổi, CT Scan, u phổi.<br /> ABSTRACT<br /> <br /> VALUE OF CT-GUIDED PERCUTANEOUS FINE NEEDLE ASPIRATION BIOPSY<br /> IN DIAGNOSIS LUNG TUMOURS<br /> Nguyen Quang Hung, Vi Tran Doanh, Le Quang Anh, Tran Bao Ngoc<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010: 364 - 368<br /> Aim: To assess the safety, yield and utility of percutaneous CT-guided biopsy in diagnosing lung tumours.<br /> Methods: We reviewed 42 CT-guided biopsy with lung tumours without contraindications. From Aug, 2009 to Sep,<br /> 2010.<br /> Results: 42 patients included this study; 88.1% over 50 years; male/female ratio 2.8/1; 92.9% tumours diameter over<br /> 3 cm. 4 patients for two times technique. 19 patients (45.2%) possitive of FNA (specificity in tuberculosis lesion). 37/42<br /> (88.1%) positive histological. 85.8% malignat neoplasms divided into subtype others (6 patients not classified).<br /> Complications were pneumothorax including 4 patienst (9.5%) with light level.<br /> Conclusion: CT-guided biopsy was high value in diagnosing: 100% patients obtained definitive diagnosis, among<br /> malignant tumors had 92.45% patients who obtained histological diagnosis. This technique was quite safety and<br /> accetable.<br /> Key words: CT scan, percutaneous biopsy, lung tumours.<br /> <br /> Chuyên ñề Ung Bướu<br /> <br /> 364<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Theo công bố của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế năm 2010, ước tính có 12.700.000 các trường<br /> hợp ung thư mới mắc và 7.600.000 ca tử vong do ung thư xảy ra trong năm 2008, trong ñó 56% trường hợp<br /> mới và 63% số ca tử vong xảy ra trong khu vực kém phát triển. Ung thư phổ biến nhất toàn cầu (1.610.000<br /> trường hợp, 12,7%), tiếp theo là ung thư vú (10,9%) và ung thư ñại trực tràng (9,7%). Và tỷ lệ tử vong do<br /> ung thư phổi cũng cao nhất (18,2%), tiếp theo là ung thư dạ dày (9,7%) và ung thư gan (9,2%).<br /> Tại Hội thảo Ung thư quốc gia lần thứ XV tại Hà Nội cho biết: tỷ lệ mới mắc ung thư phổi ở nam giới<br /> là 14.652 ca/năm ñứng thứ nhất, còn ở nữ giới là 5.709 ca, xếp thứ ba. Và tỷ lệ mới mắc của các loại ung<br /> thư tăng nhiều so với năm 2000, trong ñó ñặc biệt là ung thư phổi.<br /> Như vậy, trước một tổn thương dạng khối tại phổi, chúng ta phải chẩn ñoán xác ñịnh tính chất u lành<br /> hay ung thư. U lành có thể là u lao, u tuyến phế quản; tổn thương giả u như viêm phổi, áp xe… ñối với u<br /> *<br /> <br /> Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên; ** Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên<br /> Địa chỉ liên lạc: ThS. Nguyễn Quang Hưng. Email: hungub@gmail.com<br /> <br /> ác, phải ñịnh típ mô học ung thư giúp xác ñịnh chiến lược ñiều trị và tiên lượng thời gian sống thêm.<br /> Để lấy bệnh phẩm từ khối ở phổi ñể xác ñịnh bản chất ta có nhiều phương pháp, song tuyệt ñối chính<br /> xác vẫn là nội soi ống mềm rối bấm sinh thiết, song ñây là thủ thuật kỹ thuật khó, không phải nơi nào cũng<br /> thực hiện ñược. Do ñó, tại nhiều khoa và trung tâm ung bướu, các thầy thuốc ñã tiến hành chọc hút tế bào<br /> FNA hoặc sinh thiết kim quan thành ngực dưới hướng dẫn của CT scan, siêu âm, PET/CT (nếu các tổn<br /> thương < 1 cm) ñã thu ñược nhiều kết quả ñáng khích lệ. Sinh thiết phổi dưới hướng dẫn của CT ñược sử<br /> dụng rộng rãi nhất vì có thể tiếp cận nhiều vị trí u trong phổi. Tuy nhiên, thủ thuật này có thể có một số tai<br /> biến như: Tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, ho máu, ñau ngực…<br /> Trên thế giới, từ năm 1982, Fink ñã tiến hành thủ thuật này. Tại Việt Nam, ñã có một số tác giả<br /> nghiên cứu và báo cáo kết quả như Đoàn Phương Lan (2003), Ngô Quí Châu (2005), Đoàn Trung Hiệp<br /> (2009). Tại Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành kỹ thuật này từ năm 2008. Để tổng kết, rút kinh nghiệm công<br /> việc của mình, chúng tôi tổng kết tóm tắt 1 năm thực hiện kỹ thuật nhằm:<br /> 1. Đánh giá khả năng chẩn ñoán bản chất các u phổi của sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn<br /> của CT scan.<br /> 2. Nhận xét một số lợi ích và tai biến của thủ thuật.<br /> ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Là các bệnh nhân ñược xác ñịnh có tổn thương dạng khối tại phổi trên CT, mà chưa từng ñược chẩn<br /> ñoán và không có chống chỉ ñịnh thủ thuật.<br /> Kim sinh thiết: Prescisa cỡ 18G.<br /> Máy CT scan High Speed 1 dẫy ñầu dò của Hoa Kỳ.<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.<br /> Địa ñiểm: Tại khoa U bướu và khoa Xquang, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.<br /> Thời gian: Từ tháng 8/2009 ñến tháng 9/2010.<br /> Cỡ mẫu: Là tất cả các bệnh nhân làm thủ thuật trong thời gian trên, chúng tôi lấy ñược 42 trường hợp.<br /> Cách thức tiến hành<br /> Các bệnh nhân ñến khám, ñược chụp CT phát hiện khối tại phổi, sau khi giải thích về thủ thuật sinh<br /> thiết, bệnh nhân ñược làm các xét nghiệm cần thiết.<br /> Chuẩn bị thủ thuật: Đặt bệnh nhân tuỳ vị trí u. Chụp CT xác ñịnh vùng có u. Dán lá kim xác ñịnh vị trí<br /> chọc. Xác ñịnh góc chọc, ñộ sâu. Vô cảm bằng gây tê thấm lớp bằng lidocain (ñường kim tiêm thuốc tê<br /> ñúng theo hướng kim chọc sinh thiết).<br /> Thủ thuật: Tiến hành ñưa kim vào u theo hướng ñã xác ñịnh tới rìa u rồi dừng lại và chụp CT kiểm tra<br /> kim ñã vào trong u. Tiến hành bấm sinh thiết u nhiều mảnh (3 - 5 mảnh) tại các ñộ sâu khác nhau và các<br /> <br /> Chuyên ñề Ung Bướu<br /> <br /> 365<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br /> <br /> hướng khác nhau, kết thúc thì sinh thiết u bằng thủ thuật vừa hút, vừa xoay xyranh 20 ml. Dán kín lỗ kim<br /> trên da. Mảnh bệnh phẩm lấy ñược ñược phết lên 02 lam kính ñể ñọc tế bào, rối cố ñịnh trong lọ ñựng<br /> formol 10% ñể làm mô bệnh học. Sau khi hút xong, chụp CT lại kiểm tra. Sau ñó cho bệnh nhân nằm<br /> nghiêng về bên ñối diện với bên chọc ñể giảm tràn khí.<br /> Theo dõi: Bệnh nhân ñược chụp xquang lồng ngực sau 2 giờ sinh thiết và theo dõi sát trong 24 giờ<br /> ñầu.<br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> Bảng 1. Đặc ñiểm về tuổi<br /> Nhóm tuổi<br /> <br /> Bệnh nhân<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Dưới 50 tuổi<br /> <br /> 5<br /> <br /> 11,9<br /> <br /> Từ 50 ñến 60<br /> <br /> 18<br /> <br /> 42,9<br /> <br /> Từ 60 ñến 70<br /> <br /> 15<br /> <br /> 35,7<br /> <br /> Trên 70 tuổi<br /> <br /> 4<br /> <br /> 9,5<br /> <br /> Nhận xét: 42 bệnh nhân có tuổi trung bình 65,4 tuổi (trong khoảng từ 36 tới 75 tuổi). Nhóm tuổi từ 50<br /> ñến 70 tuổi là chủ yếu, tới 78,6%. Trong ñó tỷ lệ nam/nữ là 2,8/1 (31 bệnh nhân nam). Kết quả này phù hợp<br /> với các kết quả nghiên cứu khác. Điều này khẳng ñịnh, tỷ lệ người cao tuổi hơn mắc ung thư phổi (phải<br /> chăng do tuổi thọ ñược nâng cao) và ñang có sự tăng lên ở nữ giới.<br /> Bảng 2. Kích thước u phổi trên CT<br /> Kích thước<br /> <br /> Bệnh nhân<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Dưới 3 cm<br /> <br /> 3<br /> <br /> 7,1<br /> <br /> 3 ñến 6 cm<br /> <br /> 28<br /> <br /> 66,7<br /> <br /> Trên 6 cm<br /> <br /> 11<br /> <br /> 26,2<br /> <br /> Nhận xét: Rất ít trường hợp có u dưới 3 cm (7,1%), còn lại chủ yếu từ 3 cm trở lên (với 92,9%). Độ<br /> dao ñộng của khối u từ 2,7 - 12,5 cm. Kết quả này phù hợp với kết quả của Đoàn Trung Hiệp, Trần Đăng<br /> Khoa. Như vậy, các bệnh nhân tới viện khám rất muộn, khi tổn thương ñã khá to. Các kết quả của các tác<br /> giả ñều cho thông số thấp hơn chúng ta, về tuổi cũng như về kích thước khối u. Phải chăng, ý thức tự phát<br /> hiện cũng như các phương tiện hiện ñại làm cho sự phát hiện bệnh của họ sớm hơn.<br /> Bảng 3. Phân loại hạch trên CT<br /> GĐ hạch<br /> <br /> Bệnh nhân<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> N0<br /> <br /> 10<br /> <br /> 23,8<br /> <br /> N1<br /> <br /> 22<br /> <br /> 52,4<br /> <br /> N2<br /> <br /> 6<br /> <br /> 14,3<br /> <br /> N3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 9,5<br /> <br /> Nhận xét: Có 10 trường hợp không phát hiện hạch trên CT, và 32/42 (76,2%) bệnh nhân có hạch từ<br /> N1 ñến N3. Điều này phải chăng phù hợp với các trường hợp khối u lớn hơn 3cm. Nhưng chúng tôi không<br /> thấy tỷ lệ thuận của khối u so với giai ñoạn hạch, phải chăng ñiều này phụ thuộc vào thể mô học của u<br /> nguyên phát là chính. Tác giả Nakajima dùng PET/CT phát hiện hạch ở 100% bệnh nhân có u phổi, do ñó<br /> trong phim CT có thể vẫn có bỏ sót các tổn thương hạch nhỏ, sâu.<br /> Bảng 4. Số lần sinh thiết so với u<br /> KT u<br /> Số lần làm<br /> Một lần thủ<br /> thuật<br /> <br /> Dưới<br /> 3cm<br /> <br /> 3-6<br /> cm<br /> <br /> Trên<br /> 6cm<br /> <br /> Tổng<br /> số<br /> <br /> 0<br /> <br /> 27<br /> <br /> 11<br /> <br /> 38<br /> <br /> Chuyên ñề Ung Bướu<br /> <br /> 366<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Hai lần thủ<br /> thuật<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 4<br /> <br /> Nhận xét: Tất cả các trường hợp u dưới 3cm, chúng tôi ñều phải làm 2 lần sinh thiết, 1 trường hợp u<br /> lớn hơn cũng phải làm 2 lần. Tỷ lệ làm lần 2 của chúng tôi là 4/42 trường hợp (9,5%). Kết quả của chúng tôi<br /> cao hơn tác giả Đỗ Trung Hiệp. Có thể do một số nguyên nhân: vị trí quá khó tiếp cận; u nhỏ di ñộng theo<br /> nhịp thở nên sự chọc kim chính xác cũng gặp nhiều khó khăn.<br /> Bảng 5. Kết quả tế bào học<br /> Kết quả<br /> <br /> Bệnh nhân<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Viêm lao<br /> <br /> 3<br /> <br /> 5,1<br /> <br /> Viêm không ñặc hiệu<br /> <br /> 20<br /> <br /> 47,6<br /> <br /> Ung thư biểu mô<br /> <br /> 19<br /> <br /> 45,3<br /> <br /> Nhận xét: Tỷ lệ ñọc kết quả là ung thư của tế bào chỉ là 45,3%, không phù hợp với kết quả CT, hay<br /> nói cách khác ñộ nhạy, cũng như ñộ ñặc hiệu thấp. Điều này phải chăng do mảnh bệnh phẩm bé, hoặc do<br /> kỹ thuật phết lam kính, hoặc do sự bảo quản, kỹ thuật nhuộm lam kính. Tác giả Fassia cho kết quả FNA rất<br /> cao, với ñộ nhạy 96,3%, ñộ ñặc hiệu 100%, với 3 trường hợp âm tính giả. Như vậy, chất lượng bệnh phẩm<br /> của chúng tôi có thể chưa thực sự ñạt yêu cầu, và chúng tôi xét tới kết quả mô bệnh học.<br /> Bảng 6. Kết quả mô bệnh học<br /> Mô bệnh học<br /> <br /> Bệnh nhân<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Viêm lao<br /> <br /> 3<br /> <br /> 5,1<br /> <br /> Viêm khác<br /> <br /> 2<br /> <br /> 4,8<br /> <br /> Ung thư biểu mô<br /> <br /> 37<br /> <br /> 88,1<br /> <br /> Nhận xét: 3 trường hợp tế bào và mô bệnh học ñều là viêm lao (tính ñặc hiệu của tế bào trong chẩn<br /> ñoán bệnh này). Tỷ lệ viêm là 4,8% và 88,1% là ung thư. Kết quả này cũng khá phù hợp với kết quả trên<br /> phim CT. Chúng tôi không gặp trường hợp abces nào như các nghiên cứu khác. Kết quả xác ñịnh ung thư<br /> từ sinh thiết kim của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Đoàn Trung Hiệp. Nếu khi phân tích ñối chiếu<br /> với lâm sàng và kết quả trên CT, chúng tôi thấy ñộ nhạy, ñộ ñặc hiệu của phương pháp này khá cao. Rất<br /> tiếc, do không có bệnh phẩm lớn hơn từ phẫu thuật, hoặc khám nghiệm tử thi như các nghiên cứu của các<br /> tác giả ngoài nước ñể có con số cụ thể.<br /> Bảng 7. Phân loại mô bệnh học của ung thư<br /> Kết quả mô bệnh học<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Ung thư biểu mô tế bào vảy<br /> <br /> 20<br /> <br /> 55,6<br /> <br /> Ung thư biểu mô tuyến<br /> <br /> 7<br /> <br /> 16,6<br /> <br /> Ung thư biểu mô tế bào lớn<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Ung thư biểu mô tế bào nhỏ<br /> <br /> 4<br /> <br /> 11,2<br /> <br /> Không phân loại ñược<br /> <br /> 6<br /> <br /> 14,2<br /> <br /> Nhận xét: Có 20/36 bệnh nhân là ung thư tế bào vảy. Phù hợp với rất nhiều nghiên cứu, và ñây cũng<br /> là loại hay gặp nhất. Không thấy trường hợp nào là ung thư tế bào lớn. Có 4 trường hợp là ung thư biểu mô<br /> tế bào nhỏ (cả 4 ca này khối u ñều dưới 6 cm). Kết quả của chúng tôi có tới 6 trường hợp không phân loại<br /> ñược mô học (14,2%), tỷ lệ này cao hơn của Đoàn Trọng Hiệp (4,5%). Điều này phải chăng do kinh<br /> nghiệm người lấy, kích thước, bảo quản và có thể kể tới chất lượng người ñọc kết quả bệnh phẩm.<br /> Kim sử dụng sinh thiết của chúng tôi là loại Prescisa cỡ 18G, máy CT scan tại khoa Xquang là loại<br /> máy cổ ñiển, thủ thuật chúng tôi mới tiến hành hơn 1 năm nay. Điều này ñã hạn chế khi muốn có bệnh<br /> phẩm lớn hơn, từ ñó phân loại mô học dễ dàng hơn.<br /> Trên thế giới, ñã có nhiều tác giả tại Hoa Kỳ, Italia nghiên cứu sinh thiết những khối u nhỏ khoang 1<br /> cm dưới hướng dẫn của PET/CT, thậm chí họ còn tiến hành sinh thiết cả các hạch vùng của phổi (như hạch<br /> <br /> Chuyên ñề Ung Bướu<br /> <br /> 367<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br /> <br /> rốn phổi) khi ñược mở thông thành ngực. Các tác giả Nhật Bản còn dựa vào PET/CT và siêu âm nội phế<br /> quản dẫn ñường ñể sinh thiết các hạch ở vị trí khó tiếp cận. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ<br /> mạnh dạn sử dụng loại kim lớn hơn, loại máy CT hiện ñại hơn ñể có chẩn ñoán chính xác hơn.<br /> Tai biến của thủ thuật<br /> Không có trường hợp nào tràn máu màng phổi.<br /> Không có trường hợp nào ho ra máu sau thủ thuật.<br /> Có 4 bệnh nhân tràn khí màng phổi, chiếm 9,5%. Tất cả các trường hợp này ñều mức ñộ nhẹ, không<br /> cần can thiệp dẫn lưu, chỉ cần nằm bất ñộng tại giường, giảm ñau, an thần. Các bệnh nhân này ñều trên 70<br /> tuổi. Khi làm thủ thuật, họ có tâm lý lo sợ hoang mang, thở nhanh khi tiến hành thủ thuật.<br /> Các nhà khoa học ñã chấp nhận tỷ lệ tai biến cao khi sử dụng kim lớn hơn ñể có ñủ bệnh phẩm chẩn<br /> ñoán, tỷ lệ tràn khí màng phổi, thậm chí tràn máu ở các nghiên cứu khác khá cao (từ 15% tới 25%). Chỉ có<br /> tác giả Khan, có tỷ lệ tràn khí là 1,9%.<br /> Các trường hợp ñau tại vị trí sinh thiết chỉ thoáng qua, hết ngay trong ngày hôm sau.<br /> KẾT LUẬN<br /> Các khối u phổi gặp chủ yếu ở tuổi trên 50 (88,1%); nam nhiều hơn nữ (2,8/1), 92,9% có u trên 3 cm.<br /> Có 4 ca phải làm thủ thuật 2 lần (9,5%).<br /> 19 ca (45,2%) dương tính trên tế bào (rất ñặc hiệu cho viêm lao). 37/42 trường hợp dương tính trên<br /> mô bệnh học. 85,8% phân loại mô học ñược (loại tế bào vảy cao nhất 55,6%; 16,6% loại biểu mô tuyến;<br /> 11,2% loại ung thư tế bào nhỏ). 6 trường hợp không ñịnh típ mô học ñược. 4 trường hợp (9,5%) tràn khí<br /> màng phổi mức ñộ nhẹ. Không gặp các tai biến khác.<br /> KHUYẾN NGHỊ<br /> Cần triển khai kỹ thuật này theo ñề án 1816 tới các bệnh viện có máy chụp CT scan.g<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Avritscher V et al (2010), “Accuracy and sensitivity of computed tomography-guided percutaneos<br /> needle biopsy of pulmonary hilar lymph nodes”, Cancer, 116 (8): p. 1974-80.<br /> 2. Basnet SB et al (2008), “Computed tomography-guided percutaneos fine needle aspiration cytology in<br /> chest masses”, J Nepal Med Assoc, 47 (171): p. 123-7.<br /> 3. Đoàn Trung Hiệp (2009), “Giá trị của sinh thiết phổi dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính trong<br /> chẩn ñoán một số khối u phổi”, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 13, phụ bản số 6: tr. 261-271.<br /> 4. Fassina A et al (25/8/2010), “Role and accuracy of rapid on-site evaluation of CT-guided fine needle<br /> aspiration cytology of lung nodules”.<br /> 5. Fritscher-Ravens A et al (2000), “Role of transesophageal endosonography-guided fine needle<br /> aspiration in the diagnosis of lung cancer”, Chest, 117: p. 339-345.<br /> 6. Khan A.R et al (2007), “Computed tomography-guided percutaneos fine needle aspiration cytology of<br /> lung lessions”, JPMI, 21 (2): p. 127-131.<br /> 7. Mario Gomez et al (2009), “Endobronchochial ultrasound for the diagnosis and staging of lung<br /> cancer”, Proceeding of the American Throcic Society, Vol 6: p. 180-186.<br /> 8. Nakajima T et al (2010), “Endobronchial ultrasound-guided transbronchial needle aspiration for lymph<br /> node staging in patients with non-small cell lung cancer in non-operable patients pursuing radiotherapy<br /> as a primary treatment”, J Thorac Oncol, 5 (5): p. 606-11.<br /> 9. Priola A.M et al (2010), “Diagnostic accuracy and complication rate of CT-guided fine needle<br /> aspiration biopsy of lung lesions: a study based on the experiences of the cytopathologists”, Acta<br /> Radiol, 51(5): p. 527-33.<br /> 10. Trần Đăng Khoa và cs (2008), “Bước ñầu ñánh giá vai trò ñịnh tính và ñịnh lượng của xạ hình 99m-Tc<br /> MIBISPECT trong chẩn ñoán các u phổi”, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 12, phụ bản số 4: tr. 169-173.<br /> 11. Wang H.J et al (2009), “Three-step needle withdrawal method: a modified technique for reducing the<br /> rate of pneumothorax after CT-guided lung biopsy”, Chang Gung Med J, 32: p. 432-7.<br /> <br /> Chuyên ñề Ung Bướu<br /> <br /> 368<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2