Giá trị mỹ thuật Việt Nam thời Nguyên thủy
lượt xem 89
download
Trải qua trường kỳ lịch sử với biết bao biến thiên của xã hội bao lần tiếp xúc và giao lưu văn hoá, mĩ thuật của người việt nói chung cũng luôn vận động, gắn liền và phát triển cùng cuộc sống. Nhiều lớp văn hoá đã tích hợp hoặc chồng lấp lên nhau trong mỗi loại hình mĩ thuật nói chung, trong đó có giá trị mĩ thuật nguyên thủy nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giá trị mỹ thuật Việt Nam thời Nguyên thủy
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn để tài Trải qua trường kỳ lịch sử với biết bao biến thiên của xã h ội bao l ần tiếp xúc và giao lưu văn hoá, mĩ thuật của người việt nói chung cũng luôn vận động, gắn liền và phát triển cùng cuộc sống. Nhiều lớp văn hoá đã tích hợp hoặc chồng lấp lên nhau trong mỗi loại hình mĩ thu ật nói chung, trong đó có giá trị mĩ thuật nguyên thủy nói riêng. Mĩ thuật là bộ phận kiến thức cơ bản về văn minh nhân loại. Các tác phẩm mĩ thuật là những nhân chứng, dấu tích hiển hiện rõ nhất các bước văn minh của con người. Dõi theo các tác phẩm mĩ thuật, chúng ta có th ể thấy giá trị mĩ thuật của Việt Nam thời kì nguyên th ủy th ể hi ện ở hàng triệu họa phẩm từ xa xưa, được thể hiện hết sức đa dạng, đặc biệt là phản ánh qua lăng kính của nghệ thuật. Giá trị mĩ thuật Nguyên thủy Việt Nam đã có nh ững ảnh h ưởng gì cho thời đại bây giờ? Những bức tranh hang động, những dụng cụ lao động dùng trong sản xuất, sinh hoạt hàng ngày, những đồ dùng trang trí hay đ ến những đồ trang sức cho mọi người. Nó đã đánh giá một trình độ văn hóa của cả một thời kì mông muội sang một thời kì mới một th ời kì phát tri ển cuả xã hội văn minh với trình độ tư duy cao hơn của loài ng ười nói chung, đặc biệt là người nguyên thủy Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy mà tôi đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu đề tài “ Phân tích giá trị cơ bản của mĩ thuật Việt Nam thời Nguyên thủy” 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích những giá trị cơ bản của mĩ thuật Việt Nam th ời nguyên thủy. 3. Đối tượng nghiên cứu Giá trị cơ bản của mĩ thuật Việt Nam thời Nguyên Thủy 4. Phạm vi nghiên cứu SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 1
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ Phân tích những giá trị cơ bản của mĩ thuật Việt Nam th ời Nguyên thủy. - Tranh hang động. - Điêu khắc. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử - Phương pháp đối chiếu, phân tích, so sánh, tổng hợp. 6. Cấu trúc nghiên cứu MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương 1 Sơ lược tình hình xã hội Nguyên thủy Việt Nam Chương 2 Giá trị cơ bản của Mĩ thuật Việt Nam thời nguyên thủy KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 2
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ NỘI DUNG Chương 1 Sơ lược tình hình xã hội Nguyên thủy Việt Nam Loài người ra đời cách đây hàng triệu năm. Trong quá trình lao động để tồn tại, người nguyên thuỷ đã sáng tạo ra những giá trị v ật ch ất và tinh thần. Nền mĩ thuật nguyên thuỷ ra đời từ đó. Những dấu vết đầu tiên c ủa mĩ thuật nguyên thuỷ được tìm thấy ở những vùng phía nam châu Âu, châu Á và một phần lãnh thổ rộng lớn của châu Phi. Nh ững di tích kh ảo c ổ tìm được đã phản ánh những khái niệm cuộc sống của người nguyên thu ỷ. Nó kéo dài trong thời gian từ khoảng 40.000 - 10.000 năm trước công nguyên (TCN) thuật Mĩ nguyên thủy để lại những di tích vô cùng quý giá đó là những tác phẩm tạo hình đầu tiên của loài người. Hình vẽ bò rừng, ngựa rừng trên vách các hang động Tây Ban Nha, Pháp đã làm cho mọi người hết sức ngạc nhiên về vẻ đẹp của nó. Đó là những dấu ngh ệ thu ật ti ền s ử xuất sắc và là di sản quý báu của thế giới, nền mĩ thuật nguyên th ủy này bắt đầu khi người tiền sử biết sống kết hợp lại theo bầy đàn, và có nhu cầu giao tiếp với nhau, cũng như khoanh vùng lãnh thổ. Do người tiền sử sống chủ yếu trong hang động, nên nền cho các bức tranh là các bức vách trong hang. Kĩ thuật tạo hình có thể là khắc, đục hoặc phun các ch ất màu lên đá. Sự hiện diện của con người trong những bức tranh đá rất hi ếm hoi. SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 3
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ Đa phần chúng vẽ các con vật, không chỉ những loài vật được s ử dụng làm thức ăn mà cả những con vật thể hiện sức mạnh như tê giác hay to lớn như các loài mèo. Điều đặc biệt là các hang có tranh vẽ không nằm trong khu vực có người ở, vì thế có thể chúng đã từng được dùng cho nh ững l ễ nghi. Các con vật được vẽ thêm các dấu hiệu có thể là ma thuật. Nh ững bi ểu tượng hình mũi tên, đôi khi được coi như là để làm lịch. Thuy ết v ạn vật hữu linh - cơ sở đã nảy sinh ra một hình th ức đ ặc bi ệt c ủa tôn giáo nguyên thủy là tín ngưỡng Totem. Tín ngưỡng Totem đánh dấu sự phân chia ngành nghề và các thị tộc, bộ lạc khác nhau của người nguyên thủy. Vi ệc th ờ cúng tổ tiên biểu hiện của sự kính trọng, lòng biết ơn đối với nh ững người già cả và những người có công lao với thị tộc, là nét đẹp văn hóa “ u ống nước nhớ nguồn ” của con người trong xã hội nguyên thủy. Việc tìm ra lửa đánh dấu một bước tiến lớn trong lịch sử loài người. Từ đây, con người đã biết nướng chín thức ăn bằng lửa, biết dùng lửa để sưởi ấm và xua đuổi thú dữ, dùng lửa để sản xuất đồ gốm và ch ế t ạo kim loại. Việc dùng lửa đánh dấu bước đầu con người chinh phục thiên nhiên và tách hẳn khỏi giới động vật. Người nguyên thủy sống thành từng nhóm, định cư lâu dài ở một nơi, những người cùng huyết thống sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ, đó là chế độ thị tộc mẫu hệ. Là xã h ội có tổ ch ức đầu tiên . Xã hội Nguyên thủy được chia làm 3 thời kì quan trọng: 1. Thời kì đồ đá cũ (từ hai vạn đến tám vạn năm) Di tích núi Đọ - Thanh Hoá được xếp vào thời kỳ đồ đá cũ. Đây là nơi cư trú của người việt cổ, đồng thời cũng là nơi chế tạo ra các công cụ bằng đá thô sơ, đó là những mảnh tước, công cụ chặt, rìu tay, nạo ... Thời kỳ này cách chúng ta SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 4
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ mấy vạn năm và là thời kỳ tổ chức xã hội đang hình thành. Trải qua quá trình phát triển, con người dần dần bước vào chế độ thị tộc nguyên thuỷ. Để có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, con người phải tụ họp lại với nhau sống thành những bầy người trong các hang động tự nhiên với công cụ thô sơ, họ sống chủ yếu bằng săn bắt, hái lượm, người Việt cổ đã cư trú trên một địa bàn khá rộng. Các di tích kh ảo c ổ h ọc đã cho chúng ta thấy di tích của thời kỳ này có ở nhiều nơi : Miền B ắc t ừ Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu đến Bắc Ninh, Bắc Giang. Mi ền Trung t ừ Thanh Hoá, Nghệ An đến Quảng Trị. Thời kỳ này các bầy người Nguyên Thuỷ đã tập hợp lại với nhau, thành các thị tộc, bộ lạc, mỗi thị tộc gồm vài ba thế hệ cùng huyết thống. Nhiều thị tộc đã h ợp lại thành m ột b ộ t ộc. Đến thời kỳ này kỹ thuật chế tác đồ đá đã tiến thêm một bước. Nếu thời kỳ núi Đọ người nguyên thuỷ dùng đá ba gian để chế tạo công cụ, thì thời kỳ này con người lại dùng các đá cu ội tìm đ ược ở các bãi sông. Những viên đá cuội được ghẽ đẹo cẩn thận trở thành các công cụ lao động hiệu quả hơn so với thời kỳ trước. Các di tích c ủa các bộ l ạc th ời kỳ này được gọi là văn hoá SơnVi. Văn hoá Sơn Vi thuộc xã Sơn Vi, Huy ện Sông Thao, Tỉnh Phú Thọ. Đây cũng là nơi đầu tiên phát tri ển ra nh ững hiện vật của văn hoá cuối thời kỳ đồ đá cũ. Văn hoá S ơn Vi cách ngày nay chừng một vạn năm đến 18000 năm. Nhiều di tích văn hoá Sơn Vi:( Năm 1993) tìm đ ược di tích văn hoá ở huyện Do Linh (Quảng Trị), năm 1994 phát hiện thêm di tích văn hoá Sơn SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 5
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ Vi ở đảo Cồn Cỏ. Những phát hiện mới này cho thấy rõ hơn v ề l ịch s ử thời kỳ đầu tiên của dân tộc chúng ta. 2. Thời kỳ đồ đá giữa ( thiên niên kỉ tám đến thiên niên k ỉ b ốn tr ước công nguyên ) Sau văn hoá Vi Sơn, Người Việt cổ bước vào th ời kỳ đ ồ đá gi ữa, tương đương với nền văn hoá Hoà Bình. Xã h ội Nguyên Thu ỷ chuy ển sang thời kỳ Hoà Bình đã tiến thêm một bước cao hơn. Ngoài cuộc sống săn bắn, hái lượm, các cư dân văn hoá Hoà Bình đã bắt đầu làm nông nghiệp. . Những dấu vết về một nền nông nghiệp sơ khai được tìm th ấy ở nhiều nơi như: Hang Sủng Sàm – Hoà Bình (11.365 ± 80 năm cách ngày nay, Hang Thẩm Khương – Lai Châu, hoặc hang Xóm Trại – Hoà Bình... Đến thời kỳ văn hoá Hoà Bình, con người đã định cư lâu dài hơn so với thời kỳ đồ đá cũ. Nếu ở núi Đọ – Thanh Hoá không có kết cấu tầng văn hoá, thì đến văn hoá Hoà Bình có tầng văn hoá dày t ới 3,7 m. Năm 1930, Cô-La-Ni khai quật ở Quảng Bình, Ninh Bình cũng gặp di ch ỉ văn hoá tương tự như ở Hoà Bình. Ngoài dấu vết của văn hoá Hoà Bình, còn tìm SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 6
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ thấy ở Hạ Long, Nghệ An. Con người thời kỳ này thường làm lều, nhà cửa ở Hang gần sông suối. Bên cạnh các công cụ Lao động bằng đá còn tìm được các công cụ, vũ khí bằng tre, nứa, xương, sừng rất phong phú. Đ ồ trang sức bằng vỏ sò, ốc, xương thú. Điều này cho th ấy cu ộc s ống c ủa các bộ lạc người Việt Cổ đã phát triển thêm một bước. Cùng với săn bắt, hái lượm, con người đã biết trồng trọt. Nền văn minh nông nghi ệp b ắt đ ầu được hình thành. Tín ngưỡng tôn giáo bắt đầu xuất hiện với hình th ức sơ khai nhất : Totem giáo (thờ vật cổ). 3. Thời kì đồ đá mới( hơn một vạn năm đến năm nghìn năm cách ngày nay) Thời kỳ đố đá mới bắt đầu vào khoảng thiên niên kỷ VI trước công nguyên. Địa bàn cư trú của người Việt cổ lan rộng trong cả n ước, t ừ mi ền núi tới miền biển và miền trung du, dân số ngày càng tăng. Các b ộ l ạc ch ủ nhân văn hoá Hoà Bình đã tạo nên văn hoá Bắc Sơn từ trong quá trình ti ến hoá của họ. Công cụ sản xuất thời kỳ văn hoá Bắc S ơn đã ti ến b ộ h ơn trước rất nhiều. Những công cụ bằng đá cuội, song kĩ thuật chế tác không dừng l ại ở ghè, dẻo. Các cư dân thời kỳ này đã biết sử dụng kĩ thu ật mài đá t ạo ra các lưỡi rìu, mài có tra cán. Với công cụ lao động mới, năng suất lao động đã SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 7
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ tăng lên rất nhiều. Chăn nuôi, trồng trọt phát triển mạnh. Th ời kỳ này đ ược gọi là thời kỳ cách mạng đồ đá. Ngoài công cụ và đồ dùng b ằng đá, dân c ư thời này đã biết chế tạo ra đồ gốm. Như vậy, có th ể nói cuộc s ống sinh hoạt, làm ăn của cư dân thời kỳ đồ đá mới tiến bộ h ơn rất nhi ều so với thời kỳ trước. Bên cạnh việc săn bắt, hái lượm, nhiều ngh ề m ới xu ất hi ện như trồng trọt ( thuần hóa các cây trồng cây ăn quả, rau dại thành sản phẩm thức ăn hàng ngày phục vụ cho sinh hoạt), chăn nuôi( do thuần hóa và nuôi nhốt những động vật đi săn được), đánh cá. Nghề nông b ắt đ ầu hình thành trong thời kỳ đồ đá giữa đến nay ti ếp tục phát tri ển và tr ở thành một trong những ngành chính. Cây trồng quan trọng và chủ yếu chính là cây lúa. Đời sống vật chất phát triển, kéo theo sự phát triển cuả đời sống tinh thần. Đồ trang sức được chế tác trên nhiều chất liệu phong phú như đá, đất nung, vỏ trai... và nhiều thể loại khác nhau như : vòng tay, vòng cổ, khuyên tai... Điều này chứng tỏ nghề thủ công đã rất phát triển. Ngoài việc chế tác công cụ lao động, công cụ gia đình, đồ trang sức, đồ gốm, con người kỳ này còn biết dệt vải. Trong các mộ cổ được khai quật và qua cách chôn người ch ết, chúng ta có thể hiểu thêm những quan niệm người Việt cổ về cuộc sống sau khi chết của con người. Trong ngôi mộ chúng ta đã tìm được nhiều xương sọ và các xương khác được tô màu đỏ cùng các vật dụng, công cụ lao động. Điều đó cho thấy trong tư duy của người Nguyên Thuỷ đã hình thành quan niệm về một thế giới khác tồn tại chỉ khi con người từ giã cuộc sống ở thế giới đó con người vẫn làm ăn sinh sống như thế giới thực tại. SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 8
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ Thời kỳ đồ đá mới là giai đoạn cuối của th ời kỳ Nguyên thu ỷ. T ư duy của con người ngày một phát triển phong phú hơn. Bàn tay ngày một khéo léo hơn. Phân công lao động trong một bộ lạc ngày một rõ ràng, c ụ thể và chuyên môn hoá hơn. Đời sống ổn định lâu dài hơn. Tất cả nh ững điều đó là sự chuẩn bị cho việc ra đời một chế độ xã hội mới và sự hoàn thành nhà nước ở giai đoạn sơ khai nhất. Chương 2 Giá trị cơ bản mĩ thuật Việt Nam thời Nguyên thủy Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, với bao lần biến đổi các lớp trầm tích đã che dấu rất nhiều di tích sự thật về tổ tiên loài người của dân tộc ta. Mặc dù cho đến nay có rất nhiều di tích, di chỉ vẫn chưa được các nhà khảo cổ học tìm thấy, nhưng dựa trên những dấu tích mà người xưa để lại mà đến nay chúng ta khai quật được đã chứng tỏ một trình độ tư duy của người Việt cổ là rất sáng tạo, nổi bật nhất trong việc chế tác công cụ lao động, đ ồ trang sức, đồ gốm, những bức tranh hang động hay đến việc phát hiện ra lửa để nướng chín thức ăn. Điều đó chứng tỏ tư duy của con người lúc bấy giờ đã bước sang một trang mới, một trang sử hào hùng của dân t ộc. Trong thời đại sơ khai đó người Việt cổ đã để lại những thành tựu hết sức nổi bật, định hình cho nền lịch sử mĩ thuật Việt Nam những nét sơ khai đ ầu tiên trong hội họa, điêu khắc, kiến trúc… Trong các thành tựu nổi bật đ ể lại những giá trị cơ bản nhất trong lịch sử mĩ thuật Vi ệt Nam th ời Nguyên thủy đó là - Tranh hang động - Đồ gốm SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 9
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ - Điêu khắc Trong bài viết này của tôi, tôi chỉ tiến hành tìm hiểu 3 thành tựu n ổi bật nhất của mĩ thuật Nguyên thủy để thấy được nh ững giá trị c ơ b ản c ủa nền mĩ thuật Việt Nam thời Nguyên thủy. 1. Tranh hang động Trong những di chỉ đồ đá cũ ở Việt Nam phát hiện được đến nay nh ư ở Núi Ðọ (Thanh Hóa) hay ở Trung Ðội, Yên Lương (Hà Nam Ninh)… thì không một vật nào có giá trị về mặt mĩ thuật. Từ dụng cụ của sơ kỳ đồ đá cũ ở Núi Ðọ còn rất thô sơ đến lưỡi rìu cầm tay như ở Thiệu Dương (Thanh Hóa), tổ tiên ta đã có ý thức tìm tòi về hình dáng làm cho dụng cụ thích ứng hơn trong việc sử dụng. Những công cụ ấy đã có một hình thể nhất định. Ðiều đó chứng tỏ bàn tay người thợ đã thuần thục, vững vàng. SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 10
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ Đến giai đoạn văn hóa Hòa Bình tiêu biểu cho đồ đá gi ữa, và B ắc Sơn tiêu biểu cho đồ đá mới, thì nghệ thuật làm đồ đá có những sáng tạo rất đặc sắc. Công cụ bằng đá hình dáng thống nhất gọi là “ công c ụ v ạn năng” được thay bằng công cụ chuyên môn. Mỗi công cụ có hình dáng khác nhau: rìu đá, rìu xương, công cụ hình đĩa ném, kim bằng xương đ ể khâu may... Trong việc gia công làm ra những vật dụng ấy, ta th ấy ch ủ nhân c ủa chúng không phải có mục đích duy nhất là dùng được, mà còn quan tâm đến mặt thẩm mỹ. Dòng máu chân thực của cuộc sống cũng rõ nét trong nghệ thuật tạo tượng. Những bức tượng còn để lại tới ngày nay phần lớn là tượng nhỏ và tượng tròn. Chất liệu để làm tượng là đá, đất nung và những thủ pháp kỹ thuật chính là nặn tay, mài gọt. Đề tài chính của tượng vẫn là con người, phần nhiều là ở trạng thái động: nhảy múa, thổi khèn, yêu đương... Đó là những nhóm tượng; một số khác là tượng chân dung và hầu hết đều là chân dung phụ nữ. Di tích thời đồ đá nước ta không phải chỉ tìm được trong hang động ở sâu trong đất liền, nhiều di chỉ hậu kỳ đồ đá mới ở gần bờ sông hay ven biển thời nguyên thủy như Văn Ðiển (Hà Nội). Tượng người bằng đá ở Văn Điển với dấu hiệu nam tính rõ ràng được tạo ra bằng kỹ thuật chế tác đá tổng hợp và tinh tế SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 11
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ theo một ước lệ có cân nhắc kỹ càng và được khái quát hoá cao. Tính ch ất nghiêm túc cứng cỏi khắc khổ của pho tượng cho th ấy có l ẽ ngh ệ sĩ b ị chi phối bởi ý thức tôn giáo hay như ở Hạ Long (Quảng Ninh) và đi ển hình như xã Quỳnh Văn, Quỳnh Tùng, Quỳnh Hoa… ở huyện Quỳnh Lưu (Ngh ệ An) các xã ấy bây giờ là ven biển. Những địa phương ấy có những đống vỏ sò rộng hàng ngàn mét vuông. Những đống vỏ sò, điệp to lớn lẫn lộn với những bàn đá nghi ền h ạt, mảnh gốm “chì lưới” bằng đất nung... tìm được trong nhiều di chỉ hậu kỳ đồ đá mới, chứng tỏ rằng người nguyên thủy ở Việt Nam bấy giờ không phải chỉ sống bằng việc săn thú rừng như người nguyên thủy nhi ều n ơi khác, mà họ còn sinh sống công việc bắt cá, cua, sò, điệp, trai, tôm, ốc ở sông, biển và đã bắt đầu biết đến một số cây ăn quả, nh ất là lúa n ước. Do đó, thú rừng không phải là vật duy nhất quan hệ đến đời sống của người nguyên thủy Việt Nam. Nghệ thuật tạo hình thời nguyên thủy ở Việt Nam, chúng ta ch ưa thấy hình vẽ hay tạc vào đá mộ trình độ khá. Tại Nà Ca (B ắc Thái), ng ười ta thấy hình một mặt người khắc vào đá. Trong hang Ðồng Nội (Hà Nam Ninh), thì có ba mặt người chạm nổi. Cũng ở Ðồng Nội (Hà Nam Ninh), ngoài hình mặt người, còn có hình đầu một loài thú, không rõ loài gì. Ðây là hình thú tạc vào đá độc nhất của thời nguyên thủy tìm thấy đến nay ở nước ta. Những chuôi dao găm làm thành tượng người phụ nữ ở Hoà Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An - Hà Tĩnh... cho thấy tính nghệ thuật, mặc dù phải phục vụ tính thực dụng vẫn phản ánh khá rõ nét lối trang sức của chị em thời ấy, toát ra vẻ đẹp riêng của nữ giới. Tính hiện thực đã nâng cao giá trị của các pho tượng vừa có ý nghĩa trang trí vừa có ý SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 12
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ nghĩa thực tiễn này: lối trang sức bằng vòng tay, hoa tai... là nh ững chi ti ết mà nghệ sĩ dân gian chú ý diễn tả. Đặc biệt trong hang Đồng Nội, xã Đồng Tâm, các nhà khảo cổ còn phát hiện những hình khắc trên vách núi đá tiêu biểu nh ất là hình thú và ba mặt người. Có thể nói đó là tác phẩm duy nhất của ngh ệ thuật t ạo hình trong nền văn hóa Hòa Bình và có lẽ là tác ph ẩm ngh ệ thuật tạo hình c ổ nhất được phát hiện tại Việt Nam tính đến thời điểm Thời gian gần đây, tại di chỉ Văn Ðiển, người ta phát hiện một tượng đá bé bằng ngón tay út chúng ta, tạc hình người. Tượng tròn bé này cũng là tượng tròn hình người bằng đá độc nhất của người nguyên thủy tìm được ở nước ta đến nay. Trong hang Lam Gan (Hà Sơn Bình), ng ười ta th ấy hình một cành cây khắc trên mũi dùi bằng xương. Ở Làng Bon, Yên Lạc (Bình Trị Thiên) có hình cành lá khắc trên đá cuội… Những thể hiện hình người và vật kể trên còn rất thô sơ. Một điểm đáng chú ý là trên đ ỉnh đ ầu nh ững hình mặt người ở hang Ðồng Nội, người ta thấy như một cái ch ạc hình chữ “ Y ” không hiểu tượng trưng cho cái gì? Phải chăng đây là nét thô sơ thể hiện lông chim, ngụy trang trên đầu người như chúng ta thấy trong hình người trang trí trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và các di vật khác c ủa th ời Ðông Sơn? Hà Giang đã phát hiện di tích bãi đá có hình khắc vẽ thời tiền sử ở xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần. Khu vực có di tích bãi đá n ằm trong m ột thung lũng rộng, xung quanh là những dãy núi cao bao bọc. Trên bề m ặt thung lũng có nhiều tảng đá trầm tích lớn nằm ngổn ngang dọc dòng suối. B ề mặt các tảng đá này thường khá bằng phẳng. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trên một số tảng đá có hình khắc vẽ. Đáng chú ý là trên một tảng đá to có diện tích bề mặt h ơn 30m2 ở khu Nà Lai Shứ (tiếng địa phương có nghĩa là khu ruộng có hình v ẽ ch ữ) đã phát hiện hơn 40 hình khắc vẽ cổ. Phân thành một số nhóm mô típ họa tiết: SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 13
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ - Những họa tiết hình học như hình tròn, hình tam giác, hình thang. Đây là mô típ họa tiết giữ vai trò ch ủ th ể. Nh ững hình tròn ở đây thường là những vòng tròn đơn. Có hình tròn có 4 tia ở xung quanh có thể là biểu tượng mặt trời. - Những họa tiết hình bàn chân người. Những bàn chân thường là những bàn chân phải của người lớn và trẻ em, với kích thước to gần như thật, những ngón chân được khắc lõm sâu vào trong đá. Đây là mô típ thể hiện được xem là rất cổ trong nghệ thuật tiền sử. - Những biểu tượng sinh thực khí, chủ yếu là những biểu tượng nữ tính với hình tam giác có rãnh dọc ở giữa. - Họa tiết hình người được thể hiện trong tư thế giơ tay, dạng 2 chân như chúng ta thường thấy trong các bích họa hang động thời tiền sử. - Những hồi văn hình vuông và hình tròn. - Những hình khắc chưa xác định được hình dáng và ý nghĩa thể hiện. Để tạo những hình này, người xưa đã sử dụng kĩ thuật rất thô sơ là đục khắc trực tiếp trên bề mặt tảng đá. Những nét khắc chạm này thường có bề rộng khoảng 2cm, sâu chừng 1cm. Qua các mô típ họa tiết được thể hiện, chúng ta thán phục s ự cần mẫn và bàn tay khéo léo của người xưa với những nét đục khắc khá đều đặn. Nhìn chung, những hình khắc vẽ này còn mang tính biểu tượng, ước lệ, nh ưng đó là những sáng tạo nghệ thuật tạo hình thời tiền sử. Như chúng ta đã biết, từ nhận thức cái đẹp đến sáng tạo nghệ thuật là cả một quá trình lâu dài trong lịch sử nhân loại. Chủ nhân của những hình khắc vẽ Xín Mần đã có khái SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 14
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ niệm về thẩm mĩ, về cái đẹp bản năng trong đời sống thiên nhiên, trong sinh hoạt cộng đồng và đã thể hiện chúng trên đá. Cho đến nay, ở Việt Nam, những dấu tích của nghệ thuật bích h ọa thời tiền sử được tìm thấy còn ít. Trước đây, tại hang Đồng Nội, tỉnh Hòa Bình, các nhà khảo cổ đã tìm thấy trên vách hang đá những hình kh ắc v ẽ mang tính ước lệ về động vật và khuôn mặt người. Ở Sa Pa, t ỉnh Lào Cai, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều tảng đá có hình kh ắc v ẽ c ổ. Tuy nhiên, việc xác định niên đại của chúng còn gặp nhi ều khó khăn b ởi s ự chằng chéo nhiều mô típ thể hiện trong nhiều thời kỳ khác nhau. Nh ưng cũng có một số hình khắc vẽ cổ trên đá Sa Pa có phong cách tạo hình và mô típ đề tài thể hiện tương tự như những hình khắc họa ở Sín Mần, Hà Giang. Dựa vào kỹ thuật tạo hình, vào đề tài mô típ thể hiện và so sánh v ới các di tích đồng dạng trong khu vực, bước đầu các nhà khảo cổ xác định những hình khắc vẽ cổ trên đá ở Xín Mần, Hà Giang là nh ững bích h ọa thời tiền sử, có niên đại cách đây khoảng vài ngàn năm. Đây là một di tích quan trọng, có giá trị lớn về nghệ thuật tạo hình của tổ tiên ta, là di sản văn hóa của nhân dân ta. 2. Đồ Gốm Việc biết dùng ngũ cốc là thức ăn là một cuộc cách mạng trong xã h ội nguyên thủy. Chẳng những nó cho phép con người có thể định cư mà còn thay đổi nếp sống và dụng cụ thường dùng. Những khí giới bằng đá không đủ cho đời sống hàng ngày nữa, người ta còn cần có nồi, niêu, chum, vại để nấu, đựng thức ăn; do đó, đồ gốm ở nước ta được chế tạo ra rất sớm để đáp ứng nhu cầu đời sống. Việc chế tạo ra đồ gốm là một sự kiện hết sức quan trọng trong đời sống của người SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 15
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ nguyên thủy; và trong việc chế tạo này, tổ tiên ta mới có điều ki ện phát triển khả năng về trang trí và tạo hình. Từ thời nguyên thủy xa xôi, nghề đan lát đã phát triển ở nước ta, do nguyên liệu tre nứa rất dồi dào. Những người làm đồ gốm đầu tiên, khi chưa biết dùng bàn nặn xoay, thì thường đan khuôn bằng nan tre theo hình nồi, niêu, chum, vại rồi trát một lớp đất sét dày mỏng tùy theo ý muốn đồ gốm dày hay mỏng. Khi đất khô, người thợ đem nung cho cháy khuôn nan và chín đất. Ở di chỉ Minh Cầm (gần Lạng Sơn), di chỉ Bầu Tré (Bình Trị Thiên)... người ta thấy những mảnh gốm có dấu khuôn đan. Trong buổi đầu của nghề làm đồ gốm, người nguyên thủy ở Việt Nam đã tìm ra đ ược hình dáng vò, vại, chum, nồi hợp lý. Hình dáng các vật ấy, ng ười th ợ g ốm ngày nay không làm khác mấy. Khuôn đan in vào vại, vò lúc còn ướt thành một thứ hoa văn trang trí. Ðến khi trình độ nghệ thuật của người thợ đồ gốm đã khá, người ta không dùng khuôn đan nữa, song vì quen mắt và yêu cầu thẩm mỹ, người ta vẽ bằng que hay dập hoa văn phỏng theo dấu in của khuôn đan. Dần dần hoa văn trong đồ gốm trở nên phong phú, chẳng hạn như hình kép của hình sóng g ợn (m ảnh gốm tìm được ở di chỉ Khe Tong – Bình Trị Thiên), hình chữ chi, hình nan rổ (mảnh gốm ở chợ Ghềnh – Hà Nam Ninh), hình răng sói ở nhiều nơi. Nhưng phải nói cuối thời đồ đá mới, khi kỹ thuật làm đồ đá phát tri ển đ ến tuyệt đỉnh của nó, thì hoa văn trang trí mới đạt đến trình độ phong phú là nền tảng cho nghệ thuật trang trí đồ gốm và đồ đồng sau này. Ðó chính là bước đầu của thời mà nhà viết sử của ta gọi là thời vua Hùng dựng nước. 3. Điêu khắc SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 16
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ Trong lịch sử mĩ thuật thế giới đến cuối thời kỳ đồ đá cũ, đã xu ất hiện những dấu vết đầu tiên về nghệ thuật tạo hình ở Việt Nam, th ời kỳ đồ đá cũ của văn hoá Sơn Vi, tìm được chủ y ếu là hòn nghè và các công c ụ chặt hòn kê, bàn nghiền, chày nghiền to lớn, cối và chày đá. Văn hoá Hoà Bình được xếp với thời kỳ đồ đá giữa và dần dần phát triển sang thời kỳ đồ đá mới. Trong nhiều di tích thuộc nền văn hoá Hoà Bình chúng ta đã tìm được những dấu hiệu mĩ thuật đầu tiên. Mặc dù đó chỉ là nh ững hình kh ắc đơn giản về nội dung và bằng trình độ tạo hình s ơ khai, nh ưng s ự xu ất hiện của những hình khắc đã khẳng định được sự ra đời của nghệ thuật tạo hình của người Việt cổ. Văn hoá Hoà Bình là một khâu phát tri ển n ằm trong truyền thống văn hoá nghệ thuật đá cuội nảy sinh ở Đông Nam á và phát triển từ sơ kỳ đồ đá cũ đến thời đại đồ đá mới. Từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc Việt, tín ngưỡng phồn thực đã là một tín ngưỡng thực thụ, nảy sinh trong xã hội Nguyên thuỷ và được đề cao trong một giai đoạn khá dài. Các di tích còn lại đến ngày nay đã khẳng định điều đó. Các di chỉ ở gò Mả Đống ( Hà Tây cũ ) người ta tìm thấy những vật hình Linga hay di chỉ ở Đồng Dậu. Các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy được những hình ảnh âm vật “ Yoni ” hay những bức tượng thể hiện rát rõ đặc tính nữ. Ở hang động Lan Gan ( Hoà Bình), người ta tìm được mũi dùi làm t ừ xương thú. Hình sống các lá mọc so le đan thành hình ng ọn cây đ ược kh ắc ở đầu nhọn của mũi dùi. Mặc dù rất nhỏ, song hình lá được khắc rõ, chi tiết. Bốn trong sáu chiếc lá còn lại còn khắc cả đường gân song song. Những hình khắc đó vừa mang lại vẻ đẹp cho mũi dùi, l ại còn có tác d ụng SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 17
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ về mặt kỹ thuật, hay nói cách khác ở thời kỳ sơ khai của ngh ệ thuật t ạo hình dân tộc, mỹ thuật luôn chỉ dùng cái có ích, hình ch ạm v ới công c ụ lao động một cách hữu cơ và tạo nên một nền tổng thể. các hình kh ắc trong hang động nơi thuộc xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thuỷ, t ỉnh Hoà Bình, chúng ta mới chứng kiến được hình vẽ, nhưng tác phẩm hoàn thiện và độc lập hơn, chúng tỏ sự phát triển thêm một bước của mỹ thuật Nguyên thuỷ. Cũng như trong lĩnh vực chạm khắc, một ch ủ nghĩa hiện th ực h ồn nhiên và sinh động đã để lại dấu ấn sâu sắc trong phương pháp và phong cách tạo tượng. Trên mỗi tác phẩm nhỏ nhắn xinh xắn ấy, từ nh ững chi ếc vòng tay và hoa tai, những đường nét trang trí trên xống áo, vẻ say sưa, nghiêm trang hay ngộ nghĩnh, hóm hỉnh của con người... đều được chú ý diễn tả đúng đắn và kỹ lưỡng. Cốt cách và chủ đề của con người hay con vật được nghệ sĩ chú ý nhận chân. Miêu tả người, nghệ sĩ dân gian cũng chú ý diễn đạt cả nh ững sắc thái nội tâm, tính tình. Phong cách nghệ thuật phóng khoáng ấy ph ản ánh được phần nào tâm hồn phóng khoáng, sôi nổi của con người thời đại. Người Việt từ thời Nguyên thuỷ đến nay vẫn sử dụng màu đỏ nhiều trong đám tang, có lẽ không nằm ngoài mong muốn đó. Thế giớ tìm được rất nhiều hình vẽ chứng tỏ sự có mặt của một nền h ội hoạ, nh ưng v ề nghệ thuật chạm khắc trên đất đá, ở mỹ thuật Nguyên thuỷ Việt Nam lại thấy khá nhiều. Có tác phẩm thì đơn giản như chạm trên viên cuội dài 10cm ở Đông Kỳ ( Thái Nguyên). Ở Lạc Thủy có tám di ch ỉ thu ộc n ền văn hóa Hòa Bình gồm: di vật trống đồng loại I, giáo búp đa, giáo lá lúa, đ ỉnh đồng, mũi dao đồng... Trên viên cuội có hình khắc ở cả hai mặt. Mặt này là những hình h ọ, chủ yếu là hình vuông, được sắp xếp như một mặt người theo ki ểu k ỷ hà. Mặt kia là một chân dung người đã chỉ nét mắt, mũi, miệng được tạo bởi những chấm chấm. Tuy sự thể hiện còn rất đơn giản, tỉ lệ chưa chuẩn xác, nhưng hình chạm ở đây đã có biểu cảm. Một số tác phẩm còn thể hiện ở SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 18
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ tính trang trí và tượng trưng như tác phẩm bằng đất sét vàng (10 x 4 x 0,7 cm ) tìm thấy ở Nghinh Tắc (Thái Nguyên). SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 19
- Lich sử mĩ thuât Viêt Nam ̣ ̣ ̣ GVHD: Th.S Đam Văn Thọ ̀ Bố cục trên bề mặt tác phẩm được chia làm hai phần. Phía ngoài là 15 nhóm khắc vạch xếp xung quanh. Mỗi nhóm có 34 vạch khắc. Bên trong được bố trí thành 8 đường song song. Mỗi đường được tạo nên bởi những hình giống chữ kể liên tiếp. Nhìn vào tác phẩm này có thể gợi cho chúng ta liên tưởng đến một khu vườn, một mảnh ruộng với những hàng cây đều đặn và hàng rào xung quanh. Tuy vậy mọi sự áp đặt so sánh đều không chính xác, đôi khi còn giảm giá trị ngh ệ thuật. Nh ưng v ượt lên tất cả những điều đó, tác phẩm đã cho chúng ta th ấy m ột kh ả năng t ạo hình, trang trí của người Việt Nguyên thuỷ. Cho dù nó biểu hiện cái gì nhưng có một điều rõ ràng là ở đây có sự sắp xếp các mảnh kh ắc v ạch cân đối, thuận mắt thuận nhìn với ý th ức bố cục cụ th ể, đi ều này d ễ nh ận thấy khi ta quan sát tác phẩm. Thành tựu mĩ thuật của người Việt cổ thời đại dựng nước qua những tác phẩm đồ gốm, đồ trang sức, đồ đồng, qua những hoạt động về tạo dáng, vẽ hình, chạm khắc, tạo tượng...là bằng chứng rõ rệt về tài năng, khiếu thẩm mỹ của một cộng đồng người sống chan hoà với thiên nhiên và sống khăng khít với nhau trong các làng chạ. Nền mỹ thuật Việt cổ nhiều màu vẽ có những nét đẹp bình dị, chững chạc, hài hoà, một nội dung hiện thực, chân chất, phản ánh khá đầy đủ tư duy, tình cảm và cuộc sống con người thời đó. SVTH: Nguyên Thị Ngân – Lớp: 09CVHH ̃ Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Múa rối nước Việt Nam - di sản văn hóa độc đáo
6 p | 198 | 11
-
Nhận diện để phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam
6 p | 67 | 6
-
Mỹ học dân tộc: Phần 1
172 p | 16 | 5
-
Con người trung tâm và chủ thể - Quan niệm nghệ thuật mới trong Nhật Ký trong tù của Hồ Chí Minh
9 p | 68 | 5
-
Mỹ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
3 p | 9 | 5
-
Tự do học thuật trong các trường đại học ở Mỹ và Nhật Bản: Một vài gợi ý cho Việt Nam
8 p | 69 | 4
-
Những bức tượng thần Surya, Durya và Harihara của văn hóa Phù Nam, giai đoạn kỷ thứ I - VIII
6 p | 8 | 4
-
Nghiên cứu về giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông và đại học - Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia
448 p | 9 | 4
-
Sự giao thoa văn hóa Việt - Hoa tại chùa Ông Thu Xà - Quảng Ngãi
6 p | 49 | 4
-
Di sản mới và sự cần thiết phải thay đổi các quan điểm về di sản kiến trúc đô thị tại Việt Nam
6 p | 36 | 4
-
Sự xuất hiện của những khẩu súng tây trong mỹ thuật Việt Nam cận đại
6 p | 51 | 3
-
Xác định mục tiêu giáo dục giá trị truyền thống Việt Nam trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và biểu hiện của các giá trị này trong hội họa
4 p | 46 | 2
-
Tư tưởng và thẩm mỹ trong hệ thống cấu trúc hình tượng Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh
7 p | 71 | 2
-
Thực hành lễ hội dân gian ở Việt Nam hiện nay
10 p | 83 | 2
-
Tạp chí Khoa học: Số 30 - Khoa học xã hội và giáo dục
217 p | 51 | 1
-
Đường Hồ Chí Minh trên biển – tầm nhìn chiến lược trong nghệ thuật quân sự Việt Nam
6 p | 3 | 1
-
Yếu tố tạo hình trong tranh Đông Hồ - Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
9 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn