intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải bài tập Chuyển động thẳng đều SGK Lý 10

Chia sẻ: Vaolop10 247 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

289
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giải bài tập Chuyển động thẳng đều SGK Lý 10 tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập trang 15 là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học như: cách vận tốc trung bình, chuyển động thẳng đều, phương trình chuyển động thẳng đều,...Mời các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải bài tập Chuyển động thẳng đều SGK Lý 10

Nhằm giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận với nội dung của tài liệu, mời các em cùng tham khảo đoạn trích Giải bài tập Chuyển động thẳng đều SGK Lý 10 dưới đây. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Chuyển động cơ SGK Lý 10

A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Chuyển động thẳng đều

I. Đường đi và vận tốc trong chuyển động thẳng đều

1. Vận tốc trung bình (tốc độ trung bình): Vận tốc trung bình của một vật đi trên đoạn đường s trong khoảng thời gian t được xác định bằng thương số s/t
- Vận tốc trung bình của một vật chuyển động cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.

Vtb = s/t

Đơn vị đo vận tốc là m/s hoặc km/h…
2. Chuyển động thẳng đều: Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có vận tốc trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
3. Đường đi trong chuyển động thẳng đều: Trong chuyển động thẳng đều, đường đi s tăng tỉ lệ với thời gian chuyển động t.
Ta có công thức s = vtb.t = vt

II. Phương trình chuyển động và đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.
1. Phương trình chuyển động thẳng đều

x = x0 + vt
với x0 : tọa độ ban đầu; v: vận tốc; x : tọa độ ở thời điểm t

2. Đồ thị tọa độ – thời gian

Đồ thị tọa độ – thời gian là hình vẽ biểu diễn sự phụ thuộc của vật chuyển động vào thời gian có dạng một đoạn thẳng.

B. Giải bài tập trang 15 SGK Vật Lý lớp 10: Chuyển động thẳng đều

Bài 1 Chuyển động thẳng đều trang 15 SGK Vật Lý 10

Chuyển động thẳng đều là gì?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có vận tốc trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
________________________________________

Bài 2 Chuyển động thẳng đều trang 15 SGK Vật Lý 10

Nêu những đặc điểm của chuyển động thẳng đều.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Quĩ đạo chuyển động: là một đường thẳng.
Vận tốc chuyển động: không đổi.
Gia tốc chuyển động: bằng không.
________________________________________

Bài 3 Chuyển động thẳng đều trang 15 SGK Vật Lý 10

Tốc độ trung bình là gì?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Vận tốc trung bình của một vật đi trên đoạn đường s trong khoảng thời gian t được xác định bằng thương số s/t
. Vận tốc trung bình của một vật chuyển động cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
Vtb = s/t
Đơn vị đo vận tốc là m/s hoặc km/h…
________________________________________

Bài 4 Chuyển động thẳng đều trang 15 SGK Vật Lý 10

Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:
Ta có công thức s = vtb.t = vt
Phương trình chuyển động thẳng đều
x = x0 + vt
với x0 : tọa độ ban đầu; v: vận tốc; x : tọa độ ở thời điểm t
________________________________________

Bài 5 Chuyển động thẳng đều trang 15 SGK Vật Lý 10

Nêu cách vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của một chuyển động thẳng đều.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 5:
Vẽ hai trục vuông góc: trục hoành là trục thời gian (mỗi độ chia ứng với 1 giờ) trục tung là trục tọa độ ( mỗi độ chia ứng với 10km). ta gọi hai trục này là hệ trục 9x,t) Trên hệ trục (x,t) ta hãy chấm các điểm có x và t tương ứng trong bảng (x,t. Nối các điểm đó với nhau….vv.v.
(xem chi tiết phần b trang 14sgk)

Các em có thể tải tài liệu Giải bài tập Chuyển động thẳng đều SGK Lý 10 về máy để thuận tiện hơn trong việc tham khảo bằng cách đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.VN. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo Giải bài tập Chuyển động thẳng biến đổi đều SGK Lý 10

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2