A. Tóm tắt lý thuyết thể tích hình hộp chữ nhật SGK Toán 5
a) Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm và chiều cao 10cm.
Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên đây bằng xăng-ti-mét khối ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hộp (xem các hình vẽ dưới đây).
Sau khi xếp 10 lớp hình lập phương 1cm3 thì vừa đầy hộp.
Mỗi lớp có: 20 x 16 = 320 (hình lập phương 1cm3).
10 lớp có: 320 x 10 = 3200 (hình lập phương 1cm3).
Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật là:
20 x 16 x 10 = 3200 (cm3)
b) Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Gọi V là thể tích của hình hộp chữ nhật, ta có:
V = a x b x c
(a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật).
B. Ví dụ minh hoạ thể tích hình hộp chữ nhật SGK Toán 5
Ví dụ:
Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c: a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm.
Bài giải:
Thể tích của hình hộp chữ nhật trong mỗi trường hợp là:
V = 5 x 4 x 9 = 180 (cm3)
C. Bài tập về thể tích hình hộp chữ nhật SGK Toán 5
Mời các em cùng tham khảo 3 bài tập thể tích hình hộp chữ nhật dưới đây:
Bài 1 trang 121 SGK Toán 5
Bài 2 trang 121 SGK Toán 5
Bài 3 trang 121 SGK Toán 5
Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:
>> Bài trước: Giải bài luyện tập tiết 113 SGK Toán 5
>> Bài tiếp theo: Giải bài thể tích hình lập phương SGK Toán 5