intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Toán lớp 5 - THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

974
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giúp HS : - Hình thành biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật. - Biết công thức và quy tắc tính thể tích của hình hộp chữ nhật. - Thực hành tính đúng thể tích với số đo cho trước - Vận dụng công thức giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản. B. Đồ dùng dạy học: + Hình hộp chữ nhật trong suốt, có nắp. + Hình vẽ mô tả như SGK + Hình minh hoạ bài tập 2, 3.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Toán lớp 5 - THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

  1. THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT A. Mục tiêu: Giúp HS : - Hình thành biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật. - Biết công thức và quy tắc tính thể tích của hình hộp chữ nhật. - Thực hành tính đúng thể tích với số đo cho trước - Vận dụng công thức giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản. B. Đồ dùng dạy học: + Hình hộp chữ nhật trong suốt, có nắp. + Hình vẽ mô tả như SGK + Hình minh hoạ bài tập 2, 3. C. Các hoạt động dạy học: Thời Hoạt động của thầy Hoạt động của trò gian I/ Bài cũ: - 3 HS đứng tại chỗ trả lời + Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt? Là những mặt - 6 cạnh: 2 mặt đáy, 4 mặt xung nào?. quanh + Hình hộp chữ nhật có mấy kích thước? Là những kích - 3 kích thước: chiều dài, chiều thước nào? rộng, chiều cao. + Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu cạnh, bao nhiêu đỉnh? - 12 cạnh, 8 đỉnh. + HS nhận xét
  2. * GV nhận xét đánh giá II/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Thể tích hình hộp chữ nhật – Ghi bảng 2.Giảng bài: Hình thành công thức và quy tắc a) Ví dụ : + HS đọc ví dụ SGK - 1 HS đọc * GV lấy hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều - HS quan sát và nghe rộng 16cm, chiều cao 10cm. Nêu vấn đề: + Để tính thể tích hình hộp chữ nhật này bằng xăng-ti-mét khối, ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp đầy trong hộp. + HS quan sát hình hộp chữ nhật đã xếp các hình lập phương 1cm3 vào đủ 1 lớp trong hộp (như mô hình) + Gọi HS lên đếm xem xếp 1 lớp có bao nhiêu hình lập - 1 lớp gồm 16 hàng, mỗi hàng 20 phương 1cm3 hình lập phương 1cm3 * GV : Mỗi lớp có 20 x 16 = 320 (hình lập phương 1cm3) + Muốn xếp đầy hộp phải xếp mấy lớp? - 10 lớp + Vậy cần bao nhiêu hình để xếp đầy hộp? - Cần 320 x 10 = 3200 (hình lập 320 x 10 = 3200 (hình lập phương) phương) * GV : Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật đã cho là : - HS nhắc lại
  3. 20 x 16 x 10 = 3200 (cm3) b) Quy tắc * GV: ghi trên bảng và giải thích 20 x 16 x 10 = 3200 (cm3) C.dài C.rộng C.cao = Thể tích + HS nêu công thức từ cách làm trên của giáo viên. - HS nhìn cách ghi của GV trả lời * GV: chốt lại quy tắc + HS đọc quy tắc trong SGK. - HS đọc * GV ghi bảng: V = a x b x c (a, b, c là 3 kích thước cùng đơn vị đo) 3. Luyện tập: Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài - 1 HS đọc + Yêu cầu HS làm bài vào vở, 3 HS làm bảng lớp - HS làm bài + HS chữa bài * GV nhận xét đánh giá Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài - 1 HS * GV gợi ý: hình đã cho là hình hộp chữ nhật hay hình lập - Hình khối đã cho không phải là phương? Đã có công thức tính được thể tích hình này hình khối đã học. Chưa có công chưa? thức tính thể tích với hình này. + Có cách nào để tách hình đã cho thành hình hộp chữ - HS suy nghĩ nhật để sử dụng công thức tính thể tích?
  4. + Yêu cầu HS thảo luận nhóm - HS thảo luận nhóm * GV treo mô hình. + HS trình bày kích thước hình mới tạo - HS trình bày + Yêu cầu 2 HS làm bài trên bảng. + HS nhận xét * GV nhận xét đánh giá + Hãy nêu tính chất về thể tích của một hình. - Thể tích 1 hình bằng tổng thể tích các hình tạo thành nó. Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài - 1 HS + HS nhận xét lượng nước trong bể trước và sau khi bỏ - Mực nước tăng lên mặc dù hòn đá lượng nước không đổi. + Nước trong hình 1 có dạng hình khối gì trước và sau khi - Hình hộp chữ nhật, kích thớc là: bỏ đá vào? Có kích thước là bao nhiêu? 5cm, 10cm, 10cm. + Ta có tính được phần thể tích hòn đá không? Bằng cách - Có. Lấy thể tích sau khi bỏ đá nào? trừ đi thể tích trước khi bỏ đá. + HS cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng - HS làm bài và chữa bài * GV gợi ý cách làm khác: Mực nước dâng lên thêm mấy - 2cm, do thể tích đá chiếm chỗ Xăng-ti-mét? Vì đâu? + Vậy thể tích đá chính bằng thể tích phần nào? - Bằng thể tích nước dâng cao. * GV nhận xét đánh giá và chữa bài. III/ Nhận xét - dặn dò:
  5. - Nhận xét tiết học - Bài sau: Về nhà xem lại bài .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2