GIẢI BÀI TOÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG ĐƠN VỊ QUY ƯỚC
lượt xem 14
download
Hãy tính tuổi của mỗi ngƣời. Giải: Coi tuổi bố là 8 phần thì tuổi của anh sẽ là 3 phần, còn tuổi em là: 8 : 4 = 2 (phần) Số phần tuổi anh hơn tuổi em: 3 – 2 = 1 (phần) 1 phần này chính là 6 tuổi. Vậy: - Tuổi bố là: 6 x 8 = 48 (tuổi) - Tuổi anh là: 6 x 3 = 18 (tuổi) - Tuổi em là: 6 x 2 = 12 (tuổi) Đáp số: Bố 48 tuổi; anh 18 tuổi; em 12 tuổi Mẫu 2: Một đội công nhân...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG ĐƠN VỊ QUY ƯỚC
- GIẢI BÀI TOÁN BẰNG P.P DÙNG ĐƠN VỊ QUY ƢỚC Mẫu 1: Tuổi bố gấp 4 lần tuổi em. Anh hơn em 6 tuổi và tuổi anh bằng 3 8 tuổi bố. Hãy tính tuổi của mỗi ngƣời. Giải: Coi tuổi bố là 8 phần thì tuổi của anh sẽ là 3 phần, còn tuổi em là: 8 : 4 = 2 (phần) Số phần tuổi anh hơn tuổi em: 3 – 2 = 1 (phần) 1 phần này chính là 6 tuổi. Vậy: - Tuổi bố là: 6 x 8 = 48 (tuổi) - Tuổi anh là: 6 x 3 = 18 (tuổi) - Tuổi em là: 6 x 2 = 12 (tuổi) Đáp số: Bố 48 tuổi; anh 18 tuổi; em 12 tuổi Mẫu 2: Một đội công nhân trong ba ngày sửa đƣợc 405m đƣờng. Ngày thứ hai làm đƣợc hơn ngày đầu 30m. Còn ngày thứ ba làm bằng một nửa của hai ngày đầu. Hỏi mỗi ngày đội đó sửa đƣợc bao nhiêu mét đƣờng? Giải: Coi số mét đường sửa được trong ngày thứ ba là 1 phần thì số mét đường sửa được trong hai ngày đầu là 2 phần. Vậy số phần sửa được cả ba ngày là: 2 + 1 = 3 (phần) Số mét đường sửa được trong ngày thứ ba là: 405 : 3 = 135 (m) Số mét đường sửa được trong hai ngày đầu là: 405 – 135 = 270 (m) Số mét đường sửa được trong ngày thứ nhất là: 270 30 = 120 (m) 2 Số mét đường sửa được trong ngày thứ hai là: 120 + 30 = 150 (m) Đáp số: 120m; 150m và 135m Mẫu 3: Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 30km/giờ. Lúc quay về, nhờ xuôi gió nên ô tô chạy đƣợc với vận tốc 40km/giờ. Biết rằng thời gian đi B về A ít hơn thời gian đi từ A đến B là 40 phút, tính quãng đƣờng AB. Giải: Vì khi đi cùng một quãng đường thì thời gian tỉ lệ nghịch với vận tốc nên: Nếu chia thời gian đi thành 40 phần bằng nhau thì thời gian về sẽ gồm 30 phần như thế. Hiệu số phần bằng nhau là: 40 – 30 = 10 (phần) 10 phần này chính là 40 phút. Vậy 1 phần là: 40 : 10 = 4 (phút) => Thời gian về là: 4 x 30 = 120 (phút) Hay 2 giờ Quãng đường AB dài là: 40 x 2 = 80 (km) Page 1
- Đáp số: 80km Mẫu 4: Chín công nhân dệt đƣợc 135 cái áo trong 3 ngày. Hỏi 14 công nhân dệt trong 5 ngày thì đƣợc bao nhiêu cái áo? Giải: 9 công nhân dệt trong 1 ngày thì được: 135 : 3 = 45 (cái áo) 1 công nhân dệt trong 1 ngày thì được: 45 : 9 = 5 (cái áo) 14 công nhân dệt trong 1 ngày thì được: 5 x 14 = 70 (cái áo) 14 công nhân dệt trong 5 ngày thì được: 70 x 5 = 350 (cái áo) Đáp số: 350 cái áo Mẫu 5: Quãng đƣờng từ A đến B gồm một đoạn lên dốc và một đoạn xuống dốc. Một ngƣời đi từ A đến B hết 21 phút rồi trở về từ B đến A mất 24 phút. Hãy tính quãng đƣờng AB biết vận tốc khi lên dốc là 2,5km/giờ và khi xuống dốc là 5km/giờ? Giải: Đi lên dốc 1km thì hết: 60 : 2,5 = 24 (phút) Đi xuống dốc 1km thì hết: 60 : 5 = 12 (phút) Vậy mỗi ki-lô-mét đường cả đi lẫn về hết tất cả: 24 + 12 = 36 (phút) Quãng đường AB dài là: (21 + 24) : 36 = 1,25 (km) Đáp số: 1,25km BÀI TẬP 1. Tính chiều cao của một trụ điện biết rằng bóng nắng của nó dài 3m. Trong khi đó bóng nắng của một chiếc cọc dài 1m60cm cắm thẳng đứng xuống mặt đất dài 45cm (chiều sâu phần cọc dưới mặt đất là 10cm). 2. Phát động phong trào: “Vở sạch, chữ đẹp”, học sinh trường Mê Linh hưởng ứng rất sôi nổi. Ở ba lớp Hai có 85 em có vở loại A. Trong đó, lớp 2A có số em bằng một nửa tổng số HS của cả hai lớp kia rồi thêm 4 em. Còn lớp 2B có số HS đạt loại A gấp đôi số em của lớp 2C. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu HS có vở loại A? 3. Tổng của 3 số A, B, C gấp 4 lần số B. Tìm mỗi số đó, biết rằng A hơn B 56 đơn vị và kém C 23 đơn vị. 4. Tìm hai số biết rằng hiệu của hai số đó 27 và thương của hai số đó bằng 2,08. 5. Nếu Lan thêm 1 tuổi thì tuổi Lan bằng 1 tuổi bà và bằng 1 tuổi mẹ. Biết rằng 7 4 bà hơn mẹ 27 tuổi. Hỏi tuổi Lan lúc đó? Page 2
- 6. Số trung bình cộng của bốn số là 50. Số thứ nhất và số thứ tư bằng nhau. Nếu thêm 0 vào bên phải số thứ hai thì được số thứ nhất. Nếu gấp 4 lần số thứ hai thì được số thứ ba. Hãy tìm số thứ hai? 7. Hai hồ nước có sức chứa (dung tích) bằng nhau. Cùng một lúc người ta mở hai vòi nước, mỗi vòi chảy vào một hồ. Vòi thứ nhất chảy mỗi phút được 40 lít, vòi thứ hai chảy mỗi phút được 30 lít. Khi vòi thứ nhất chảy đầy hồ thì vòi thứ hai còn phải chảy 600 lít nữa mới đầy hồ. Tính xem dung tích của mỗi hồ là bao nhiêu lít? 8. Có một số dầu hỏa. Nếu đổ vào các can 6 lít thì hết. Nếu đổ vào các can 10 lít thì thừa 2 lít dầu và số can sẽ giảm đi 5 cái. Hỏi có bao nhiêu lít dầu? 9. Một đội sản xuất định đào một con kinh gồm 3 đoạn. Ngày đầu đào được ¼ con kinh thì thấy còn thiếu 10m nữa mới đào xong đoạn thứ nhất. Ngày sau đội đào tiếp 70m nữa thì thấy chẳng những đã đào xong hai đoạn đầu mà còn đào được 5m nữa ở đoạn kinh thứ ba. Hỏi mỗi đoạn kinh định đào dài bao nhiêu mét, biết rằng số mét kinh còn lại chưa đào bằng 2 số mét kinh đã đào trong 2 ngày đầu. 3 10. Anh hơn em 3 tuổi. Tuổi anh hiện nay gấp rưỡi tuổi em lúc tuổi anh bằng tuổi em hiện nay. Tính tuổi hiện nay của mỗi người. 11. Tuổi hiện nay của người em gấp 4 lần tuổi em lúc anh bằng tuổi em hiện nay. Đến khi tuổi em bằng tuổi anh hiện nay thì tuổi anh và tuổi em cộng lại bằng 85. Hãy tính tuổi sau này của mỗi người. 12. Cuối năm học, bốn tổ của một lớp Năm thi đua. Số điểm 10 của tổ I bằng ½ tổng số điểm 10 của ba tổ còn lại. Số điểm 10 của tổ II bằng 1 tổng số điểm 10 3 của ba tổ còn lại. Số điểm 10 của tổ III bằng ¼ tổng số điểm 10 của ba tổ còn lại. Số điểm 10 của tổ IV là 13 điểm 10. Tìm số điểm 10 của cả lớp và của mỗi tổ. BÀI LÀM: 1) Giải: 1m 60cm = 160cm; 45cm = 0,45m Phần cọc ở trên mặt đất cao: 160 – 10 = 150 (cm) hay 1,5m Bóng nắng của các cọc cao 1m thì dài: 0,45 : 1,5 = 0,3 (m) Bóng nắng của trụ điện dài 3m. Vậy trụ điện cao: 3 : 0,3 = 10 (m) Đáp số: 10m 2) Gợi ý: Coi số HS của lớp 2C là 1 phần. Thì số HS của lớp 2B là 2 phần. Và số HS của hai lớp 2B và 2C là 3 phần. Vậy số HS của lớp 2A gồm 1,5 phần + 4 Page 3
- Đáp số: 2A: 31HS; 2B: 36HS; 2C: 18HS 3) Gợi ý: Coi số B là 1 phần thì tổng của ba số gồm 4 phần. 4 phần này gồm 3 lần số B và 135 (135 = 56 x 2 + 23),... Đáp số: A: 191; B: 135; C: 214 4) Gợi ý: Nếu số bé là 1 phần thì số lớn là 2,08 lần. Hiệu của hai số là: 2,08 – 1 = 1,08 (phần) 1,08 phần đó chính là 27 ... Đáp số: 52 và 25 5) Gợi ý: Coi 1 tuổi bà là 1 phần thì 1 tuổi mẹ cũng là 1 phần. 7 4 Vậy tuổi bà gồm 7 phần còn tuổi mẹ gồm 4 phần. => 27 tuổi chính là: 7 – 4 = 3 (phần) ... Đáp số: 8 tuổi 6) Gợi ý: Coi số thứ hai là 1 phần thì: - Số thứ nhất gồm 10 phần, số thứ tư cũng vậy. - Số thứ ba gồm 4 phần. Tống của bốn số là: 50 x 4 = 200 ... Đáp số: 80, 8, 32, 80. 7) Gợi ý: Trong cùng một thới gian nếu vòi 1 chảy được 40 phần thì vòi hai chỉ chảy được 30 phần. Hiệu số phần là: 40 – 30 = 10 (phần) 10 phần này chính là 600 lít .... Đáp số: 2400 lít 8) Gợi ý: Coi số can 10 lít là 1 phần thì: - Số dầu gồm 10 phần + 2 (lít). (1) - Số can 6 lít gồm 1 phần + 5 (can) (2) Từ (2) ta có: - Số dầu gồm 6 phần + 30 (lít) (3) So sánh (1) với (3) ta thấy 4 phần = 30 – 2 = 28 (lít) Vậy 1 phần bằng 7 lít , ... Đáp số: 72 lít dầu 9) Giải: Page 4
- Số mét kênh còn lại bằng 2 số mét kênh đã đào. Do đó số mét kênh đã đào bằng: 3 2 3 (con kênh) 2 3 5 Vậy số mét kênh đào ngày thứ hai bằng: 3 1 7 (con kênh) 5 4 20 => con kênh dài: 70 : 7 = 200 (m) 20 Ngày đầu đào được: 200 : 4 = 50 (m) Đoạn kênh thứ nhất dài là: 50 + 10 = 60 (m) Đoạn kênh thứ hai dài là: 70 – 10 – 5 = 55 (m) Đoạn kênh thứ ba dài là: 200 – 60 – 55 = 85 (m) Đáp số: 60m, 55m, 85m. 10) Giải: Coi tuổi em trước đây là 1 phần thì: - Tuổi anh trước đây là: 1 phần + 3 (tuổi) - Tuổi em hiện nay cũng là: 1 phần + 3 (tuổi) - Tuổi anh hiện nay là: 1 phần + 3 + 3 = 1 phần + 6 (tuổi) Vì (1 phần + 6 tuổi) này cũng chính là 1,5 phần; nên 0,5 phần là 6 tuổi. Suy ra 1 phần là: 6 : 0,5 = 12 (tuổi) Tuổi em hiện nay là: 12 + 3 = 15 (tuổi) Tuổi anh hiện nay là: 15 + 3 = 18 (tuổi) Đáp số: 18 tuổi và 15 tuổi. 11) Giải: Coi tuổi em trước đây là 1 phần. (1) Ta có: - Tuổi em hiện nay là 4 phần. (2) - Tuổi anh trước đây cũng là 4 phần. (3) Từ (1) và (2) suy ra khoảng thời gian trước đây đến hiện nay là: 4 – 1 = 3 (phần) Do đó: - Tuổi anh hiện nay là: 4 + 3 = 7 (phần) (4) - Tuổi em sau này cũng là 7 phần. (5) Từ (1) và (3) ta thấy số tuổi anh hơn em là: 4 – 1 = 3 (phần) Vậy từ (5) ta thấy tuổi anh sau này là: 7 + 3 = 10 (phần) Do đó tổng số tuổi của hai anh em là: 10 + 7 = 17 (phần) 1 phần là: 85 : 17 = 5 (tuổi) Tuổi anh sau này là: 5 x 10 = 50 (tuổi) Tuổi em sau này là: 5 x 7 = 35 (tuổi) Page 5
- Đáp số: 50 tuổi và 35 tuổi. 12) Giải: Coi số điểm 10 của cả lớp là 1 phần thì: - Số điểm 10 của tổ I là: 1 1 (phần) 2 1 3 - Số điểm 10 của tổ II là: 1 1 (phần) 3 1 4 - Số điểm 10 của tổ III là: 1 1 (phần) 4 1 5 - Số điểm 10 của ba tổ trên là: 1 1 1 47 (phần) 3 4 5 60 - Số điểm 10 của tổ IV là: 60 47 13 (phần) 60 60 60 Vì 13 phần này chính là 13 điểm. Vậy số điểm 10 của cả lớp là 60 điểm. 60 Do đó: - Số điểm 10 của tổ I là: 60 : 3 = 20 (điểm) - Số điểm 10 của tổ II là: 60 : 4 = 15 (điểm) - Số điểm 10 của tổ III là: 60 : 5 = 12 (điểm) Đáp số: Cả lớp: 60 điểm 10 Tổ I: 20 điểm 10 Tổ II: 15 điểm 10 Tổ III: 12 điểm 10 Page 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Phân loại và phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình
11 p | 1163 | 135
-
SKKN: Giúp học sinh lớp 9 ôn tập phần giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình có hiệu quả
8 p | 745 | 100
-
Luyện tập giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (Tiết 43)
2 p | 1350 | 53
-
Các phương pháp giải hóa học
68 p | 263 | 42
-
Giải bài toán bằng phương pháp tọa độ và vectơ 23.02 (Bài tập và hướng dẫn giải)
5 p | 197 | 41
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp tổng quát để giải bài toán bằng máy tính - Trường THPT Lý Thường Kiệt
11 p | 199 | 39
-
Giải bài toán bằng phương pháp tọa độ và vectơ 25.02 (Bài tập và hướng dẫn giải)
5 p | 145 | 36
-
Giáo án Đại số 9 chương 4 bài 8: Giải bài toán bằng cách lập phương trình chọn lọc
19 p | 481 | 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình Toán 9
29 p | 59 | 11
-
Giải bài Luyện tập giải bài toán bằng cách lập phương trình SGK Đại số 8 tập 2
8 p | 143 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng cách lập phương trình
37 p | 83 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giảng dạy giải bài toán bằng cách lập phương trình
16 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình và ứng dụng giải quyết các bài toán thực tế bằng cách lập phương trình
65 p | 7 | 5
-
Giải bài tập Giải bài toán bằng cách lập phương trình SGK Đại số 8 tập 2 (tiếp theo)
5 p | 195 | 5
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 5: Giải bài toán bằng hai bước tính (Tiết 2)
4 p | 48 | 4
-
SKKN: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải một số bài toán bằng phương pháp Véc tơ
26 p | 60 | 3
-
Giáo án môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Tuần 5: Giải bài toán bằng hai bước tính (Tiết 1)
4 p | 46 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác cho học sinh THPT
39 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn