intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Chia sẻ: Le Dinh Thao | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:92

96
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng ngoại thương việt nam', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

  1. 1 Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  2. 2 Khóa luận tốt nghiệp MỤCLỤC LỜINÓIĐẦU ....................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNGVẤNĐỀCƠBẢNVỀRỦIROTÍNDỤNGTRUNGDÀIHẠNCỦA NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠITRONGNỀNKINHTẾTHỊTRƯỜNG...................................... 4 1.1. Vai trò của tín dụng trung dài hạn trong nền kinh tế thị trường ..... 8 1.1.1. Khái niệm tín dụng trung dài hạn .................................................... 8 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng trung dài hạn............................................... 9 1.1.3. Vai trò của tín dụng trung dài hạn đối với nền kinh tế .................. 11 1.2. Rủi ro tín dụng trung dài hạn của NHTM trong nền kinh tế thị trường ....................................................................................................... 13 1.2.1. Bản chất rủi ro tín dụng trung dài hạn ........................................... 13 1.2.2. Các chỉ tiêu của rủi ro tín dụng ..................................................... 14 1.2.3. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trung dài hạn ..................... 17 1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trung dài hạn ...................... 18 1.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn của NHTM trong nền kinh tế thị trường. ................................................................... 22 1.3.1. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý kết hợp hài hoà giữa mục tiê u mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng. ................................................... 22 1.3.2. Hoàn thiện kỹ thuật thẩ m định các nhu cầu tín dụng ..................... 23 1.3.3. Thực hiện một cách khoa học vàđồng bộ quy trình cho vay:......... 24 1.3.4. Tham gia bảo hiể m tín dụng ......................................................... 25 1.3.5. Phân tán, chia sẻ rủi ro tín dụng .................................................... 25 1.3.6. Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng..... 26 1.3.7. Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng ..................... 27 1.3.8. Phân tán rủi ro thông qua thị trường bán nợ và các hợp đồng tín dụng phái sinh ................................................................................................. 27 1.3.9. Xử lý nợ có hiệu quả..................................................................... 30 Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  3. 3 Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2:THỰCTRẠNGRỦIROTÍNDỤNGTRUNGDÀIHẠNTẠI NGÂNHÀNGNGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM ................................................................... 34 2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong thời gian qua ..................................................... 34 2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ....................... 34 2.1.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ....................................................................................................... 35 2.1.3. Kết quả kinh doanh ....................................................................... 41 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trung dài hạn tại NHNT VN ................ 42 2.2.1. Hoạt động tín dụng trung dài hạn .................................................. 42 2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNT VN ...................................... 47 2.3. Những thành tựu mà NHNT đãđạt được trong thời gian qua ........ 55 2.3.1. Những biện pháp mà NHNT đã thực hiện trong thời gian qua ...... 55 2.3.2. Đánh giá hoạt động hạn chế rủi ro tại NHNT VN ......................... 57 CHƯƠNG 3:MỘTSỐGIẢIPHÁPVÀKIẾNNGHỊNHẰMNGĂNNGỪAVÀHẠNCHẾRỦIROTÍND ỤNGTRUNGDÀITẠI NGÂNHÀNGNGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM .................................. 65 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng trung dài hạn của NHNT Việt Nam trong thời gian tới ..................................................................................... 65 3.1.1. Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới .......................... 65 3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng trung dài hạn của NHNT VN ...... 67 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn............................. 67 3.2.1. Xử lý nợ tồn đọng ......................................................................... 68 3.2.2. Tăng cường vốn tự có ................................................................... 70 3.2.3. Đa dạng hoá danh mục đầu tư tín dụng ......................................... 71 3.2.4. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực ............................................. 72 3.2.5. Thẩm định tốt trước khi cho vay ................................................... 72 Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  4. 4 Khóa luận tốt nghiệp 3.2.6. Kiểm tra, giám sát tín dụng chặt chẽ hơn ...................................... 76 3.2.7. Thiết lập hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro trên toàn hệ thống . 78 3.2.8. Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng .............................................. 79 3.2.9. Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ ..... 80 3.2.10. Phân tán rủi ro thông qua thị trường bán nợ và các công cụ dẫn xuất tín dụng .................................................................................................. 81 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................ 82 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan ..................... 82 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước .............................................. 84 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 86 Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  5. 5 Khóa luận tốt nghiệp LỜINÓIĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường khi mà các mối quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế xã hội giữa các nước ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phậ n cấu thành nên sự phát triển đó. Vì vậy nền tài chính của mỗi nước cũng phải hòa nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM cùng các hoạt động kinh doanh của mình đãđóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này. Đặc biệt trong nă m 2006 vừa qua với một loạt sự kiện quan trọng như: Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giớ i (WTO) và tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14, Quốc hộ i Mỹ thông qua dự luật quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam… Các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các Ngân hàng thương mại, sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập đó, các Ngân hàng thương mại nước ta sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới. Hội nhập đồng nghĩa với việc Nhà nước ta phải xoá bỏ chính sách bảo hộ các Ngân hàng trong nước và dỡ bỏ các rào cản thương mại đối với các Ngân hàng nước ngoài theo lộ trình thực hiện cam kết gia nhập WTO. Từ ngày 01/04/2007, nước ta sẽ cho phép các Ngân hàng nước ngoài thành lập Ngân hàng con 100% vốn nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện cho các Ngân hàng nước ngoài có quyền bình đẳng với các Ngân hàng Việt Nam trong quá trình huy động vốn và các hoạt động Ngân hàng khác. Do đó, các Ngân hàng nước ta sẽ vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với các Ngân hàng nước ngoài trên thị trường Việt Nam và thị trường quốc tế. Tín dụng, trong đó tín dụng trung dài hạn là một lĩnh vực có vai tròđặc Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  6. 6 Khóa luận tốt nghiệp biệt quan trọng đối với nền kinh tế, và cũng là lĩnh vực mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các Ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng trung dài hạn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay còn chứa đựng rất nhiều rủi ro. Bất kỳ một sự tác động nào ảnh hưởng đến tính khả thi và tính sinh lời của dựán đề u có thể gây thiệt hại cho Ngân hàng, nhẹ thì cũng làm giả m tính cạnh tranh của các Ngân hàng, nặng thì sẽ gây tổn thất cho người gửi tiền và cho toàn bộ nề n kinh tế do bản chất hoạt động của Ngân hàng làđi vay để cho vay. Trong những nă m vừa qua, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã có nhiều cố gắng vàđãđạt được những thành tựu nhất định như dư nợ tín dụng tăng, tỷ lệ nợ xấu giảm… Song đểđứng vững trong môi trường cạnh tranh và bắt kịp với xu hướng đổi mới của thời đại, thì Ngân hàng Ngoại Thương cần nỗ lực hơn nữa trong việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn. Xuất phát từ bối cảnh đất nước và thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương, em đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu Khoá luận sẽ hệ thống lại những vấn đề có tính lý luận về rủi ro tín dụng trung dài hạn để khẳng định rằng rủi ro tín dụng là một tất yếu song có thể hạn chếđến mức thấp nhất đểđả m bảo tính an toàn và khả năng sinh lợ i của Ngân hàng. Trên cơ sở phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, khoá luận sẽ rút ra các vấn đề còn tồn tại, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trong thời gian tới. 3. Phạm vi vàđối tượng nghiên cứu Do rủi ro tín dụng là một vấn đề rộng và phức tạp, trong phạm vi khoá luận này, em xin chỉ tập trung vào đối tượng nghiên cứu là hình thức cho vay Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  7. 7 Khóa luận tốt nghiệp trung dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, phạm vi nghiên cứu là các dựán được thực hiện tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trong những năm gần đây. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Sử dụng các số liệu thực tếđể luận chứng thông qua các phương pháp so sánh, thống kê, đồ thị… 5. Kết cấu của đề tài Đề tài được kết cấu gồ m 3 phần: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Hoàn thành khoá luận này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo, Tiến sĩ Lê Thị Tuấn Nghĩa, chủ nhiệ m bộ mô n tiền tệ khoa Ngân hàng cùng các anh chị cán bộ phòng Đầu tư dựán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Do còn nhiều hạn chế về trình độ cũng như thời gian nghiên cứu, bài khoá luận chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, em mong được sựđóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các anh chị. Hà Nội, ngày tháng năm 2007 Sinh viên Nguyễn Thuỳ Linh Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  8. 8 Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1 NHỮNGVẤNĐỀCƠBẢNVỀRỦIRO TÍNDỤNGTRUNGDÀIHẠNCỦA NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠITRONGNỀNKINHTẾTHỊTRƯỜNG 1.1. Vai trò của tín dụng trung dài hạn trong nền kinh tế thị trường 1.1.1. Khái niệm tín dụng trung dài hạn Hoạt động Ngân hàng ra đời khi quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá của xã hội đã phát triển ở mức độ cao, và cùng với thời gian, hệ thống Ngâ n hàng đãđóng một vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Ngày nay, các Ngân hàng hiện đại có thể là m thoả mãn mọi đố i tượng khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp bởi một khối lượng dịch vụ rất đa dạng và phong phú bao gồm nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán, bảo lãnh, uỷ thác đầu tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụđối ngoại, dịch vụ bảo quản và ký gửi tài sản… Song dù các Ngân hàng có mở rộng vàđa dạng hoá các dịch vụ cung ứng đến thế nào, nó cũng không thể tách rời hoạt động tín dụng, bởi hoạt động tín dụng chiếm một tỷ lệ lớn trong nghiệp vụ sử dụng vốn và mang lạ i thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng. Có thểđịnh nghĩa tín dụng Ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiề n hay hàng hoá), giữa bên cho vay (là Ngân hàng) với bên đi vay (là các cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác), trong đó, Ngân hàng chuyể n giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận. Bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vôđiều kiện vốn gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Nền kinh tế càng phát triển, hoạt động tín dụng cũng phát triển ngà y càng phong phú vàđa dạng với rất nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức tín dụng càng đa dạng, thì các loại rủi ro đi kèm với nó cũng càng đa dạng Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  9. 9 Khóa luận tốt nghiệp vàphức tạp hơn. Để quản lý hoạt động tín dụng, các Ngân hàng phải đưa ra rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại tín dụng, trên cơ sởđóđề ra các biệ n pháp quản lý thích hợp nhằm hạn chếđến mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Có rất nhiều tiêu thức để phân loại tín dụng như phân loại theo thờ i gian tín dụng, theo đối tượng tín dụng, theo xuất xứ của tín dụng, theo mục đích sử dụng vốn… Nếu sử dụng tiêu thức thời hạn cho vay để phân loại tín dụng, ta có thểđưa ta khái niệm về tín dụng trung dài hạn của các NHTM như sau: Tín dụng trung dài hạn là hình thức cấp tín dụng có thời hạn từ một năm trở lên. Trong đó, các NHTM thường qui định:  Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm.  Tín dụng dài hạn: là các khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng trung dài hạn có các loại sau : tín dụng trung và dài hạn theo dựán đầu tư, tín dụng thuê mua, tín dụng tuần hoàn, cho vay đồng tài trợ. Tín dụng trung dài hạn là một nghiệp vụ chủ yếu của NHTM. Mục đích của tín dụng trung dài hạn làđầu tư cho các dựán xây mới, hoặc tài trợ cho các chương trình mở rộng, cải tạo khôi phục, ứng dụng khoa học, đổi mới kỹ thuật… của doanh nghiệp. 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng trung dài hạn Tín dụng trung dài hạn có các đặc trưng riêng so với các loại tín dụng khác bao gồm:  Vốn đầu tư lớn Việc đầu tư trung dài hạn nhằm vào các dựán lớn như xây dựng nhà máy, cầu cảng, cơ sở hạ tầng, hoặc dây chuyền sản xuất… do đó mà số vốn cần thiết cho mỗi dựán lớn gấp nhiều lần cho vay ngắn hạn.  Thời hạn đầu tư dài Các dựán đầu tư thường làđể tài trợ nhu cầu vốn cốđịnh của doanh Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  10. 10 Khóa luận tốt nghiệp nghiệp, tuy toàn bộ số vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó chỉ chuyển một phần giá trị vào các sản phẩm được sản xuất ra trong suốt quá trình khấu hao. Do đó, việc thu nợ phải thực hiện trong thời gian dài qua nhiều kỳ hạn nợ.  Tính rủi ro cao Các dựán đầu tư mà Ngân hàng tài trợ có thể có quy mô rất lớn và liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Hơn nữa, vì thời gian thu nợ kéo dài, trong thời gian đó có thể xảy ra nhiều thay đổi với vị thế của doanh nghiệp về sản phẩm được cung cấp, sự xuất hiện sản phẩm mới ưu việt hơn, sự thay đổi công nghệ sản xuất, nguyên liệu sản xuất, hoặc biến động về kinh tế – chính trị… tất cả các yếu tố này đều có thể gây khó khăn cho sự trả nợ của doanh nghiệp.  Lãi suất cao Lãi suất cho vay, ngoài lãi suất cơ bản còn phụ thuộc vào cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất. Mức độ rủi ro càng cao, thời hạn cho vay càng dài thì mức bù rủi ro cho Ngân hàng càng lớn, do đó, lãi suất càng cao và ngược lại. Ngoài ra, Ngân hàng cũng phải tốn nhiều chi phí trong huy động vốn, thẩ m định, thực hiện và giá m sát khoản cho vay… Chính vì vậy, lãi suất trong cho vay trung dài hạn thường cao hơn so với cho vay ngắn hạn. Các đặc điểm của cho trung dài hạn theo dựán đầu tưđòi hỏi Ngân hàng phải tăng cường việc thẩ m định, quản lý và giá m sát khoản vay. Việc nà y khiến Ngân hàng tốn khá nhiều công sức và chi phí. Bù lại, các dựán trung dài hạn có giá trị rất lớn. Giá trị của một khoản vay trung dài hạn có thể bằng rất nhiều khoản vay nhỏ lẻ gộp lại trong một thời kỳ. Hơn nữa, những Ngân hàng thành công trong việc đầu tư theo dựán thường tạo được danh tiếng vàưu thế cạnh tranh rất lớn. Chính vì vậy, các Ngân hàng luôn coi trọng hoạt động tín dụng trung dài hạn. Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  11. 11 Khóa luận tốt nghiệp 1.1.3. Vai trò của tín dụng trung dài hạn đối với nền kinh tế Tín dụng trung dài hạn không chỉ là nghiệp vụ mang lại nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng, mà xét trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, tín dụng trung dài hạn còn có vai trò cực kỳ to lớn:  Tín dụng trung dài hạn góp phần phát triển kinh tế theo chiều sâu Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải biết nắm bắt và tì m mọi cách thoả mãn những nhu cầu không ngừng nâng cao của xã hội. Điề u đóđồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần có vốn để không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩ m. Nguồn vốn ngắn hạn sẽ chỉđáp ứng được nhu cầu thiếu vốn tạm thời trong doanh nghiệp chứ không thể giúp doanh nghiệp trong việc mở rộng vốn trung dài hạn. Đối với Việt Nam, số các doanh nghiệp lớn có khả năng kêu gọi vốn trung dài hạn trực tiếp từ thị trường chứng khoán không nhiều, nên vay vốn từ Ngân hàng được coi là giải pháp tối ưu nhất cho nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Nguồn vốn tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng sẽ tạo nền tảng cơ sơ vật chất kỹ thuật cho sự tăng trưởng thực sự vững bền, đó chính làđả m bảo phát triển kinh tế theo chiều sâu.  Tín dụng trung dài hạn góp phần thúc đẩy, mở rộng sản xuất phát triển Đầu tư nhằ m mở rộng sản xuất, tăng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất…, đòi hỏi một lượng vốn rất lớn mà không phải chủđầu tư nào cũng có thểđáp ứng được. Vì thế, tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng thực sự là một cứu cánh khi doanh nghiệp có tiề m năng mở rộng sản xuất mà chưa có vốn đầu tư. Khi một dựán đầu tưđi vào hoạt động, nó cũng tạo cơ hội mở rộng sả n xuất cho các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, cung cấp máy móc thiết bị, giải quyết nhân lực… Ngoài ra nhờ việc đầu tư vào máy móc, thiết bị hiệ n đại, năng lực sản xuất của doanh nghiệp được tăng lên, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao, mẫu mãđẹp đáp ứng yêu cầu của thị trường nội địa và nước ngoài, kích thích nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tăng khả năng xuất khẩu… Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  12. 12 Khóa luận tốt nghiệp  Tín dụng trung dài hạn góp phần tạo thị trường sử dụng vốn ngắn hạn. Tín dụng trung dài hạn đầu tư vào máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản của doanh nghiệp, kích thích sản xuất phát triển. Khi đó các doanh nghiệp cần nhiều vốn lưu động hơn đểđáp ứng sự phát triển sản xuất, điều đó tạo ra thị trường sử dụng vốn ngắn hạn. Tốc độ phát triển sản xuất càng cao nhu cầ u vốn lưu động càng lớn và như vậy tín dụng trung dài hạn đã tạo điều kiện cho tín dụng ngắn hạn ngày càng phát triển.  Tín dụng trung dài hạn góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thông qua nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn, Ngân hàng có thể cho vay đáp ứng sự phát triển của ngành này, cũng có thể hạn chếđối với một số ngành kinh tế khác. Công nghiệp hoá không chỉđơn giản là tăng thê m tốc độ và tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế mà là cả quá trình chuyể n dịch cơ cấu gắn với chuyển đổi mới cơ bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nội dung giai đoạn đầu của tiến trình CNH-HĐH đất nước là tập trung vố n đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ má y móc, chuyển dịch nền kinh tế, phát triển sản xuất trong nước theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong điều kiện thị trường vốn của nước ta chưa phát triển thì hiện tại và thời gian tới, tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng vẫn đóng vai trò quyết định cho giai đoạn đầu thực hiện CNH-HĐH.  Tín dụng trung dài hạn góp phần tạo nguồn thu vững chắc cho ngâ n sách Tín dụng trung dài hạn đầu tư cho phát triển kinh tế theo chiều sâu, do đó khi sản xuất phát triển sẽ taọ ra nhiều sản phẩ m hàng hoáđể tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Việc này sẽ tạo ra nguồn thu cho ngân sách từ thuế Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  13. 13 Khóa luận tốt nghiệp GTGT, thuế xuất khẩu, thuế sử dụng tài nguyên, thuế thu nhập… Khi xuất khẩu tăng thì chúng ta sẽ thu được ngoại tệđảm bảo duy trì cho nhu cầu nhập khẩu, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế… Tóm lại, vốn trung dài hạn cóý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế. Các NHTM ở các nước đang phát triển đều cố gắng tăng tỷ lệ dư nợ tín dụng trung dài hạn để phục vụ quá trình CNH-HĐH đất nước. 1.2. Rủi ro tín dụng trung dài hạn của NHTM trong nền kinh tế thị trường 1.2.1. Bản chất rủi ro tín dụng trung dài hạn Hiện nay, hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam vẫn chiếm t ỷ trọng lớn nhất trong danh mục tài sản có (trên 60%), nguy cơ phát triển tín dụng nóng vẫn chưa được ngăn chặn hữu hiệu, kinh doanh tín dụng là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu của các Ngân hàng trong khi đó môi trường kinh doanh tín dụng còn nhiều rủi ro. Do đó, rủi ro lớn nhất mà các NHTM Việt Nam gặp phải chính là rủi ro tín dụng. Vậy rủi ro tín dụng là gì? Trong tài liệu “Công nghệ Ngân hàng dành cho các nước đang phát triển” rủi ro tín dụng được định nghĩa là: Thiệt hại kinh tế của Ngân hàng do một khách hàng hoặc nhóm khách hàng không hoàn trảđược nợ vay của Ngâ n hàng”. Trong tài liệu “Financial institutions management –Amodern perpective” A.Saunder và H.Lange định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiề m tàng khi Ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng nguồn thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của Ngân hàng không thểđược thực hiện đầy đủ cả về số lượng và thời hạn. Cóđịnh nghĩa khác cho rằng “rủi ro tín dụng xảy ra khi xuất hiện các biến cố không thểđo lường trước khiến khách hàng không thực hiện được các cam kết đã thoả thuận đối với Ngân hàng”. Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  14. 14 Khóa luận tốt nghiệp Hiện nay rủi ro tín dụng được định nghĩa: là khoản lỗ tiềm tàng vố n cóđược tạo ra khi Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng. Cụ thể hơn, rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không trảđược đúng nợ với Ngân hàng xét trên cả hai khía cạnh: số lượng và thời gian. Do đó, rủi ro tín dụng có thểđược phân thành:  Rủi ro mất vốn: là rủi ro không thu hồi được một phần hay toàn bộ nợ.  Rủi ro bịđọng vốn: là rủi ro không thu hồi được nợđúng hạn. Qua định nghĩa có thể biểu diễn sơđồ rủi ro tín dụng của NHTM Biểu đồ 01: Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng Không thu Không thu Không thu Không thu được lãi được vốn đủ lãi đủ vốn cho đúng hạn đúng hạn vay Phát sinh lãi Phát sinh nợ Phát sinh lãi Phát sinh nợ treo quá hạn treo đóng băng khóđòi Khả năng thanh toán suy giảm Hiệu quả kinh doanh giả m Thất thoát vốn, phá sản 1.2.2. Các chỉ tiêu của rủi ro tín dụng Các chuyên gia cho rằng một số tài sản của Ngân hàng (đặc biệt là các Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  15. 15 Khóa luận tốt nghiệp khoản cho vay) giảm giá trị hay không thể thu hồi là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Do vốn chủ sở hữu của Ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ nên chỉ cần một tỉ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ có thểđẩy một Ngân hàng tới nguy cơ phá sản. Có bốn chỉ tiêu sau được sử dụng rộng rãi nhất trong việc đo lường rủi ro tín dụng của Ngân hàng: Chỉ tiêu thứ nhất: tỷ số giữa giá trị các khoản nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay = Error! Đây là chỉ tiêu cóý nghĩa hết sức quan trọng của một Ngân hàng. Vì khi tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng cao thì những tác động tiêu cực của nó tới hoạt động của Ngân hàng càng lớn, gây ra những hậu quả nghiê m trọng không chỉđối với Ngân hàng mà còn tác động tới cả hệ thống Ngân hàng. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và (hoặc) lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn tăng là m gia tăng chi phí có tính chất có tính chất hiệu ứng: khi các khoản nợ quá hạn phát sinh các NHTM không có nguồn thu từ các khoản vay này trong khi đó vẫn phải tiếp tục trả lãi cho nguồn vốn vay, vố n huy động từ khách hàng. Bên cạnh đó các chi phí khác tiếp tục phát sinh có tính chất cộng hưởng như chi phí quản lý nợ quá hạn phát sinh, các chi phí khác có liên quan… Tình trạng này dễ dẫn đến kết quả kinh doanh của Ngâ n hàng bị lỗ. Nợ quá hạn xuất hiện là m chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của NHTM, làm giả m hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, giả m hiệu quả kinh doanh. Đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh cũng như giảm uy tín của Ngân hàng và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. Nợ quá hạn được kiểm soát chặt chẽ góp phần làm lành mạnh hoá toà n bộ tình hình hoạt động và tài chính của Ngân hàng. Do đó, các Ngân hàng Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  16. 16 Khóa luận tốt nghiệp phải nắm được tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợđể có các biện pháp tác động thích hợp nhằ m giả m tỷ lệ này. Chỉ tiêu thứ hai: tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay = Error! Theo điều 6 quy định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4, và 5, bao gồm: Nhó m 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thờ i hạn đã cơ cấu lại. Nhó m 4 (nợ nghi ngờ): các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạ n đã cơ cấu lại. Nhó m 5 (nợ có khả năng mất vốn): các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý, các khoản nợđã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệđểđánh giá chất lượng tín dụng của các TCTD. Tỷ lệ này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng kém. Khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên thì sẽ làm cho hệ thống Ngân hàng rơ i vào tình trạng mất an toàn của toàn hệ thống, chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh sẽ xấu đi nghiê m trọng. Đặc biệt khi việc tăng trưởng dư nợđ i kèm với gia tăng các khoản nợ xấu trên thực tế, trong đó có một phần dư nợ xấu không được nhận dạng đầy đủ thì hoạt động tín dụng và mức độ an toà n của Ngân hàng sẽ trở nên xấu đi nghiêm trọng nếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế bị sụt giả m vì các nguyên nhân ngoại sinh (ví dụ như thị trường quốc tế thay đổi bất lợi, khủng hoảng…). Do vậy đây là một chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá tình trạng rủi ro tín dụng của NHTM. Chỉ tiêu thứ ba: tỷ lệ nợ khóđòi trên tổng dư nợ = Error! Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  17. 17 Khóa luận tốt nghiệp Nợ khóđòi là các khoản nợ mà Ngân hàng khó có khả năng thu hồi được. Đối với những khoản nợ khóđòi NHTM thường phải tiến hành các biệ n pháp xử lý như sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, xoá nợ… mà quỹ dự phòng rủi ro được hạch toán và chi phí hoạt động của Ngân hàng. Do đó, tỷ lệ này càng tăng thì Ngân hàng càng phải đối mặt với tình trạng tăng chi phí, giả m lợi nhuận, suy giảm năng lực tài chính, thậ m chí là nguy cơ phá sản nếu như Ngân hàng không còn khả năng bùđắp những khoản nợ này. Vì vậy, đây cũng là một tỷ lệ quan trọng phản ánh tình trạng rủi ro tín dụng tại NHTM. 1.2.3. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trung dài hạn Các khoản vay không bao giờ bị giảm giá bất thình lình mà không có dấu hiệu bất thường báo trước. Đối với cho vay trung dài hạn, thời hạn của các khoản vay khá dài, nên cán bộ tín dụng càng cóđiều kiện để nhận biết những dấu hiệu cảnh bảo rủi ro. Các dấu hiệu này có thểđược nhận biết từ các nguồn sau: Nhó m 1: Các dấu hiệu liên quan đến các mối quan hệ với Ngân hàng - Thông qua việc theo dõi tài khoản và việc thanh toán cho khách hàng, Ngân hàng cần thận trọng khi bắt gặp thường xuyên các dấu hiệu sau: phát hành quá số dư, khó khăn trong thanh toán lương, số dư của các tài khoản tiề n gửi giảm, gia tăng dư nợ thương mại... - Thông qua mối quan hệ tín dụng của khách hàng: Ngân hàng phải lưu ýđến các hiện tượng: mức độ vay tăng, thanh toán chậ m nợ gốc và lãi, vay lớn hơn nhu cầu, thường xuyên yêu cầu Ngân hàng cho gia hạn... - Thông qua việc theo dõi các phương thức tài chính của khách hàng, khoản vay có thể gặp rủi ro nếu có các dấu hiệu: khách hàng thường sử dụng các nguồn tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động dài hạn, khách hàng chấp nhậ n các khoản phương thức tài trợđắt nhất, các khoản phải trả giả m và các khoản phải thu tăng, có biểu hiện giảm vốn điều lệ ... Nhó m 2: Các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  18. 18 Khóa luận tốt nghiệp hàng - Thường xuyên thay đổi cơ cấu hệ thống quản trị hoặc ban điều hành. - Đội ngũ quản trị bất đồng về mục tiêu, có tranh chấp về quyền lực. - Cách thức quản trị có biểu hiện: hội đồng quản trị hay giá m đốc ít kinh nghiệm, can thiệp quá sâu vào những vấn đề thường nhật, ít quan tâ m đến lợi ích của cổđông, chủ nợ... - Có tranh chấp với chính quyền địa phương, tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp... Nhó m 3: Nhó m các dấu hiệu liên quan đến các ưu tiên trong kinh doanh như hội chứng hợp đồng lớn, hội chứng sản phẩm đẹp...Các dấu hiệ u này phải được xem xét cùng các yếu tố khác đểđánh giáđược ưu tiên đó làđúng hay sai để cóđược kết luận chính xác... Nhó m 4: Các dấu hiệu thuộc về kỹ thuật, thương mại của doanh nghiệp như khó khăn trong việc phát triển sản phẩm, sản phẩm mang tính thời vụ cao, hay có các thay đổi bất lợi trên thị trường hay trong các chính sách của Nhà nước... Nhó m 5: Các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán như chuẩ n bị không đầy đủ hay chậm trễ, trì hoãn việc nộp báo cáo tài chính, hay từ các báo cáo đó, Ngân hàng nhận thấy khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính: tỷ lệ nợ tăng, khả năng thanh toán giảm, hàng tồn kho tăng, lợi nhuận giảm... Ngoài các nhóm dấu hiệu trên, Ngân hàng còn có thể nhận biết sớ m được rủi ro tín dụng thông qua các dấu hiệu phi tài chính khác như dáng vẻ bề ngoài của chủ doanh nghiệp, thái độ làm việc của nhân viên, hiện trạng cơ sở sản xuất kinh doanh... Đối với tín dụng trung dài hạn, Ngân hàng không phải lo lắng thái quá nếu có biểu hiện trên trong một số giai đoạn nhất định. Miễ n sao các khó khăn đó không phải là thường trực và tình trạng kinh doanh là tốt khi đến hạn trả nợ. 1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trung dài hạn Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  19. 19 Khóa luận tốt nghiệp Tín dụng trung dài hạn với đặc điểm là thời hạn cho vay kéo dài (trên 1 năm), có những dựán đầu tư vào các lĩnh vực: xây dựng cơ sở hạ tầng, mua máy móc thiết bị, đóng tàu, mua tàu...thì thời hạn đầu tư kéo dài hàng chục năm. Trong một thời gian dài, bản thân dựán cũng như khách hàng có nhiề u thay đổi khó dựđoán. Vì vậy, tín dụng trung dài hạn thường cóđộ rủi ro cao hơn trong các loại tín dụng. Khó có thể liệt kê một cách đầy đủ các nguyê n nhân gây ra rủi ro tín dụng trong tín dụng trung dài hạn. Xét một cách khá i quát, có thể kểđến ba nhóm nguyên nhân chính như sau:  Nguyên nhân rủi ro từ phía Ngân hàng: Nguyên nhân rủi ro từ phía Ngân hàng là rất quan trọng, theo đánh giá của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): 50% Ngân hàng phá sản trên thế giới là do năng lực quản lý yếu kém của chính bản thân Ngân hàng. Cụ thể có thể là do: - Chính sách tín dụng của Ngân hàng không hợp lý: Ngân hàng thiếu một chính sách cho vay rõ ràng, hay chính sách cho vay không phù hợp với đặc điểm thực trạng nền kinh tế. Kinh nghiệm cho thấy, sự hoạt động của một Ngân hàng dựa trên cơ sở chính sách tín dụng thống nhất, hợp lý, có hiệu quả nhiều hơn là dựa trên kinh nghiệ m và trao quyền quyết định cho cá nhân điề u hành. Một chính sách cho vay không đồng bộ, thống nhất sẽ gây ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tiềm ẩn rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. - Ngân hàng không phân tích, đánh giáđược khách hàng một cách đầy đủ trước khi cho vay, đồng thời không giám sát được việc sử dụng vốn vay một cách chặt chẽ sau khi giải ngân. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do:  Ngân hàng thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác, kịp thời đểđánh giá vai trò, vị trí của doanh nghiệp trong ngành, khả năng thị trường hiện tại và tương lai, do đó quyết định cho vay thiếu chính xác.  Ngân hàng chủ quan tin tưởng vào khách hàng truyền thống của Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
  20. 20 Khóa luận tốt nghiệp mình hoặc quá coi trọng tài sản đả m bảo mà coi nhẹ khâu kiểm tra, giám sát khách hàng.  Cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc năng lực chuyên môn yếu kém, không am hiểu về ngành nghề kinh doanh mà mình đang tài trợ không phát hiện được các yếu kém của dựán xin vay vốn cũng như các dấu hiệu bất thường trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Hoặc do cán bộtín dụng thái hoá biến chất, cốý làm trái, không chấp hành đúng chính sách chếđộ, tiếp tay đồng loã với kẻ gian lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng.  Ngân hàng quá nhấn mạnh vào lợi nhuận và phát triển mà sao nhãng sự lành mạnh của các khoản cho vay.  Ngân hàng không thực hiện hoặc thực hiện không tốt các đảm bảo tín dụng. Việc định giá tài sản đảm bảo thấp hơn giá trị thực, cho vay quá giá trị tài sản đảm bảo, không giá m sát, bảo vệ tài sản cẩn thận.  Ngân hàng còn thiếu kinh nghiệ m ngăn ngừa hạn chế rủi ro khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường, từđó chưa cóđược các biện pháp phòng ngừa, phân tán rủi ro thích hợp, chưa có tổ chức theo dõi quản lý rủi ro thật sự hữu hiệu.  Nguyên nhân rủi ro từ phía khách hàng: Nguyên nhân rủi ro từ phía khách hàng rất đa dạng, nhưng đối với tín dụng trung dài hạn, khách hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế, nguyên nhâ n chủ yếu tập trung ở một số loại chính sau: - Khách hàng gặp khó khăn trên thị trường cung cấp nguyên vật liệ u hoặc thị trường tiêu thụ sản phẩm nên không thu đựơc lợi nhuận dự kiến: trên thị trường đầu vào, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khi giá cả nguyên vật liệu tăng đột biến, nguyên liệu khan hiếm, hoặc chất lượng nguyên liệu không đảm bảo... Các biến cố này ảnh hưởng đến giá thành cũng như chất lượng của sản phẩ m, do đóảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩ m trên thị trường. Nguyễn Thuỳ Linh Lớp: NHA - K6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2