Nguyễn Phương Thảo<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
94(06): 55 - 61<br />
<br />
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH<br />
KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI AGIRBANK<br />
– CHI NHÁNH HUYỆN VÕ NHAI<br />
Nguyễn Phương Thảo*<br />
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Giảm thiểu rủi ro là một trong những vấn đề quan trọng của hoạt động cho vay tại các ngân hàng.<br />
Để đánh giá khách hàng vay một cách chính xác thì ngân hàng phải xây dựng được quy trình phân<br />
tích tài chính khách hàng hợp lý và hiệu quả. Thông qua việc đánh giá thực trạng công tác phân<br />
tích tài chính khách hàng tại ngân hàng Agribank - chi nhánh Võ Nhai, bài báo đề xuất các giải<br />
pháp nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng đồng thời hoàn thiện công tác phân<br />
tích cho phù hợp với mục tiêu của chi nhánh.<br />
Từ khoá: Rủi ro tín dụng, hoạt động cho vay, phân tích tài chính khách hàng, khách hàng doanh<br />
nghiệp, ngân hàng thương mại.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Một khách hàng có khả năng tài chính đảm<br />
bảo trả nợ trong thời hạn cam kết là một trong<br />
những điều kiện tiên quyết để xem xét có cho<br />
vay hay không. Điều kiện này vừa mang lại<br />
thuận lợi cho ngân hàng lẫn khách hàng. Đối<br />
với khách hàng, có được khả năng tài chính<br />
tốt sẽ giúp cho khách hàng an tâm hơn về khả<br />
năng trả nợ khi đến hạn, do đó giữ được uy<br />
tín, cam kết đối với ngân hàng. Riêng đối với<br />
ngân hàng, việc xem xét khả năng tài chính<br />
của khách hàng giúp ngân hàng có thể giảm<br />
thiểu được rủi ro tín dụng, tránh đưa ra những<br />
quyết định sai lầm: cho vay những khách<br />
hàng xấu và không cho vay những khách<br />
hàng tốt.<br />
Bài báo dựa trên sự đánh giá thực trạng công<br />
tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt<br />
động cho vay tại Agribank- chi nhánh Võ Nhai<br />
để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu<br />
quả hoạt động công tác phân tích tài chính<br />
khách hàng giúp cho chi nhánh giảm thiểu rủi<br />
ro khi thực hiện các quyết định cho vay.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng<br />
trong đề tài chủ yếu là phương pháp thống kê<br />
mô tả, phương pháp thống kê so sánh và tổng<br />
hợp số liệu thực tế thu thập được trong quá<br />
trình thu thập thông tin tại địa điểm nghiên<br />
cứu. Phương pháp phỏng vấn nhóm, phương<br />
pháp đánh giá nhanh cũng được thực hiện.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0988.090.796;Email:nguyenphuongthao_tueba@gmail.com<br />
<br />
Số liệu thứ cấp được thu thập trong các báo<br />
cáo, tạp chí, mạng internet và các tài liệu khác<br />
liên quan đến vấn đề nghiên cứu.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tình hình hoạt động của chi nhánh<br />
Agirbank - Huyện Võ Nhai là tổ chức kinh<br />
doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ khác.<br />
Hoạt động thường xuyên của ngân hàng là<br />
nhận tiền gửi của khách hàng, hoàn trả và sử<br />
dụng số tiền đó để cho vay hộ sản xuất và hộ<br />
kinh doanh, cho vay các doanh nghiệp trong<br />
và ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện, thực<br />
hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương<br />
tiện thanh toán. Tình hình dư nợ cho vay của<br />
ngân hàng trong 3 năm hoạt động được thể<br />
hiện trong bảng 1 và biểu đồ 1.<br />
Thực trạng công tác phân tích tài chính<br />
khách hàng trong hoạt động cho vay tại<br />
Agribank- chi nhánh Võ Nhai<br />
Khái quát về công tác phân tích tài chính<br />
khách hàng trong hoạt động cho vay tại<br />
Agribank- chi nhánh Võ Nhai<br />
Hiện nay, tại chi nhánh trình tự thủ tục cấp<br />
khoản vay, các công tác phân tích tài chính<br />
khách hàng vay vốn được hướng dẫn thực<br />
hiện bằng các văn bản có liên quan như:<br />
- Chính sách tín dụng và quy chế cho vay.<br />
- Quy trình tín dụng ngắn hạn.<br />
- Quy trình tín dụng trung – dài hạn.<br />
55<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Phương Thảo<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
94(06): 55 - 61<br />
<br />
Bảng 1: Hoạt động tín dụng tại chi nhánh 3 năm 2008-2010<br />
ĐVT: Triệu đồng<br />
2009/2008<br />
+/%<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
Cho vay<br />
Thu nợ<br />
Dư nợ<br />
Nợ xấu<br />
<br />
65.516<br />
52.764<br />
73.676<br />
818<br />
<br />
104.037<br />
74.400<br />
106.079<br />
1.268<br />
<br />
135.739<br />
100.481<br />
141.508<br />
803<br />
<br />
38.521<br />
21.636<br />
32.403<br />
450<br />
<br />
58,7<br />
41.00<br />
32,98<br />
55,01<br />
<br />
2010/2009<br />
+/%<br />
31.702<br />
26.081<br />
35.429<br />
-465<br />
<br />
30,47<br />
35,05<br />
33,39<br />
-36,67<br />
<br />
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Võ Nhai)<br />
H o ạt động t ín d ụng t ại c hi n h ánh 3 n ăm 2 0 0 8 - 2 0 10<br />
<br />
160000<br />
135739<br />
<br />
140000<br />
120000<br />
<br />
106079<br />
<br />
104037<br />
<br />
141508<br />
<br />
100481<br />
<br />
100000<br />
80000<br />
60000<br />
<br />
73676<br />
<br />
65516<br />
<br />
Cho vay<br />
<br />
74400<br />
<br />
Thu nợ<br />
<br />
52764<br />
<br />
Dư nợ<br />
<br />
40000<br />
<br />
Nợ xấu<br />
<br />
20000<br />
<br />
1268<br />
<br />
818<br />
<br />
803<br />
<br />
0<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
ĐV T : T r i ệu đồng<br />
<br />
Biểu đồ 1. Kết quả hoạt động tín dụng năm 2008 – 2010<br />
<br />
Đối tượng để tiến hành phân tích tài chính<br />
khách hàng đã được hệ thống rõ ràng, ngân<br />
hàng đã sử dụng các báo cáo tài chính thời<br />
điểm gần nhất và hai năm liền kề với thời<br />
điểm vay vốn (trừ khách hàng mới thành lập)<br />
được khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay<br />
vốn của mình bao gồm: Bảng cân đối kế toán,<br />
Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu<br />
chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.<br />
Nội dung phân tích tài chính khách hàng<br />
trong hoạt động cho vay tại Agribank - Chi<br />
nhánh Võ Nhai<br />
Quy trình tiến hành phân tích tài chính khách<br />
hàng gồm những bước sau:<br />
Thu thập, kiểm tra tính hợp pháp, hợp<br />
lệ của hồ sơ tài chính:<br />
Để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ<br />
tài chính thì các báo cáo tài chính của khách<br />
hàng phải đảm bảo:<br />
- Các báo cáo gửi ngân hàng phải là bản chính<br />
hoặc bản phôtô có đóng dấu và xác nhận của<br />
đơn vị phát hành. Cán bộ tín dụng luôn phải<br />
kiểm tra tên công ty trên báo cáo tài chính,<br />
kiểm tra chữ ký và con dấu.<br />
<br />
Các số liệu trong bảng cân đối kế toán phải<br />
đảm bảo tính cân bằng và phù hợp trong quan<br />
hệ với các báo cáo tài chính khác.<br />
Phân tích thực lực tài chính:<br />
a/ Phân tích trước khi vay: Đánh giá khái quát<br />
về tình hình tài chính của khách hàng.<br />
- Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của<br />
khách hàng, cán bộ tín dụng tập trung vào các<br />
khoản mục sau:<br />
- Nguồn vốn chủ sở hữu: đối chiếu mức vốn<br />
pháp định với các doanh nghiệp cùng ngành<br />
nghề kinh doanh của khách hàng, nhận xét về<br />
sự tăng giảm của vốn chủ sở hữu (nếu có).<br />
- Tình hình công nợ của doanh nghiệp: nợ<br />
ngân hàng và các tổ chức tín dụng.<br />
- Tình hình thanh toán với người mua, người<br />
bán: cán bộ tín dụng đi sâu phân tích những<br />
khoản phải thu từ người mua, phải trả đối với<br />
người bán để xác định phần doanh nghiệp đi<br />
chiếm dụng và phần vốn của doanh nghiệp bị<br />
chiếm dụng.<br />
<br />
56<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Phương Thảo<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Kết quả kinh doanh năm trước, tình hình<br />
doanh thu và chi phí, nhận xét đánh giá kết<br />
quả kinh doanh lỗ lãi.<br />
b/ Phân tích trong khi vay:<br />
Sau khi quyết định cho khách hàng vay vốn,<br />
cán bộ tín dụng tiến hành lưu hồ sơ và theo<br />
dõi giải ngân, tiến hành kiểm tra đầy đủ căn<br />
cứ giải ngân: chứng từ, hóa đơn…. Đồng thời<br />
yêu cầu khách hàng bổ sung, cập nhật báo cáo<br />
tài chính. Trong giai đoạn này, cán bộ tín<br />
dụng kiểm tra giám sát tránh tình trạng khách<br />
hàng sử dụng vốn sai mục đích.<br />
c/ Phân tích sau khi vay:<br />
Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, cán bộ<br />
tín dụng tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng<br />
vốn, để kịp thời phát hiện ra nguyên nhân<br />
trong trường hợp khách hàng không trả được<br />
nợ đầy đủ và đúng hạn. Hiệu quả của công tác<br />
phân tích tài chính trong giai đoạn này thể<br />
hiện ở doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tỷ<br />
lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ.<br />
Bên cạnh sử dụng phương pháp so sánh và<br />
phương pháp tỷ lệ để tiến hành phân tích thực<br />
lực tài chính của khách hàng vay vốn thì ngân<br />
hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn- Chi<br />
nhánh Võ Nhai cũng sử dụng thêm một phương<br />
pháp là phương pháp xếp hạng doanh nghiệp.<br />
Đánh giá công tác phân tích tài chính<br />
khách hàng trong hoạt động cho vay tại<br />
Agribank- chi nhánh Võ Nhai<br />
Thành tựu đạt được trong công tác phân<br />
tích tài chính khách hàng<br />
Với việc không ngừng nâng cao chất lượng<br />
của đội ngũ nhân lực cùng với cải thiện quy<br />
trình tín dụng cho phù hợp, trong đó công<br />
tác phân tích tài chính khách hàng nhằm<br />
giúp ngân hàng giảm thiểu được những rủi<br />
ro có thể xảy ra, đảm bảo sự an toàn và<br />
mang lại lợi nhuận lớn hơn cho ngân hàng.<br />
Những thành tựu đạt được trong công tác<br />
phân tích tài chính khách hàng được thể<br />
hiện ở những mặt sau:<br />
Trong quá trình phân tích tài chính khách<br />
hàng ngân hàng luôn thực hiện đầy đủ quy<br />
trình và nội dung phân tích. Chất lượng của<br />
công tác phân tích trong giai đoạn trong khi<br />
vay được thể hiện ở số lần phát hiện khách<br />
<br />
94(06): 55 - 61<br />
<br />
hàng sử dụng vốn sai mục đích. Với mỗi món<br />
vay của khách hàng, dù là khách hàng truyền<br />
thống hay khách hàng mới, cán bộ tín dụng<br />
đều tiến hành các bước phân tích như quy<br />
trình chung.<br />
Trong quá trình tiến hành phân tích, ngân<br />
hàng cũng luôn thực hiện một cách chặt chẽ,<br />
nghiêm chỉnh, kiểm tra tính chính xác trung<br />
thực của các số liệu, tính toán các chỉ tiêu<br />
đúng công thức. Bên cạnh nguồn thông tin<br />
khách hàng cung cấp, các cán bộ tín dụng<br />
cũng đã quan tâm để thu thập thêm một số<br />
nguồn thông tin bên ngoài nhằm đảm bảo<br />
quyết định cho vay an toàn và hiệu quả.<br />
Hiệu quả của công tác phân tích tài chính còn<br />
thể hiện ở tiến trình giải ngân vốn khá phù hợp<br />
với nhu cầu vốn của khách hàng, điều này thể<br />
hiện kết quả phân tích hợp lý, cẩn trọng.<br />
Các vấn đề tồn tại<br />
Chi nhánh đã phân tích tình hình tài chính của<br />
doanh nghiệp trước khi cho vay vốn tuy nhiên<br />
để đánh giá tài chính doanh nghiệp đạt hiệu<br />
quả cao thì các chỉ tiêu mà cán bộ tín dụng<br />
phân tích là chưa đủ, các phương pháp đánh<br />
giá mới dừng ở mức thông thường, chưa đánh<br />
giá sâu.<br />
Trong quá trình thẩm định hồ sơ cho vay - thu<br />
nợ cán bộ tín dụng tuy đã khảo sát thực tế,<br />
nhưng hoạt động khảo sát đôi khi vẫn chỉ<br />
mang tính hình thức, chưa nắm sát địa bàn<br />
dẫn đến còn một số khoản nợ quá hạn và có<br />
nguy cơ trở thành nợ xấu.<br />
Có biểu hiện quá tải về công việc đối với cán<br />
bộ tín dụng.<br />
Các nguồn thông tin khách hàng cung cấp là<br />
những thông tin chưa có sự chứng thực hoặc<br />
báo cáo chưa qua kiểm toán làm cho công tác<br />
phân tích thiếu tính chính xác, tin cậy.<br />
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công<br />
tác phân tích tài chính khách hàng trong<br />
hoạt động cho vay tại Agribank - Chi<br />
nhánh Võ Nhai<br />
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác phân<br />
tích tài chính khách hàng tại chi nhánh, một<br />
số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác<br />
phân tích tài chính khách hàng trong hoạt<br />
động cho vay tại chi nhánh.<br />
57<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Phương Thảo<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực<br />
Trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt<br />
động tín dụng, tính phức tạp và rủi ro rất cao<br />
nên nhân tố con người đóng vai trò đặc biệt<br />
quan trọng. Công tác phân tích tài chính<br />
khách hàng là một nghiệp vụ quan trọng của<br />
hoạt động, quyết định đến sự thành công hay<br />
thất bại của các món cho vay. Yêu cầu của<br />
công tác này đòi hỏi cán bộ lãnh đạo cũng<br />
như cán bộ tín dụng trực tiếp làm công tác tín<br />
dụng không chỉ có trình độ, năng lực chuyên<br />
môn nghiệp vụ tốt mà còn có phẩm chất đạo<br />
đức, tinh thần trách nhiệm cao và có kinh<br />
nghiệm trong công tác. Do đó, chiến lược con<br />
người là chiến lược lâu dài, việc xây dựng đội<br />
ngũ cán bộ tín dụng có trình độ cao là những<br />
nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng để nâng<br />
cao chất lượng tín dụng. Để xây dựng một đội<br />
ngũ cán bộ vững chắc, chi nhánh cần tập<br />
trung vào một số giải pháp sau:<br />
- Việc đào tạo và đào tại lại cán bộ tín dụng<br />
phải được coi là thường xuyên, liên tục. Bên<br />
cạnh đó là công tác tuyển dụng mới phải đảm<br />
bảo đúng quy trình, yêu cầu công việc.<br />
- Có chính sách sàng lọc, sử dụng có hiệu quả<br />
đội ngũ cán bộ tín dụng. Hàng năm cần thực<br />
hiện việc rà soát, đánh giá phân loại cán bộ<br />
tín dụng để có hướng đào tạo, bổ sung kịp<br />
thời tránh sự hẫng hụt về đội ngũ cán bộ tín<br />
dụng. Đồng thời qua phân loại để thực hiện<br />
việc tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng trên cả 2<br />
mặt định tính và định lượng, tạo ra đội ngũ<br />
cán bộ tín dụng mạnh toàn diện, có sức cống<br />
hiến cao.<br />
- Đổi mới chính sách đãi ngộ cán bộ tín dụng,<br />
thực hiện chế định đi đôi với chế tài. Trong<br />
điều kiện cơ chế thị trường chính sách đãi ngộ<br />
hợp lý về tiền lương, tiền thưởng, hệ số tiền<br />
lương... càng có ý nghĩa quan trọng bởi vì có<br />
thể đội ngũ này có sự cống hiến nhiều nhất,<br />
chịu áp lực nhiều nhất do công việc mang tính<br />
rủi ro cao.<br />
- Ngân hàng cần quy định nhiệm vụ, trách<br />
nhiệm, quyền hạn rõ ràng đối với từng cán bộ<br />
nhân viên ngân hàng, thường xuyên kiểm tra<br />
giám sát hoạt động của họ, tránh tình trạng sai<br />
phạm nhưng không xác định được trách<br />
nhiệm thuộc về ai. Những cán bộ cố tình vi<br />
phạm hoặc có hành vi tiêu cực phải cương<br />
quyết xử lý.<br />
<br />
94(06): 55 - 61<br />
<br />
- Phân công cán bộ giỏi, có nhiều kinh<br />
nghiệm kèm cặp, hướng dẫn những cán bộ<br />
trẻ, kinh nghiệm còn non yếu. Đây là cách<br />
thiết thực nhất để nâng cao trình độ của các<br />
cán bộ tín dụng trẻ vì nó cho phép kết hợp<br />
giữa thực tiễn với cơ sở lý luận.<br />
* Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho<br />
công tác phân tích tài chính khách hàng<br />
Để tiến hành phân tích tài chính khách hàng<br />
thì nguồn thông tin là điểm mấu chốt, quan<br />
trọng nhất đối với cán bộ tín dụng. Một nguồn<br />
thông tin tốt, chính xác, trung thực sẽ là một<br />
đảm bảo lớn cho chất lượng của kết quả phân<br />
tích. Tuy nhiên, thực tế thông tin khách hàng<br />
cung cấp cho ngân hàng có khi không hoàn<br />
toàn chính xác. Do đó, ngân hàng cần kiểm<br />
tra độ chính xác của các thông tin mà khách<br />
hàng cung cấp.<br />
Biện pháp đang được áp dụng tại các ngân<br />
hàng là cán bộ tín dụng trực tiếp gặp gỡ<br />
khách hàng, thăm quan nhà xưởng, nơi làm<br />
việc của khách hàng để xem xét tình hình<br />
hoạt động thực tế. Từ đó có những nhận xét<br />
về tình trung thực của tài liệu mà khách hàng<br />
cung cấp. Nếu thấy có sai sót gì hoặc nghi<br />
ngờ gì, có thể yêu cầu khách hàng giải trình<br />
và sửa lại cho đúng. Biện pháp này tuy tốn<br />
kém về thời gian và công sức nhưng mang lại<br />
hiệu quả lớn, giúp cho cán bộ tín dụng có<br />
được những đánh giá chính xác về tiềm lực<br />
tài chính của khách hàng. Ngoài ra, có thể sử<br />
dụng một số phương pháp khác như:<br />
Thứ nhất, ngân hàng có thể yêu cầu các doanh<br />
nghiệp trước khi gửi các báo cáo tài chính để<br />
xin vay vốn, hãy thuê các công ty kiểm toán<br />
tiến hành kiểm toán các báo cáo tài chính.<br />
Biện pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho cán<br />
bộ tín dụng giảm thời gian, công sức nhưng<br />
kết quả phân tích vẫn chính xác. Tuy nhiên,<br />
biện pháp này khó áp dụng đối với mọi doanh<br />
nghiệp ở nước ta hiện nay do hệ thống kiểm<br />
toán ở nước ta chưa phát triển, chi phí kiểm<br />
toán lại lớn và thêm nữa là nhà nước chưa có<br />
một chính sách cụ thể đối với việc yêu cầu<br />
các doanh nghiệp phải tiến hành kiểm toán.<br />
Thứ hai, theo dõi thông tin từ hệ thống thông<br />
tin tín dụng của ngân hàng nhà nước (CIC).<br />
Nguồn thông tin này đáng tin cậy do đó việc<br />
<br />
58<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Phương Thảo<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tiến hành tra cứu thường xuyên là rất cần<br />
thiết. Ngân hàng cần hợp tác chặt chẽ với<br />
trung tâm CIC, trung tâm phòng ngừa rủi ro<br />
để sẵn sàng cung cấp thông tin cho họ để<br />
phục vụ các đơn vị khác. Từ mối quan hệ này<br />
ngân hàng mới có thể dễ dàng khai thác thông<br />
tin tại đây và tại các ngân hàng khác.<br />
Thứ ba, tại chi nhánh nên có phòng thông tin<br />
riêng biệt, thiết kế phần mềm cung cấp thông<br />
tin cho đơn vị có thể khai thác, bổ sung thông<br />
tin mọi lúc mọi nơi, tránh tình trạng thông tin<br />
về cùng một khách hàng mà có sự khác nhau.<br />
Điều này sẽ giúp việc thu thập thông tin về<br />
khách hàng đầy đủ và xét trên quy mô cả hệ<br />
thống sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí.<br />
Để có được thông tin phục vụ cho việc tổng<br />
hợp, chi nhánh nên quy định các cán bộ tín<br />
dụng sau mỗi một khoản cho vay cũng phải<br />
tổng kết đánh giá về khách hàng để tiến hành<br />
lưu trữ một cách có hệ thống.<br />
* Hoàn thiện phương pháp và nội dung<br />
phân tích<br />
Các phương pháp kỹ thuật, chỉ tiêu, chỉ số<br />
định mức của công tác phân tích tài chính<br />
khách hàng doanh nghiệp thường xuyên thay<br />
đổi theo xu hướng phát triển của sản xuất<br />
kinh doanh, sự thay đổi của hệ thống quản lý<br />
tài chính. Do đó, trong quá trình hoạt động,<br />
chi nhánh cần không ngừng hoàn thiện hệ<br />
thống phương pháp và nội dung phân tích cho<br />
phù hợp với điều kiện thực tế.<br />
Trong quá trình tiến hành phân tích tài chính<br />
khách hàng, ngân hàng mới chỉ sử dụng<br />
phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp<br />
so sánh. Vì thế trong tương lai, ngân hàng có<br />
thể xem xét sử dụng thêm phương pháp<br />
Dupont trong phân tích. Phương pháp này sẽ<br />
giúp cho cán bộ tín dụng của ngân hàng phân<br />
tích ảnh hưởng của các tỷ số thành phần đối<br />
với tỷ số tổng hợp, từ đó có thể xác định được<br />
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt xấu trong<br />
quá trình hoạt động của doanh nghiệp.<br />
Về hệ thống các chỉ tiêu, hiện nay tại chi<br />
nhánh chưa có các chỉ tiêu định mức, các số<br />
liệu trung bình ngành để so sánh phân tích.<br />
Để khắc phục điều này, chi nhánh có thể tổng<br />
hợp số liệu ngành của riêng mình làm cơ sở<br />
cho cán bộ tín dụng so sánh đối chiếu khi<br />
<br />
94(06): 55 - 61<br />
<br />
phân tích. Để có được số liệu này, chi nhánh<br />
có thể giao cho một bộ phận riêng chuyên<br />
thống kê số liệu các chỉ tiêu tài chính của<br />
doanh nghiệp đã và đang có quan hệ tín dụng<br />
với ngân hàng trong các ngành nghề theo định<br />
kỳ để thấy được xu hướng chấp nhận chung<br />
của từng thời kỳ, từ đó đặt ra tiêu chuẩn cho<br />
riêng mình. Có thể nói đây là giải pháp rất<br />
khó thực hiện, thường phải dựa vào kinh<br />
nghiệm của một số cán bộ tín dụng giỏi, tuy<br />
nhiên nếu làm được sẽ đem lại lợi ích rất lớn.<br />
Có một vấn đề, cán bộ tín dụng cần quan tâm<br />
đó là: trong báo cáo thẩm định có rất nhiều<br />
phần thẩm định khác nhau như: thẩm định tư<br />
cách pháp nhân, thẩm định phương án vay<br />
vốn, thẩm định tài sản đảm bảo… nếu khâu<br />
phân tích tài chính khách hàng đi quá sâu<br />
hoặc quá dài dòng có thể gây thừa, lặp và<br />
chồng chéo lên nhau. Vì vậy cán bộ tín dụng<br />
nên vận dụng linh hoạt sáng tạo vào từng điều<br />
kiện cụ thể, từng trường hợp khác nhau để sử<br />
dụng các chỉ tiêu phân tích sao cho phù hợp.<br />
Chi nhánh cần tập trung phân tích sâu hơn<br />
vào các báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết<br />
minh báo cáo tài chính, lập bảng kê nguồn<br />
vốn và sử dụng nguồn vốn để có cái nhìn sâu<br />
sắc và sát thực hơn về khách hàng của mình.<br />
Về phương pháp xếp loại khách hàng: chi<br />
nhánh sử dụng các tỷ số tài chính cùng<br />
phương pháp cho điểm phân loại tín dụng để<br />
làm căn cứ đánh giá khách hàng trong cả cho<br />
vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Việc cho<br />
điểm như nhau đối với các chỉ tiêu tài chính<br />
trong ngắn hạn, trung và dài hạn là chưa thực<br />
sự hợp lý. Và các chỉ tiêu đánh giá khách<br />
hàng về mặt năng lực quản lý, môi trường<br />
kinh doanh, uy tín giao dịch với ngân hàng…<br />
là những chỉ tiêu đóng, bắt buộc cán bộ tín<br />
dụng phải lựa chọn theo những yêu cầu cho<br />
sẵn mà đôi khi những yêu cầu đó không thể<br />
bao quát được hết tình hình của doanh nghiệp,<br />
đã gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong<br />
việc tiến hành xếp loại doanh nghiệp và khiến<br />
cho kết quả chấm điểm chưa cao. Vì thế việc<br />
xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp loại<br />
khách hàng phù hợp là cần thiết, giúp cán bộ<br />
tín dụng rất nhiều trong phân tích chứ không<br />
phải chỉ dựa vào cảm tính và kinh nghiệm của<br />
bản thân.<br />
59<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />