Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 10
lượt xem 9
download
Đừng lo ngại nếu con bạn có những biểu hiện quá hưng phấn, như vận động thường xuyên và không có mục đích, túm lấy và ném các đồ vật, đu đưa chân, vung vẩy tay... Không phải bé có trí tuệ kém hơn so với bạn bè, mà chỉ kém tập trung hơn và nhanh nhẹn hơn. Đó là sự quá hiếu động. Làm thế nào để xác định con bạn là đứa trẻ quá hiếu động, hay chỉ đơn giản nó là đứa bé sống động và hoạt bát? Bởi vì không hiếm khi trái tim thiên...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 10
- Làm gì khi con quá hiếu động? Đừng lo ngại nếu con bạn có những biểu hiện quá hưng phấn, như vận động thường xuyên và không có mục đích, túm lấy và ném các đồ vật, đu đưa chân, vung vẩy tay... Không phải bé có trí tuệ kém hơn so với bạn bè, mà chỉ kém tập trung hơn và nhanh nhẹn hơn. Đó là sự quá hiếu động. Làm thế nào để xác định con bạn là đứa trẻ quá hiếu động, hay chỉ đơn giản nó là đứa bé sống động và hoạt bát? Bởi vì không hiếm khi trái tim thiên vị của người mẹ có cảm giác như vậy. Trẻ hiếu động có một số biểu hiện sau: dễ hưng phấn, tích cực vận động, có xu hướng thay đổi đột ngột tâm trạng và biểu hiện cảm xúc thái quá, không tập trung, rối loạn phối hợp vận động, khó khăn trong học tập. Những triệu chứng này thể hiện trong tình trạng hưng phấn, còn khi bình tĩnh trở lại, trẻ có thể cư xử hoàn toàn bình thường. Nhưng đó là những giây phút hiếm hoi. Trong toàn bộ thời gian còn lại, đứa trẻ vận động thường xuyên và không có mục đích. Đôi khi bé nói luyên thuyên không nghỉ, mà nội dung các câu nói gây lo ngại do có quá nhiều tưởng tượng và quá ít logic. Trong đầu trẻ thường xuyên xuất hiện những ý tưởng nào đó, thường là những ý tưởng khó tin nhất. Nhưng hành động của nó lại vượt trước ý nghĩ và đứa trẻ lao vào làm một cái gì đó mà không suy tính hết. Từ đó nảy sinh các hành động "côn đồ" làm cha mẹ và thày cô không chịu nổi. Ngoài ra, trẻ rất hay đánh nhau, bởi
- chúng thường nói những điều không được suy nghĩ cẩn thận, xúc phạm đến bạn cùng trang lứa - đứa trẻ nói trước, sau mới suy nghĩ. Nguyên nhân gây lộn cũng có thể khác, chẳng hạn những bé quá năng động này cố tiến tới vai trò thủ lĩnh, nhưng ý tưởng của chúng không thu hút và không nhận được sự ủng hộ của bạn bè. Bởi vậy theo thời gian, trẻ sẽ chỉ còn lại một mình vì không ai muốn kết bạn với nó. Sự học tập kém cỏi của trẻ quá hiếu động không phải vì khả năng trí tuệ thấp, mà vì chúng khó tập trung sự chú ý vào một môn học nào đó. Những lỗi trong bài tập không phải do không hiểu mà do sự không chú ý. Học sinh quá hiếu động khó tổ chức bản thân bởi vậy chúng luôn luôn không kịp làm một cái gì đó và bị xao lãng. Còn thầy cô lại tưởng rằng nó cố ý không nghe giảng. Các nhà tâm lý cho rằng những em bé như vậy dường như bơi theo dòng nước. Điều đó có nghĩa là ý nghĩ của chúng lộn xộn, tự đến và đi theo hoàn cảnh bên ngoài. Ví dụ, chúng nhìn thấy con chó ngoài sân và xao lãng bài chính tả. Do sự "thiếu kỷ luật" trong tư duy và phát ngôn nên vốn từ của những trẻ này nghèo nàn. Chúng gặp khó khăn hơn trong việc định nghĩa chính xác các đồ vật và hiện tượng, đặc biệt chật vật với tư duy trừu tượng, như không gian và thời gian. Nếu cha mẹ không chú ý đến điều đó có thể xảy ra sự suy giảm thứ cấp trong phát triển trí tuệ. Đáng tiếc là điều đó xảy ra khi ban đầu chỉ số thông minh của em không hề thấp hơn bạn bè cùng lứa.
- Chữa trị thế nào? Hội chứng quá hiếu động đòi hỏi sự chữa trị tổng hợp, thêm vào đó đa số trường hợp thuốc không chiếm vai trò chủ đạo. Cần bắt đầu từ việc vạch ra cách quan hệ đúng đắn của cha mẹ và thầy cô đối với trẻ, sao cho trẻ có cảm giác ấm cúng trong tâm hồn. Không bao giờ được làm cho trẻ trở thành người bị xua đuổi khỏi tập thể - vì điều đó có khả năng "kết liễu hoàn toàn" nó, gây ra trong lòng trẻ hàng loạt mặc cảm và nỗi tức giận, làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn, và trong trường hợp cuối cùng càng làm phát triển tính hung hăng và giận dữ. Cần tạo cho trẻ một không khí yên tĩnh trong nhà. Trong phòng của bé không ai cao giọng, không bật tivi và không có ai quấy rầy. Cần thu dọn hết những gì làm nó xao lãng, như đồ chơi, chiếc xe đạp yêu thích... Khi đến giờ bé cần đi ngủ, tất cả nên đi ra khỏi phòng, tắt đèn và giữ yên lặng. Trong phòng của trẻ không nên có những màu sắc sặc sỡ - tốt hơn nên chọn màu trang nhã cho tường và đồ gỗ. Đồ chơi nên chọn loại "không hung hăng". Cố gắng để con bạn có một thời gian biểu trong ngày nghiêm ngặt, trong đó thời gian cho dạo chơi và những trò chơi yên bình phải nhiều hơn, thời gian xem tivi ít hơn. Không nên cho trẻ chơi các trò trên máy vi tính. Nên ra ngoài trời và có nhiều hoạt động thể lực hơn. Sẽ là lý tưởng nếu tất cả thời gian rỗi đứa trẻ ở ngoài thiên nhiên. Nhưng những trò chơi gây nhiều cảm xúc như bóng đá, tennis không hoàn toàn cần thiết. Nên chọn những hoạt động thể lực đều
- đặn như bơi, chạy bộ. Cố gắng để trẻ chơi đến mức buổi tối nó thiếp đi nhanh chóng do mệt. Tất nhiên điều đó dễ đạt được hơn với những trẻ chưa đến tuổi đi học. Nếu có khả năng chọn trường, hãy chọn lớp có không hơn 15 học sinh. Sẽ rất tốt nếu mỗi học sinh được ngồi riêng một bàn. Làm gì khi trẻ phá phách Phá phách, gây rối …mọi đứa trẻ đều làm, ở mọi lứa tuổi. Ngay khi trẻ lẫm chẫm biết đi thì đã biết sờ mó mọi thứ. Hãy coi chứng, những hư hao sẽ đáng kể đấy! Sau những bước đi đầu tiên và sự khám phá thế giới chung quanh là đến ý muốn một mình làm mọi thứ…Sau những nùi giấy dồn vào toilet là đến vách tường bị vẽ bậy. Nhưng dù cho bé có làm những điều này vô tình hay cố ý, thì cha mẹ cần phải cấm cản, giải thích, trừng phạt… Làm sao biết trẻ cố tình phá phách? Lúc 1 tuổi, trẻ biết đi. Tò mò về mọi thứ, trẻ có ý muốn xem tất cả hoạt động ra sao. Vì vậy, trẻ đụng vào, thử nghiệm và…để chúng tuột khỏi tay. Đến 2 tuổi, trẻ bắt đầu cảm nhận được mình là một người độc lập. Và để chứng tỏ, trẻ muốn làm mọi việc một mình. Những sự cố như đổ sữa ra ngoài, làm tràn nước bồn tắm…là vô ý. Nhưng cũng có lúc trẻ hoàn toàn ý thức để…làm bậy, trong khi phải nhắc đi nhắc lại hàng chục lần là không được làm điều này hay điều kia. Và
- dù cha mẹ có phản ứng, chúng vẫn cứ thế mà làm. Rõ ràng là trẻ đang khiêu khích, thử sức chịu đựng và muốn nắm lấy quyền từ cha mẹ. Rồi 3 tuổi, những hành động vụng về phá phách là báo hiệu sự khó chịu của trẻ. Trẻ đang trong giai đoạn phức cảm. Chúng cảm thấy những cảm xúc trái ngược nhau mà chúng không thể thấu hiểu được. Khó chịu, trẻ bày tỏ nhu cầu giảm áp lực và làm nhiều chuyện “trời ơi”. Có thể giễu cợt sự phá phách của trẻ? Trẻ thường hành động trái khoáy và làm chúng ta bật cười. Nếu điều này thỉnh thoảng vẫn xảy ra thì cha mẹ cứ thả lỏng, vui đùa một chút. Nhưng đừng để cho sự việc trở nên quen thuộc, vì điều này làm cho việc phá phách trở thành hợp lý, và đặt trẻ vào tình trạng “ngôi sao”. Sẽ khó khăn về sau nếu muốn trẻ trở thành nề nếp. Làm gì để trẻ không gặp nguy hiểm? Chúng ta không thể biến ngôi nhà thành nơi siêu an toàn. Nên giải thích với trẻ lý do vì sao chúng bị cấm nhiều thứ: đơn giản vì đó là những việc nguy hiểm và bạn muốn bảo vệ chúng. Ví dụ, để thuyết phục trẻ, hãy cho trẻ đưa tay gần ngọn lửa hộp quẹt để diễn tả nguy hiểm do phỏng. Nếu trẻ vẫn ương ngạnh muốn thử lửa thì nên đánh nhẹ vào tay trẻ, nhiều lần nếu cần, để kéo trẻ về thực tại.
- Có nên cấm đoán trẻ làm việc gì đó một mình, nếu trẻ tỏ ra vụng về hay không? Tuyệt đối không! Để trở thành một con người độc lập, thì trẻ cần cảm thấy rằng bạn tin tưởng chúng. Để tránh những sự cố, hãy đề nghị giúp đỡ trẻ một cách nhẹ nhàng, không “hạ thấp” giá trị của trẻ như đổ sữa vào ly của trẻ chẳng hạn. Nếu trẻ làm đổ ra ngoài, nên yêu cầu trẻ lau chùi ngay, như vậy trẻ sẽ có ý thức về hành động sai trái của mình. Khi trẻ tỏ ra khiêu khích: Nên cứng rắn. Trẻ cố ý làm bể một vật? Hãy đặt mình ngang tầm với trẻ để nhìn thẳng vào mắt trẻ mà nói: “Con không có quyền làm như vậy, con biết điều này mà.” Để cho trẻ cảm nhận được, hãy thêm: ”Nếu mẹ làm bể đồ chơi của con thì con có thích không?” Sau đó nhốt trẻ vào phòng một lúc, không cho xem phim hoạt hình yêu thích. Trong trường hợp này, không thể hà tiện sự trừng phạt. Và khi trẻ gây rối không ngừng? Đây là dấu hiệu trẻ đang có sự cố. Hãy tìm hiểu xem nguyên nhân từ đâu ra. Trong hoàn cảnh này, nên trò chuyện với trẻ hơn là la rầy. Hãy đưa tay ra và gợi ý: “Cô giáo không thích con à?” hay “Con không chịu được em bé à?” Hy vọng rằng trẻ sẽ kể cho bạn nghe tất cả những chuyện đè nặng trong lòng. Nhưng, nếu trẻ không thể diễn đạt được sự khó chịu của mình bằng lời nói thì hãy nhờ đến một nhà tâm lý.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
12 p | 655 | 111
-
Giáo án GDCD 11 bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm
8 p | 1584 | 86
-
Bài giảng GDCD 11 bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm
22 p | 889 | 67
-
Giáo dục công dân lớp 11: Bài 11- Chính sách dân số và giải quyết việc làm
5 p | 692 | 44
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy Hóa học chương Đại cương kim loại lớp 12 THPT
37 p | 175 | 37
-
Bài dự thi: Dạy học tích hợp liên môn phần văn bản nhật dụng - Môn Ngữ văn 7 bài Ca Huế trên sông Hương
49 p | 375 | 26
-
Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 2
5 p | 152 | 16
-
Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 9
5 p | 116 | 7
-
Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn - Chủ đề: Tham quan nhà tù Sơn La
10 p | 99 | 6
-
Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 14
5 p | 154 | 5
-
Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 5
5 p | 100 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao năng lực giải quyết tình huống thực tiễn của học sinh ở bài thực hành “Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên”
12 p | 41 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Lao động và việc làm, hướng giải quyết việc làm ở khu công nghiệp - Địa lí 9
12 p | 79 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh từ quá trình tìm lời giải các bài toán ở Chương tổ hợp và xác suất lớp 11
32 p | 21 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bài tập tình huống vào dạy học phần sóng cơ Vật lí 12 Trung học phổ thông nhắm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
62 p | 32 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng tình huống có vấn đề để dạy một số bài trong chương I – Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực
30 p | 40 | 2
-
SKKN: Nâng cao kĩ năng giải quyết tình huống học đường của học sinh trường THPT
44 p | 77 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xử lý các tình huống sư phạm trong hoạt động giao tiếp ở trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi)
25 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn