Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 4
lượt xem 13
download
Loại bỏ sự phiền muộn cho trẻ em Tình trạng buồn phiền của giới trẻ trên thế giới ngày càng phổ biến do nhiều nguyên nhân: xung đột trong gia đình, sự xa cách và thiếu quan tâm giữa các thành viên trong gia đình, sự trừng phạt của thầy cô, cách ly của bạn bè, sức ép học tập và nạn thất nghiệp... Nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý cũng như sinh hoạt, học hành của con cái bạn. Bạn phải làm gì loại bỏ nó? Khi đứa trẻ buồn rầu khó tiếp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 4
- Loại bỏ sự phiền muộn Loại bỏ sự phiền muộn cho trẻ em Tình trạng buồn phiền của giới trẻ trên thế giới ngày càng phổ biến do nhiều nguyên nhân: xung đột trong gia đình, sự xa cách và thiếu quan tâm giữa các thành viên trong gia đình, sự trừng phạt của thầy cô, cách ly của bạn bè, sức ép học tập và nạn thất nghiệp... Nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý cũng như sinh hoạt, học hành của con cái bạn. Bạn phải làm gì loại bỏ nó? Khi đứa trẻ buồn rầu khó tiếp xúc với chúng, suốt ngày nó lầm lì không nói nửa lời; không muốn nghe những người xung quanh. Có đứa bỏ nhà đi lang thang, đứa đóng kín cửa khóc một mình, có đứa lại cục cằn, cáu bẳn.... Phần lớn cha mẹ không nhận ra sự phiền muộn của con cái và không có biện pháp tốt mang lại niềm vui cho chúng. Thực ra, đây là tâm trạng tâm lý bình thường vì ai cũng phải trải qua những trạng thái tâm lý như vậy do hoàn cảnh thực tế tác động nhưng vấn đề đừng để trạng thái đó kéo dài và ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng và đời sống đứa trẻ. Về mặt thể chất, thanh thiếu niên thường thấy không yên tâm khi cơ thể bắt đầu có dấu hiệu thay đổi nhanh chóng và dễ bị sốc khi cơ thể không được như mẫu lý tưởng mà chúng mong muốn. Do vậy, cha mẹ cần tạo niềm tin thực sự cho trẻ. Được sống
- trong sự thương yêu, che chở, tin tưởng thì tinh thần của chúng sẽ vui vẻ, thanh thản hơn nhiều. Gia đình và sự phiền muộn của đứa trẻ Gia đình là yếu tố rất quan trọng làm thay đổi trạng thái tâm lý trong đời sống của đứa trẻ. Gia đình có chuyện xung đột dễ làm đứa trẻ phiền muộn. Rắc rối sẽ được nhân nhiều lần khi một đứa trẻ sống trong hoàn cảnh không có tình thương. Cha mẹ sống ly thân hoặc ly dị sẽ là cú sốc lớn làm đứa trẻ buồn phiền rất nhiều, lúc này khó có gì bù đắp nổi. Yếu tố tự nhiên dẫn đến sự phiền muộn của đứa trẻ Không phải tất cả mọi sự phiền muộn ở đứa trẻ đều xuất phát từ những rắc rối gia đình. Một số thường trải qua trạng thái ưu tư, suy nghĩ nhiều hơn khi bước vào tuổi trưởng thành, có đứa bỏ nhiều thời gian để chiêm nghiệm một điều gì đó trong cuộc sống rồi tự đẩy mình vào trạng thái thất vọng. Các bậc cha mẹ nhạy cảm và thông minh cần tạo lối thoát cho con bằng cách thúc đẩy và khuyến khích những hoạt động sáng tạo như vẽ, viết hoặc tham gia văn hóa, văn nghệ... Như vậy, đứa trẻ say mê học tập ở trường hoặc các hoạt động xã hội, sẽ bị cuốn vào công việc, bỏ lại phiền muộn do tâm lý tự nhiên xảy ra.
- Những dấu hiệu nguy hiểm trong sự phiền muộn của đứa trẻ Sự phiền muộn thật sự nguy hiểm khi đứa trẻ dấn sâu vào. Nó làm chúng trở nên thất thường, ''ngớ ngẩn'' mà bỏ bê tất cả mọi việc, kể cả học hành lẫn vui chơi giải trí lành mạnh. Khi thấy có các dấu hiệu sau, bạn cần can thiệp ngay: - Trầm lặng, phiền muộn về bản thân và thế giới xung quanh. Khi đó nó thực sự đánh mất niềm tin và hy vọng. - Chúng có dấu hiệu tự hành hạ bản thân như dùng dao lam cắt tay, đốt phá. - Ném những tài sản quý giá (xe đạp, đồng hồ, quần áo...) một cách bất cẩn. - Cắt bỏ hoặc xa lánh những quan hệ bình thường với bạn bè... Giải pháp Trước tiên, các bậc cha mẹ phải tìm cách để đứa trẻ thổ lộ trạng thái tâm lý của mình nhưng không nên căn vặn, tra xét. Có thể trẻ sẽ không nói với bạn nên cần nhờ một đứa bạn thân hoặc thầy cô để ''khai thác'' thông tin. Khi trẻ bày tỏ tình cảm, trạng thái tâm lý, bạn cần tìm ra mấu chốt để tháo gỡ một cách tốt nhất. Bạn cần chân thành tỏ thái độ thân thiện, cởi mở hơn với con để trẻ cung cấp những thông tin cần thiết. Có thể ngay lúc đó đứa trẻ không muốn biểu lộ với bạn nhưng qua sự chăm sóc và cởi mở của bạn, trẻ sẽ dần dần thổ lộ. Bạn cần kiên trì, không nôn nóng mới có thể giúp đứa con thoát khỏi sự phiền muộn đã ám ảnh mình.
- Lời khen-’con dao hai lưỡi’ Đối với trẻ con lời khen rất quan trọng, nhất là yếu tố động viên - khích lệ và tạo cho trẻ sự tự tin cần thiết trong cuộc sống. Một em bé vừa chập chững biết đi, ba mẹ vỗ tay khen, nó hiểu rằng việc nó cố gắng đi đang được khuyến khích. Con trẻ được điểm mười ở môn vẽ nhận được lời khen của người lớn, nó hiểu rằng thành quả của nó được công nhận. Một đứa trẻ khác được giao làm một việc nhưng làm tốt ở một phần, phần còn lại chưa tốt thì lời khen dành cho phần làm tốt khiến nó nghĩ rằng mình cũng không phải thất bại hoàn toàn, làm cho nó không thấy mặc cảm. Tuy nhiên, đối với trẻ, lời khen nếu không cẩn thận có thể trở thành “con dao hai lưỡi”. Do chưa đủ kinh nghiệm, nhận thức để hiểu được lời khen ấy có giá trị và "thực lòng” đến mức nào, khi nào thì lời khen chỉ có giá trị xã giao, khi nào mang ý nghĩa khích lệ, khi nào thì là lời tán thưởng do thành tích nổi bật, trẻ dễ bị ngộ nhận rằng mình đã thực sự giỏi. Từ đó, trẻ ít chịu phấn đấu, sinh ra tự mãn, kiêu ngạo. Trong chương trình Vui cùng Hugo, người dẫn chương trình biết chắc người chơi là trẻ em nhưng rất hay nói câu “Bạn giỏi quá!”, “Bạn tài quá!”... hoàn toàn không cần thiết. Tuy nhiên, điều tai hại nhất lại nằm ở cách giáo dục. Thứ nhất là các bậc cha mẹ có xu hướng đề cao con mình quá mức khi phát hiện ra nó có vẻ gì đó hơn
- bình thường một chút, liền tự cho rằng con mình là “thần đồng”, thậm chí “thiên tài”. Từ đây, họ luôn buông ra những lời khen quá đáng với người khác trước mặt con trẻ làm nó càng thêm tự mãn; hoặc luôn nhồi nhét kiến thức cho con mình bằng nhiều chương trình học dồn dập khiến nó trở nên quá tải. Cả hai trường hợp đều không tốt cho trẻ. Thứ hai là nhà trường. Hiện nay, cách đánh giá chất lượng học tập còn nhiều điều chưa phản ánh đúng thực chất, chẳng hạn có dạo, tuyệt đại đa số học sinh tiểu học đều là học sinh xuất sắc, số ít còn lại cũng là giỏi. Nhưng thực tế, người ta đã hạ cái chuẩn để khen giỏi và xuất sắc quá thấp để rồi ai cũng có thể đạt được. Rồi khi thi tốt nghiệp, tỉ lệ đậu luôn luôn cao, thường xuyên ở mức tuyệt đối. Nhiều trẻ và phụ huynh ngộ nhận rằng con em mình giỏi, thậm chí rất giỏi, từ đó dẫn đến thiếu ý thức kèm cặp rèn luyện hoặc lại kèm cặp theo một điều kiện khắt khe để trẻ có thể trở thành “thiên tài”! Chính vì vậy trong cuộc sống thường ngày cũng như trong học tập, lời khen vừa phải luôn rất cần thiết. Một học sinh viết bài tập làm văn có thể chưa đạt được điểm cao nhưng có ý mới, hay thì cần khen ngay điểm này để em tiếp tục phát huy, đồng thời nhắc nhở những điểm em chưa đạt. Một đứa trẻ thuộc lời một bài hát người lớn có thể nhận được lời khen về khả năng nhớ tốt để em tiếp tục có hoàn chỉnh cách nhớ riêng cho mình nhưng cũng đáng bị nhắc nhở về lỗi hát nhạc người lớn khi chưa được phép... Thậm chí một đứa trẻ vấp ngã rồi biết tự đứng lên cũng đáng nhận lời khen nhưng cũng cần khuyên trẻ phải cẩn thận hơn.
- Như vậy lời khen cũng rất cần kèm theo những lời cảnh báo, nhắc nhở để trẻ biết được giới hạn của hành vi của mình, cũng như giới hạn và giá trị của lời khen đó. Có như thế, lời khen không trở thành ảo tưởng hoàn hảo cho trẻ, khiến chúng giảm sức phấn đấu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
12 p | 655 | 111
-
Giáo án GDCD 11 bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm
8 p | 1573 | 86
-
Bài giảng GDCD 11 bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm
22 p | 885 | 67
-
Giáo dục công dân lớp 11: Bài 11- Chính sách dân số và giải quyết việc làm
5 p | 685 | 44
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy Hóa học chương Đại cương kim loại lớp 12 THPT
37 p | 174 | 37
-
Bài dự thi: Dạy học tích hợp liên môn phần văn bản nhật dụng - Môn Ngữ văn 7 bài Ca Huế trên sông Hương
49 p | 374 | 26
-
Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 2
5 p | 151 | 16
-
Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 9
5 p | 113 | 7
-
Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn - Chủ đề: Tham quan nhà tù Sơn La
10 p | 98 | 6
-
Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 14
5 p | 154 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao năng lực giải quyết tình huống thực tiễn của học sinh ở bài thực hành “Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên”
12 p | 39 | 5
-
Vận dụng quy trình mô hình hóa toán học trong dạy học nội dung “Hệ thức lượng trong tam giác” (Toán 10)
5 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Lao động và việc làm, hướng giải quyết việc làm ở khu công nghiệp - Địa lí 9
12 p | 76 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh từ quá trình tìm lời giải các bài toán ở Chương tổ hợp và xác suất lớp 11
32 p | 21 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bài tập tình huống vào dạy học phần sóng cơ Vật lí 12 Trung học phổ thông nhắm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
62 p | 32 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng tình huống có vấn đề để dạy một số bài trong chương I – Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực
30 p | 39 | 2
-
SKKN: Nâng cao kĩ năng giải quyết tình huống học đường của học sinh trường THPT
44 p | 77 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn