intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 8

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

96
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ðể dạy cho con thật tốt không phải là chuyện đơn giản vì nó đã trở thành một "nghệ thuật". Ðôi khi chỉ là những lời nói trong cơn nóng giận hay một cái tát… nhưng tất cả những thứ ấy đã tạo nên vết rạn nứt trong tâm hồn trẻ thơ. Nói về những hành động này, các bậc cha mẹ đều viện lý do "giận quá mất khôn nên không kiểm soát được hành động". Lời nói tổn thương "Nó lì lắm, nói bên này thì lọt qua bên kia, chửi ra rả suốt ngày mà không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 8

  1. Làm sao cho ngọt cho bùi Ðể dạy cho con thật tốt không phải là chuyện đơn giản vì nó đã trở thành một "nghệ thuật". Ðôi khi chỉ là những lời nói trong cơn nóng giận hay một cái tát… nhưng tất cả những thứ ấy đã tạo nên vết rạn nứt trong tâm hồn trẻ thơ. Nói về những hành động này, các bậc cha mẹ đều viện lý do "giận quá mất khôn nên không kiểm soát được hành động". Lời nói tổn thương "Nó lì lắm, nói bên này thì lọt qua bên kia, chửi ra rả suốt ngày mà không thấm tháp vào đâu hết". Ðó là lời than phiền của chị Xuân Lan (quận 10) về đứa con trai duy nhất của mình. Bởi không ngày nào chị quên "ca" cho nó nghe những kịch bản đã thuộc nằm lòng. Thế nhưng đáp lại cách dạy của chị, thằng bé chẳng những không sửa đổi được chút nào mà trái lại nó còn đổ lì ngày một nhiều hơn. Ðiều đó hoàn toàn dễ hiểu bởi những lời của chị nghe tới đâu thì nhói tai tới đó. Phải chi những câu như “thằng khốn” “đồ mất dạy” được thay bằng một câu nào đó ngọt ngào hơn thì có lẽ chị Lan sẽ không phải than phiền về tính nết của con trai mình. Mới 13 tuổi nhưng Hồng Mai lại bắt chước đám bạn trong xóm nhuộm tóc vàng, quần áo thì "thiếu trước hụt sau"... Thay vì giáo dục lại cách ăn mặc cho con bằng những lời lẽ nhẹ nhàng mà thuyết phục, đàng này mỗi lần thấy con bé, chị lại lớn tiếng chửi bới không thương tiếc. Cuối cùng, chuyện không thay đổi theo chiều
  2. hướng tốt mà còn biến Mai thành một cô bé lầm lì, ương ngạnh. Hễ mỗi lần chị Hạnh lớn tiếng la mắng thì y như rằng Mai sẽ phản ứng bằng cách làm ngược lại những gì mẹ nói. Mai than vãn: "Có nhiều câu nói nhẹ nhàng hơn sao mẹ em không nói mà cứ mở miệng ra thì phải chửi mới thấy vừa lòng". Không phải chỉ có phụ nữ mới hay la mắng con cái mà ngay cả đàn ông cũng vậy. Anh Minh vừa mới dọn về khu phố này không bao lâu nhưng đã có thâm niên về việc chửi mắng con. Ngày nào cũng vậy, hễ đi chạy xe thì thôi, về đến nhà là anh hết kiếm chuyện này để la rầy lại xoay sang chuyện khác bắt bẻ. Ðã nhiều lần, những người hàng xóm khuyên can anh nên dạy con từ tốn một chút nhưng đáp lại lòng tốt của mọi người, anh gạt phắt: "Con tôi, tôi có quyền la mắng, mắc mớ gì tới mấy người". Chỉ tội mấy đứa con của anh, suốt ngày chẳng đứa nào dám hó hé, vì chỉ cần phật ý cha một chút là sẽ có "chiến tranh" xảy ra ngay lập tức. Ly dị vợ khi con gái mới 6 tuổi, anh Thành An đã phải vất vả vừa làm hồ vừa chạy xe ôm để nuôi con. Mỗi lần, con bé phạm lỗi gì anh dạy con bằng cách "nhắc" lại tất cả những tật xấu của vợ và luôn nói đi nói lại một câu nghe đến não lòng: "Mày giống mẹ mày như đúc, lớn lên mày cũng theo trai mà thôi". Thương cho roi cho vọt… Có nhiều cặp vợ chồng mỗi lần xảy ra xung đột lại lấy con của mình làm "bia đỡ đạn”. Nhẹ thì la mắng vô cớ, nặng một chút thì đánh cho hả giận.
  3. Chị Mỹ vẫn thường than phiền chuyện chồng chị vẫn hay đi sớm về muộn và người luôn nồng nặc mùi nước hoa. Mỗi lần như thế, thay vì hai vợ chồng giải quyết với nhau cho êm đẹp thì chị chẳng thèm nói với chồng tiếng nào mà quay sang trút giận vào mấy đứa con. Có nhiều khi, thằng con trai 8 tuổi của chị phải chạy sang nhà hàng xóm tránh nạn, còn cô con gái 12 chỉ biết ôm mặt khóc trước những lằn roi của mẹ. Khổ thay, vợ chồng chị vẫn thường xuyên gây cãi và những đứa con luôn là nạn nhân. Có lẽ trong khu phố của anh Lâm không ai mà không nhớ đến trận đòn anh răn đe đứa con trai mới học lớp 1 của mình. Chỉ vì thằng nhỏ nói chuyện trong lớp bị cô giáo mời phụ huynh mà anh Lâm đã phạt nó từ 5 giờ chiều đến 9, 10 giờ đêm. Người hàng xóm của anh Lâm đã phải mời cảnh sát khu vực đến can thiệp vì thằng bé bị lả người do đòn roi và không được ăn uống gì. Giải thích với chính quyền về điều này, anh Lâm xem như không có gì nghiêm trọng: "Tôi dạy con theo cách của mình, tại tôi ít học nên tôi muốn nó học hành cho đàng hoàng, mấy người đâu có nghèo khổ như tôi làm sao mà biết". Tất nhiên, mỗi người có cách dạy con của mình nhưng nếu chỉ biết dùng roi vọt thì chắc chắn những lằn roi ấy không chỉ hằn lên da thịt mà còn làm cho tâm hồn những đứa trẻ chai sạn lúc nào không hay. Gia đình chị Hằng Phượng ai cũng có việc làm tại cơ quan nhà nước hoặc tư nhân đàng hoàng nhưng hình như cái tính “động tay động chân” đã ăn sâu vào họ. Trong nhà có ba đứa con - hai trai và một gái, nhưng mỗi lần đánh con, chị
  4. Phượng lại bắt con trai cởi quần ra úp mặt vào tường và đánh. Có nhiều khi, người quen đến nhà ngay lúc màn "tra tấn" diễn ra, thế là chị Phượng viện đủ thứ lý do, nêu đủ tật xấu của con mình mà đa phần là chị "chế” ra cho thêm phần "thuyết phục" nhằm biện minh cho hành động của mình. Ước gì… Tự nhận mình là người trong cuộc vì Trúc thường xuyên chịu đựng cảnh giằng mâm xắn chén của ba mẹ, Trúc tâm sự: “Ước gì, những trận đòn được thay bằng một buổi trò chuyện gia đình thì hay biết mấy". "Trò chuyện gia đình ư? Sến vừa thôi", đó là ý kiến của anh Vĩnh (thợ hồ) vì theo anh, đi làm cả ngày lo miếng ăn còn không xong chứ đừng nói tới chuyện "nghe tụi nó thở than, vả lại mình có biết gì mà chia với sẻ”. Có lẽ sẽ thật khó khăn để hình thành thói quen quan tâm và chia sẻ với con cái từ chuyện to đến chuyện nhỏ trong những gia đình buôn gánh bán bưng nhưng rõ ràng vẫn có nhiều gia đình ý thức được sự quan trọng của yếu tố tinh thần đối với con cái của mình. Bởi lẽ, tiền bạc khi mất còn kiếm lại được chứ tình cảm gia đình một khi đã sứt mẻ thì dễ gì… Chị Lý (bán cá ở chợ T.B.) cho biết "mặc dù không được ăn học như người ta nhưng tôi không bao giờ đánh con vì tôi quan niệm mình thương nó, tôn trọng nó thì nó cũng sẽ nghĩ lại mà có hiếu với mình". Anh Bằng (giáo viên cấp 3) cho rằng “đánh con chẳng khác nào mình đầu hàng chúng" bởi theo anh, chỉ khi nào không còn cách nào để trị con nít thì người lớn mới dùng
  5. tới vũ khí, đó là đòn roi. Vì thế theo anh thể hiện bản lĩnh của cha mẹ qua lời nói và làm gương cho con luôn là điều khó khăn mà cha mẹ phải tự hoàn thiện mình trước tiên. Rõ ràng, dù thuộc gia đình nào thì bao giờ những đứa con vẫn có chung một mong muốn là được cư xử như một “người con”. Chắc chắn, hơn ai hết bạn biết rằng, la mắng hay đánh đập con là điều không nên làm nhưng cuộc sống luôn có những yếu tố khách quan làm bạn không thể nào "nhịn được". Hãy giữ mình thật bình tĩnh để những gì các con được nhận sẽ là hành trình thương yêu cho mai sau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2