Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 70 – 76<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ BẰNG TRỌNG TÀI<br />
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM<br />
Hà Công Anh Bảo1<br />
1<br />
<br />
ThS. Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 03/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
27/08/14<br />
Ngày chấp nhận đăng: 06/15<br />
Title:<br />
Solving commercial service<br />
contract disputes by<br />
Commercial Arbitration in<br />
Vietnam<br />
Từ khóa:<br />
Trọng tài thương mại, giải<br />
quyết tranh chấp, hợp đồng<br />
thương mại dịch vụ<br />
Keywords:<br />
Commercial arbitration,<br />
dispute solution, commercial<br />
service contract<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Becoming a member of the WTO has brought a great deal of benefits to<br />
Vietnamese companies as well as the development of commercial service.<br />
However, going along with such advantages, there are some remarkable<br />
drawbacks caused by the integration of the commercial service. Despite the<br />
profitable contracts, the service providing companies have to face many disputes<br />
derived from such contracts. In order to solve such disputes, some methods such<br />
as Negotiation, Mediation, Arbitration or Litigation can be applied to solve<br />
disputes. Each method has their own advantages and disadvantages, from which<br />
each party can have a choice. In the scope of this article, the author refers to the<br />
reality of resolving commercial service contract dispute by Commercial<br />
Arbitration from 2 aspects: in laws and in reality of Vietnam companies<br />
nowadays.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã mang lại nhiều thuận lợi cho các<br />
doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời ngành thương mại dịch vụ cũng càng ngày<br />
phát triển. Tuy nhiên, cùng với những kết quả đó là những khó khăn và hậu quả<br />
của quá trình hội nhập của ngành thương mại dịch vụ. Đối với các doanh nghiệp<br />
tham gia cung cấp dịch vụ, ngoài những hợp đồng mang lại doanh thu, lợi nhuận<br />
cao thì họ cũng phải đối mặt với những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương<br />
mại dịch vụ. Để giải quyết được những tranh chấp này thì tại Việt Nam các bên<br />
có thể sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp được pháp luật thừa nhận<br />
là: Thương lượng, Hòa giải, Tòa án hoặc Trọng tài. Mỗi phương thức đều có ưu<br />
và nhược điểm của nó để cho các bên có sự lựa chọn. Trong phạm vi bài viết này<br />
tác giả đề cập tới thực trạng việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại<br />
dịch vụ thông qua Trọng tài thương mại dựa trên hai khía cạnh là luật pháp và<br />
thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đang được các doanh nghiệp Việt<br />
Nam sử dụng hiện nay.<br />
<br />
luật nhằm xác lập, thay đổi và chấm dứt quyền và<br />
nghĩa vụ đối với nhau trong việc mua bán, cung<br />
cấp, trao đổi dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi” (Hà<br />
Công Anh Bảo, 2014).<br />
<br />
1. HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ<br />
TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG<br />
MẠI DỊCH VỤ<br />
Cho đến nay chưa có một khái niệm thống nhất<br />
nào về hợp đồng thương mại dịch vụ (TMDV).<br />
Dựa trên đối tượng hợp đồng là dịch vụ và tính<br />
chất thương mại của loại hợp đồng này tác giả đã<br />
đưa ra khái niệm về hợp đồng TMDV là “sự thỏa<br />
thuận giữa các bên, căn cứ vào qui định của pháp<br />
<br />
Tranh chấp về hợp đồng TMDV cũng chưa có<br />
khái niệm thống nhất, từ việc nghiên cứu khái<br />
niệm về tranh chấp, về hoạt động thương mại<br />
được qui định trong luật thương mại (3.1 Luật<br />
Thương mại, 2005) và khái niệm về hợp đồng<br />
70<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 70 – 76<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
TMDV ở trên thì có thể đưa ra khái niệm về tranh<br />
chấp hợp đồng TMDV như sau: “là những mâu<br />
thuẫn, những bất đồng, những xung đột về quyền<br />
và lợi ích của các bên ký kết hợp đồng TMDV<br />
liên quan đến cả quá trình từ khi ký kết cho đến<br />
khi thực hiện hợp đồng TMDV”.<br />
<br />
cuộc. Xét xử bằng Trọng tài sẽ làm giảm mức độ<br />
xung đột căng thẳng của những bất đồng trên cơ<br />
sở những câu hỏi gợi mở, trong một không gian<br />
kín đáo nhẹ nhàng. Đó là những yếu tố tạo điều<br />
kiện để các bên duy trì được quan hệ đối tác, quan<br />
hệ thiện chí đối với nhau. Và đặc biệt, sự tự<br />
nguyện thi hành quyết định Trọng tài của một bên<br />
sẽ làm cho bên kia có sự tin tưởng tốt hơn trong<br />
quan hệ đối tác trong tương lai; (6) Với các tranh<br />
chấp về hợp đồng TMDV có yếu tố quốc tế,<br />
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp<br />
được các doanh nghiệp nước ngoài ưa chuộng hơn<br />
so với Tòa án, một mặt vì Trọng tài là tổ chức phi<br />
chính phủ, mặt khác vì việc cưỡng chế thi hành<br />
phán quyết của Trọng tài nước ngoài đã trở nên dễ<br />
dàng hơn nhờ có Công ước New York 1958 về<br />
thừa nhận và thi hành phán quyết Trọng tài nước<br />
ngoài, và Việt Nam đã gia nhập công ước này vào<br />
năm 1995. Bên cạnh đó, đối với hợp đồng TMDV<br />
là loại hợp đồng có đối tượng là dịch vụ, thường<br />
là vô hình và tính chất phức tạp cao nên các bên<br />
có thể lựa chọn được những Trọng tài viên có<br />
kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực tranh chấp<br />
xảy ra, điều này là không thể đối với tòa án, các<br />
bên không có quyền lựa chọn thẩm phán.<br />
<br />
2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP<br />
ĐỒNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ BẰNG<br />
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI<br />
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại<br />
là phương thức giải quyết tranh chấp theo đó, vụ<br />
việc tranh chấp sẽ do Trọng tài – cơ quan phi<br />
chính phủ - đứng ra giải quyết theo thủ tục tố tụng<br />
do pháp luật về Trọng tài thương mại qui định.<br />
Với ý nghĩa là một phương thức giải quyết tranh<br />
chấp mang tính tài phán, so với Tòa án, việc giải<br />
quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại có<br />
những ưu điểm như: (1) Phán quyết của Trọng tài<br />
là chung thẩm đối với bên đương sự: tức là phán<br />
quyết Trọng tài có giá trị cuối cùng và Trọng tài<br />
chỉ xét xử một lần duy nhất và các bên không có<br />
quyền kháng cáo hoặc kháng nghị; (2) Quá trình<br />
giải quyết tranh chấp không công khai: Hầu hết<br />
pháp luật về Trọng tài của các nước đều thừa nhận<br />
nguyên tắc Trọng tài xử kín (in camera) nếu các<br />
bên không quy định khác. Đây là ưu điểm đối với<br />
những doanh nghiệp không muốn các chi tiết<br />
trong vụ tranh chấp của mình bị đem ra công khai,<br />
tiết lộ trước công chúng; (3) Giải quyết tranh chấp<br />
bằng Trọng tài có tính linh hoạt, mềm dẻo, năng<br />
động và dễ thích ứng hơn so với tòa án: Tòa án,<br />
khi xét xử phải tuân thủ một cách đầy đủ và<br />
nghiêm khắc (cứng nhắc) các quy định có tính<br />
quy trình, thủ tục, trình tự… được quy định trước<br />
đó. Điều này không phải là hoàn toàn phù hợp với<br />
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; (4) Tiết<br />
kiệm thời gian: Tính liên tục, tốc độ của các hoạt<br />
động kinh tế và kinh doanh, đặc biệt hoạt động<br />
kinh doanh quốc tế đòi hỏi các bên không thể lãng<br />
phí thời gian, điều mà các tòa án sẽ rất khó đáp<br />
ứng được do luôn phải giải quyết nhiều tranh chấp<br />
cùng một lúc gây ra khả năng ách tắc hồ sơ; (5)<br />
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp<br />
thân thiện giúp cho các bên duy trì được quan hệ<br />
đối tác: việc xét xử tranh chấp bằng Trọng tài có<br />
tính bí mật sẽ tránh cho các bên nguy cơ làm tổn<br />
thương đến mối quan hệ hợp tác. Trong khi đó,<br />
xét xử công khai tại Tòa án thường dễ làm cho các<br />
bên rơi vào tình thế đối địch nhau với kết cục là<br />
một bên được thừa nhận như là người chiến thắng,<br />
còn bên kia thấy mình thật sự như một kẻ thua<br />
<br />
3. THỰC TRẠNG QUI ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ<br />
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG<br />
TÀI THƯƠNG MẠI<br />
- Khung pháp luật về Trọng tài ngày càng được<br />
hoàn thiện: Năm 2003 Pháp lệnh Trọng tài<br />
Thương mại ra đời đã tạo cơ sở pháp lý phù hợp<br />
cho việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài<br />
Thương mại trong đó có giải quyết tranh chấp về<br />
hợp đồng TMDV. Luật Trọng tài Thương mại<br />
Việt Nam năm 2010 ra đời đã thay thế Pháp lệnh<br />
Trọng tài Thương mại 2003 trên cơ sở kế thừa<br />
những chế định tiến bộ, phù hợp với những quy<br />
định mới, hoàn chỉnh hơn nhằm tạo dựng cơ sở<br />
pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện chủ trương của<br />
Nhà nước khuyến khích các bên sử dụng Trọng tài<br />
trong giải quyết các tranh chấp thương mại nói<br />
chung và tranh chấp về hợp đồng TMDV nói<br />
riêng.<br />
- Chính phủ đã ban hành Nghị định số<br />
63/2011/NĐ-CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi<br />
hành một số điều của Luật Trọng tài Thương mại<br />
nhằm hoàn thiện pháp luật về Trọng tài Thương<br />
mại: Phạm vi điều chỉnh của Nghị định chủ yếu<br />
quy định về các trình tự, thủ tục hành chính liên<br />
quan đến tổ chức Trọng tài, không hướng dẫn về<br />
tố tụng Trọng tài vì vấn đề này đã được thảo luận<br />
71<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 70 – 76<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
rất kỹ khi soạn thảo Luật Trọng tài Thương mại<br />
và cũng đã được quy định trong Luật Trọng tài<br />
Thương mại năm 2010.<br />
<br />
những cách hiểu khác nhau, đặc biệt là các quy<br />
định về việc phân định thẩm quyền của Trọng tài<br />
và Tòa án, quy định về thỏa thuận Trọng tài, hủy<br />
phán quyết Trọng tài... Do đó, để đảm bảo tính<br />
khả thi cũng như hiệu quả thi hành của Luật<br />
Trọng tài Thương mại 2010 thì năm 2012 Hội<br />
đồng Thẩm phán đã tiến hành soạn thảo Nghị<br />
quyết hướng dẫn theo đó dự thảo tập trung vào 6<br />
nhóm vấn đề: Phân biệt thẩm quyền Trọng tài<br />
Thương mại và thẩm quyền của Tòa án đối với<br />
Trọng tài; Thỏa thuận Trọng tài vô hiệu và thỏa<br />
thuận Trọng tài không thể thực hiện được; Thành<br />
lập hội đồng Trọng tài vụ việc, thay đổi Trọng tài<br />
viên.<br />
<br />
- Luật Thi hành án dân sự 2008 là cơ sở để cho<br />
các doanh nghiệp đặt niềm tin vào Trọng tài<br />
Thương mại: về nguyên tắc thì sẽ có sự bình đẳng,<br />
không có sự phân biệt hoặc ưu tiên nào trong việc<br />
thi hành án, quyết định của Tòa án hoặc quyết<br />
định của Trọng tài hay quyết định của Hội đồng<br />
xử lý vụ việc cạnh tranh. Luật Thi hành án dân sự<br />
cũng qui định hai cơ chế thi hành án, đó là chủ<br />
động thi hành án và thi hành án theo đơn yêu cầu.<br />
Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp<br />
tạm thời của Trọng tài được thi hành theo thủ tục<br />
chủ động thi hành án, tức là Thủ trưởng cơ quan<br />
thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án và<br />
tổ chức việc thi hành loại việc này sau khi nhận<br />
được quyết định do Trọng tài chuyển giao. Đối<br />
với phán quyết của Trọng tài về xử lý vụ việc<br />
Trọng tài thì đây là việc thi hành án theo đơn yêu<br />
cầu. Điều này cho thấy pháp luật về thi hành án<br />
dân sự đã đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho từng<br />
loại phán quyết của Trọng tài.<br />
<br />
4. TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP<br />
VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ<br />
BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI<br />
Tại Việt Nam hiện có 7 Trung tâm Trọng tài<br />
Thương mại (gồm Trung tâm Trọng tài Thương<br />
mại Á Châu, VIAC, Trọng tài Thương mại TP.<br />
HCM, Trọng tài Thương mại Cần Thơ, Trọng tài<br />
Thương mại Quốc tế Thái Bình Dương; Trọng tài<br />
Thương mại Tài chính Ngân hàng Việt Nam và<br />
Trọng tài Thương mại Tài chính) trong đó VIAC<br />
là Trung tâm Trọng tài có nhiều kinh nghiệm và<br />
uy tín trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng<br />
TMDV, còn các Trung tâm Trọng tài khác hoạt<br />
động chưa hiệu quả và không có nhiều vụ việc<br />
liên quan đến hợp đồng TMDV. Vì vậy, trong<br />
phần này tác giả sẽ phân tích tình hình giải quyết<br />
tranh chấp hợp đồng TMDV tại VIAC để làm<br />
khái quát bức tranh về giải quyết tranh chấp hợp<br />
đồng TMDV tại các Trung tâm Trọng tài thương<br />
mại ở Việt Nam.<br />
<br />
- Các Trung tâm Trọng tài Thương mại đã xây<br />
dựng Quy tắc tố tụng riêng của mình nhằm hướng<br />
dẫn các bên tranh chấp về thủ tục, tố tụng Trọng<br />
tài: Để tạo thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp<br />
tại Trọng tài thì tất cả các Trung tâm Trọng tài<br />
Thương mại tại Việt Nam đã có quy tắc tố tụng<br />
riêng của mình, được soạn theo hướng đơn giản<br />
nhằm giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính.<br />
- Việt Nam đã gia nhập Công ước New York năm<br />
1958 về Công nhận và thi hành phán quyết Trọng<br />
tài nước ngoài nhằm tạo điều kiện để phán quyết<br />
của Trọng tài Thương mại Việt Nam được thi<br />
hành thuận lợi ở nước ngoài: Công ước này áp<br />
dụng đối với việc công nhận và thi hành các quyết<br />
định Trọng tài được ban hành tại lãnh thổ của một<br />
Quốc gia khác với Quốc gia nơi có yêu cầu công<br />
nhận và thi hành quyết định Trọng tài đó, xuất<br />
phát từ các tranh chấp giữa các thể nhân hay pháp<br />
nhân. Công ước còn được áp dụng cho những<br />
quyết định trong nước tại Quốc gia nơi việc công<br />
nhận và thi hành chúng được yêu cầu (Điều 3,<br />
Công ước New York, 1958).<br />
<br />
Nhìn từ Biểu đồ 1 dưới đây cho thấy tranh chấp<br />
về mua bán hàng hóa chiếm 70%, tranh chấp về<br />
dịch vụ chiếm 3%, về xây dựng chiếm 5%, về đại<br />
lý chiếm 1%, về đầu tư chiếm 4%, về gia công<br />
chiếm 5%, về tài chính ngân hàng chiếm 3% đây<br />
là loại hình tranh chấp mới được xuất hiện tại<br />
VIAC. Tuy nhiên, đây là cách phân loại của<br />
VIAC. Còn theo quan điểm của tác giả, xây dựng,<br />
đầu tư (mặc dù đầu tư có nhiều hình thức như hợp<br />
tác kinh doanh, BOT, BTO, BT nhưng một phần<br />
nào đó phản ánh được tính dịch vụ trong hoạt<br />
đồng đầu tư), đại lý và tài chính ngân hàng cũng<br />
là hoạt động dịch vụ, do đó có thể thấy tranh chấp<br />
về hoạt động TMDV do VIAC giải quyết tranh<br />
chấp từ năm 1993 đến năm 2012 là 21%. Trong<br />
năm 2013, số lượng vụ tranh chấp về hợp đồng<br />
TMDV tại VIAC cũng có xu hướng tăng lên về<br />
<br />
- Chuẩn bị ban hành Nghị quyết của Hội đồng<br />
Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn thi hành<br />
một số quy định của Luật Trọng tài Thương mại<br />
2010: Các quy định của Luật Trọng tài Thương<br />
mại 2010 mặc dù đã được xây dựng đầy đủ và<br />
toàn diện nhưng một số quy định của Luật còn có<br />
72<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 70 – 76<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
dịch vụ (13 vụ), xây dựng (9 vụ), thuê (10 vụ),<br />
hợp tác kinh doanh (4 vụ), tài chính (1 vụ), bảo<br />
hiểm (2 vụ) chiếm 36/99 tổng số vụ tranh chấp<br />
trong năm 2013 (VIAC, báo cáo năm 2013).<br />
<br />
trong xây dựng (ví dụ như dịch vụ giám sát công<br />
trình xây dựng, dịch vụ nghiệm thu, đánh giá các<br />
hạng mục xây dựng…), trong đào tạo vận hành<br />
thiết bị từ hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong<br />
lĩnh vực tín dụng, tài chính ngân hàng v.v… Số<br />
liệu thống kê của VIAC cho thấy, từ năm 2005<br />
đến năm 2013, trong tổng số các vụ tranh chấp do<br />
VIAC thụ lý có: mua bán hàng hóa (495 vụ), gia<br />
công (37 vụ), phân phối (8 vụ), thuê mua (6 vụ),<br />
hợp tác kinh doanh (15 vụ), dịch vụ (22 vụ), xây<br />
dựng (37 vụ), đại lý (15 vụ), hợp tác đầu tư (30<br />
vụ), tài chính ngân hàng (22 vụ) và các tranh chấp<br />
trong lĩnh vực khác (81 vụ) và như vậy, rõ ràng<br />
tranh chấp về hợp đồng TMDV ngày càng gia<br />
tăng về số lượng và phức tạp về tình tiết vụ việc.<br />
<br />
Biểu đồ 1. Các loại hình tranh chấp được giải quyết tại<br />
VIAC từ 1993-2013<br />
<br />
Số vụ kiện có tính chất phức tạp ngày càng nhiều,<br />
một số vụ phải trưng cầu giám định, kéo dài thời<br />
gian. Tuy nhiên, nhờ sự mẫn cán nghiên cứu của<br />
các hội đồng Trọng tài, nhờ trình độ chuyên sâu<br />
về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giải quyết<br />
bằng Trọng tài của các Trọng tài viên ngày càng<br />
tốt hơn nên phần lớn số vụ đều được giải quyết<br />
đạt chất lượng cao trong một thời gian ngắn, tiết<br />
kiệm được thời gian, tiền bạc cho các bên tranh<br />
chấp. Tính trung bình, thời gian giải quyết một vụ<br />
kiện là 6 tháng, trong đó nhiều vụ được giải quyết<br />
trong vòng 3 tháng.<br />
<br />
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của VIAC<br />
<br />
Xét xử là hoạt động trọng tâm của VIAC. Theo<br />
thống kê, số lượng vụ kiện giải quyết tại VIAC<br />
ngày càng tăng theo các năm. Nếu như trước năm<br />
2002, số lượng vụ kiện tại VIAC chỉ khoảng trên<br />
dưới 10 vụ/năm, thì trong giai đoạn 2002 – 2013,<br />
con số này đã tăng lên khoảng 37 vụ/năm. Riêng<br />
năm 2013, số lượng vụ kiện tăng cao nhất, đạt 99<br />
vụ, tiếp đó là năm 2011 đạt 83 vụ và 2012 đạt 64<br />
vụ (Biểu đồ 2). Tuy nhiên trong đó thì chủ yếu là<br />
giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán chiếm<br />
đa số (67%), trong khi đó các vụ giải quyết tranh<br />
chấp về Hợp đồng TMDV chỉ chiếm 21%. Điều<br />
đó cho thấy, việc giải quyết tranh chấp về lĩnh vực<br />
dịch vụ vẫn còn hạn chế.<br />
<br />
Trong hoạt động Trọng tài, giới chuyên môn<br />
thường coi Trọng nguyên tắc “một kết quả hòa<br />
giải tồi còn hơn một phán quyết tốt”. Bởi vậy, một<br />
trong những yếu tố thể hiện hiệu quả của hoạt<br />
động giải quyết tranh chấp tại Trung tâm là số vụ<br />
các bên đạt được hòa giải hoặc nguyên đơn rút<br />
đơn kiện chiếm tỷ lệ cao (30%) (Vũ Ánh Dương,<br />
2012)<br />
<br />
Biểu đồ 2. Số vụ tranh chấp tại VIAC<br />
Đơn vị: số vụ<br />
<br />
5. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ BẤT CẬP NHƯ<br />
SAU<br />
- Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn ít chọn Trọng<br />
tài để giải quyết tranh chấp về hợp đồng TMDV<br />
trong nước: nhất là hợp đồng có giá trị lớn hầu<br />
như không lựa chọn Trọng tài tại Việt Nam để<br />
giải quyết. Trong khi đó các tranh chấp ở Việt<br />
Nam hiện nay vẫn chủ yếu được giải quyết thông<br />
qua hệ thống tòa án hoặc Trọng tài nước ngoài.<br />
Theo thống kê của Trung tâm trọng tài quốc tế<br />
Singapore (SIAC) thì hàng năm đều có từ 3-5 vụ<br />
việc mà một bên là phía Việt Nam được giải quyết<br />
tại SIAC vì vậy sẽ không ngạc nhiên khi tại<br />
website của SIAC quy tắc tố tụng của tổ chức này<br />
ngoài tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung còn thấy<br />
cả định dạng của tiếng Việt.<br />
<br />
Nguồn: Báo cáo VIAC, 2014<br />
<br />
Nếu như trước đây, nội dung của các vụ tranh<br />
chấp thường tập trung vào lĩnh vực mua bán hàng<br />
hóa, thanh toán, vận tải, bảo hiểm thì nay đã xuất<br />
hiện các loại tranh chấp mới hoặc trước đây ít gặp<br />
như: Tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng liên<br />
doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh, về<br />
quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong đầu tư,<br />
73<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 70 – 76<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
do đó không đúng qui trình giải quyết tranh chấp,<br />
mặc dù thông báo này nêu rõ thời gian và địa<br />
điểm tổ chức phiên họp, được gửi hợp lệ đến các<br />
bên tranh chấp. Một số phán quyết khác bị hủy<br />
với những lý do không hợp lý. Chẳng hạn, theo<br />
quy định tại Điều 81 Luật Trọng tài Thương mại<br />
2010, đối với các thoả thuận Trọng tài ký trước<br />
ngày luật có hiệu lực thì áp dụng pháp luật tại thời<br />
điểm ký thoả thuận Trọng tài. Tuân thủ quy định<br />
này, các Hội đồng Trọng tài đã áp dụng Pháp lệnh<br />
TTTM 2003 đối với các vụ kiện có thoả thuận<br />
Trọng tài ký trước ngày Luật Trọng tài có hiệu<br />
lực. Tuy nhiên, Toà đã tuyên hủy các phán quyết<br />
này với lý do Hội đồng Trọng tài không áp dụng<br />
các quy định của Luật Trọng tài Thương mại 2010<br />
vì phán quyết Trọng tài được tuyên tại thời điểm<br />
Luật Trọng tài Thương mại 2010 đã có hiệu lực.<br />
Cũng liên quan tới việc áp dụng luật, Hội đồng<br />
Trọng tài không triệu tập người có quyền lợi và<br />
nghĩa vụ liên quan vì quá trình tố tụng Trọng tài<br />
chỉ ràng buộc đối với các bên ký thoả thuận Trọng<br />
tài. Trong tố tụng Trọng tài không có khái niệm<br />
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan như<br />
trong tố tụng Toà án. Vì vậy, Hội đồng Trọng tài<br />
không có thẩm quyền triệu tập người có quyền<br />
lợi, nghĩa vụ liên quan. Thế nhưng có những phán<br />
quyết bị hủy chỉ với lý do Hội đồng Trọng tài đã<br />
không triệu tập người có quyền lợi nghĩa vụ liên<br />
quan. VIAC cho biết thực tế số phán quyết bị hủy<br />
có thể nhiều hơn con số thống kê với một số phán<br />
quyết bị hủy mà VIAC cũng không biết Toà án<br />
không thông báo cho dù Luật Trọng tài Thương<br />
mại năm 2010 quy định việc gửi Quyết định hủy<br />
hoặc không hủy phán quyết Trọng tài phải được<br />
gửi cho các Trung tâm Trọng tài sau 05 ngày Tòa<br />
ra quyết định.<br />
<br />
- Vẫn còn tình trạng thỏa thuận của các bên trong<br />
hợp đồng TMDV về thỏa thuận Trọng tài bị Tòa<br />
án tuyên là vô hiệu: do sự không thống nhất giữa<br />
bản hợp đồng bằng tiếng Anh và tiếng Việt, các<br />
bên có những thỏa thuận Trọng tài không đúng<br />
theo qui định hoặc thỏa thuận Trọng tài và Tòa án<br />
theo nước đôi, điều này dẫn đến Trọng tài không<br />
có đủ thẩm quyền giải quyết. Ví dụ trong năm<br />
2010, VIAC đã phải giải quyết một vụ tranh chấp<br />
liên quan đến hợp đồng TMDV, nguyên đơn là<br />
một công ty Nhật, bị đơn là phía Việt Nam trong<br />
đó thỏa thuận Trọng tài được quy định trong bản<br />
hợp đồng bằng tiếng Anh là chọn VIAC là cơ<br />
quan giải quyết tranh chấp, còn bản bằng tiếng<br />
Việt thì lựa chọn Tòa án Kinh tế của Việt Nam là<br />
cơ quan giải quyết tranh chấp. Điều đáng tiếc là<br />
trong hợp đồng này đều công nhận giá trị pháp lý<br />
của 2 bản tiếng Anh và tiếng Việt là ngang nhau.<br />
VIAC đã phải tiến hành phiên họp và cuối cùng ra<br />
phán quyết là VIAC không có thẩm quyền giải<br />
quyết tranh chấp vì giữa hai bên không thống nhất<br />
được với nhau về thẩm quyền của Trọng tài.<br />
- Nhiều phán quyết của Trọng tài vẫn bị Tòa án<br />
tuyên hủy do vi phạm tố tụng Trọng tài: mặc dù<br />
phán quyết của Trọng tài là chung thẩm nhưng<br />
trong một số trường hợp phán quyết này vẫn bị<br />
hủy bởi Tòa án nếu thỏa mãn những điều kiện<br />
được nêu ra ở điều 68 của Luật Trọng tài Thương<br />
mại 2010. Chính vì pháp luật trao quyền cho Tòa<br />
án trong việc hủy phán quyết Trọng tài cho nên<br />
dẫn đến niềm tin vào Trọng tài bị giảm sút. Thống<br />
kê sơ bộ của VIAC cho thấy từ năm 2006 đến<br />
2011 chỉ có khoảng 3 phán quyết Trọng tài bị Toà<br />
án tuyên huỷ. Thế nhưng từ khi Luật Trọng tài<br />
Thương mại 2010 chính thức có hiệu lực từ<br />
1/1/2011 thì tỷ lệ phán quyết Trọng tài bị hủy<br />
bỗng nhiên tăng vọt với 5 phán quyết Trọng tài bị<br />
tuyên hủy. Thậm chí, chỉ trong tháng 11 năm<br />
2012, có tới 3 phán quyết Trọng tài bị huỷ, tỷ lệ<br />
phán quyết Trọng tài bị hủy trong vòng 1 năm đã<br />
bằng tổng số 8 năm về trước, gần đây nhất là<br />
tháng 3 năm 2013 một phán quyết của Trung tâm<br />
Trọng tài Thương mại quốc tế Cần Thơ cũng bị<br />
hủy. Trên thực tế có nhiều phán quyết của Trọng<br />
tài bị hủy chỉ dựa vào những cách hiểu khác nhau<br />
về thủ tục qui trình tố tụng giữa Tòa án và Trọng<br />
tài, khi Tòa án chủ yếu dựa vào các thủ tục trong<br />
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 để áp dụng vào xem<br />
xét các quyết định của Trọng tài. Trong năm<br />
2012, Tòa án đã ra quyết định hủy phán quyết<br />
Trọng tài chỉ vì đơn triệu tập lại được viết thành<br />
“thư mời” nên các bên có thể đến hoặc không đến<br />
<br />
- Bên thua kiện chưa tự nguyện tuân thủ thi hành<br />
phán quyết của Trọng tài Thương mại: phán quyết<br />
Trọng tài được thi hành dựa trên nguyên tắc tự<br />
thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, các doanh<br />
nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa xem Trọng<br />
việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vì đây<br />
không phải cơ quan Nhà nước nên chưa có ý thực<br />
tự giác.<br />
Nguyên nhân của những bất cập:<br />
Thực tế có thể cho thấy rằng có quá ít tranh chấp<br />
thương mại được giải quyết tại Trọng tài. Lí giải<br />
cho việc doanh nghiệp không mặn mà với Trung<br />
tâm Trọng tài có một số nguyên nhân sau:<br />
- Chi phí giải quyết tranh chấp cao khi so với Tòa<br />
án: Hiện nay, pháp luật không quy định mức phí<br />
74<br />
<br />