Giáo án bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện - Vật lý 11 - GV.T.Đ.Lý
lượt xem 64
download
Thông qua bài soạn giáo án Dòng điện không đổi. Nguồn điện giúp học sinh phát biểu được khái niệm dòng điện, quy ước chiều của dòng điện, các tác dụng của dòng điện. Trình bày được khái niệm cường độ dòng điện, dòng điện không đổi, đơn vị cường độ dòng điện, điện lượng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện - Vật lý 11 - GV.T.Đ.Lý
GIÁO ÁN VẬT LÝ 11
BÀI 7: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
- Phát biểu được định nghĩa cường độ dòng điện, biểu thức định nghĩa CĐDĐ.
- Nêu được điều kiện để có dòng điện.
- Giải thích được vì sao nguồn điện có thể duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó.
- Phát biểu được suất điện động của nguồn điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa này.
- Mô tả được cấu tạo chung của các pin điện hoá và cấu tạo của pin Vôn-ta.
- Mô tả được cấu tạo của acquy chì.
- Giải được các bài toán có liên quan đến các hệ thức : I = \(\frac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\) ; I = \(\frac{q}{t}\) và E = \(\frac{A}{q}\).
- Giải thích được sự tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của pin Vôn-ta.
- Giải thích được vì sao acquy là một pin điện hoá nhưng lại có thể sử dụng được nhiều lần.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Xem lại những kiến thức liên quan đến bài dạy.
- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm hình 7.5.
- Một pin Lơ-clan-sê đã bóc sẵn để cho học sinh quan sát cấu tạo bên trong.
- Một acquy.
- Vẽ phóng to các hình từ 7.6 đến 7.10.
- Các vôn kế cho các nhóm học sinh.
2. Học sinh: Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị
- Một nữa quả chanh hay quất đã được bóp nhũn.
- Hai mãnh kim loại khác loại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG HS |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1: ( 10 phút) Tìm hiểu dòng điện |
||
* Chia nhóm thảo luận - Nhóm 1: Câu 1,2
- Nhóm 2: Câu 3 - Nhóm 3: Câu 4 - Nhóm 4: Câu 5
|
* Thảo luận nhóm - Dòng điện… - Bản chất của dòng diện trong KL là dòng chuyển dời của các e tự do - Nêu qui ước chiều dòng điên. - Tác dụng từ, tác dụng nhiệt, tác dụng hoá học, tác dụng cơ học, sinh lí, … - Cường độ dòng điện |
I. Dòng điện + Dòng điện là dòng chuyển động có hướng của các điện tích. + Dòng điện trong KL là dòng chuyển động có hướng của các electron tự do. + Qui ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các diện tích dương (ngược với chiều chuyển động của các điện tích âm). + Các tác dụng của dòng điện : Tác dụng từ, tác dụng nhiệt, tác dụng hoá học, tác dụng cơ học, sinh lí, … + Cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. Đơn vị cường độ dòng điện là ampe (A). |
Hoạt động 2. ( 15 phút) Tìm hiểu cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi |
||
- Cường độ dòng điện là gì? - Dòng điện không đổi? - Công thức tính I? - Phân biệt dòng điện không đổi, dòng điện một chiều? - C2 - Đơn vị cường độ dòng điện - C3? - C4? |
+ Đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện - Số điện tích chuyển qua tiết diện dây trong một đơn vị thời gian. - Có chiều, cường độ không đổi theo thời gian \(I = \frac{q}{t}\). - Thảo luận - Ampe kế mắc nối tiếp - Đơn vị của cường độ dòng điện là (A) - Thực hiện C3. - Thực hiện C4. |
II. Cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi 1. Cường độ dòng điện + Đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. + \(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\) 2. Dòng điện không đổi + Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo t + \(I = \frac{q}{t}\). 3. Đơn vị của cường độ dòng điện và của điện lượng + Trong hệ SI, I có đơn vị là ampe (A). + 1A = \(\frac{{1C}}{{1s}}\) Đơn vị của điện lượng là culông (C)(1C = 1A.1s) |
Hoạt động 3. ( 7 phút) Tìm hiểu nguồn điện |
||
- Yêu cầu học sinh thực hiện C5. - Yêu cầu học sinh thực hiện C6. - Điều kiện có dòng điện? - C7? - Nguồn điện? - C8. - C9. + Lực lạ bên trong nguồn điện: Là những lực có bản chất không phải là lực điện. Tác dụng của lực lạ là tách và chuyển electron hoặc ion dương ra khỏi mỗi cực, tạo thành cực âm (thừa nhiều electron) và cực dương (thiếu hoặc thừa ít electron). |
- Vật dẫn, hạt mang điện tự do. - Hiệu điện thế - Có hạt mang điện tự do, HĐT - Thực hiện C7. - Thực hiện C8. - Thực hiện C9.
|
III. Nguồn điện 1. Điều kiện để có dòng điện Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện. 2. Nguồn điện + Nguồn điện duy trì HĐT giữa hai cực của nó. + Lực lạ bên trong nguồn điện là những lực có bản chất không phải là lực điện + Tác dụng của lực lạ là tách và chuyển electron hoặc ion dương ra khỏi mỗi cực, tạo thành cực âm (thừa nhiều electron) và cực dương (thiếu hoặc thừa ít electron) do đó duy trì được HĐT giữa hai cực của nó. |
Hoạt động 4 ( 8 phút) Tìm hiểu Suất điện động |
||
- Công của nguồn điện? - Vì sao nguồn điện là nguồn năng lượng? - Suất điện động của nguồn điện? - Công thức tính suất điện động? - Đơn vị SĐĐ của nguồn điện? - Yêu cầu HS nêu cách đo SĐĐ? - Giới thiệu điện trở trong của nguồn điện. |
- Ghi nhận công của nguồn điện. - Ghi nhận khái niệm. - \(E = \frac{A}{q}\) - V - Đo SĐĐ bằng vôn kế. - Ghi nhận điện trở trong của nguồn điện. |
IV. Suất điện động của nguồn điện 1. Công của nguồn điện Công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn được gọi là công của nguồn điện. 2. Suất điện động của nguồn điện + Suất điện động E của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện + \(E = \frac{A}{q}\) (V) + Mỗi nguồn điện có một điện trở gọi là điện trở trong của nguồn điện. + \(E = \left| {{U_{ + - }}} \right|\) : khi mạch ngoài hở |
Hoạt động 5 (20 phút) Tìm hiểu Pin và Acquy |
||
Hoạt động 6. ( 8 phút) Giao nhiệm vụ về nhà |
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Dòng điện không đổi. Nguồn điện. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 7 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 11 - Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
- Hướng dẫn bài tập SGK Vật Lý lớp 11 Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện gồm gợi ý trả lời chi tiết và dễ hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Trắc nghiệm Dòng điện không đổi. Nguồn điện - Vật lý 11 gồm các bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 11 Bài 8: Điện năng và công suất điện
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án GDCD 7 bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch
8 p | 1449 | 42
-
Bài 21: Sơ đồ dòng điện-chiều mạch điện - Giáo án Vật lý 7 - GV:H.Đ.Khang
5 p | 360 | 41
-
Giáo án GDCD 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa
10 p | 1307 | 36
-
Giáo án bài 24: Cường độ dòng điện - Vật lý 7 - GV.B.Q.Thanh
3 p | 307 | 35
-
Giáo án bài 19: Dòng điện-nguồn điện - Vật lý 7 - GV.B.Q.Thanh
3 p | 281 | 25
-
Giáo án bài 20: Chất dẫn điện, chất cách điện -DĐ trong KL - Vật lý 7 - GV.B.Q.Thanh
3 p | 326 | 20
-
Giáo án GDCD 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa
10 p | 873 | 20
-
Giáo án bài 23: Tác dụng từ, TD hóa học và TD sinh lí của DĐ - Vật lý 7 - GV.B.Q.Thanh
4 p | 169 | 19
-
Bài 19: Dòng điện-nguồn điện - Giáo án Vật lý 7 - GV:H.Đ.Khang
3 p | 176 | 14
-
Giáo án bài 19: Dòng điện nguồn điện - Vật lý 7 - GV. Minh Tuyết
8 p | 158 | 9
-
Giáo án bài 21: Sơ đồ dòng điện-chiều mạch điện - Vật lý 7 - GV.B.Q.Thanh
3 p | 153 | 7
-
Giáo án bài Cường độ dòng điện - Vật lý 7 - GV:N.T.Tuyên
2 p | 101 | 7
-
Giáo án bài Sơ đồ dòng điện-chiều mạch điện - Vật lý 7 - GV:N.T.Tuyên
3 p | 100 | 5
-
Giáo án bài Chất dẫn điện, chất cách điện -DĐ trong KL - Vật lý 7 - GV:N.T.Tuyên
3 p | 115 | 5
-
Giáo án GDCD 7 bài 3 sách Cánh diều: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
16 p | 33 | 4
-
Giáo án GDCD 7 bài 11 sách Chân trời sáng tạo: Phòng chống tệ nạn xã hội
13 p | 22 | 4
-
Giáo án bài Dòng điện-nguồn điện - Vật lý 7 - GV:N.T.Tuyên
3 p | 101 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn