intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án bài: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX

Chia sẻ: Nhung Nhung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:71

623
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975, vài nét khái quát VHVN từ 1975 đến hết thế kỉ XX,... là những nội dung được trình bày trong giáo án bài "Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX". Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt thông tin chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án bài: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX

  1. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 KHAI QUAT VĂN HOC VIÊT NAM T ́ ́ ̣ ̣ Ư CACH MANG THANG TAM NĂM 1945 ĐÊN ̀ ́ ̣ ́ ́ ́  HÊT THÊ KY XX ́ ́ ̉ A.Kiến thức. I. Khai quat văn hoc Viêt Nam t ́ ́ ̣ ̣ ư Cach mang thang Tam năm 1945 đên năm 1975: ̀ ́ ̣ ́ ́ ́ 1. Vai net vê hoan canh lich s ̀ ́ ̀ ̀ ̉ ̣ ử, xa hôi, văn hoa: ̃ ̣ ́ ­ Đường lôi văn nghê cua Đang Công san, s ́ ̣ ̉ ̉ ̣ ̉ ự  lanh đao cua Đang đa gop phân tao nên môt nên văn hoc thông ̃ ̣ ̉ ̉ ̃ ́ ̀ ̣ ̣ ̀ ̣ ́   nhât v́ ề khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn­chiến sĩ. ­ Hai sự  kiện lớn diễn ra : chiến tranh giải phóng dân tộc, công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người   mới. ­ Điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giới hạn trong một số nước, tuy vậy văn   học giai đoạn này vẫn phát triển và đạt những thành tựu. 2. Qua trinh phat triên va nh ́ ̀ ́ ̉ ̀ ững thanh t ̀ ựu chu yêu. ̉ ́ 2.1 Quá trình phát triển. a/ Tư 1945 – 1954 ̀ : ̉ ̀ ­ Chu đê: ca ng ợi Tô qu ̉ ốc va quân chung cach mang…( Tr 4 – SGK) ̀ ̀ ́ ́ ̣ ́ ̣ ̣ ­ Cuôi 1946: Văn hoc tâp trung phan anh cuôc khang chiên chông Phap ̉ ́ ̣ ́ ́ ́ ́ ̣ ­ Truyên ngăn va ki la nh ́ ̀ ́ ̀ ưng thê loai m ̃ ̉ ̣ ở  đâu cho văn xuôi khang chiên chông Phap. Tac phâm tiêu biêu:  ̀ ́ ́ ́ ́ ̉ ̉ Môṭ   ̀ ơi thu đô lân t ́ ̉ , Trân Phô Rang  ̣ ̉ ́ ̀ cua Trân Đăng,  ̀ Đôi măt́ va ̀Nhât ki  ̣ ́ở rưng ̉ ̀  cua Nam Cao… ­ Thơ ca: Viêt vê quê h ́ ̀ ương đât n ́ ước long căm thu giăc, ca ng ̀ ̀ ̣ ợi cuôc khang chiên. Tac phâm tiêu biêu:  ̣ ́ ́ ́ ̉ ̉ Canh ̉   khuya…. Cua HCM,  ̉ Bên kia sông Đuông ̉ ́  cua Hoang Câm… ̀ ̀ ̣ Những ngươi  ­ Kich:  ̀ ở laị  cua Nguyên Huy T ̉ ̃ ưởng, Chi Hoa ̣ ̀  cua Hoc Phi…̉ ̣ ́ ̣ ­ Li Luân, nghiên c ứu, phê binh văn hoc: ch ̀ ̣ ưa phat triên. ́ ̉ b/ Tư 1955­1964 ̀ : ­  Văn xuôi mở  rông đê tai, bao quat nhiêu vân đê , nhiêu pham vi hiên th ̣ ̀ ̀ ́ ̀ ́ ̀ ̀ ̣ ̣ ực đời sông. Tac phâm tiêu biêu: ́ ́ ̉ ̉   (SGK). ­ Thơ ca phat triên m ́ ̉ ạnh: Cac tâp th́ ̣ ơ xuât săc cua Tô H ́ ́ ̉ ́ ữu, Xuân Diêu, Chê lan Viên… ̣ ́ ̣ ­ Kich: phat triên. ́ ̉ c/ Từ 1965­1975:  ̀ ́ ́ ́ ̀ ̣ ­ Cao trao sang tac viêt vê cuôc khang chiên chông Mi trong ca n ́ ́ ́ ̃ ̉ ước được phat đông. Chu đê:Ca ng ́ ̣ ̉ ̀ ợi tinh thân ̀  yêu nươc va chu nghia anh hung cach mang. ́ ̀ ̉ ̃ ̀ ́ ̣ ­ Văn xuôi (ở niên Nam va miên Băc) đêu phat triên manh. phan anh cuôc sông chiên đâu va lao đông, khăc hoa ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ́ ̉ ̣ ̉ ́ ̣ ́ ́ ́ ̀ ̣ ́ ̣   ̀ ̉ hinh anh con ng ười VN anh dung, kiên c ̃ ường, bât khuât .Tac phâm tiêu biêu: (SGK) ́ ́ ́ ̉ ̉ ̣ ­ Thơ: Đat nhiêu thanh t ̀ ̀ ựu xuât săc. Đây la  m ́ ́ ̀ ột bươc tiên m ́ ́ ới cua nên th ̉ ̀ ơ ca VN hiên đai. Th ̣ ̣ ơ tâp trung thê ̣ ̉  ̣ ̣ ̃ ̣ ̉ hiên cuôc ra quân vi đai cua toan dân tôc, kham pha s ̀ ̣ ́ ́ ức manh cua con ng ̣ ̉ ươi VN…Tac phâm tiêu biêu: (SGK) ̀ ́ ̉ ̉ ­ Kich: co nhiêu thanh t ́ ̀ ̀ ựu. Tac phâm: (SGK) ́ ̉ *  Văn hoc vung đich tam chiêm: t ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ưc la nên VH d ́ ̀ ̀ ươi chê đô th ́ ́ ̣ ực dân trong vung đich chiêm đong ,luôn có ̀ ̣ ́ ́   phong trao đâu tranh cua nhân dân d ̀ ́ ̉ ươi nhiêu hinh th ́ ̀ ̀ ức → Cơ  sở XH đê hinh thanh va phân  hoa cac xu h ̉ ̀ ̀ ̀ ́ ́ ướng   VH khac nhau. ́ 2.2.Những thành tựu và hạn chế. ­Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể  hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và   lao động. ­Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc. ­Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự  xuất hiện những tác phẩm lớn mang tư tưởng thời đại. 1
  2. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 ­Tuy vậy, văn học thời kỳ này vẫn có những hạn chế: giản đơn, phiến diện, công thức… 3. Nhưng đăc điêm c ̃ ̣ ̉ ơ ban cua VHVN t ̉ ̉ ư 1945 ­1975:  ̀ a.Nên văn h ̀ ọc Chu yêu vân đông theo h ̉ ́ ̣ ̣ ương CM hoa, găn bo sâu săc v ́ ́ ́ ́ ́ ới vân mênh chung cua đât n ̣ ̣ ̉ ́ ước.   Khuynh hương t ́ ư tưởng chu đao cua nên văn h ̉ ̣ ̉ ̀ ọc mơi la t́ ̀ ư tưởng cách mạng. Văn học trước hêt la th ́ ̀ ứ vu khi ̃ ́  ̣ phuc vu cách m ̣ ạng.Quá trình vận động, phát triển ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử, theo sát từng nhiệm   vụ chính trị của đất nước. b. Nên văn h ̀ ọc hương vê đai chung. ́ ̀ ̣ ́ ­ Đai chung ṿ ́ ưa la đôi t ̀ ̀ ́ ượng phan anh v ̉ ́ ưa la đôi t ̀ ̀ ́ ượng phuc v ̣ ụ, nguôn cung câp bô sung l ̀ ́ ̉ ực lượng sang tac ́ ́  cho văn học. Văn học giai đoạn này quan tâm đến đời sống nhân dân lao động nghèo, bị  áp bức cũng như  niềm vui, niềm tự hào về cuộc đời mới. ­ Nên văn h ̀ ọc co tinh nhân dân sâu săc. ́ ́ ́ c. Nên văn h ̀ ọc chu yêu mang khuynh h ̉ ́ ương s ́ ử thi va cam h ̀ ̉ ưng lang man: ́ ̃ ̣ ­ Khuynh hương s ́ ử thi thê thiên  ̉ ̣ ở  những phương diên sau: Văn h ̣ ọc đê câp đên s ̀ ̣ ́ ố  phận chung của cả  cộng   đồng, dân tộc, phản ánh những vấn đề  cơ  bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước. Nhân vât chinh la ̣ ́ ̀  nhưng con ng ̃ ươi đai diên cho tinh hoa va khi phach, phâm chât toan dân tôc, đ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ ́ ̉ ́ ̀ ̣ ược khám phá ở bổn phận , trách  nhiệm, nghĩa vụ của người công dân…Người cầm bút là người đại diện cho cộng đồng,con mắt có tầm bao   quát lịch sử, dân tộc, thời đại. Lơi văn trang tr ̀ ọng, mang giong điêu ng ̣ ̣ ợi ca… ­ Cam h ̉ ứng lang man: Nét tâm lý chung c ̃ ̣ ủa con người Việt Nam dù khó khăn, hy sinh lòng vẫn tràn đầy ước   mơ hướng tới tương lai. Văn hoc giai đoan nay th ̣ ̣ ̀ ể hiên trong viêc ̣ ̣  khăng đinh ph ̉ ̣ ương diên ly t ̣ ́ ưởng cua cuôc ̉ ̣   sông m ́ ới va ve đep cua con ng ̀ ̉ ̣ ̉ ươi m ̀ ơi, ca ng ́ ợi chu nghia anh hung cach mang va tin t ̉ ̃ ̀ ́ ̣ ̀ ưởng vao t ̀ ương lai tươi   sang dân tôc. ́ ̣ II. Vai net khai quat VHVN t ̀ ́ ́ ́ ư 1975 – hêt Thê ki XX. ̀ ́ ́ ̉ 1/Hoan canh lich s̀ ̉ ̣ ử, xa hôi va văn hoa. ̃ ̣ ̀ ́ ­ Đây la  th ̀ ơi ki đât n ̀ ̀ ́ ước đôc lâp, t ̣ ̣ ự do va thông nhât , tuy nhiên găp nhiêu kho khăn th ̀ ́ ́ ̣ ̀ ́ ử thach m ́ ới. ­ Từ 1986 công cuôc đôi m ̣ ̉ ơi do Đang C ́ ̉ ộng sản đê x ̀ ướng va lanh đao  ̀ ̃ ̣ → đât n ́ ước chuyên sang th ̉ ời ki m ̀ ới. 2/ Nhưng chuyên biên va môt sô thanh t ̃ ̉ ́ ̀ ̣ ́ ̀ ựu ban đâu: ̀ ­ Từ sau 1975: Thơ không tao đ ̣ ược sự lôi cuôn, hâp dân nh ́ ́ ̃ ư giai đoan tr ̣ ước. Những cây but thuôc thê hê  ́ ̣ ́ ̣ ́ ̃ ̃ ́ ̣ chông Mi vân tiêp tuc sang tac: Xuân Quynh, Thanh Thao…. ́ ́ ̀ ̉ ­ Văn xuôi khởi săc h ́ ơn thơ ca. Môt sô cây but co y th ̣ ́ ́ ́ ́ ức đôi m ̉ ới vê cach viêt( Nguyên Trong Oanh, Thai Ba  ̀ ́ ́ ̃ ̣ ́ ́ ́ Lợi.) ­ Từ nhung năm 1986: Văn hoc găn bo va câp nhât nhiêu h ̃ ̣ ́ ́ ̀ ̣ ̣ ̀ ơn với đời sông ( Nguyên Minh Châu, D ́ ̃ ương  Hương) ́ ̣ ­ Kich: phat triên manh me. ́ ̉ ̣ ̃ ́ ̣ ­ Li luân, nghiên c ứu, phê binh văn h ̀ ọc co s ́ ự đôi m ̉ ới do được tiêp cân v ́ ̣ ới nhiêu nguôn thông tin m ̀ ̀ ới, nhiêu  ̀ tiêu chi đanh gia văn h ́ ́ ́ ọc, hê thông cac khai niêm, nghiên c ̣ ́ ́ ́ ̣ ứu phê binh đ ̀ ược bô sung, điêu chinh ̉ ̀ ̉  .. Đăc biêt la  ̣ ̣ ̀ ́ ̣ gia tri nhân văn, y nghia nhân ban, ch ́ ̃ ̉ ức năng thẩm mi đ ̃ ược chu y. ́ ́ Như vây: văn h ̣ ọc từ 1975­ 1986 tưng b ̀ ươc chuyên sang giai đoan m ́ ̉ ̣ ơi. T ́ ừ năm 1986 trở  đi văn học đôi m ̉ ới   ̣ manh me, kha sâu săc va toan diên. Nhin chung văn h ̃ ́ ́ ̀ ̀ ̣ ̀ ọc từ 1975 đên hêt XX vân đông theo h ́ ́ ̣ ̣ ướng dân chu hoa, ̉ ́  ̉ mang tinh nhân ban, nhân văn.. Phat triên đa dang vê đê tai, chu đê, thu phap nghê thuât. ́ ́ ̉ ̣ ̀ ̀ ̀ ̉ ̀ ̉ ́ ̣ ̣ B.Các dạng đề tham khảo Đề 1: Tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam   từ cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975?   Đề  2. Nêu những thành tựu và hạn chế  của văn học Việt Nam từ  cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết   thế kỷ thứ XX? 2
  3. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 Đề 3.  Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ thứ XX? Đề 4. Chứng minh văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ thứ XX mang khuynh   hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn ? NGHI LUÂN VÊ MÔT T ̣ ̣ ̀ ̣ Ư TƯỞNG, ĐAO LY ̣ ́ A. Kiến thức. Bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí thường phải tiền hành các bước sau: 1.Yêu cầu chung: Phân tích đề, lập dàn ý : Xác định đúng yêu cầu đề và lập dàn ý cẩn thận, dựa vào dàn ý để  trình bày một bài văn.Không viết bài khi khi chưa lập được dàn ý. 2. Yêu cầu cụ thể: 2.1. Bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí thường có một số nội dung sau: ­Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn luận ( giới thiệu vấn đề chính được đặt ra trong đề, giải  thích từ ngữ, vế câu…) ­Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.( lời lẽ kèm  theo dẫn chứng và phân tích dẫn chứng) ­Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng ,đạo lý. 2.2. Diễn đạt phải chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải  phù hợp và có chừng mực. B.Các dạng đề tham khảo Đề 1:Kiểm tra học kỳ I lớp 12 THPT 2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế.                      “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”. (Lép Tôn­xtôi)          Từ nhận định trên, anh/chị hãy viết bài văn ngắn( dài không quá một trang giấy thi) nêu suy nghĩ về vai   trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình. Đề 2: ( Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2010): Hãy viết một bài văn ngắn(khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của   tuổi trẻ trong xã hội hiện nay. Đê 3. Đề thi tuyển sinh đại học khối D năm 2009: Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn còn đánh mất thêm nhiều thứ  quý giá khác   nữa”.                                                           (Theo sách Dám thành công­Nhiều tác giả.NXB Trẻ 2008, tr 90) Đề 4. Đề thi tuyển sinh đại học khối C năm 2009:    Trong thư gửi thầy hiệu trưởng con trai mình, Tổng thống Mỹ A.Lincon (1809­1865) viết: “  Xin thầy hãy   dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự  hơn gian lận khi thi ” ( Theo Ngữ  văn 10. Tập 2,NXB Giáo  dục, 2006,tr.135)          Từ ý kiến trên,anh/chị hãy viết một bài văn ngắn( không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức   tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống. Đề 5: Đề thi tuyển sinh đại học khối C năm 2010.               Như một thứ a­xit vô hình, thói vô trách nhiện ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội.         Từ ý kiến trên,anh/chị hãy viết một bài văn ngắn( không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh  thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay. 3
  4. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 Đề 6: Đề thi tuyển sinh đại học khối D năm 2010.                  Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng.         Từ ý kiến trên,anh/chị hãy viết một bài văn ngắn( không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về sự  nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống.  C.Một số đáp án tham khảo. Đáp án đề 1: Yêu cầu về kỹ năng: ­Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội ngắn(không quá một trang giấy thi) có 3 phần : Mở bài­Thân  bài­Kết bài. ­Học sinh hiểu yêu cầu đề, có định hướng giải quyết vấn đề  đúng đắn, có lí lẽ  thuyết phục,dẫn chứng sát   hợp, lập luận chặt chẽ . ­Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ rõ,bài sạch. *Yêu cầu về kiến thức: (Cho điểm kết hợp với yêu cầu về kĩ năng) 1.Từ nhận định, nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung(1 điểm) ­“Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”,là sự soi rọi tới mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người luôn phấn   đấu đạt được trong suốt cuộc đời mình. ­Lí tưởng giúp con người sống có mục đích, có ý nghĩa, trở nên tốt đẹp,hoàn thiện dần theo thời gian. ­Lí tưởng là động lực thôi thúc con người vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thử thách.  2.Trình bày lí tưởng riêng của mình( 2 điểm) ­Học sinh trình bày về lí tưởng đã được xác định của riêng mình: có thể  giới thiệu về nguyên nhân, động cơ  chọn lí tưởng, nội dung lí tưởng,các phương hướng, giải pháp để thực hiện lí tưởng. ­Qua đó học sinh cần biết hướng đến hoà nhập vào mục đích,lợi ích, lí tưởng chung của toàn xã hội.  Đáp án đề 2. Yêu cầu về kỹ năng:  Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội,kết cấu chặt chẽ, diễn dạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng   từ, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ các ý chính sau: ­Nêu được vấn đề cần nghị luận (0.5 đ) ­Lòng yêu thương là sự thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ…là một phẩm chất cao đẹp của con người.( 0.5đ) ­Lòng yêu thương có những biểu hiện: cảm thương, quan tâm ,giúp đỡ  những người có cảnh ngộ  bất hạnh,  khó khăn trong cuộc sống, yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp…(0.75đ) ­Ý nghĩa của lòng yêu thương:Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, bồi đắp tâm hồn tuổi trẻ  trong sáng, cao đẹp hơn.(0.75đ) ­Phê phán những biểu hiện vô cảm trong xã hội hiện nay, cần sống có lòng yêu thương con người.( 0.5đ)       Lưu ý: ­Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.                   ­Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. Đáp án đề 5 Tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống. 1.Giải thích ý kiến ( 0.5 đ) ­Về nội dung ý kiến này đề cập đến mối nguy hại ngấm ngầm rất cần cảnh giác của thói vô trách nhiệm; nó   xuất phát từ mỗi cá nhân nhưng lại gây hậu quả to lớn đối với toàn xã hội. ­Về thực chất, ý kiến này là sự cảnh báo về một vấn nạn đạo đức mang tính thời sự: thói vô trách nhiệm và   hậu quả khôn lường của nó. 2.Luận bàn về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người.( 2đ) 4
  5. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 ­Tinh thần trách nhiệm ( 1đ) +Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực nhằm hoàn thành tốt những phận sự của mình.Nó được biểu hiện   cụ thể, sống động trong ba mối quan hệ cơ bản: giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và cá nhân   với bản thân mình. (0.5đ) +Tinh thần trách nhiệm là phẩm chất cao đẹp, một thước đo giá trị  con người, là cơ  sở  để  xây dựng hạnh   phúc của mỗi gia đình, đồng thời tinh thần trách nhiệm cũng góp phần quan trọng tạo nên quan hệ xã hội tốt   đẹp, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.(0.5đ) ­Thói vô trách nhiệm ( 1 đ) +Thói vô trách nhiệm  là một biểu hiện của lối sống phi đạo đức, thể hiện ở ý thức và hành động không làm  tròn phận sự  của mình đối với xã hội, gia đình và bản thân, gây nên những hậu quả  tiêu cực.Hiện nay, do  nhiều nguyên nhân khác nhau, lối sống ấy đang khá phổ biến , trở thành một vấn nạn trong xã hội. (0.5đ) +Tác hại của thói vô trách nhiệm : làm băng hoại đạo đức con người; gây tổn hại hạnh phúc gia đình, gây tổn  thất cho cộng đồng, kìm hãm sự phát triển của xã hội. (0.5đ) 3.Bài học nhận thức và hành động (0.5đ) ­Bản thân cần nhận thức sâu sắc tinh thần trách nhiệm là thước đo phẩm giá con người, không ngừng nâng   cao ý thức trách nhiệm của mình trong mọi lĩnh vực đời sống. ­Cần ý thức rõ tác hại có thái độ kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong xã hội. Đáp án đề 6: Suy nghĩ về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả. 1.Giải thích ý kiến.(1 đ) ­Đạo đức giả  là cách  ứng xử  giả  tạo, dùng vỏ  đạo đức bề  ngoài nhằm che đậy bản chất vô đạo đức bên  trong. ­Về thực chất, đạo đức giả là lối sống giả dối, vì thế nó nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng khó   nhận biết. 2.Luận bàn về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả( 2đ) ­Những biểu hiện của bệnh đạo đức giả ( 1đ) +Dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bề ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên trong ( 0.5đ) +Dùng những hành động có vẻ tích cực để nguỵ trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện.(0.5đ) ­Tác hại của bệnh đạo đức giả(1đ) +Đối với mỗi người: Vì sống giả  dối nên tự  đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin, sự quý trọng của  mọi người dành cho mình. (0.5đ) +Đối với xã hội: Làm lẫn lộn mọi giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân, làm suy đồi phong hoá xã hội  và gây nhiều hậu quả khôn lường khác. ( 0.5đ) 3.Bài học nhận thức và hành động (0.5đ) ­Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung   thực. ­Kiên quyết lên án, vạch trần ,ngăn chặn thói đạo đức giả. TUYÊN NGÔN ĐÔC LÂP  ­ H ̣ ̣ ồ Chí Minh A.Kiến thức. I. Sự nghiệp văn học: 1. Quan điểm nghệ thuật: ­ Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.  5
  6. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 ­ Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.  ­ Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung  và hình thức của tác phẩm. Người luôn đạt ra các câu hỏi: “ Viết cho ai?” ( đối tượng); “ Viết để làm gì?  ( mục đích); “ Viết cái gì?” ( Nội dung); “ Viết thế nào?” ( hình thức) 2. Di sản văn học: ­Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Tuyên ngôn độc lập. ­Truyện và ký: Vi hành , Đồng tâm nhất trí, Nhật ký chìm tàu… ­Thơ ca: Nhật ký trong tù, thơ tuyên truyền (những bài thơ tiếng Việt), thơ nghệ thuật( thơ chữ Hán). 3. Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại đều có phong cách riêng, hấp dẫn. ­Văn chính luận: ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu   tính luận chiến, đa dạng về bút pháp. ­Truyện và kí: Rất hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ  thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý kiểu   phương Đông, vừa hài hước, hóm hỉnh kiểu phương Tây. Thơ  ca: Thơ tuyên truyền giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian, hiện đại, dễ  thuộc, dễ nhớ. Thơ  nghệ  thuật hàm súc, kết hợp độc đáo bút pháp cổ điển và hiện đại, chất trữ tình và tính chiến đấu. 4. Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lâp: ­ Ngày 19/8/1945, chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. ­ Đất nước đứng trước vô cùng khó khăn: + Ở miền Bắc: quân Tưởng Giới Thạch đang ngấp nghé ngoài biên giới được sự ủng hộ của đế quốc Mỹ. + Ở miền Nam: thực dân Pháp muốn trở lại Đông Dương trong đó có Việt Nam được sự giúp sức của quân  đội Anh. ­ Trước tình hình đó, ngày 26/8/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại số nhà 48  phố Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. ­ Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình ( Hà Nội), Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam  Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên ngôn Độc lập. 5. Giá trị của Tuyên ngôn Độc lâp: ­Giá trị lịch sử: TNĐL là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, tầm vóc tư tưởng cao đẹp. ­Giá trị nghệ thuật: TNĐL là một bài văn chính luận đặc sắc , lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, bằng chứng  xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc . 6.Nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập. a.Nêu nguyên lý chung về  quyền bình đẳng, tự  do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các   dân tộc:  ­ Dẫn lời 2 bản tuyên ngôn ­>Đề cao giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền   đề cho những lập luận tiếp theo. ­Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, HCM suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc ( đây  là đóng góp riêng vào lịch sử tư tưởng nhân loại) ­Cách đặt vấn đề  như  thế  vừa trực tiếp ( đi thẳng vào vấn đề), vừa kiên quyết,khéo léo ( trích dẫn tuyên   ngôn của hai nước lớn, lấy gậy ông để  đập lưng ông), vưa tự  hào( ý tưởng đặt ngang hàng ba bản tuyên   ngôn). b. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:  ­Thực dân Pháp đã chà đạp lên chính nguyên lý mà tổ tiên họ đã xây dựng. ­Vạch trần bản chất xảo quyệt,tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử không   thể chối cãi trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá…, những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo. ­Bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công lao”khai hoá”, quyền “bảo hộ” Đông Dương. ­Khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước VNDCCH. 6
  7. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 ­Những luận điệu khác của các thế  lực phản cách mạng quốc tế  cũng bị  phản bác mạnh mẽ  bằng những   chứng cứ đầy thuyết phục. ­Hình ảnh sinh động, gợi cảm; dẫn chứng cụ thể có sức khái quát; kiểu câu song hành, liệt kê, điệp từ, lặp   kết cấu cú pháp, ngôn ngữ linh hoạt. ­Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực giàu sức thuyết phục. ­Ngôn ngữ vừa chính xác, vừa gợi cảm.Giọng văn linh hoạt. c. Tuyên bố độc lập: ­Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp . ­Kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp, kêu gọi cộng đồng quốc tế  công nhận   quyền độc lập, tự do của Việt Nam . ­Tuyên ngôn một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời và quyết tâm bảo vệ quyền độc lập tự do . ­Lời văn: Trang trọng, thiêng liêng. d.Ý nghĩa văn bản: ­Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền  tự do độc lập của dân tộc và khẳng định  quyết tâm bảo vệ quyền tự do và độc lập ấy. ­Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do. ­Là một áng văn chính luận mẫu mực. B.Các dạng đề tham khảo 1.Trình bày hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập? 2. Giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập? 3.Nội dung chính của bản Tuyên ngôn Độc lập? 4.Nghệ thuật đặt vấn đề của bản Tuyên ngôn Độc lập? 5.Vì sao nói tuyên ngôn độc lập là một văn bản chính luận giàu tính nhân văn? 6.Tuyên ngôn độc lập không chỉ hấp dẫn bởi nghệ thuật nghị luận mẫu mực mà còn lay động sâu sắc người   đọc bởi tình cảm thắm thiết của tác giả. Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào?                              Nguyễn Đình Chiểu , ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc                                                                                             Phạm Văn Đồng  1.Tác giả : ­1906­2000 ­Quê Quãng Ngãi ­Nhà chính trị , kinh tế, quản lí đồng thời là nhà văn hóa, văn nghệ tài ba. ­Trước 1945 tham gia các hoạt động yêu nước , từng bị  bắt và tù đày . Sau cách mạng có nhiều cống hiến   trong xây dựng quản lí nhà nước . ­Từng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong chính phủ. 2 Tác phẩm : 1.Hoàn cảnh ra đời : Viết nhân dịp kỉ  niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3­7­1988) và được   đăng trên tạp chí Văn học số 7­1963. 3.Kết cấu :  Văn bản nghị luận, gồm có 3 phần : ­Phần 1:Từ đầu….đất nước của chúng ta “:Nêu cách tiếp cận nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. ­Phần 2 :Tiếp theo…..văn hay của Lục Vân Tiên: Ý nghĩa, giá trị  to lớn của cuộc đời, văn nghiệp Nguyễn   Đình Chiểu. ­Phần 3 :Đánh giá đúng đắng về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông. 7
  8. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 Kết cấu : Không theo trật tự thời gian (Lục Vân Tiên được tìm hiểu sau thơ văn yêu nước).Trình bày theo lối   diễn dịch (luận điểm được xác định từ đầu rồi triển khai, có chỗ đậm , chỗ nhạt ).  4.Nội dung Phần mở đầu. ­Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học, vừa có ý nghĩa phương pháp luận đối với thơ  văn Nguyễn Đình   Chiểu, một hiện tượng văn học độc đáo có vẻ đẹp riêng không thể nhận ra. ­Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu “khác thường” ,“phải chăm chú nhìn thì mới thấy”. ­Có người chỉ biết Lục Vân Tiên, còn rất ít biết thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. ­Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ… Phần hai : Ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, văn nghiệp Nguyễn Đình Chiểu. a. Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. ­Người chiến sĩ yêu nước, trọn đời hy sinh vì nghĩa lớn. ­Coi thơ văn là vũ khí chiến đấu bảo vệ chính nghĩa, chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai, vạch trần âm mưu,   thủ đoạn và lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa. ­Sức thuyết phục qua việc đưa những dẫn chứng tiêu biểu và phân tích sâu sắc. b.Thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của Nguyễn Đình Chiểu. ­Làm sống lại một thời kỳ oanh liệt, khổ nhục nhưng vĩ đại. ­Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại,cỗ  vũ mạnh mẽ  cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm   bằng những hình tượng văn học sinh động và não nùng. ­Văn tế  nghĩa sĩ Cần Giộc làm sống dậy một hình tượng mà từ  trước tới nay chưa từng có trong văn học   trung đại: hình tượng người nông dân. ­Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết hợp với diễn dịch, quy nạp. ­Lời văn có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương, ngôn ngữ giàu hình ảnh. Giọng văn khi hào sảng, khi  xót xa. ­Đoạn văn có sự kết hợp giữa khối óc(lí lẽ,dẫn chứng thuyết phục) và con tim (lời lẽ khi xót xa , khi tự hào)   Nói chung vừa mạnh mẽ , vừa xúc động. c.Truyện Lục Vân Tiên. ­Tác phẩm lớn, chứa đựng nội dung tư  tưởng gần gũi với nhân dân, là “một bản trường ca ca ngợi chính  nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời”. ­Văn chương của Lục Vân Tiên: Tác giả  cố  ý viết lối văn “nôm na”, dễ  truyền bá rộng rãi trong dân gian”   nhưng không vì thế là “giảm giá trị văn nghệ của bản trường ca” hấp dẫn. ­Lập luận theo hình thức “đòn bẩy”, lời văn có tính khách quan. Phần kết. ­Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc. ­Kết thúc ngắn gọn, đầy đủ, xúc động. 5.Ý nghĩa ­Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu ­ cuộc đời của một người   chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự  nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.Sự  nghiệp của ông là một minh   chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ  thuật cũng như  trách nhiệm của người cầm  bút đối với đất nước, dân tộc. ­Bài văn có bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai bám sát vấn đề  trung tâm.Giọng điệu linh hoạt, biến   hoá .Cách lập luận đa dạng, kết hợp cả diễn dịch, quy nạp, đòn bẩy. B.Các dạng đề tham khảo Đề1. 8
  9. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 Có người cho rằng thơ văn Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay và việc học những tác  phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông là rất bổ ích .Anh chị hãy hãy việt một bài nghị luận để phát  biểu ý kiến của mình về vấn đề trên ? Đề2 Bài Nguyễn Đình Chiểu , ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc có sự kết hợp giữa khối óc và con tim;  vừa mạnh mẽ , vừa xúc động.Anh/chị hãy làm sáng tỏ điều đó? Đề3. Phạm văn Đồng đánh giá rất cao ý nghĩa của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, đồng thời bác bỏ một số ý kiến  hiểu chưa đúng về truyện Lục Vân Tiên như thế nào ? Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi) và  ĐÔ­XTOI­ÉP­XKI (X.XVAI­GƠ) A.Kiến thức. I.Mấy ý nghĩ về thơ –Nguyễn Đình Thi. 1.Tác giả . ­1924­2003 ­Quê: Hà Nội ­Nghệ sĩ đa tài : viết văn ,làm thơ….. ­Giữ nhiều trọng trách trong Hội nhà văn Việt Nam. ­Một số  tác phẩm : Xung kích (truyện),Người chiến sĩ (thơ). Con nai đen (kịch), Mấy vấn đề  văn học (tiểu  luận) 2.Tác phẩm : ­Viết vào tháng 9/1949 tại hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc . ­Bài viết này sau được đưa vào tập “ Mấy vấn đề về văn học” 3.Nội dung. Đặc trưng cơ bản của thơ: ­Đầu mối của thơ là tâm hồn. +Khi làm thơ trạng thái tâm lí rung chuyển khác thường, tâm hồn phải rung động. +Bài thơ là sợi dây chuyền tình cảm cho người đọc. ­Thơ là tiếng nói mãnh liệt của tình cảm; cảm xúc là động lực cơ bản của thơ. ­Hình ảnh, tính chân thực ở trong thơ. +Hình ảnh thơ có trong đời thực, vừa lạ vừa quen. ­Ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ truyện, kí. +Không có thơ tự do, thơ có vần và thơ  không vần, chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và không hay, thơ và   không thơ. +Một thời đại mới của nghệ thuật bao giờ cũng tạo ra một hình thức mới. 4.Nghệ thuật. ­Lập luận chặt chẽ. ­Văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Văn bản 2 : ĐÔ­XTOI­ÉP­XKI –X.XVAI­GƠ 1.Tác giả ­ Xte­phan Xvai­gơ (1841­1942) ­Nhà văn Áo , gốc Do Thái. 9
  10. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 ­Làm thơ , viết kịch , truyện , viết tiểu luận , chân dung văn học. ­Những tác phẩm viết về chân dung đầy ấn tượng : Bộ ba bậc thầy : Đô­xtôi­ép­xki , Ban­Dăc – Đich­ken ­Cây bút tài hoa. ­ Đô­xtôi­ép­xki ( 1821­1881) Nhà tiểu thuyết thiên tài của Nga . ­Thể loại bài viết : chân dung văn học 2.Nội dung. ­Cuộc đời bất hạnh và nghị lực phi thường của Đô­Xtoi­Ép­Xki. ­Nỗi khổ về vật chất. ­Nỗi khổ về tinh thần. ­Lao động là sự giải thoát về nỗi khổ. ­Sự thành công trong sáng tác. ­Cái chết của Đô­Xtoi­Ép­Xki và tinh thần đoàn kết dân tộc. 3.Nghệ thuật. ­Dựng chân dung văn học nhờ liên tưởng, so sánh và nhiều biện pháp tu từ khác. Nghị luận về một hiện tượng đời sống Những yêu cầu cơ bản của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống: 1.Bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống đề cập đến rất nhiều phương diện của đời sống tự nhiên và  xã hội(thiên nhiên, môi trường, cuộc sống con người…) 2.Bài văn về một hiện tượng đời sống thường có các nội dung: nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng­sai,  lợi­hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó. 3.Qua bài viết cần thể hiện được sự hiểu biết về một số hiện tượng đời sống tác động đến tình cảm, thái độ  của bản thân. 4.Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu  cảm nghĩ riêng. 5.Các dạng đề: Đề 1:  Về một hiện tượng xã hội mà anh/chị quan tâm trong xã hội ngày nay? Đề2: Anh/chị suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” ka­ra­ô­kê và in­tơ­nét của nhiều bạn trẻ hiện nay. Đề 3: Anh/chị nghĩ gì về ý kiến: thuốc lá là kẻ sát thủ giấu mặt đối với sức khoẻ con người. Đề 4: Ý kiến của anh/chị về câu nói của Cô­Phi An­Nan : “Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm  chúng ta và họ…im lặng đồng nghĩa với cái chết” Đề 5: Ma tuý là cái chết trắng .Anh/chị suy nghĩ gì về ý kiến đó? Dàn ý đề nghị cho các kiểu bài trên: ­Mở bài:  +Giới thiệu hiện tượng, +Trích dẫn ý kiến ( nếu có) ­Thân bài: +Nêu hiện tượng. +Giải thích hiện tượng. 10
  11. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 +Bình luận:Phân tích các mặt đúng­sai, lợi­hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về  hiện tượng . ­Kết bài: +Đánh giá chung về hiện tượng. +Rút ra bài học từ hiện tượng đó. Phong cách ngôn ngữ khoa học 1.Ngôn ngữ khoa học được dùng trong các văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp về những vấn đề khoa   học. 2.Ngôn ngữ khoa học được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa   học .Ở dạng viết ngoài việc sử dụng từ ngữ, còn dùng kí hiệu , công thức, sơ đồ,bảng biểu….Ở dạng nói có  yêu cầu cao về phát âm chuẩn , diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, thường dựa vào đề cương chuẩn bị sẵn. 3.Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học . a.Tính khái quát,trừu tượng . ­Dùng các thuật ngữ khoa học. ­Thuật ngữ  khoa học là những từ  ngữ  chứa đựng khái niệm của chuyên ngành khoa học(lớp từ  ngữ  chuyên   ngành, không giống với từ ngữ thông thường), luôn mang tính khái quát , trừu tượng vì nó là kết quả của quá   trình khái quát hóa từ những biểu hiện cụ thể. b.Tính lí trí,lôgic. Thể hiện qua từ ngữ, câu văn , đoạn văn , cấu tạo đoạn văn, văn bản. +Từ ngữ: dùng một nghĩa, không dùng từ đa nghĩa,nghĩa bóng, không dùng các phép tu từ. +Câu văn : Câu văn là một đơn vị  thông tin, có yêu cầu chặt chẽ, chính xác, logic.Không dùng câu đặc biệt,  không dùng phép tu từ cú pháp. +Đoạn văn, văn bản : Có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc.Mối liên hệ giữa các câu, các đoạn, các phần phục   vụ cho lập luận khoa học. c.Tính khách quan , phi cá thể . ­Ngôn ngữ khách qua, phi cá thể. ­Hạn chế biểu đạt có tính chất cá nhân . ­Từ ngữ, câu văn có màu sắc trung hoà, ít biểu lộ sác thái cảm xúc. Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS , 1­12­2003                                                                                     ( Cô­phi An­nan ) A.Kiến thức. 1.Tác giả. Sinh ngày 8/4/1938. Tổng thư kí Liên hợp quốc trong hai nhiệm kì (1/1997 – 1/2007), người châu Phi, da đen, đầu tiên giữ chức vụ  Tổng thư kí Liên hiệp quốc. ­Ông được trao giải Nobel Hoà bình năm 2001. 2.Tác phẩm: ­Thể loại: văn bản nhật dụng 11
  12. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 ­Hoàn cảnh ra đời : Viết và gửi nhân dân thế giới nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003.Mục đích   kêu gọi toàn thế giới tích cực tham gia phòng chống HIV?AIDS. ­ Bố cục : 3 phần . +Phần nêu vấn đề.  +Phần điểm tình hình . +Phần nêu nhiệm vụ . 3.Nội dung a.Phần nêu vấn đề: ­Khẳng định nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS đã được toàn thế giới quan tâm và để đánh bại căn bệnh này  cần có sự cam kết và hành động. ­Đặt vấn đề ngắn gọn, trọng tâm, tạo tiền đề để phần sau xoáy sâu vần đề đặt ra. b. Phần điểm tình hình: ­Phân tích những mặt làm được, những mặt chưa làm được của các quốc gia, từ đó gióng lên hồi chuông báo  động về nguy cơ của đại dịch. ­Điểm tình hình không dài nhưng toàn diện và bao quát (tốt/chưa tốt , khu vực này /khu vực khác ,các tổ  chức , các công ty…) ­Tổng hợp , bao quát nhưng không chung chung , trừu tượng mà rất cụ  thể .( số liệu ,tình hình , mức độ  lan   rộng…) ­Diễn đạt có sự lựa chọn, sáng tạo : Đưa ra những cách thức , cách nói…có sức tác động mạnh , trực tiếp (… một phút có mười người…chứ không phải thống kê có bao nhiêu người người…) ­Tổng kết tình hình có trọng tâm , điểm nhấn : “ quá ít so với thực tế…”, “rất ít dấu hiệu suy giảm…” ­Phần này tạo cơ sở để đưa ra những nhiệm vụ về sau . c.Nêu nhiệm vụ:  ­Kêu gọi mọi người, mọi quốc gia phải nỗ lực nhiều hơn nữa , v ấn đề  AIDS phải đặt lên hàng đầu , phải   công khai lên tiếng ,không phán xét đồng loại,không kỳ thị, đoàn kết, hợp tác… ­Lời kêu gọi không chung chung ,mòn sáo mà được trình bày rất thấm thía ,rất tha thiết. ­Bên cạnh những câu văn truyền thông điệp trực tiếp , có nhiều câu văn giàu hình ảnh,cảm xúc. ­Trong phần cuối : Câu văn ngắn gọn , viết với cảm xúc dồn nén  , không ồn ào , khoa trương , mang vẻ đẹp   cô đúc , sâu sắc. ­Tác giả nén chặt ngôn từ , nói được nhiều ý nghĩ , tình cảm một cách tối giản , đặc sắc đến bất ngờ . 4.Ý nghĩa văn bản : ­Giá trị của văn bản thể  hiện  ở tư tưởng có tầm chiến lược , giàu tính nhân văn khi đặt ra nhiệm vụ  phòng  chống căn bệnh thế kỉ. ­Văn bản tuy ngắn gọn nhưng giàu sức thuyết phục bởi những lí lẽ  sâu sắc, những dẫn chứng, số  liệu cụ  thể, thể hiện trách nhiệm và lươmg tâm của người đứng đầu Liên hiệp quốc. ­Sức thuyết phục mạnh mẽ của bài văn được tạo nên bởi tầm quan sát, tầm suy nghĩ sâu rộng , bởi mối quan  tâm, lo lắng cho vận mệnh của loài người và bởi cách diễn đạt vừa trang trọng , cô đúc , vừa giàu hình ảnh và   gợi cảm . Nghị luận về một bài thơ , đoạn thơ A.Kiến thức. 1.Mục đích của bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là nhằm tìm hiểu, phân tích từ ngữ, hình ảnh,âm thanh,  nhịp điệu, cấu tứ… 2.Để triển khai một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, cần theo các bước: giới thiệu khái quát về bài thơ,  đoạn thơ( tác giả, hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, nội dung chính..); bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật  của bài thơ, đoạn thơ; đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ đó. 12
  13. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 B.Các dạng đề tham khảo.  Đề 1: Phân tích bài thơ sau của Hồ Chí Minh :                              Cảnh khuya Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ  bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo  nỗi nước nhà .                                          Hồ Chí Minh  1947 Đề 2: Hãy phân tích đoạn thơ sau trích trong bài Tràng giang của Huy Cận: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khóii hoàng hôn cũng nhớ nhà. Đề 3: Cảm nhận của anh(chị) về hai đoạn thơ sau: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa; Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. (Vội vàng­ Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.22) Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay ? (Đây thôn Vĩ Dạ­ Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.39) Dàn ý đề 1: ­Mở bài : Giới thiệu khái quát về tác giả,hoàn cảnh ra đời của bài thơ . ­Thân bài : Phân tích bài thơ theo hướng : *Vẻ đẹp của núi rừng đêm trăng khuya .(hình ảnh , âm thanh…cho thấy đêm trăng khuya, đẹp , thơ mộng)  13
  14. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 *Hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ :Nổi bật giữa bức tranh là người chiến sĩ nặng lòng vì nước. *Bài thơ vừa có tính chất cổ điển: Giống với thơ xưa như đề  tài thiên nhiên ,thể  thơ  luật Đường , nhân vật   trừ tình như một vị hiền triết) nhưng cũng rất hiện đại ( sự phá cách trong câu thơ cuối , nhân vật trữ  tình là   người chiến sĩ , không phải là ẩn sĩ , lánh đời ) *Giá trị tư  tưởng và giá trị  nghệ thuật của bài thơ:Bài thơ  thể  hiện tâm hồn trong , sáng tinh thần yêu nước  của Bác , có sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ .Về nghệ thuật : đạt chuẩn mức của một bài thơ cổ  thi) (Có thể có nhiều hướng phân tích khác ) ­Kết bài : Sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí của người chiến sĩ trong bài thơ. Dàn ý đề 2: ­Mở bài : Giới thiệu khái quát về đoạn thơ(tác giả,đoạn trích) ­Thân bài: +Cảnh chiều quê rộng lớn, yên tĩnh ( hình ảnh có sức gợi, bút pháp đối lập, tương phản, động từ đùn, từ  láy…) +Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương (từ vời, từ láy dờn dợn , chất cổ điển và tính hiện đại (câu cuối nâng cấp từ  câu thơ Thôi Hiệu) ­Kết bài: +Sầu nhân thế nhưng vẫn tìm được chỗ dựa quê hương, gia đình. Dàn ý đề 3: 1.Mở bài: Giới thiệu nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận và hai đoạn trích. 2.Thân bài: Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu. a.Cảm nhận về đoạn thơ . ­Hình ảnh thiên nhiên : +Vẻ  đẹp thiên nhiên:Thiên nhiên gần gũi, thân quen ( nắng gió, hoa lá, ánh sáng…), tươi đẹp, tràn đầy sức   sống, niềm vui ( đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất…),  tình tứ, quyến rũ ( ong bướm, tuần tháng mật, ngon  như cặp môi gần…) +Thiên nhiên được miêu tả bằng những hình ảnh mới lạ, ngôn từ  gợi cảm, tinh tế với nhiều biện pháp tu từ  đặc sắc (nhân hóa, so sánh…), cú pháp tân kì. ­Cái tôi trữ tình. +Cái tôi có ý thức cá nhân mạnh mẽ, đầy lòng ham sống thể hiện ở cách nhìn đời trẻ trung qua lăng kính tình   yêu, vẻ đẹp con người được nhà thơ  lấy làm chuẩn mực cho cái đẹp của tự nhiên. Cái tôi còn thể  hiện tình  cảm thiết tha, rạo rực, đắm say, vừa vội vàng, quyến luyến do cảm nhận được bước đi nhanh chóng của thời   gian. +Cái tôi trữ tình được thể hiện bằng giọng điệu say mê, nhịp điệu gấp gáp, chuyển đổi thể thơ linh hoạt, từ  ngữ táo bạo. b.Đánh gia chung. ­Thiên nhên tràn đầy sức sống và xuân tình; cách thể hiện rất hiện đại. ­Cái tôi thiết tha, gắn bó với trần thế và khát khao thụ hưởng những hương sắc trần gian, biểu hiện quan  niệm sống tích cực. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. a. Cảm nhận về đoạn thơ . ­Cảnh sắc thiên nhiên. +Cảnh thiên nhiên phiêu tán, phân li với sông nước, gió mây, hoa bắp, thuyền trăng, sông trăng huyền ảo; toát   lên vẻ đẹp êm đềm mà xao động, thơ mộng mà u buồn. 14
  15. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 +Xu thế vận động của thiên nhiên có sự tương phản: hầu hết sự vật chảy trôi đi, còn trăng thì ngược dòng  trở lại, chứa đựng những nghịch cảnh. ­Tâm trạng của nhân vật trữ tình. +Tâm trạng phức tạp với nhiều sắc thái chuyển hóa đan xen: lúc buồn bã, lo âu bởi dự cảm chia lìa; lúc bồi  hồi, phấp phỏng bởi khao khát ngóng trông…Tất cả đều mong manh ,khắc khoải gần như vô vọng. +Tâm hồn tuy nặng trĩu u buồn, nhưng vẫn rộng mở để  đón nhận những vẻ đẹp huyền ảo, thi vị  của thiên   nhiên; tấm lòng thiết tha đối với đời và khao khát sống vẫn cố níu giữ, bám víu cuộc đời. ­ Đặc sắc nghệ thuật. +Hình  ảnh thơ  độc đáo, tài hoa, đầy ám  ảnh; vừa dân dã vừa thi vị(dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay), vừa   gợi tả giàu sức biểu hiện (mây,gió); nét thực, nét ảo cứ chập chờn chuyển hóa(sông trăng, thuyền chở trăng). +Nhịp điệu khi khoan, khi nhặt hòa hợp với giọng điệu khi trầm lắng, khi khẩn cầu biểu lộ cảm xúc u hoài  mà tha thiết. +Nhiều thủ pháp nghệ  thuật như  phép đối, nhân hóa, đại từ  phiếm chỉ  và câu hỏi tu từ…làm cho ngôn ngữ  thơ giàu hình ảnh, tài hoa, biểu lộ được nhiều trạng thái cảm xúc tinh tế. b.Đánh giá chung. ­Qua bức tranh phong cảnh xứ Huế, cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc . ­Bức tranh phong cảnh có sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo   của Hàn Mặc Tử. Nét chung và riêng của hai đoạn thơ. ­Nét chung. +Đều là những nhà thơ đặc sắc trong phong trào thơ mới đầu thế kỉ XX đến 1945. +Điểm gặp gỡ là tình yêu thiên nhiên, quê hương, con người và cuộc sống mãnh liệt. +Thể thơ tự do gắn với cái tôi trữ tình đậm dấu ấn cá nhân. ­Nét riêng. + Nhà thơ Xuân Diệu : *Qua tả cảnh thiên cảm nhận được lòng ham sống mãnh liệt và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ  của   Xuân Diệu. *Sự  kết hợp hài hòa giữa mạch cảm xúc dồi dào và triết luận sâu sắc cũng những sáng tạo trong hình thức  thể hiện. +Nhà thơ Hàn Mặc Tử:  *Bức tranh là vẻ  đẹp thơ  mộng , trữ  tình, đượm buồn về  phong cảnh Huế  và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh  ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống. *Phong cách thơ của Hàn Mặc Tử qua đoạn thơ: một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau; trí tưởng tượng phong   phú; hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực và ảo. 3.Kết bài. ­Đánh giá chung về về hai nhà thơ. ­Mỗi nhà thơ đều có nét riêng trong phong cách. Tây Tiến – Quang Dũng A.Kiến thức. 1.Tác giả . Cuộc đời : ­1921­1988 ­Quê Hà Tây  ­Sau cách mạng tháng Tám tham gia quân đội. 15
  16. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 ­Sau 1954 biên tập viên Nhà xuất bản Văn học . Sự nghiệp : ­Nghệ sĩ đa tài : làm thơ , viết văn , vẽ tranh , soạn nhạc. ­Hồn thơ phóng khoáng , hồn hậu , lãng mạn tài hoa . ­Tác phẩm : Mây đầu ô, Rừng biển quê hương (thơ)  Đường lên Châu Thuận ( truyện và kí ) 2.Hoàn cảnh ra đời . ­Tây tiến là một đơn vị quân đội…( SGK) ­Bài thơ được viết khi nhà thơ chuyển sang đơn vị khác , nhớ về đơn vị cũ và viết bài thơ này .Ban đầu có tên   Nhớ Tây Tiến , sau đổi tên Tây Tiến . 3.Nội dung. ­Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân. + Thiên nhiên miền Tây  , xa xôi, hoang vắng, dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí hiểm nhưng cũng rất hùng vĩ, thơ  mộng trữ tình. *Cảm xúc chủ đạo : Nỗi nhớ da diết về đơn vị cũ đã thốt thành lời “chơi vơi” > cụ thể hóa , hình tượng hóa   nỗi nhớ . *Cảnh núi cao , dốc sâu , vực thẳm , rừng dày…được miêu tả  một cách dữ  dội , hiểm trở  , hoang vu , heo   hút… *Từ ngữ giàu giá trị tạo hình ( khúc khuỷu , thăm thẳm , heo hút..) *Những câu thơ toàn vần trắc , mạnh mẽ , gân guốc…gợi ấn tượng đặc biệt về  địa hình khúc khuỷu , gập   ghềnh. *Những câu thơ toàn vần bằng , mềm mại , uyển chuyển gợi ấn tượng về độ  xa , rộng , mênh mông , mung  lung…gian khổ nhưng không kém phần nên thơ , nên họa.  *Những tên đất lạ (Sài khao , Mường Lát…) kết hợp vời hình ảnh rùng rợn ( thác gầm , cọp trêu…) diễn tả  đến tận cùng sự gian khổ,vẻ hoang dại, dữ dội của chốn rừng thiêng , nước độc , chứa đầy bí mật. * Đoạn thơ  có màu sắc cổ  điển (thiên nhiên dữ  dội,cao cả  , hùng vĩ thường thấy trong thơ  Lí Bạch , Đỗ  Phủ…)vừa rất hiện đại (  nhân vật trừ tình là người lính Tây Tiến chiến đấu vì tổ quốc). *Kết thúc : Cảm giác hạnh phúc được dừng chân ,nghỉ  ngơi  ở  một bản làng: khói cơm nghi ngút , hương   thơm lúa nếp , cô gái bản làng…) +Cảnh đêm liên hoan rực rỡ, lung linh, chung vui với bản làng xứ lạ.  *Đêm liên hoan lửa đuốc bập bùng,lung linh , huyền ảo . *Doanh trại bỗng chốc bừng sáng , rừng đêm như bừng tỉnh . *Âm thanh rộn ràng, rạo rực *Cô gái Thái áo xiêm lộng lẫy, e thẹn , tình tứ . *Vũ điệu man dại. *Đậm màu sắc lãng mạn . > Những người lính trẻ với cảm giác ngạc nhiên đến ngỡ ngàng , say mê , vui sướng . +Cảnh thiên nhiên sông nước miền Tây một chiều sương giăng hư ảo. *Cảnh thơ mộng ,mung lung , mênh mang , mờ ảo và hoang dại như “một bờ tiền sử”. *Dáng người mềm mại , uyển chuyển ,“độc mộc” một thuyền , một chèo,một dòng sông  của cô gái Thái như  “nỗi niềm cổ tích”. *Cảnh và người hòa hợp tạo ra cái hồn của miền Tây phảng phất trong gió (hồn lau mấy nẻo , hoa đong đưa) *Chất thơ , chất nhạc hòa quyện , khó tách biệt tạo ấn tượng như lạc vào cõi mơ  > nét tài hoa của ngòi bút   Quang Dũng . *Vẫn bút pháp lãng mạn . ­Hình  ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hy sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ  trung , lãng mạn. 16
  17. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 * Sẵn sàng đối mặt và vượt qua khó khăn, gian khổ ( vất vả vì đèo cao, vực thấp, ngàn thước lên ngàn thước  xuống,địa bàn hoạt động mênh mông, đi trong sương, lẫn trong mây, hiểm nguy rình rập, có người không  vượt qua được..) *Tuy nhiên họ vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn (cảm giác bồng bềnh trong mây, ngập trong   hương hoa,niềm vui khi thấy bản làng,mùa em thơm nếp xôi)  ­Bức chân dung người lính Tây Tiến trong nỗi nhớ”chơi vơi” về một thời gian khổ mà hào hùng. +Chân dung người lính Tây Tiến được vẽ  bằng những nét khác lạ  , phi thường , gợi nét đẹp hào hùng, hào   hoa,lãng mạn. *Không mọc tóc” vừa diễn tả diện mạo dữ dằn(ốm đau,bệnh tật), vừa gợi nét ngang tàng  ( thực ra vì sốt rét  rụng hết tóc) *Quân xanh màu lá” vừa gợi sức khỏe (tiều tụy vì ăn uống thiếu thốn) vừa gợi vẻ bí hiểm (thực ra nước da  xanh tái vì sốt rét) *Đêm mơ Hà nội dáng kiều thơm”: một trái tim rạo rực , khao khát yêu đương. *Mắt trừng gửi mộng” một khát khao chiến thắng . +Vẻ đẹp bi tráng. *Bi: Thiếu ăn, bệnh tật, hình hài tiều tuỵ,chiến đấu ,hy sinh, không kịp điếu văn đưa tiễn… *Tráng: Coi cái chết nhẹ tựa tựa lông hồng, coi mình như những tráng sĩ thời nay, chết là trở về với đất , lẩn   khuất với núi sông…vang vọng trong đoạn thơ cuối là lời thề quyết tử như những dòng chữ ghi lên bia mộ… *Sự hi sinh của người lính được diễn đạt một cách trang nghiêm , bi tráng > từ  Hán Việt( trang trọng), cách   nói giảm(chiến trường đi, anh về đất),lối nói khoa trương “áo bào thay chiếu”(tự coi mình như những hiệp sĩ   một lần đi,nhất khứ bất phục hoàn…), nhân hoá ( sông Mã gầm lên).Nhịp thơ chậm , giọng thơ buồn , nhưng   hồn thơ thì vẫn toát lên vẻ hào hùng . *Cái bi và cái hùng là hai chất liệu chủ yếu hòa quyện , xâm nhập vào nhau tạo nên vẻ đẹp bi tráng­thần thái  của bức tượng đài người lính Tây Tiến .Cái bi không đưa người đọc chìm vào cái bi thương , bi lụy mà được  nâng đỡ bằng đôi cánh lãng mạn . *Giọng điệu chủ đạo của đoạn thơ là trang trọng, vừa thể hiện tình cảm thương tiếc vô hạn , vừa trân trọng   kính cẩn . 4.Ý nghĩa văn bản. ­Bài thơ khắc hoạ thành công hình ảnh người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. ­Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim   và trí óc của mỗi chúng ta. B.Các dạng đề tham khảo Đề 1. Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trích trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Đề 2. Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ? Đề 3. Vẻ đẹp chung và riêng về chân dung người lính trong hai bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) và Đồng chí (Chính  Hữu) ? 17
  18. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 Đáp án gợi ý: Đề 1. ­Mở bài: Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung bao trùm của đoạn trích. ­Thân bài: +Chân dung người lính Tây Tiến được vẽ  bằng những nét khác lạ  , phi thường , gợi nét đẹp hào hùng, hào   hoa,lãng mạn. +Vẻ đẹp bi tráng. + Nghệ thuật: Từ Hán Việt, cách nói giảm,nhân hoá, so sánh, nhịp thơ, giọng thơ… ­Kết bài : Bi và hùng là hai chất liệu chủ yếu tạo nên vẻ đẹp bi tráng­thần thái của bức tượng đài người lính  Tây Tiến . Đề 2: ­Mở bài: Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời, vấn đề nghị luận. ­Thân bài: +Hình  ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hy sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ  trung , lãng mạn. * Sẵn sàng đối mặt và vượt qua khó khăn, gian khổ ( vất vả vì đèo cao, vực thấp, ngàn thước lên ngàn thước  xuống,địa bàn hoạt động mênh mông, đi trong sương, lần trong mây, hiểm nguy rình rập, có người không  vượt qua được..) *Tuy nhiên họ vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn (cảm giác bồng bềnh trong mây, ngập trong  hương hoa,niềm vui khi thấy bản làng,mùa em thơm nếp xôi)  +Vẻ đẹp bi tráng. *Bi: Thiếu ăn, bệnh tật, hình hài tiều tuỵ,chiến đấu ,hy sinh, không kịp điếu văn đưa tiễn… *Tráng: Coi cái chết nhẹ tựa tựa lông hồng, coi mình như những tráng sĩ thời nay, chết là trở về với đất , lẩn   khuất với núi sông…vang vọng trong đoạn thơ cuối là lời thề quyết tử như những dòng chữ ghi lên bia mộ… +Bút pháp lãng mạn . ­Kết bài :  +Bài thơ  khắc hoạ  thành công hình  ảnh người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ  dội. +Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim   và trí óc của mỗi chúng ta. Đề 3: ­Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn hai nhà thơ , hai bài thơ. ­Thân bài: a.Vẻ đẹp chung: +Cùng thể hiện vẻ đẹp hình tượng người lính trong cuộc chiến tranh yêu nước. +Thể thơ tự do biểu đạt tình cảm phóng túng.. b.Vẻ đẹp riêng: ­Tây Tiến( Quang Dũng): +Người lính Tây Tiến phần đông là xuất thân từ học sinh, sinh viên mới rời khỏi ghế nhà trường và bước vào  cuộc chiến. +Họ chiến đấu rất gian khổ hy sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung , lãng mạn; chiến đấu với  tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. +Nhà thơ tập trung tô đậm cái phi thường , cái đẹp của xứ lạ phương xa , đồng thời lồng vào hình ảnh người  anh hùng trong hiện thực theo hình mẫu lí tưởng của người tráng sĩ thời xưa . +Vẻ đẹp bi tráng. ­Đồng chí (Chính Hữu) 18
  19. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012 +Người lính phần lớn là từ những vùng quê nghèo, ít có điều kiện học hành nhưng có lòng yêu nước nồng  nàn, đoàn kết, gắn bó,tự nguyện bước vào cuộc chiến với quyết tâm đánh giặc cao độ. +Hộ rất thiếu thốn về vật chất nhưng tâm hồn vẫn lãng mạn, yêu đời. +Nhà thơ tập trung tô đậm cái bình thường , cái có thật .Hình ảnh trong bài là người dân cày tứ xứ, họ không  nghĩ đễn cái chết, không có ý định làm người anh hùng , họ sung sướng được làm đồng đội , đồng chí.   +Bút pháp hiện thực. ­Kết bài: Dù cách thể hiện hình tượng người lính có khác nhau nhưng ở hai nhà thơ đều khắc hoạ thành công  hình tượng người lính trong cuộc chiến tranh yêu nước.                                  Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học A.Kiến thức. ­Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về  văn học rất đa dạng: về  văn học sử, về  lí luận văn hoc, về  tác   giả,tác phẩm văn học. ­Để triển khai bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học cần tập trung giải thích ý kiến, làm sáng tỏ ý kiến,   nêu ý nghĩa , tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống. B.Các dạng đề tham khảo Đề 1 “ Căn cứ vào những bài hay và tiêu biểu của tập thơ (Nhật ký trong tù), người ta thấy màu sắc đậm đà nhất của   hồn thơ Hồ Chí Minh là màu sắc cổ điển.”                                                                                     (Sách Văn học 12­Tập 1, NXBGiáo dục, 2000, trang 19) Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị đối với ý kiến trên. Đề 2: Anh/Chị hãy trình bày về thực chất và những tiêu chuẩn để  xác định giá trị thẩm mỹ của một tác phẩm văn  học.   Từ đó, chọn phân tích một tác phẩm thơ trong chương trình Văn học lớp 11 hoặc lớp 12 để làm sáng tỏ  vấn   đề. Đề 3 “ Do ý nghĩa của văn bản thơ  thường không được thông báo trực tiếp qua lời thơ, cho nên người đọc thơ   phải biết cảm nhận, suy đoán, phân tích để tìm đến cái ý ngoài lời.”                                                                           (Sách Ngữ văn 11 Nâng cao ­ Tập 2, trang 19) Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào?  Bình giảng đoạn thơ sau để làm rõ cách hiểu đó:          “ Tây Tiến người đi không hẹn ước            Đường lên thăm thẳm một chia phôi            Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy            Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”                         (Tây Tiến­Quang Dũng, sách Ngữ văn 12 Nâng cao ­ Tập 1, trang 70)    Đề 4: “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gằm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”                                                                                            (Sách Ngữ Văn 11 Nâng cao­Tập 1, tr,197) Anh/chị hãy giải thích, sau đó làm sáng tỏ nhận định trên bằng việc phân tích một nhân vật trong truyện ngắn   thuộc chương trình Ngữ Văn trung học phổ thông. 19
  20. Người soạn: Tổ Ngữ Văn                                                                  THPT Hương Thuỷ 2011­2012       Đáp án đề 1 1.Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. 2.Thân bài. ­Giải thích:  “Nhật ký trong tù” tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật trong lĩnh vực thơ  ca của Hồ Chí Minh,đậm đà màu  sắc cổ điển: giống với thơ của người xưa. ­Bình luận và chứng minh ý kiến: Qua những bài thơ ấy, người đọc cảm nhận được một hồn thơ đậm đà màu   sắc cổ điển với các biểu hiện: + Giàu tình cảm đối với thiên nhiên. + Bút pháp chấm phá vài nét nhưng thâu tóm được linh hồn của tạo vật. + Hình tượng nhân vật ung dung, nhàn nhã, tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên, vũ trụ. + Thơ chữ Hán, thể thơ tứ tuyệt cổ điển phù hợp với nội dung. 3.Kết bài: Chất cổ điển một trong những nét tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật HCM. Đáp án đề 2 1.Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. 2.Thân bài. a.Giải thích ý kiến: ­ Thực chất của giá trị thẩm mỹ là đề cập đến cái hay, cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật; sự hấp dẫn, thú vị,  dư âm mà tác phẩm để lại trong lòng bạn đọc; và đỉnh cao là sự kích thích khả năng đồng sáng tạo ở độc giả.  ­ Các tiêu chuẩn để xác định giá trị thẩm mỹ của tác phẩm văn học bao gồm: + Sự phù hợp giữa hình thức và nội dung:  Các yếu tố từ ngữ, hình  ảnh, hình tượng, giọng điệu, kết cấu,   biện pháp tu từ…đều góp phần diễn tả chính xác và thành công nội dung tư  tưởng của tác phẩm, ý đồ  sáng  tác của tác giả. + Sự điêu luyện: Nhà văn thể hiện “tay nghề cao” trong các thủ pháp xây dựng tác phẩm, từ cách sử dụng từ  ngữ, câu văn; cách xây dựng tình huống, kết cấu; cách tả, kể… đến cách xây dựng nhân vật, hình tượng. (0,5   điểm) + Tính mới mẻ: Các yếu tố hình thức nêu trên có sự sáng tạo, không mòn sáo, không trùng lặp. + Tính độc đáo của bút pháp: Tác phẩm gây được sự chú ý bởi yếu tố  lạ, rất riêng biệt của nhà văn, tạo ra  dấu ấn về phong cách nhà văn. b.Phân tích tác phẩm thơ:  ­ Chọn tác phẩm thơ trong chương trình Văn học lớp 11 hoặc 12. ­ Phân tích tác phẩm sát hợp, hướng tới làm rõ giá trị thẩm mỹ của tác phẩm trên cơ sở các tiêu chuẩn nêu  trên. ­ Có thể bổ dọc tác phẩm để làm rõ từng tiêu chuẩn hay bổ ngang tác phẩm để làm rõ vấn đề theo hướng   tổng hợp. 3.Kết bài: Đánh giá chung các giá trị văn học gắn với tác phẩm đang nghị luận. Đáp án đề 3 1.Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 2.Thân bài. 1.Giải thích: ­ “Ý ngoài lời” : Những điều mà lời thơ  không trực tiếp nói đến nhưng chính là hàm ý trong ngôn từ, hình   ảnh, kết cấu... 2. Bình giảng: ­ Về nghệ thuật: Hình ảnh ẩn dụ, cách nói hàm ý khái quát... ­ Về nội dung: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2