intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án bài Lực ma sát - Vật lý 10 - GV:L.N.Ngọc

Chia sẻ: Lý Như Ngọc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

562
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của giáo án bài Lực ma sát giúp học sinh vận dụng được công thức của lực ma sát trượt để giải các bài tập tương tự như trong bài học. Giải thích được vai trò của lực ma sát nghĩ đối với việc đi lại của còn người, động vật và xe cộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án bài Lực ma sát - Vật lý 10 - GV:L.N.Ngọc

Bài 13: LỰC MA SÁT

I. Mục tiêu.

a. Về kiến thức:

Nêu được hững đặc điểm của lực ma sát (trượt, nghĩ, lăn)

Viết được công thức của lực ma sát trượt.

Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát

b. Về kĩ năng:

Vận dụng được công thức của lực ma sát trượt để giải các bài tập tương tự như trong bài học.

Giải thích được vai trò của lực ma sát nghĩ đối với việc đi lại của còn người, động vật và xe cộ.

Bước đầu biết đề xuất giả thuyết một cách hợp lý & đưa ra được phương án TN để kiểm tra giả thuyết.

c. Thái độ:

II. Chuẩn bị.

GV: Chuẩn bị dụng cụ TN cho hình 13.1 (khối vật bằng gỗ, lực kế, máng trượt, một số quả cân); vài hòn bi & con lăn.

HS: Ôn lại kiến thức về lực ma sát đã được học ở lớp 8

III. Tiến trình giảng dạy.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ. (4’)

- Nêu những đặc điểm của lực ĐH của lò xo, dây cao su, dây thép, mặt phẳng tiếp xúc. Phát biểu và viết biểu thức của ĐL Húc.

- HS:

3. Bài mới.

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

5’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3’

 

 

 

 

 

 

 

6’

 

 

 

 

 

 

 

 

12’

 

- Thí nghiệm ĐVĐ: Tác dụng cho một mẫu gỗ trượt trên bàn, một lát sau mẫu gỗ dừng lại. Lực nào đã làm cho vật dừng lại?

- Gọi hs lên bảng vẽ các vectơ  \(\vec v;{\vec F_{ms}}\) (hình 13.1)

- KL: Khi vật A trượt trên bề mặt của vật B, lực ma sát trượt do B tác dụng đã cản trở chuyển động của A

- ĐVĐ: Ở lớp 8 chúng ta đã học về lực ma sát một cách định tính. Đến đây chúng ta sẽ nghiên cứu một cách định lượng, tức là tìm hiểu về độ lớn của lực ma sát.

- Trình bày các TN ở hình 13.1, giải thích về các đo độ lớn của lực ma sát trượt.

- Các em tập trung thảo luận trả lời C1.

- Gợi ý cho hs dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến đôh lớn của lực ma sát trượt.

- Các em hãy nêu phương án thí nghiệm kiểm chứng. (Chú ý khi xét đến yếu tố nào thì chúng ta thay đổi yếu tố đó và giữ nguyên các yếu tố khác).

- Làm một số trường hợp mà hs nêu ra. (làm TN về áp diện tích tiếp xúc, áp lực, tốc độ, bản chất & điều kiện của bề mặt tiếp xúc)

- KL: Độ lớn của lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

+ Tỉ lệ với độ lớn của áp lực

+ phụ thuộc vào vật liệu & tình trạng của 2 mặt tiếp xúc.

- Vì \({F_{ms}} \sim N\) , chúng ta hãy lập hệ số tỉ lệ giữa chúng: \({\mu _t} = \frac{{{F_{ms}}}}{N}\) hay \({F_{ms}} = {\mu _t}N\)

- Vậy \({\mu _t}\)   có đơn vị là gì?

- Búng hòn bi lăn trên mặt bàn. Vì sao hòn bi lăn chậm dần?

- KL: Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác có tác dụng có tác dụng cản trở sự lăn đó.

- Tác dụng cho 2 xe lăn trên mặt bàn bới tư thế khác nhau (một úp & một ngữa)

- Trường hợp nào xe đi được xa hơn?

- Vậy ma sát nào lớn hơn?

- Cho hs xem ổ bi, con lăn. Giải thích tác dụng.

- Gv làm TN như hình 13.2, kéo nhẹ kéo kế cho số chỉ khác 0 nhưng khối gỗ vẫn đứng yên.

- Vì sao có lực kéo mà khối gỗ vẫn đứng yên?

- Gọi 1 hs lên bảng biểu diễn lực ms nghĩ.

- Kéo cho khối gỗ chuyển động. Trong TN đó độ lớn của lực ms nghĩ biến đổi như thế nào?

- KL: Lực ma sát nghĩ có một giá trị giới hạn (cực đại). Khi ngoại lực thắng được lực ma sát nghĩ cực đại thì vật mới dịch chuyển.

- Làm TN để so sánh độ lớn của lực msn cực đại với độ lớn của lực mst (kéo mạnh dần đến khi khối gỗ chuyển động. So sánh số chỉ của lực kế lúc khối gỗ dịch chuyển)

- Vai trò của lực ma sát nghĩ? Nêu ví dụ?

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về lực ma sát trượt.

- Quan sát TN, nhớ kiến thức lớp 8 để trả lời (lực ma sát trượt làm cho vật dừng lại).

- Hs vẽ:                     

Hoạt động 2: Tìm hiểu về độ lớn của lực ma sát trượt.

- Lắng nghe

- Quan sát thiết bị & tìm hiểu về cách đo độ lớn của lực ma sát trượt

- Hs thảo luận ở nhóm rồi trình bày trước lớp các yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của lực ma sát trượt.

- Nêu phương án thí nghiệm kiểm tra.

- Cùng với gv làm thí nghiệm kiểm chứng. Rút ra kết luận:

+ \({F_{ms}} \notin S\)

+ \({F_{ms}} \sim N\)

+ \({F_{ms}} \notin v\)

+ Fms phụ thuộc vào bản chất & tình trạng của mặt tiếp xúc.

 

Hoạt động 3: Xây dựng khái niệm hệ số ma sát trượt và công thức tính lực ma sát trượt.

- Hs chú ý ghi lại  các bước gv trình bày.

- Vận dụng kiến thức ở phần trên để trả lời ( \({\mu _t}\) không có đơn vị)

Hoạt động 4: Tìm hiểu về lực ma sát lăn.

- Do có lực ma sát nên hòn bi lăn chậm dần.

- Quan sát TN rồi trả lời: (xe ngữa đi được xa hơn)

\({F_{msl}} <  < {F_{mst}}\)

Hoạt động 5: Tìm hiểu về lực ma sát nghĩ.

 

I. Lực ma sát trượt

Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt, có hướng ngược với hướng của vận tốc.

  

1. Đo độ lớn của lực ma sát trượt như thế nào?

Thí nghiệm (hình 13.1)

2. Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc những yếu tố nào?

+ Độ lớn của lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

+ Tỉ lệ với độ lớn của áp lực

+ phụ thuộc vào vật liệu & tình trạng của 2 mặt tiếp xúc.

 

3. Hệ số ma sát trượt

Hệ số giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực gọi là hệ số ma sát trượt. Hệ số mst phụ thuộc vào vật liệu & tình trạng của 2 mặt tiếp xúc & được dùng để tính lực mst.

\({\mu _t} = \frac{{{F_{ms}}}}{N}\)

4. Công thức của lực ma sát trượt

\({F_{ms}} = {\mu _t}N\)

II. Lực ma sát lăn

Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác có tác dụng có tác dụng cản trở sự lăn đó.

Rất nhỏ so với ma sát trượt.

\({F_{msl}} <  < {F_{mst}}\)

 

III. Lực ma sát nghỉ

1. Thế nào là ma sát nghĩ?

Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật với bề mặt để giữ cho vật đứng yên trên bề mặt đó khi nó bị một lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc

2. Những đặc điểm của lực ma sát nghỉ

Có độ lớn cực đại, độ lớn cực đại lớn hơn lực ma sát trượt.

\({F_{ms{n_{\max }}}} > {F_{mst}}\)

 

 

 

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Lực ma sát. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 13 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 10 - Bài 13: Lực ma sát

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 10 Bài 14: Lực hướng tâm

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2