Bài 16: Thực Hành: ĐO HỆ SỐ MA SÁT
I. Mục tiêu.
a. Về kiến thức:
Chứng minh được các công thức: \(a = g\left( {\sin \alpha - {\mu _t}\cos \alpha } \right)\) và \({\mu _t} = tg\alpha - \frac{a}{{g\cos \alpha }}\) từ đó nêu được phương án thí nghiệm đo hệ số ma sát trượt \({\mu _t}\) theo phương pháp động lực học (gián tiếp thông qua cách đo gia tốc a và góc nghiêng \(\alpha \) )
b. Về kĩ năng:
Lắp ráp được TN theo phương án đã chọn. Biết cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. Biết cách tính toán và viết đúng kết quả phép đo.
c. Thái độ:
II. Chuẩn bị.
GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS
Mặt phẳng nghiêng có gắn thước đo góc và quả dọi; Nam châm điện gắn ở đầu MPN, có hộp công tắt để giữ và thả vật; giá đỡ MPN có thể thay đổi độ cao; trụ kim loại; đồng hồ thời gian hiện số chính xác đến 0,001s; cổng quang điện; thước thẳng có độ chia nhỏ nhất đến mm.
HS: Ôn lại kiến thức về lực ma sát đặc biệt là ma sát trượt, phương trình động học trên mặt phẳng nghiêng. Đọc trước cơ sở lý thuyết của bài thực hành, cách lắp ráp TN và trình tự thực hành.
III. Tiến trình giảng dạy.
1. Ổn định lớp
2. Bài mới.
TG
|
Hoạt động của giáo viên
|
Hoạt động của học sinh
|
Nội dung
|
15’
9’
60’
5‘
|
- Gợi lại kiến thức cho học sinh bằng các câu hỏi.
+ Có mấy loại lực ma sát? Công thức tính lực ma sát? Hệ số ma sát trượt?
+ Viết phương trình động lực học của các vật chuyển động trên MPN, với góc nghiên \(\alpha \) so với mặt phẳng ngang?
+ Phương án thực hiện để đo hệ số ma sát trượt trên MPN
- Các em hãy nhắc lại cách sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số?
- Hướng dẫn hs cách lắp đặt MPN, cách đọc giá trị góc nghiêng.
- Các em tìm hiểu SGK để lắp ráp các dụng cụ TN
- Gv biểu diễn TN cho cả lớp quan sát, từ đó yêu cầu các nhóm tiến hành đo lấy số liệu cụ thể.
- Chú ý sửa sai cho các nhóm hs ngay nếu phát hiện sai.
- Trong quá trình đo cần chú ý tính đúng đắn của kết quả đo.
- Gv kiểm tra từng nhóm để có thể đánh giá khả năng của học sinh, và kết hợp sửa chữa cho các em.
- Các nhóm tiến hành làm báo cáo tại lớp, thu gom dụng cụ TN để vào đúng vị trí.
- Thu lại báo cáo, nhận xét nhanh qua 2 tiết thực hành.
|
Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức về lực ma sát và nhận thức vấn đề.
- Có 3 loại lực ms (ma sát trượt, lăn, nghỉ).
+ Công thức tính ma sát trượt:
\({F_{mst}} = {\mu _t}N\) trong đó \({\mu _t}\) là hệ số ma sát trượt
- Làm việc nhóm để viết PT động lực học của một vật trượt trên MPN.
\(\vec P + \overrightarrow N + {\vec F_{mst}} = m\vec a\)
- Đo \({\mu _t}\) bằng cách đo gia tốc a và \(\alpha \)
Hoạt động 2: Giới thiệu dụng cụ TN
- Cá nhân hoàn thành hỏi của gv.
- Chú ý gv hướng dẫn, để tự lắp ráp.
- Từng em tự đọc SGK để lắp ráp các bộ phận còn lại.
Hoạt động 3: Tiến hành TN
- Chú ý quan sát.
- Phân chia nhiệm vụ các bạn trong nhóm.
- Làm việc chung để đo lấy số liệu thật chính xác.
Hoạt động 4: Tổng kết
- Các nhóm hoàn thành báo cáo.
- Lắng nghe gv nhận xét
- Thu gom dụng cụ, quét dọn phòng TN.
|
BÁO CÁO THỰC HÀNH
|
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Thực hành xác định hệ số ma sát. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 16 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 10 - Bài 16: Thực hành xác định hệ số ma sát
>> Bài giảng tiếp theo: Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 10 Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song