GIÁO ÁN VẬT LÝ 10
BÀI 17: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG
CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG
I.Mục tiêu:
1.Về kiến thức:
-
Nêu được định nghĩa của vật rắn và giá của lực.
-
Phát biểu được qui tắc tổng hợp của hai lực có giá đồng qui.
-
Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song.
-
Nêu được cách xác định trọng tâm của một vật mỏng, phẳng bằng phương pháp thực nghiệm.
2.Về kỹ năng:
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
2. Học sinh:
III.Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận nhóm
IV.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
Lớp
|
Ngày dạy
|
Sĩ số
|
Ghi chú
|
10A1
|
|
|
|
10A3
|
|
|
|
10A5
|
|
|
|
10A6
|
|
|
|
10A7
|
|
|
|
2. Kiểm tra:
- Phương trình quĩ đạo, thời gian, tầm xa của chuyển động ném ngang
3. Bài mới
Hoạt động 1: Định nghĩa vật rắn và giá của lực
Hoạt động của HS
|
Trợ giúp của GV
|
Nội dung
|
Tiếp thu, ghi nhớ
|
Thông báo khái niệm mới:
- Giá của lực : là đường thẳng mang vectơ lực.
- Vật rắn: là vật có kích thước đáng kể và hầu như không bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực.
Với vật rắn: do có kích thước lớn nên các lực tuy đặt vào cùng một vật nhưng có thể không cùng điểm đặt.
|
|
Hoạt động 2: Tìm điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 2 lực:
Nhận xét: Khi vật đứng yên thì phương 2 dây cùng nằm trên một đường thẳng.
Hai lực tác dụng vào vật có cùng độ lớn (2 trọng lực bằng nhau), có chiều ngược nhau.
HS phát biểu
|
Với vật rắn thì điều kiện cân bằng có gì khác so với chất điểm ? Trước tiên xét trường hợp vật chịu tác dụng của 2 lực.
Giới thiệu bộ TN như hình 17.1 SGK.
- Dây có tác dụng truyền lực và thể hiện giá của lực.
Tiến hành TN.
Hoàn thành yêu càu C1 ?
Nhận xét độ lớn, chiều của 2 lực ?
Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 2 lực ?
Nhận xét, bổ sung phát biểu của HS
|
I.Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực:
1.Thí nghiệm
- Dụng cụ:
- Tiến hành: Bố trí hình vẽ
- Kết quả:
Khi P1 khác P2 thì hệ CĐ
Khi P1 = P2, P << P1 , P2 thì hệ đứng yên, các lực có cùng giá
2. Điều kiện cân bằng:
ĐKCB của một vật chịu tác dụng của hai lực là hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều:
\({\vec F_1} = - {\vec F_2}\)
|
Hoạt động 3: Tìm cách xác định trọng tâm của vật mỏng, phẳng có bằng thực nghiệm:
HS thảo luận để tìm phương án tiến hành .
Nhận xét: Trọng tâm nằm ở tâm đối xứng của vật.
Trả lời câu hỏi C2
|
Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực của vật. Dựa vào điều kiện cân bằng vừa xét hãy tìm trọng tâm của vật phẳng, mỏng ?
Để tìm điểm đặt của trọng lực trước tiên tìm giá của \(\vec P\) trên vật. Tìm thêm đường thẳng khác trên vật cũng chứa điểm đặt của \(\vec P\) .
Trọng tâm sẽ là giao điểm của 2 đường thẳng.
Tìm trọng tâm của các tấm bìa có dạng hình học đối xứng, nhận xét vị trí này có gì đặc biệt ?
Hoàn thành yêu cầu C2 ?
|
3.Cách xác định trọng tâm của một vật phẳng mỏng bằng phương pháp thực nghiệm:
- Trường hợp vật phẳng, mỏng có dạng bất kỳ:
- Trọng tâm của vật là giao điểm của 2 đường thẳng vẽ trên vật.
- Trường hợp vật phẳng, mỏng có dạng hình học đối xứg thì trọng tâm trùng với tâm đối xứng của vật
|
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 17 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 10 - Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 10 Bài 18: Cân bằng của một vật có trục quay cố định và Momen lực