intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Công nghệ 8 bài 34: Thực hành - Dụng cụ bảo vệ an toàn điện

Chia sẻ: Vũ Hạ Quyên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

347
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là những bài soạn giáo án Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện, giúp học sinh hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện. Đồng thời biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện một cách an toàn. Sử dụng được 1 số dụng cụ bảo vệ an toàn điện, biết sử dụng các dụng cụ trong thực tế. Qúy thầy cô giáo sẽ có thêm nhiều tư liệu hay để bổ sung, hoàn thiện việc soạn giáo án giảng dạy của mình. Mời các bạn tham khảo và đạt hiệu quả như mong muốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Công nghệ 8 bài 34: Thực hành - Dụng cụ bảo vệ an toàn điện

  1. BÀI 34, 35: THỰC HÀNH: DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN VÀ CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện Học sinh sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện - Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện - Học sinh biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện - Biết cách sơ cứu nạn nhân do bị điện giật - Rèn luyện ý thức tự giác, tác phong nhanh nhẹn, phản ứng tốt khi gặp người bị tai nạn điện II. Chuẩn bị : + Đối với giáo viên:  Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan  Vật liệu: Thảm cách điện, găng tay cao su, giá cách điện  Tranh phóng to hình 35.1 – 35.4 SGK  Vải khô, ván gỗ, sào tre + Đối với học sinh:  Nghiên cứu bài  Tìm hiểu kinh nghiệm thực tế về cách cứu người bị tai nạn điện  Tìm hiểu các biện pháp an toàn điện trong thực tế địa phương  Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành  Nghiên cứu bài  Tìm hiểu kinh nghiệm thực tế về cách cứu người bị tai nạn điện III. Các hoạt động dạy cụ thể: 1. Ổn định tổ chức lớp:(2’) Sĩ số, trực nhật vệ sinh ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... 2 . Kiểm tra bài cũ: ? Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào ? Khi sử dụng và sửa chữa điện cần thực hiện những nguyên tắc an toàn điện gì 3. Bài mới: Hoạt động 1: Định hướng lý thuyết
  2. H: - Đọc mục tiêu bài ? Để đạt được những mục tiêu vừa nêu, ta phải thực hiện những nội dung nào H: :- Đọc SGK Nêu nội dung cần thực hiện + Tìm hiểu các dụng cụ an toàn điện + Tìm hiểu bút thử điện ? Cách thực hiện từng nội dung G: Kết luận G: Đặt câu hỏi vấn đáp H: Trả lời ? Các bước cứu người bị tai nạn điện + Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện + Sơ cứu nạn nhân + Đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất hoặc gọi nhân viên y tế ? Những biện pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện  Cắt nguồn điện, rút phích cắm, cầu dao, cầu chì  Lót bằng tay giẻ khô, kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện  Nếu dây điện đứt rơi vào người dùng sào tre hoặc gỗ khô gạt dây điện ra khỏi nạn nhân  ? Các phương pháp hô hấp nhân tạo  Phương pháp nằm sấp  Phương pháp hà hơi thổi ngạt  Xoa bóp tim ngoài lồng ngực  ? Cách thực hiện mỗi phương pháp  Tư thế cứu người  Tư thế nạn nhân  Cách làm người cứu thở ra, hít vào Hoạt động 2: Giáo viên làm mẫu (Dụng cụ bảo vệ an toàn điện) G: Thực hiện mẫu các nội dung cần thiết, vừa giảng giải - Nội dung 1: Tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện + Giới thiệu: Thảm cách điện, găng tay cao su, ủng cao su, kìm điện + Yêu cầu H quan sát kĩ, chuẩn bị trả lời các câu hỏi gợi ý theo SGK - Nội dung 2: Tìm hiểu bút thử điện + Giới thiệu bút thử điện + Nêu các bộ phận của bút thử điện
  3. + Giải thích tác dụng của điện trở: Làm giảm cường độ dòng điện qua bút, qua người, không gây nguy hiểm cho NSD + Cách dùng bút thử điện H: Nêu những chú ý khi sử dụng Giáo viên làm mẫu (Cứu người bị tai nạn điện) G: Thực hiện mẫu các phương pháp hô hấp nhân tạo 1. Phương pháp nằm sấp: G: - Yêu cầu một H nằm đúng tư thế nạn nhân CY: Mặt quay một bên, mở đường hô hấp - Đặt tay lên cạnh sườn - Làm động tác đẩy hơi ra, kéo hơi vào, vừa giải thích 2. Phưong pháp hà hơi thổi ngạt - Thực hiện phần lấy hơi - Nhắc nhở các điểm cần chú ý + Thổi qua mũi, giữ kín mồm + Thổi qua mồm, bịt kín mũi + Cách dùng bút thử điện H: Nêu những chú ý khi sử dụng G: Hướng dẫn cách ghi báo cáo thực hành Giáo viên làm động tác xoa bóp tim ngoài lồng ngực - Đặt chéo 2 bàn tay - ấn mạnh vào lồng ngực, nhịp nhàng theo nhịp đập của tim Hoạt động 3: Học sinh thực hành G: - Phân công chỗ thực hành - Chia nhóm - Phát thiết bị, đồ dùng H: - Kiểm tra chéo việc chuẩn bị đồ dùng - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm - Báo cáo - Nhắc lại các nội dung cần làm - Tiến hành thực hiện các nội dung G: Theo dõi, uốn nắn H: Ghi thu hoạch Hoạt động 4: Kết thúc H: - Ngừng thực hành - Báo cáo kết quả
  4. - Kiểm tra, tính điểm lẫn nhau G: - Kết luận, cho điểm các nhóm - Thu báo cáo thực hành - Nhận xét chung HDVN: Câu hỏi và bài tập: Chuẩn bị, nghiên cứu để thực hành bài 36 Duyệt của tổ chuyên môn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0