* Hoạt động 1:Cặp/ Nhóm.
- Bước 1: GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Sau đó yêu cầu các nhóm dựa vào kiến thức đã học, quan sát hình 6, đọc sgk trả lời theo các yêu cầu của từng nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu và nhận xét về địa hình đồng bằng sông Hồng?
+ Nhóm 2: Nhận xét về địa hình của đồng bằng sông Cửu Long?
+ Nhóm 3: Nhận xét về đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung?
- Bước 2: HS thảo luận. Sau đó đại diện các nhóm trình bày.
- Bước 3: GV chỉ bản đồ và chuẩn kiến thức.
* Hoạt động 2: Cá nhân/ Cả lớp.
- GV yêu cầu HS cả lớp đọc sgk, và những hiểu biết để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu những thế mạnh và hạn chế của kv đồi núi và kv đ= đối với phát triển kt-xh?
- HS đọc sgk, trao đổi, phát biểu ý kiến. Các HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV chốt kiến thức.
|
2. Các khu vực địa hình.
a. Khu vực đồi núi.
b.Khu vực đồng bằng.
- Đồng bằng châu thổ sông:
+ Đồng bằng châu thổ sông Hồng:
* Diện tích: ≈ 15 000km².
* Địa hình cao ở rìa phía Tây, TB, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô.
* Đất màu mỡ, chia 2 loại: đất trong đê, ngoài đê.
+ Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long:
* Diện tích: 40 000km².
* Địa hình thấp, phẳng, nhiều kênh rạch chằng chịt→ lũ nước ngập sâu vào Đồng Tháp Mười.
→ cạn nước biển lấn làm ⅔ diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.
- Đồng bằng ven biển:
+ Diện tích: ≈ 15 000km².
+ Hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, chỉ một số Đ= được mở rộng ở cửa sông lớn: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên.
+ Các đ= phân làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong được bồi tụ thành đ=.
+ Sự hình thành của đ= biển đóng vai trò chủ yếu.
+ Đất nghèo nhiều cát, ít phù sa.
3. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
a. Khu vực đồi núi.
a. Thế mạnh:
- Vùng đồi núi có nhiều CN rộng lớn, khá bằng phẳng là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển vùng CCCCN và cây ăn quả; có nhiều đồng cỏ rộng lớn để PT chăn nuôi đại gia súc. Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, các vùng cao có thể trồng các loại cây và nuôi các loài vật cân nhiệt và ôn đới.
- Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du thích hợp để trồng các loại cây CN, cây ăn quả và cây lương thực.
- Phần lớn diện tích rừng tập trung ở vùng đồi núi. Vì thế phát triển lâm nghiệp là một thế mạnh lớn của vùng đồi núi.
- Là nơi tập trung nhiều loại khoáng sản, đặc biệt là các mỏ khoáng sản nội sinh, đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
- Một thế mạnh kinh tế hết sức quan trọng là phát triển thủy điện. Vì đây là vùng tập trung nhiều sông lớn, dốc, lắm thác ghềnh nên tiềm năng thủy điện rất lớn.
- Với khí hậu mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp, miền núi có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch: thăm quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái…….
b. Hạn chế:
- Địa hình đồi núi nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, nhưng bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, vận tải, giao lưu kinh tế giữa các vùng.
- Do mưa nhiều, sườn dốc mạnh nên thường sảy ra một số thiên tai: lũ ống, lũ quét, xói mòn,.. Tại các nơi đứt gãy còn có nguy cơ phát sinh động đất, nơi khô nóng sảy ra cháy rừng.
- Miền núi đá vôi thiếu đất TT và khan hiếm nước vào mùa khô.
- Các thiên tai khác: lốc, mưa đá, sương muối, rét hại…. thường sảy ra gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư.
- Biên giới giữa nước ta với các nước chủ yếu là địa hình cao, hiểm trở nên việc bảo vệ an ninh quốc phòng gặp nhiều khó khăn, tốn kém.
b. Khu vực đồng bằng.
- Thế mạnh:
+ Là cơ sở để phát triển nền NN nhiệt đới, đa dạng hóa các loại nông sản, gạo là nông sản chính.
+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác: thủy sản, khoáng sản và lâm sản.
+ Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các TT thương mại.
+ Phát triển GTVT đường bộ, đường sông.
- Hạn chế:+ Thường xuyên có thiên tai; bão, lũ lụt…
|