intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Địa lý 8 bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Chia sẻ: Trần Thị Hiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

438
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đáp ứng nhu cầu tham khảo các tài liệu hay của quý thầy cô và các bạn học sinh, chúng tôi đã biên soạn bộ sưu tập Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Qua bài học, giáo viên giúp học sinh biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền Nam trung Bộ và Nam Bộ. Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền. Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền. Đồng thời có kỹ năng phân tích so sánh với 2 miền địa lí đã học. Phân tích bản đồ, biểu đồ, các mối liên hệ địa lí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Địa lý 8 bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

  1. Giáo án Địa lý 8 BÀI 43: MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ A. MỤC TIÊU - HS nắm được vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền. Cấc đặc điểm TN nổi bật của miền: Khí hậu, địa hình, TN khoáng sản. Thu thập xử lí thông tin từ lược đồ, bản đồ. - Củng cố và rèn luyện kĩ năng xđ vị trí, giới hạn của miền, làm việc nhóm. Phân tích các yếu tố TN trong miền. - GD ý thức học tập bộ môn. B. CHUẨN BỊ: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh về thiên nhiên, cuộc sống của nhân dân trong miền khu vực Tây Nguyên, ĐBNB ,bờ biển NTB, các hệ sinh thái, vườn quốc gia. C. TIẾN TRÌNH : I. Tổ chức : 8A:............................ 8B : .............................. II. Kiểm tra. (?) Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ?. (?)Vì sao bảo vệ và phát triển rừng là khâu then chốt để xây dựng cuộc sống bền vững của nhân dân miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ?. III. Hoạt động D-H: (1) Giới thiệu:( Khám phá) giáo viên liên hệ với vùng miền khác đẻ dẫn dắt vào bài mới. (2) Phát triển bài:( Két nối)
  2. Giáo án Địa lý 8 Hoạt động của GV - HS Nội dung bài dạy *HĐ1: Hs làm việc cá nhân/ đàm 1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ: thoại, gợi mở - GV treo BĐ TNVN giới thiệu. (?) Hãy dựa vào BĐ và H43.1 xđ vị trí - Gồm toàn bộ lãnh thổ phía Nam và giới hạn MNTB và NB? nước ta, từ Đà Nẵng tới Cà Mau. - Từ vĩ tuyến 160 (phía nam dãy Bạch -> Có S rộng lớn (1/2 S cả nước). Mã) -> phía Nam. - S: 165.000 km2. (?) XĐ rõ trên BĐ các KV: Tây Nguyên, DHNTB và ĐB SCL? - HS xđ. *HĐ2: Hs làm việc nhóm/ đàm thoại, gợi mở 2. Một miền nhiệt đới gió mùa nóng - GV chia lớp làm 3 nhóm -> TL: quanh năm, có mùa khô sâu sắc. + N1: Tại sao nói rằng: MNTB và NB là một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc? ( - To TB năm cao: 25O - 27O. - Biên độ nhiệt độ trong năm nhỏ: 4- 7OC. - Mùa khô 6 tháng: ít mưa. - Mùa mưa 6 tháng: chiếm 80% lượng mưa cả năm.) + N2: Vì sao MNTB và NB có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như 2 miền phía bắc?
  3. Giáo án Địa lý 8 - Tác động của gió mùa đông bắc giảm sút mạnh. - Gió tín phong đông bắc khô, nóng và gió tây nam nóng ẩm đóng vai trò chủ yếu… + N3: Vì sao mùa khô ở Mn diễn ra gay gắt hơn so với 2 miền ở phía bắc? - Mùa khô ở MN thời tiết nắng, nóng, ít mưa, độ ẩm nhỏ, khả năng bốc hơi lớn. => GV gọi đại diện các nhóm trình bày KQ, nhóm khác NX, bổ sung. GV KL: a) Từ dãy núi Bạch Mã vào Nam, khí hậu nóng quanh năm: - Nhiệt độ trung bình năm từ 250C -270C. - Biên độ nhiệt độ giảm rõ rệt, dao động từ 30 - 70C. b) Chế độ mưa không đồng nhất: - Duyên hải NTB có mùa khô kéo dài, nhiều nơi bị hạn. Mùa mưa đến muộn (T10, 11).
  4. Giáo án Địa lý 8 *HĐ3: Hs làm việc cá nhân/ đàm - Nam Bộ và Tây Nguyên: mùa mưa 6 thoại, gợi mở tháng (T5 -> T10) -> 80% lựơng mưa cả năm. => Mùa khô thiếu nước gây -GV nhắc lại sự phát triển TN của hạn hán. miền. 3. Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng Phân tích Mqh giữa địa chất và địa bằng Nam Bộ rộng lớn: hình. (?) Dựa trên H43.1 cho biết MNTB và NB có những dạnh địa hình nào? a) TS Nam là khu vực núi và cao nguyên rộng lớn được hình thành trên (?) XĐ những đỉnh núi cao > 2000m nền cổ Kon Tum. (đọc tên, độ cao)? Các cao nguyên badan? - Nhiều đỉnh núi cao > 2000m. * GV giới thiệu H43.2 - Các cao nguyên xếp tầng phủ badan. b) ĐB NB rộng lớn, hình thành và phát triển trên một miền sụt võng (?) So sánh đồng bằng sông Hồng, đb rộng lớn được phù sa hệ thống sông sông Cửu Long có những nét khác biệt Đồng Nai, Vàm Cỏ và Mê Công bồi cơ bản nào? đắp lên. + ĐB S.Hồng: có hệ thống đê lớn ngăn lũ, có nhiều ô trũng nhân tạo, có nhiều cồn cát ven biển, có mùa đông lạnh giá, có nhiều bão. + ĐB S.C.Long: có mùa khô sâu sắc, có chế độ nhiệt ít biến động, có S phù sa mặn, phèn, chua, có lũ lụt hằng năm.
  5. Giáo án Địa lý 8 *HĐ4: Hs làm việc cá nhân/ đàm thoại, gợi mở - yêu cầu hs đọc mục 4. (?) Hãy nêu một số vùng chuyên canh lớn về lúa, gạo, cao su, cà phê, cây ăn quả…ở MN nước ta hiện nay và cho biết h/c sinh thái của các vùng đó? 4. Tài nguyên phong phú và tập trung, dễ khai thác: a) Khí hậu, đất đai thuận lợi cho SX nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản qui mô lớn. b) Tài nguyên rừng phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái. S rừng chiếm 60% S rừng cả nước. Có nhiều sinh vật quí hiếm. (?) Hãy xđ các hải cảng trên BĐ miền? c) Tài nguyên biển đa dạng và có giá XĐ những khu khai thác dầu khí? trị to lớn: * Yêu cầu hs đọc mục tiểu kết, bài - Nhiều vũng vịnh sâu, kín gió -> lập đọc thêm. hải cảng. - Thềm lục địa có dầu khí. - Có đảo yến, đảo san hô. IV. Củng cố (Thực hành/luyện tập) (?) Đặc trưng khí hậu của MNTB và NB là gì? (?) Trình bày những tài nguyên chính của miền?
  6. Giáo án Địa lý 8 (?) Lập bảng so sánh TN 3 miền theo mẫu SGK (T151)? V. Hướng dẫn về nhà (Vận dụng) - Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Làm bài tập số 3. - Chuẩn bị B44.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2