Giáo án Địa lý 9 bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
lượt xem 10
download
Thầy cô giáo và các bạn học sinh có thể sử dụng các tài liệu trong bộ sưu tập giáo án Sự phát triển và phân bố công nghiệp để tham khảo cho việc dạy và học. Bài học giúp các bạn học sinh trình bày được tình hình phát triển và một số thành tựu của sản xuất CN. Biết sự phân bố của một số ngành CN trọng điểm. Biết việc phát triển không hợp lí một số ngành công nghiệp đã và sẽ tạo nên sự cạn kiệt khoáng sản và gây ô nhiễm môi trường. Thấy được sự cần thiết phải khai thác TNTN một cách hợp lí và BVMT trong quá trình phát triển CN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Địa lý 9 bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
BÀI 12
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh cần nắm được tên của một số ngành công nghiệp chủ yếu của nước ta và một số trung tâm công nghiệp chính của các ngành này. Biết được hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Biết được hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở hai trung tâm này.
2. Kĩ năng
- Đọc và phân tích biểu đồ cơ cấu công nghiệp. Đọc và phân tích lược đồ các nhà máy và các mỏ than, dầu, khí. Đọc và phân tích lược đồ các trung tâm công nghiệp Việt Nam
3. Thái độ
- GD ý thức học tập bộ môn.
B. Kĩ năng sống
- Kĩ năng tư duy.
- Kĩ năng giáo tiếp.
- Kĩ năng làm chủ bản thân
- kĩ năng tự nhận thức.
C. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bản đồ công nghiệp Việt Nam
- Bảng phụ.
2. Học sinh
- SGK, vở viết.
D. Tiến trình
I. Tổ chức
9A:…................ 9B:…................
II. Kiểm tra: 15 phút
Đề bài
- Em hãy trình bày ảnh hưởng của các nhân tố KT-HX đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? (10 điểm)
Đáp án
Nội dung cần đạt |
Điểm |
+ Dân cư và lao động: Dân cư đông, nguồn lao động lớn -> thị trường trong nước rộng lớn. Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp cần nhiều lao động, rẻ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. |
2.5 |
+ CSVCKT và CSHT: Trình độ công nghệ còn thấp, chưa đồng bộ, mới chỉ phân bố tập trung ở một số vùng. CSHT đâng từng bước được cải thiện (nhất là những vùng KT trọng điểm). |
2.5 |
+ Chính sách phát triển công nghiệp: C/s ccoong nghiệp hóa và các c/s đầu tư phát triển công nghiệp, c/s công nghiệp gắn liền với việc phát triển KT nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí KT, đổi mới c/s KT đối ngoại. |
2.0 |
+ Thị trường: nước ta rộng lớn -> bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập. Sức ép cạnh tranh lớn -> Cơ cấu công nghiệp trở lên đa dạng, linh hoạt. |
2.0 |
->Sự phát riển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố KT-XH |
1.0 |
III. Bài mới
(1) Khám phá
Công nghiệp nước ta đang phát triển mạnh, với cơ cấu ngành đa dạng trong đó có nhưng ngành công nghiệp trọng điểm. Công nghiệp tập trung ở một số vùng. Nhất là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng
(2) Kết nối
Hoạt động của GV - HS |
Nội dung |
* GV cho học sinh đọc sách giáo khoa và QS H12.1 (?) Cho biết hệ thống công nghiệp nước ta hiện nay gồm các cơ sở nào?
(?) QS H12.1 hãy sắp xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ? (?) QS kênh chữ sách giáo khoa hãy cho biết thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm. Các ngành công nghiệp trọng điểm được phát triển dựa trên những thế mạnh gì?
(?) Vai trò của các ngành công nghiệp trọng điểm?
* GV treo “Sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta” -> giới thiệu. (?) Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu ở nước ta? - GV treo BĐ KTVN -> hướng dẫn.
(?) Hãy xác định những mỏ than lớn, dầu khí đang được khai thác?
(?) Xđ trên BĐ KT các nhà máy nhiệt điện, thủy điện? - Nhiệt điện Thủ Đức, Trà Nóc chạy bằng dầu F.O nhập nội.
(?) Sự phân bố nhà máy thủy điện, nhiệt điện có đặc điểm chung gì? + Nhiệt điện phía Bắc phân bố gần than Quảng Ninh. + Nhiệt điện phía Nam phân bố ĐNB gần thềm lục địa. + Thủy điện: phân bố trên các dòng sông có trữ năng thủy điện lớn.
(?) Dựa vào H12.1, H12.3 cho biết tỉ trọng của ngành chế biến LTTP? (?) Đặc điểm phân bố? Trung tâm lớn?
(?) CN chế biến LTTP ở nước ta có những thế mạnh gì? (?) Ngành CN dệt may dựa trên ưu thế gì?
(?) Dựa vào H12.3, cho biết các trung tâm dệt may lớn nhất nước ta? Vì sao?
* Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ Công nghiệp Việt Nam ( ?) Chỉ trên bản đồ các khu vực tập trung công nghiệp và nêu vai trò của chúng?
* Yêu cầu HS đọc mục tiểu kết SGK. |
I. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
- Hệ thống công nghiêp nước ta hiện nay gồm: + Các cơ sở nhà nước + Ngoài nhà nước + Có vốn đầu tư nước ngoài
- Nước ta có đầy đủ các ngành công nghiệp. Một số ngành công nghiệp được hình thành đó là các ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động nhằm đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. - Các ngành công nghiệp trọng điểm có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế II. CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM 1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu
- Khai thác than: Nước ta có nhiều loại than, nhiều nhất là than gầy + Tập trung ở Quảng Ninh -> 90%trữ lượng cả nước + Sản lượng: 15 - 20 triệu tấn/năm - Dầu khí: + Khai thác chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam + Sản lượng: Hàng trăm triệu tấn dầu, hàng tỉ m3 khí -> Là 1 trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
2. Công nghiệp điện - Gồm: Thuỷ điện và nhiệt điện - Sản lượng điện: 40 tỉ kWh - Các nhà máy thuỷ điện: Hoà Bình, Y-a-li, Trị An.. - Các nhà máy nhiệt điện: Phú Mỹ, Phả Lại..
-> Ngành điện lực ở nước ta phát triển dựa vào nguồn thủy năng dồi dào, tài nguyên than phong phú và gần dây là khí đốt ở phía Nam.
- Sản lượng điện mỗi năm một tăng đáp ứng nhu cầu SX và đ/s. 3. Một số ngành công nghiệp nặng khác (Không dạy)
4. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
- Có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu SX CN, phân bố rộng khắp cả nước. + Gồm các phân ngành chính: - Chế biến sản phẩm trồng trọt - Chế biến sản phẩm chăn nuôi - Chế biến thuỷ sản + Phân bố: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng. -> Có nhiều thế mạnh để phát triển, đạt kim ngạch XK cao nhất. 5. Công nghiệp dệt may - Dựa trên ưu thế nguồn lao động rẻ, là SP XK chủ lực của nước ta
- Các trung tâm: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nam Định. III. CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP LỚN
- Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là các trung tâm công nghiệp lớn của cả nước. - Các trung tâm CN lớn nhất: TP HCM, Hà Nội.
|
--- xem online hoặc tải về máy---
Trên đây là một phần trích dẫn trong giáo án Sự phát triển và phân bố công nghiệp. Để xem toàn bộ đầy đủ giáo án quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang web tailieu.vn xem online hoặc tải về máy.
Ngoài giáo án trên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài giảng này tại đây:
- Sự phát triển và phân bố công nghiệp gồm nội dung lý thuyết được tóm tắt một cách chi tiết giúp các em học sinh dễ nắm bài. Bài giảng còn có các hình ảnh bản đồ, các bảng số liệu cụ thể hay các biểu đồ được diễn đạt rõ ràng không chỉ giúp các em học sinh dễ hiểu nội dung bài học mà còn giúp cho thầy cô trong quá trình soạn giáo án và giảng dạy.
- Hướng dẫn trả lời bài tập trong SGK môn Địa lý lớp 9 giúp các em học sinh trong quá trình học tập.
- Trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài Sự phát triển và phân bố công nghiệp giúp các em học sinh tự đánh giá nội dung bài mà mình tiếp thu được để có phương pháp học đúng đắn.
⇒ Bài giảng tiếp theo tại đây: Bài 13: Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố dịch vụ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Địa lý 9 bài 17: Vùng trung du và Miền núi Bắc Bộ
7 p | 614 | 32
-
Giáo án Địa lý 9 bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ
6 p | 642 | 26
-
Giáo án Địa lý 9 bài 35: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
5 p | 598 | 25
-
Giáo án Địa lý 9 bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tt)
5 p | 645 | 21
-
Giáo án Địa lý 9 bài 36: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (tt)
6 p | 547 | 21
-
Giáo án Địa lý 9 bài 16: Thực hành Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế
3 p | 564 | 20
-
Giáo án Địa lý 9 bài 31: Vùng Đông Nam Bộ
6 p | 685 | 18
-
Giáo án Địa lý 9 bài 41: Địa lý tỉnh (thành phố)
7 p | 554 | 18
-
Giáo án Địa lý 9 bài 10: Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm.
5 p | 743 | 17
-
Giáo án Địa lý 9 bài 42: Địa lý tỉnh (thành phố) (tt)
6 p | 411 | 15
-
Giáo án Địa lý 9 bài 43: Địa lý tỉnh (thành phố) (tt)
6 p | 320 | 14
-
Giáo án Địa lý 9 bài 14: Giao thông vận tải và Bưu chính viễn thông
6 p | 424 | 14
-
Giáo án Địa lý 9 bài 40: Thực hành đánh giá tiềm năng kinh tế các đảo ven bờ và tìm hiểu về nghành công nghiệp dầu khí
6 p | 440 | 14
-
Giáo án Địa lý 9 bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
4 p | 613 | 12
-
Giáo án Địa lý 9 bài 15: Thương mại và du lịch
6 p | 484 | 12
-
Giáo án Địa lý 9 bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
5 p | 488 | 12
-
Giáo án Địa lý 9 bài 44: Thực hành phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của địa phương
5 p | 325 | 7
-
Giáo án Địa lí 9 - Bài: Vùng Đông Nam Bộ (tiết 1)
6 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn