intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án giảng dạy: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm) - GV. Trương Thị Hồng Dịu

Chia sẻ: Trương Thị Hồng Dịu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

790
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo giáo án giảng dạy "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" trích Chinh phụ ngâm dưới đây để nắm bắt được mục tiêu, yêu cầu, phương pháp giảng dạy, nội dung tóm tắt, hoạt động dạy và học bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án giảng dạy: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm) - GV. Trương Thị Hồng Dịu

  1. Trường: Trung Học Phổ Thông An Lạc Người soạn: Trương Thị Hồng Dịu Giáo án giảng dạy TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ (Trích “Chinh phụ ngâm”) Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần côn Bản diễn Nôm: Đoàn Thi Điểm I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT   1. Về kiến thức Giúp HS: ­ Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi  người chinh phu phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh  phúc lứa đôi của tác phẩm. ­ Về nghệ thuật, nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích.  2. Về kĩ năng ­ Kĩ năng đọc diễn cảm ­ Kĩ năng phân tích tâm lý nhân vật  3. Về thái độ ­ Có thái độ nâng niu, trân trọng, đồng cảm, sẻ chia với số phận của con  người, đặc biệt là người phụ nữ trong thời chiến. ­ Căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hòa bình. II. CHUẨN BỊ 1. Về phía học sinh ­ SGK Ngữ văn 10, tập 2, cơ bản.
  2. ­ Học bài cũ, làm bài tập đầy đủ. ­ Đọc và soạn bài trước ở nhà. 2. Về phía giáo viên ­ SGK, SGV, tài liệu tham khảo. ­ Thiết kế bài giảng III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Sử dụng các phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, giảng bình. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ DẠY 1.Ổn định lớp Kiểm tra vệ sinh lớp học. Kiểm tra sĩ số, vị trí chỗ ngồi, tâm thế học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra bài cũ) 3. Tiến trình bài dạy:      a) Lời vào bài:     Là con người, ai cũng khiếp sợ chiến tranh, vì chiến tranh gắn liền với máu  và nước mắt. Chiến tranh tô đậm bản chất anh hùng của con người nhưng đồng  thời cũng chứa đựng bao đau thương và bất hạnh. Vào thời chiến, người chồng  ra chiến trận, để lại người vợ ở quê nhà trông ngóng, chờ đợi, đau đớn, giằng  xé trong vô vọng. Đến với “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” cô và các em  sẽ thấu hiểu hơn  nỗi lòng của người vợ khi phải xa chồng. b) Tiến trình bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO  NỘI DUNG CẦN ĐẠT VIÊN VÀ HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1: HƯỚNG DẪN  I. TÌM HIỂU CHUNG 
  3. HS TÌM HIỂU VỀ TÁC GIẢ,      1. Tác giả và dịch giả TÁC PHẨM.          a. Tác giả GV cho HS đọc phần tiểu dẫn  SGK, trang 86. ­ Đặng Trần Côn (?) người làng Nhân Mục,  HS đọc bài theo yêu cầu huyện Thanh Trì, Hà Nội. Phần này GV chủ yếu cho HS  gạch chân trong SGK. ­ Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ thứ  ­ Dựa vào SGK, giới thiệu sơ nét  XVIII. Là một người hiếu học, tài hoa, tính tình  về cuộc đời và sự nghiệp của  Đặng Trần Côn? phóng túng, không muốn ràng buộc vào chuyện  thi cử. ­ Ngoài tác phẩm chính “Chinh phụ ngâm”, ông  còn làm thơ và phú bằng chữ Hán.         b. Dịch giả ­ Giới thiệu sơ nét về dịch giả  Đoàn Thị Điểm?           * Đoàn Thị Điểm ­ Hiệu: Hồng hà nữ sĩ. ­ Quê:  Hưng Yên. ­ Xuất thân trong một gia đình nho sĩ, nổi tiếng  thông minh từ nhỏ. ­ Chồng bà là tiến sĩ Nguyễn Kiều, vừa cưới  xong đã phải đi sứ sang Trung Quốc. ­ Ngoài bản dịch “Chinh phụ ngâm” còn có tác  phẩm “Truyền kỳ tân phả” và nhiều thơ phú  ­Giới thiệu sơ nét về dịch giả  Phan Huy Ích? khác.          * Phan Huy Ích ­ Tự là Dụ Am, là người thuộc trấn Nghệ An  sau dời đến Hà Tây. Ông đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi.
  4. ­ Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” ra  ­ Tác phẩm: Dụ Am Văn tập, Dụ Am ngâm lục. đời trong hoàn cảnh nào?     2. Tác phẩm        a. Hoàn cảnh sáng tác ­ “Chinh phụ ngâm” được viết bằng chữ Hán do  Đặng Trần Côn sáng tác, tác phẩm được viết  vào khoảng đầu thế kỉ thứ XVIII. ­ Lúc này xã hội Việt Nam có những biến động  lịch sử: có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân diễn  ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình cất  quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã  người thân ra trận. Trước hiện thực cuộc sống  với những biến động lớn lao của lịch sử và với  ­ Tác phẩm “Chinh phụ ngâm”  một sự cảm thông sâu sắc về con người nhất là  nguyên văn chữ Hán và chữ Nôm  được viết theo thể thơ nào? người phụ nữ, Đặng Trần Côn đã sáng tác  Chinh phụ ngâm.      b. Thể loại ­ Nguyên tác viết bằng chữ Hán theo thể ngâm  ­ Trình bày giá trị nội dung của  khúc  gồm 476 câu thơ làm theo thể trường  “Chinh phụ ngâm” ? đoản cú (các câu dài ngắn khác nhau). ­ Bản diễn Nôm theo thể song thất lục bát.      c. Giá trị nội dung  ­ Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong  ­ Tác phẩm thể hiện tâm trạng khao khát tình  tác phẩm? yêu hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ, lên án  ­ Đoạn trích có thể chia làm mấy  chiến tranh phi nghĩa trong xã hội phong kiến  phần? Nội dung chính của từng  phần? suy tàn.
  5.     3. Vị trí đoạn trích và bố cục        a) Vị trí: Đoạn trích từ câu: 193 – 216        b) Bố cục gồm 2 phần:  HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN  HS ĐỌC HIỂU VĂN BẢN + Đoạn 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn lẻ loi của  Gọi HS đọc bài thơ trong SGK,  người chinh phụ. GV  hướng dẫn HS phân tích lần  lượt 4 câu một. + Đoạn 2 (8 câu cuối): Nỗih nhớ thương người  chồng ở phương xa. ­ Trong 4 câu thơ đầu em thấy  người chinh phụ có những hành  II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN động nào? Em có nhận xét gì về  1. Bốn câu thơ đầu: Nội tâm của người  những hành động ấy? chinh phụ qua hành động. “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen. Ngoài rèm thước chẳng mách tin, ­ Vì sao người chinh phụ lại mong  chờ được nghe tiếng chim thước? Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?” ­ Hành động: “dạo hiên vắng” ; buông rèm, cuốn  rèm  Hành động lặp đi lặp lại nhiều lần,  ­ Tác giả đã sử dụng những biện  không  có mục đích, thể hiện sự tù túng, bế tắc  pháp nghệ thuật nào, ý nghĩa của  của người chinh phụ. những biện pháp nghệ thuật ấy? ­ Tâm trạng: Mong chờ tiếng chim thước, vì  chim thước là loài chim báo tin lành, người đi xa  trở về nhưng “thước chẳng mách tin” Người  chinh phụ mòn mỏi chờ đợi trong vô vọng. ­ Biện pháp nghệ thuật: + Đối xứng “ngòai rèm”, “trong rèm” + Câu hỏi tu từ “Trong rèm, dường đã có đèn  biết chăng?” Sự thất vọng, buồn bã, nỗi khắc khoải chờ  đợi và hy vọng day dứt mãi không yên. ­ Tâm trạng của người chinh phụ  2.  4 câu thơ tiếp theo: Nội tâm của người  được thể hiện qua câu thơ “ Đèn  chinh phụ được thể hiện qua ngoại hình.
  6. có biết dường bằng chẳng biết”? “ Đèn có biết dường bằng chẳng biết, Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi. ­ Hình dáng người chinh phụ được  Buồn rầu nói chẳng nên lời, thể hiện qua những từ ngữ nào?  Hoa đèn kia với bóng người khá thương” Những từ ngữ ấy gợi cho em suy  ­“ Đèn có biết dường bằng chẳng biết”: trả lời  nghĩ như thế nào về tâm trạng của  cho câu hỏi tu từ phía trênSự cô đơn, nỗi lòng  người chinh phụ? không biết san sẻ cùng ai của người chinh phụ. ­Hình ảnh “Hoa đèn”, “bóng  ­ Từ ngữ: “Bi thiết”, “buồn rầu” Vẻ mặt  người khá thương” gợi lên cho em  buồn bã, không nói nên lời. Thể hiện tâm trạng  suy nghĩ gì? sầu muộn, đau khổ của người chinh phụ. ­ Hình ảnh: + “Hoa đèn”: Đầu bấc đèn dầu đã cháy thành  than nhưng lại được ngọn lửa nung đỏ lên trông  như hoaSự nhỏ nhoi, le lói. + “Bóng người khá thương”: Ở đây chính là  bóng của người chinh phụ  Người chinh phụ  cô đơn, đối diện với chính mình.  Gợi tả tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.  Nàng đối diện với ngọn đèn, với chiếc bóng của  mình. Ngọn đèn vô tri, vô giác là người bạn duy  nhất của nàng. 3. 4 câu thơ tiếp: Khắc họa tình cảnh lẻ  ­Tâm trạng của người chinh phụ  loi của người chinh phụ qua ngoại cảnh. kéo dài từ ngày sang đêm, cụm từ  “Gà eo óc gáy sương năm trống, nào diễn tả điều đó? Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên. ­ Tiếng “gà eo óc” là tiếng gà gáy  Khắc giờ đằng đẵng như niên, ra sao?  Qua đó gợi lên không gian  Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa” đêm khuya như thế nào?  ­ Thời gian được thể hiện qua cụm từ “năm  ­ Hình ảnh cây hòe “phất phơ rủ  trống”Đêm khuya kéo dài, tĩnh mịnh. bóng bốn bên” gợi cho em suy  nghĩ gì? ­ “Gà eo óc”: tiếng gà gáy nhỏ, từ xa vọng lại  Đêm khuya thêm tĩnh mịch, u buồn. ­ Hình ảnh cây hòe: ­ Hình ảnh so sánh “ khắc giờ”      + “phất phơ”: cành lá chuyển động nhẹ, rời  như “niên” gợi lên điều gì? rạc.     + “rủ bóng bốn bên”: cành là rủ xuống bốn  bên, như không còn sức sống.
  7. ­ Các từ láy “dằng dặc, “ đằng  Cây hòe buồn bã, gợi không gian đêm hoang  đẵng” có tác dụng như thế nào  vắng, đó cũng là nỗi cô đơn đáng sợ của người  trong việc diễn tả thời gian? chinh phụ. ­ Hình ảnh so sánh “khắc giờ” như “niên”: một  ­ Thời gian và không gian được  giờ chờ đợi dài như một nămThời gian càng  thể hiện qua bốn câu thơ như thế  trôi đi thì mối sầu của người chinh phụ càng  nào? Hình ảnh người chinh phụ  tăng lên. xuất hiện như thế nào trong thời  ­ Các từ láy: “dằng dặc”, “đằng đẵng” có tác  gian và không gian đó? dụng diễn tả sự lê thê, kéo dài của thời gian  Khắc họa nỗi nhớ nhung của người chinh phụ.  Người chinh phụ tiếp tục đợi chờ đến khắc  khoải, thức trắng đêm. Không gian và thời gian đêm được tác giả  miêu tả khá kĩ, nhuốm màu sắc tâm trạng của  người chinh phụ. Từ âm thanh đến cảnh vật  đều gợi buồn. Người chinh phụ cô đơn trong  ­ Từ ngữ nào được lặp đi nhiều  đêm khuya, cảm thận thời gian trôi qua thật  lại nhiều lần? Từ ngữ đó thể hiện  chậm chạp. điều gì? 4. 4 câu tiếp theo: Hành động diễn ra  trong phòng của người chinh phụ “Hương gượng đốt hồn đà mê mải, ­ Người chinh phụ đã làm những  Gương gượng soi lệ lại châu chan. công việc gì, tâm trạng của người  Sắt cầm gượng gảy ngón đàn, chinh phụ khi làm những công  Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng” việc ấy? ­Điệp từ “gượng”: diễn tả sự miễn cưỡng, chán  chường của người chinh phụ khi đốt hương ,  soi gươngNgười chinh phụ cố ép mình vào  một việc gì đó để khuây khỏa, nhưng càng lúc  càng xót xa, đau khổ. ­ Tâm tư, tình cảm luôn hướng đến chồng:     + Người chinh phụ đốt hương để cầu bình an  cho chồng,  tìm sự thanh thản song tâm hồn lại  như thêm miên manSự trông ngóng, đau khổ.   + Soi gương để trang điểm song nhìn thấy 
  8. khuôn mặt mình thì chinh phụ lại ứa nước mắt.   + Mang đàn ra gảy nhưng sợ đàn đứt dây, dây  đàn chùng, gợi lên sự không may mắn của lứa  đôi đang xa nhau Khao khát hạnh phúc lứa  đôi. 5.  4 câu tiếp theo: Ứớc muốn của người  chinh phụ ­ Giải thích các từ ngữ gió Đông,  nghìn vàng, non Yên. “Lòng này gửi gió Đông có tiện, Nghìn vàng xin gửi đến non Yên. ­Ước muốn của người chinh phụ  qua 4 câu thơ ? Non Yên dù chẳng tới miền,       Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời” ­ Ước muốn của người chinh phụ  Hình ảnh gió Đông, non Yên: Mang tính chất  có thực hiện được không? Vì sao? ước lệ nói lên ước muốn và khắc sâu tâm trạng  của người chinh phụ. ­ Ước muốn: gửi nỗi nhớ chồng theo ngọn gió  mùa xuân đến biên ải xa xôi – nơi người chồng  ­ Các từ ngữ “ đường lên bằng  trời”, “thăm thẳm” gợi cho em suy  đang chinh chiến. nghĩ như thế nào về nỗi nhớ  chồng của người chinh phụ? ­ Tâm trạng: Khao khát được gặp chồng để thỏa  nỗi nhớ mong nhưng nàng nhận ra non Yên xa  xôi, gió không thể mang nỗi lòng nàng đến  đâyHy vọng rồi lại thất vọng.
  9. ­ Nỗi nhớ chồng được so sánh với “đường lên  bằng trời”, từ láy “thăm thẳm” diễn tả sự vô  tận, vô cùng của nỗi nhớNhớ nhiều, không  thể diễn tả hết.      6.  4 câu thơ cuối: Tả thiên nhiên để nói  ­ Không gian được thể hiện như  lên tâm trạng của người chinh phụ. thế nào trong bốn câu thơ? Việc  tác giả đặt nhân vật vào không  “Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu, gian như thế nhằm mục đích gì? Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong. ­ “Nỗi nhớ chàng đau đáu nào  Cảnh buồn người thiết tha lòng, xong” , câu thơ gợi lên suy nghĩ gì  về tâm trạng của người chinh  Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun” phụ? ­Tác giả đặt người chinh phụ vào không gian có  ­ Vì sao người chinh phụ lại oán  tầm vóc vũ trụ với các hình ảnh núi non, trời đất  trách trời đất? nhằm gợi sự xa xôi, cách trở. ­ Đau đáu: Nỗi nhớ trở thành nỗi đauThể hiện  ­ Cảm nhận của em về hai câu  sự day dứt, lo lắng, không một chút yên lòng. thơ:  “Cảnh buồn người thiết tha lòng ­ Nàng oán trách trời “xa vời khôn thấu” không  Cành cây sương đượm tiếng trùng   thấu hiểu cảnh ngộ của nàng Sự chán ghét  mưa phun” chiến tranh phi nghĩa. ­ Hai câu: “Cảnh buồn người thiết tha lòng Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun” Cảnh buồn, thê lương: sương trắng xóa, tiếng 
  10. côn trùng rả rích, mưa phun  Con người cũng  buồn: cô đơn, buồn nhớ. Đây chính là biểu hiện  của bút pháp tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội  ­ Nêu giá trị nghệ thuật của đoạn  tâm. trích? Câu thơ đã thể hiện tinh tế mối quan hệ giữa  cảnh vật nhiên nhiên và tâm trạng con người.  Nhưng đan xen vào đó là nỗi buồn nhớ khuôn  HOẠT ĐỘNG 3: TỔNG KẾT nguôi, nỗi buồn nhớ thiết tha đến nao lòng. HS đọc ghi nhớ SGK/ 88     7. Nghệ thuật ­ Miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc ­ Thể thơ dân tộc: song thất lục bát được tác giả  sử dụng thuần thục, nhuần nhuyễn. III. TỔNG KẾT. ­Ghi nhớ SGK/88      V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ  1. Củng cố ­ Tâm trạng của người chinh phụ được thể hiện qua đoạn trích. ­ Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích. 2. Dặn dò  ­ Học bài cũ và soạn bài mới “Lập dàn ý bài văn nghị luận”. VI. Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………….... …………………………............................................................................................. ..................................................................................................................................... ......
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1